You are on page 1of 8

CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

Câu 1 (HSG 10 ĐẮK LẮK):


Phân tử XY2 có tổng các hạt cơ bản (p, n, e) bằng 128, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn
số hạt không mang điện là 36. Mặt khác tổng số hạt mang điện của nguyên tử Y ít hơn tổng
số hạt mang điện của nguyên tử X là 34.
a. Hãy xác định kí hiệu hoá học của X, Y và công thức phân tử XY2.
b. Viết cấu hình electron nguyên tử X, Y.
c. Xác định bộ 4 số lượng tử thuộc electron cuối cùng của các nguyên tử X, Y (Quy ước
giá trị của ml : -l…0…+l).

Câu 2 (HSG 10 BR VŨNG TÀU):


1. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trên các phân lớp p ở trạng thái cơ bản là 11.
Hạt nhân nguyên tử nguyên tố Y có điện tích hạt nhân bằng +41,652.10-19 C.
a. Viết cấu hình electron của nguyên tử X, biểu diễn sự phân bố electron vào các AO.
b. Xác định nguyên tố Y và dựa vào cấu hình electron, hãy cho biết trong hợp chất Y có
thể có các số oxi hoá nào ? Mức oxi hoá nào bền nhất (có giải thích).
2. Chất X được tạo thành từ hai ion A+ và B2- (A và B là hai nguyên tố hoá học). Trong phân
tử X có tổng số proton là 54. Tổng số các loại hạt trong ion A+ là 57.
a. Xác định điện tích hạt nhân và tên gọi của A và B.
b. Viết cấu hình electron của các ion A+ và B2-.
3. X là một phi kim có khối lượng nguyên tử là 58,94755.10-24 gam. Trong tự nhiên, X có hai
đồng vị hơn kém nhau 2 neutron. Tỉ lệ phần trăm số nguyên tử của đồng vị nhẹ hơn trong
tự nhiên là 75%.
a. Xác định số khối hai đồng vị.
b. Tính phần trăm về khối lượng của đồng vị nặng trong hydroxide cao nhất của X là
HXO4. (cho nguyên tử khối của O = 16, H = 1)

Câu 3 (HSG 10 ĐIỆN BIÊN):


Nguyên tố M có trong máu người nồng độ bình thường là 3,5 – 5,0 mmol/l. Trong cơ thể,
nguyên tố M giúp điều hòa cân bằng nước và điện giải, giúp duy trì hoạt động bình thường,
đặc biệt là của hệ tim mạch, cơ bắp, tiêu hóa, tiết niệu. Trên cơ tim ion M+ làm giảm lực co
bóp, giảm tính chịu kích thích và giảm dẫn truyền. Tổng số hạt proton, neutron và electron
trong nguyên tử nguyên tố M là 58, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không
mang điện là 18.
a. Biểu diễn cấu hình electron của M.
b. Xác định bộ 4 số lượng tử đối với electron cuối cùng.

Câu 4 (HSG 10 ĐIỆN BIÊN):


Khi chiếu một chùm bức xạ điện từ có bước sóng λ = 58,40 nm lên một mẫu Kripton (Kr) thì
thấy chùm electron bật ra khỏi Kripton và chuyển động với tốc độ v=1,59.10 6 m/s. Xác định
năng lượng ion hóa thứ nhất của Kripton (eV).
Cho h = 6,626.10-34Js; c = 3.108m/s; me = 9,1.10-31kg.

Câu 5 (HSG 10 HÀ NỘI):


Y được làm vỏ phủ vệ tinh nhân tạo hay khí cầu nhằm tăng nhiệt độ nhờ có tính hấp thụ bức
xạ điện từ mặt trời khá tốt. X là một trong những thành phần điều chế nước Javel tẩy trắng
quần áo, sợi vải. Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số
hạt mang điện của một nguyên tử X nhiều hơn một nguyên tử Y là 8 hạt. Viết cấu hình
electron nguyên tử, xác định các nguyên tố X, Y.

Câu 6 (HSG 10 HÀ NỘI):


1. X là một nguyên tố nhóm A. Nguyên tử nguyên tố X có chứa 1 electron lớp ngoài cùng,
thuộc lớp N. Hiệu số giữa hai loại hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử X bằng 1. Hãy xác
định nguyên tử khối của X, viết kí hiệu nguyên tử X?
2. Trong tự nhiên X có 3 đồng vị, nguyên tử khối trung bình của X là 39,1347. Số nguyên tử
đồng vị 39X chiếm 93,26%; đồng vị 40X chiếm x%, đồng vị 41X chiếm y% tổng số nguyên tử.
Tính giá trị của x, y?
3. Hãy tính số nguyên tử đồng vị 39X có trong 23,56735 gam X2O?
4. Phân tử M được tạo nên bởi ion X3+ và Y2- . Trong phân tử M có tổng số hạt p, n, e là 224
hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 72 hạt. Tổng số hạt p,
n, e trong ion X3+ ít hơn trong ion Y2- là 13 hạt. Số khối của nguyên tử Y lớn hơn số khối của
nguyên tử X là 5 đơn vị. Xác định số hạt p, n, e của nguyên tử X, Y và công thức phân tử của
M?

Câu 7 (HSG 10 HÀ TĨNH):


Nguyên tử của nguyên tố R ở trạng thái cơ bản có tổng số electron ở các phân lớp s là 7.
a. Viết cấu hình electron nguyên tử của R ở trạng thái cơ bản, gọ i tên nguyên tố R.
b. Viết cấu hình electron củ a R2+, R3+ ứng với R có só electron đọ c thân lớn nhá t ở trạ ng thá i
cơ bả n.

Câu 8 (HSG 10 HÀ TĨNH):


131
Đồng vị 53 I dùng trong y học thường được điều chế bằng cách bắn phá bia chứa Te bằng
130
52

neutron trong lò phản ứng hạt nhân. Trong phương pháp này, trước tiên Te nhận 1
130
52

neutron chuyển hóa thành Te , rồi đồng vị này phân rã - tạo thành
131
52
131
53 I.
1. Viết phương trình các phản ứng hạt nhân xảy ra khi điều chế 131
53 I.
2. Trong thời gian 3 giờ, 1 mL dung dịch 131
53 I ban đầu phát ra 1,08.1014 hạt -.
a. Tính nồng độ ban đầu của 131
53 I trong dung dịch theo đơn vị mol/L.
b. Sau bao nhiêu ngày, hoạt độ phóng xạ riêng của dung dịch 131
53 I chỉ còn 10 Bq/mL?
3

Biết chu kì bán rã của 131


53 I là 8,02 ngày.

Câu 9 (HSG 10 HẢI DƯƠNG):


1. Trong tự nhiên, nguyên tố X có 3 đồng vị bền và 1 đồng vị không bền. Một trong các đồng
vị là sản phẩm phân rã do phóng xạ  của 53 25Mn.
a. Viết phương trình phản ứng hạt nhân trên.
b. Cho biết đây là phóng xạ nhân tạo hay phóng xạ tự nhiên.
c. Đọc tên, xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Giải
thích cách xác định.
2. Nguyên tử nguyên tố Y có 3 lớp electron, số electron ở phân lớp có mức năng lượng
cao nhất là 5. Y1, Y2 là hai đồng vị của Y (số nơtron của Y1 ít hơn Y2). Trong nguyên tử Y1, số hạt
1
mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. Hiệu số nơtron giữa Y1 và Y2 bằng số
8
hạt mang điện dương của nguyên tử nguyên tố T có số hiệu nguyên tử bằng 16. Tỉ lệ số nguyên
tử của Y1, Y2 tương ứng là 98,25 : 32,75. X, Y, R, A, B sắp xếp theo thứ tự tăng dần số proton.
a. Tính phần trăm khối lượng của đồng vị Y1 trong hợp chất HYO3?
b. Viết cấu hình electron của X2-, Y-, R, A+, B2+ và sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính
của chúng.

Câu 10 (HSG 10 HẢI PHÒNG):


Một nguyên tố R có 3 đồng vị X, Y, Z, tổng số hạt cơ bản (e, p, n) của 3 đồng vị bằng 129. Số
neutron của đồng vị X bằng số proton, số neutron của đồng vị Z hơn đồng vị Y 1 hạt.
a. Xác định số khối của 3 đồng vị.
b. Cho biết tỷ lệ số nguyên tử của các đồng vị như sau: X:Y = 1846:94 và Y:Z = 141:90,
xác định khối lượng nguyên tử trung bình của R và khối lượng của 30,1.1023 nguyên tử R.

Câu 11 (HSG 10 HẢI PHÒNG):


1. Hợp chất X có công thức phân tử AxByDz trong đó:
- B và D là 2 nguyên tố thuộc 2 nhóm A kế tiếp và 2 chu kì kế tiếp trong bảng tuần hoàn,
ZD < ZB
- Tổng số nguyên tử là 6.
- Nguyên tử D có số hạt proton bằng số hạt neutron.
- Tổng số hạt cơ bản trong phân tử X là 150, trong đó hạt mang điện nhiều hơn hạt
không mang điện là 50.
- % khối lượng nguyên tố D trong X là 64%.
Xác định các nguyên tố A, B, D và công thức của X.
2. Cerium – 137 là một đồng vị thường có trong lò phản ứng hạt nhân. Chu kì bán rã của
137Ce là 30,2 năm, 137Ce là một trong các đồng vị bị phát tán mạnh nhiều vùng tại Châu Âu

sau tai nạn hạt nhân Chernobyl. Sau bao lâu, chất độc này còn lại 1,0% kể từ lúc xảy ra tai
nạn?

Câu 12 (HSG 10 NINH BÌNH):


Hợp chất X có công thức AxB2 (A là kim loại, B là phi kim). Biết trong nguyên tử B có số
neutron nhiều hơn proton là 10, trong nguyên tử A số electron bằng số neutron, trong 1
phân tử AxB2 có tổng số proton bằng 82, phần trăm khối lượng của B trong X bằng 86,957%.
Tìm X.

Câu 13 (HSG 10 NGHỆ AN):


1. Cho rằng Sb có 2 đồng vị 121Sb và 123Sb, khối lượng nguyên tử trung bình của Sb là 121,75.
Hãy tính thành phần trăm về khối lượng của 121Sb trong Sb2O3 (Cho biết MO=16).
2. 238
92 U sau một loạt biến đổi phóng xạ α và β, tạo thành đồng vị 82 Pb . Phương trình
206

phản ứng hạt nhân xảy ra như sau:


238
92 U → 20682 Pb + x 2 He + y −1 e
4 0
(x, y là số lần phóng xạ α, β.)
Xác định x, y và hoàn thành phương trình hạt nhân trên.

Câu 14 (HSG 10 QUẢNG NAM):


1.1. Iron (Fe) có Z = 26 là nguyên tố hóa học rất phổ biến và quan trọng.
a. Xác định bộ 4 số lượng tử cho electron có năng lượng cao nhất trong nguyên tử ở
trạng thái cơ bản. (Quy ước giá trị mℓ xếp theo thứ tự từ âm đến dương).
b. Khi tham gia phản ứng hóa học, nguyên tử Fe nhường 2 electron tạo thành ion Fe 2+, có
thể có các cấu hình electron như sau:
1s22s22p63s23p63d44s2 (1)
1s22s22p63s23p63d6 (2)
Sử dụng công thức tính năng lượng AO của Slater, hãy cho biết cấu hình electron bền của ion
Fe2+.
1.2. 131
I phóng xạ được dùng dưới dạng NaI để điều trị ung thư tuyến giáp. Chất này phóng

xạ β với chu kỳ bán hủy là 8,05 ngày.
131
a. Viết phương trình của phản ứng phân rã hạt nhân I.

thì trong mỗi phút bao nhiêu hạt β được
131
b. Nếu mẫu ban đầu chứa 1,0 microgam I
phát ra?

Câu 15 (HSG 10 HCM):


Radon là một nguyên tố hóa học thuộc nhóm khí trơ (khí hiếm) trong bảng tuần hoàn có ký
hiệu Rn và có số nguyên tử là 86. Radon là khí hiếm phóng xạ không màu, không mùi, là sản
phẩm phân rã của radium. Nó là một trong những chất đặc nhất tồn tại ở dạng khí trong các
điều kiện bình thường và được xem là có hại cho sức khỏe do tính phóng xạ của nó. Đồng vị
222
bền nhất của nó là 86 Rn , có chu kỳ bán rã 3,8 ngày.
a) Tính hằng số tốc độ phân rã.
b) Ban đầu cho 5 gam radon thì sau 3 ngày có bao nhiêu gam radon bị phân rã?
c) Sau thời gian bao lâu để lượng radon còn lại bằng 25% so với lượng ban đầu?

Câu 16 (HSG 10 THÁI NGUYÊN):


Cho X, Y, Z là bao nguyên tố hóa học. Tổng số hạt mang điện trong ba phân tử X2Y, ZY2, X2Z
là 200. Số hạt mang điện của phân tử X2Y bằng 15/16 lần số hạt mang điện của phân tử ZY2.
Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử Z có số electron trên phân lớp p bằng 1,667 lần số electron
trên phân lớp s. Phân tử T gồm 6 nguyên tử tạo bởi 3 nguyên tố X, Y, Z. Xác định công thức
phân tử của T.

Câu 17 (HSG 10 THÁI NGUYÊN):


a. Ban đầu có một mẫu phóng xạ X nguyên chất. Tại thời điểm t1 giây thì có 80% mẫu phóng
xạ đã bị phân rã. Đến thời điểm t2 = (t1 + 100) giây thì số hạt nhân X chưa bị phân rã còn lại
5% so với ban đầu. Tính chu kì bán hủy của hạt nhân nguyên tử X và thời gian t1, t2.
b. Tính năng lượng giải phóng (đơn vi J) ứng với 1 nguyên tử và 1 mol nguyên tử 92U235
theo phản ứng sau:
23592U+ 10n → 14647La + 8735Br + ?

Biết khối lượng của 23592U, 10n, 14647La, 8735Br lần lượt là 235,044 u; 1,00861 u; 145,943 u;
86,912 u. Năng lượng tương ứng với 1u là 931,2 MeV và 1eV = 1,602.10-19J; NA = 6,02.1023.

Câu 18 (HSG 10 HÀ NỘI):


Trong tự nhiên, nguyên tố copper (Cu) có hai đồng vị là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử copper có
khối lượng nguyên tử là 63,54. Tìm phần trăm khối lượng đồng vị 65Cu trong hợp chất
Cu2O (cho nguyên tử khối của O = 16).

Câu 19 (HSG 10 VĨNH LONG):


1. Phân tử XY2 có tổng số hạt proton, neutron, electron là 114, trong đó số hạt mang điện
nhiều hơn số hạt không mang điện 38 hạt. Số khối của nguyên tử Y lớn hơn số khối của
nguyên tử X là 20. Tổng số hạt proton, neutron, electron của nguyên tử X ít hơn nguyên tử Y
là 30 hạt.
a) Xác định tên nguyên tố X và Y ?
b) Viết cấu hình electron của X và Y.
2. Urannium phân rã phóng xạ thành radium theo chuỗi sau:
  
238
U
92 ⎯
⎯→ −
A ⎯⎯→
234
91 Pa
−
⎯⎯→ B⎯
⎯→ C⎯
⎯→ 226
88 Ra

a) Viết đầy đủ các phản ứng của dãy trên ?


b) Chu kỳ bán rã của 92 U là 4,5.109 năm. Số nguyên tử bị phân rã sau 106 năm từ 1 gam
238

U ban đầu là bao nhiêu ? Biết số NA = 6,023.1023


238
92

Câu 20 (HSG 10 HÀ NỘI):


1. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1.
Viết cấu hình electron. Tính số electron độc thân của nguyên tử nguyên tố X ở trạng thái cơ
bản.
2. Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong ion X3+ bằng 73, trong đó số hạt
mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17. Viết cấu hình electron của X, X2+, X3+.

Câu 21 (HSG 10 HÀ NỘI):


Cho nguyên tố X, ở trạng thái cơ bản có 11 electron thuộc các phân lớp p. X có hai
đồng vị hơn kém nhau hai nơtron. Trong đồng vị số khối lớn, số hạt mang điện gấp 1,7 lần
hạt không mang điện.
1. Viết cấu hình electron của X.
2. Xác định thành phần cấu tạo của hai đồng vị và thành phần % theo khối lượng của
mỗi đồng vị trong X tự nhiên biết nguyên tử khối (NTK) trung bình của X bằng 35,48. Coi NTK
có giá trị bằng số khối.

Câu 22 (HSG 10 HÀ NỘI):


1. Trong tự nhiên, carbon có 2 đò ng vị bè n 12
6 C và 13
6 C . Nguyên tử khó i trung bình củ a
carbon là 12,011. Phà n trăm về khối lượng củ a đò ng vị 136 C trong hợp chất C3H8 là bao
nhiêu?
2. Xác định số khối và điện tích hạt nhân X trong các quá trình sau:
a) 22 𝐴 0
11𝑁 𝑎 → 𝑍𝑋 + +1𝑒 b) 10
5 B + AZ X → 48 Be + 
c) 63
28 Ni → AZ X + −01 e d) 01 n + 235
92 U → 52Te + Z X + 2 0 n
137 A 1

e) 19
9 F + 11 p → 168 O + AZ X `
0
3. Bán kính nguyên tử và khối lượng mol nguyên tử của iron lần lượt là 1, 28 A và 56
gam/mol. Tính khối lượng riêng của iron biết rằng trong tinh thể các nguyên tử iron chiếm
khoảng 74% về thể tích còn lại là phần rỗng. (N=6,02.1023, =3,14)

Câu 23 (HSG 10 HÀ NỘI):


1. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt các loại là 60, trong đó số hạt mang điện trong
hạt nhân bằng số hạt không mang điện. Nguyên tử của nguyên tố Y có 11 electron p. Nguyên
tử nguyên tố Z có tổng số electron ở các phân lớp s là 7. Viết cấu hình electron nguyên tử
của X, Y, Z.
2. Tổng số các hạt cơ bản trong ion Mn+ có là 80. Trong hạt nhân của M, số hạt không mang
điện nhiều hơn số hạt mang điện là 4. Xác định tên nguyên tố M và viết cấu hình electron
của Mn+.

Câu 24 (HSG 10 HÀ NỘI):


Cho phản ứng:
𝐴1
239 1 91 1
94𝑃 𝑢 + 0𝑛 →39 𝑌+𝑍1 𝑋 + 3 0𝑛 + 𝑛ă𝑛𝑔 𝑙ượ𝑛𝑔 (1)
𝐴
4(11 𝐻) →𝑍22
𝐸+ 2( +10𝑒)+ 𝑛ă𝑛𝑔 𝑙ượ𝑛𝑔 (2)
a. Chỉ rõ phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch.
b. Tìm các giá trị A1, Z1; A2; Z2.

Câu 25 (HSG 10 tỉnh nào đó hong bíc):


Cấu hình electron ngoài cùng của nguyên tử của nguyên tố X là 5p5. Tỉ số neutron và điện
tích hạt nhân bằng 1,3962. Số neutron của X bằng 3,7 lần số neutron của nguyên tử thuộc
nguyên tố Y. Khi cho 4,29 gam Y tác dụng với lượng dư X thu được 18,26 gam sản phẩm có
công thức XY. Xác định điện tích hạt nhân của X, Y và viết cấu hình electron của Y.

Câu 26 (HSG 11 BẠC LIÊU):


Phân tử chất A được tạo thành bởi 4 nguyên tử của 3 nguyên tố (X, Y, R) đều là các nguyên
tố p và thuộc các chu kì nhỏ. Trong phân tử A tổng số hạt mang điện là 116. Nguyên tố trung
tâm (X) thuộc cùng nhóm với Y và thuộc cùng chu kì với R. X có bộ số lượng tử của electron
cuối cùng điền vào lớp vỏ nguyên tử là 3, 1, -1, -1/2) (số lượng tử từ ml chấp nhận giá trị từ
thấp đến cao từ trái sang phải: -x,....,0,....,+x).
a. Xác định công thức phân tử của A.
b. Vẽ công thức cấu tạo của A, cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm X và hình
dạng của phân tử.

Câu 27 (HSG 11 CÀ MAU):


1. Hoạt tính phóng xạ của 210 84 Pb giảm đi 6,85%, sau 14 ngày. Xác định hằng số tốc độ phân

rã, chu kì bán huỷ và thời gian để cho nó bị phân rã 75%.


2. Cho 3 nguyên tó X, Y, Z (ZX < ZY < ZZ). X, Y cù ng mọ t nhóm A ở 2 chu kì liên tié p trong bả ng
tuà n hoà n; Y, Z là hai nguyên tó ké cạ n nhau trong cùng mọ t chu kì; Tỏ ng só proton trong
hạ t nhân X, Y là 24. Xá c định bọ 4 só lượng tử củ a electron sau cù ng trong các nguyên tử X,
Y, Z.

Câu 28 (HSG 11 BÌNH ĐỊNH):


Ba nguyên tố R, X và Y trong bảng tuần hoàn có số thứ tự tăng dần. R, X và Y đều thuộc
nhóm A và không cùng chu kì. Electron cuối cùng điền vào cấu hình electron của 3 nguyên
tử R, X, Y có đặc điểm: tổng số lượng tử chính (n) bằng 6; tổng số lượng tử phụ (l) bằng 2;
tổng số lượng tử từ (ml) bằng -2; tổng số lượng tử spin (ms) bằng -1/2, trong đó số lượng tử
spin của electron cuối cùng của R là +1/2. Cho biết tên của R, X, Y.

Câu 29 (HSG 11 ĐẮK LẮK):


1. Trong phân tử MX2 có tổng số hạt p, n, e bằng 164 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 52 hạt. Số khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên
tử X là 5. Tổng số hạt p, n, e trong một nguyên tử M lớn hơn trong một nguyên tử X là 8 hạt.
Xác định nguyên tố M và X. Viết cấu hình electron của M, X và cho biết bộ 4 số lượng tử ứng
với electron cuối cùng trong nguyên tử M, X.
2. Giả sử đồng vị phóng xạ 238
92 U phóng ra các hạt α, β với chu kì bán hủy là 5.109 năm tạo
thành 206
82 Pb .
a. Có bao nhiêu hạt α, β tạo thành từ 1 hạt 238
92 U?
b. Một mẫu đá chứa 47,6 mg 238
92 U và 30,9 mg 206
82 Pb . Tính tuổi của mẫu đá đó.

Câu 30 (HSG 11 LONG AN):


Hợp chất MX3 có tổng số hạt proton, neutron, electron là 238, trong đó
số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 70 hạt. Tổng số hạt proton, neutron,
electron trong ion X− ít hơn trong ion M3+ 26 hạt. Biết trong X số neutron nhiều hơn số
proton không quá 3 hạt, viết cấu hình electron của X và M, biểu diễn theo ô orbital.

Câu 31 (HSG 11 NINH BÌNH):


Nguyên tử của các nguyên tố R, X. Ở trạng thái cơ bản:
1
- R chỉ có 1 electron độc thân, electron này có các số lượng tử: n = 3; l = 1; ml = 1; ms = +
2
1
- X có electron cuối cùng với 4 số lượng tử: n = 2; l = 1; ml = -1; ms = −
2
Viết cấu hình electron và tìm các nguyên tố R, X.

Câu 32 (HSG 11 TUYÊN QUANG):


1. Hợp chất X tạo thành từ 13 nguyên tử của 3 nguyên tố A, B, D. Tổng số proton trong X là
106; A là kim loại thuộc chu kì 3; hai nguyên tố B, D thuộc cùng một chu kì và thuộc hai
nhóm A liên tiếp. Biết trong X có 1 nguyên tử A, số nguyên tử D gấp 3 lần số nguyên tử B.
Xác định công thức phân tử của X.
0
2. Nguyên tử Y có bán kính bằng 1,44 A , khối lượng riêng của tinh thể Y là 19,36 g/cm3.
Trong tinh thể, các nguyên tử chỉ chiếm 74% thể tích của tinh thể, phần còn lại là các khe
rỗng.
a) Xác định khối lượng mol nguyên tử của Y. Cho NA= 6,022.1023.
b) Biết nguyên tử Y có 118 nơtron. Tìm số electron có trong Y3+.
3. Anion X2- có cấu hình electron giống cấu hình electron của khí hiếm Agon. Nguyên tử X có
thể kết hợp với flo thành hợp chất XFn trong đó n có giá trị cực đại.
a) Xác định nguyên tố X và chỉ số n dựa vào cấu hình electron của nguyên tố X.
b) Cho biết trong phân tử XFn, nguyên tử X có kiểu lại hoá gì? Viết công thức cấu tạo
và xác định cấu trúc hình học phân tử XFn.

Câu 33 (HSG 11 VĨNH LONG):


Ion XY3-n có tổng số hạt neutron, proton, electron là 145, trong đó số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 49. Số hạt mang điện trong nguyên tử (X) nhiều hơn số hạt
mang điện trong nguyên tử (Y) là 14. Trong ion Y2- có tổng số hạt là 26, trong đó số hạt
mang điện dương bằng số hạt không mang điện.
a) Xác định công thức hóa học của ion XYn3-.
b) Xác định bộ 4 số lượng tử của electron cuối cùng của nguyên tử (X)?

Câu 34 (HSG 12 BÌNH ĐỊNH):


1. Nguyên tử của nguyên tố Ca có Z = 20.
a) Viết cấu hình electron nguyên tử.
b) Khi nguyên tử Ca nhường đi 2 electron tạo thành Ca2+. So sánh bán kính nguyên tử
của Ca và Ca2+. Giải thích?
2. Trong quá trình sản xuất axit sunfuric, người ta dùng H2SO4 đặc hấp thụ SO3 theo phương
pháp ngược dòng. Viết công thức cấu tạo của SO3, H2SO4 và một oleum dạng H2SO4.SO3.

Câu 35 (HSG 12 BÌNH THUẬN):


Hợp chất X được cấu tạo từ cation M3+ và anion YO 2-n . Tổng số hạt proton trong X là 170.
Tổng số hạt electron trong YO 2-
n là 50. Nguyên tố Y (thuộc nhóm A) có hóa trị cao nhất
trong hợp chất với oxi gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất khí với hydrogen. Xác định công
thức phân tử của X.

Câu 36 (HSG 12 HÀ GIANG):


Một hợp chất M được tạo thành từ cation X+ (do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố phi kim tạo
nên) và anion Y- (tạo bởi 4 nguyên tử của 2 nguyên tố phi kim). Tổng số proton trong X+
bằng 11 và trong Y- bằng 31. Hãy xác định công thức phân tử của M.

Câu 37 (HSG 12 HẢI PHÒNG):


Trong phân tử M2X có tổng số hạt cơ bản (proton, neutron, electron) là 140, trong đó số
hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số hạt mang điện của nguyên tử M
nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử X là 22. Viết cấu hình electron nguyên tử của
nguyên tố M, X và xác định vị trí của nguyên tố M, X trong bảng tuần hoàn.

Câu 38 (HSG 12 QUẢNG NGÃI):


1. Anion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3p6. Viết cấu hình electron nguyên tử X
và xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
2. Tổng số hạt proton, neutron, electron trong anion AB2− bằng 89 hạt, trong đó số hạt
mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 29 hạt. Viết công thức phân tử hợp chất tạo
bởi A, B.

Câu 39 (HSG 12 YÊN BÁI):


Phân tử XY2 có tổng các hạt proton, nơtron, electron bằng 178. Trong phân tử XY2 số hạt
mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang
điện của Y là 12. Xác định bộ bốn số lượng tử ứng với electron cuối cùng của X và Y. Quy ước
số lượng tử từ nhận giá trị từ − qua 0 đến + .

You might also like