You are on page 1of 5

BUỐI 1 - NGUYÊN TỬ

I. Cấu tạo nguyên tử

1. Phân lớp có mức năng lượng cao nhất trong nguyên tử của nguyên tố X là 4s và của nguyên tố Y là 3p.
X và Y tạo hợp chất có công thức phân tử là XY, trong phân tử chứa tổng số các loại hạt là 108. Trong
thành phần cấu tạo nguyên tử của X và Y đều có tổng số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện.
Xác định vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn.

2. Hợp chất A có công thức MXn trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng; M là kim loại, X là phi kim ở
chu kì 3. Trong hạt nhân M có tổng số hạt notron trừ đi tổng số hạt proton là 4, trong hạt nhân X có tổng
số hạt notron bằng tổng số hạt proton. Tổng số proton trong MXn là 58.

a) Xác định tên, số khối của M, X

b) Viết cấu hình electron nguyên tử của M, X

3. Nguyên tố R ở chu kỳ 4 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Trong một ion phổ biến tạo ra từ
nguyên tử R có các đặc điểm sau:

+ Số electron trên phân lớp p gấp đôi số electron trên phân lớp s

+ Số electron của lớp ngoài cùng hơn số electron trên phân lớp p là 2

Xác định vị trí của R trong bảng tuần hoàn và viết cấu hình electron của R

4. A, B là hai nguyên tố không thuộc chu kì 1 của bảng tuần hoàn. Hợp chất ABn có tổng số hạt cơ bản
nhiều hơn so với AnB là 3. Trong phân tử ABn, thành phần khối lượng của B là 69,565% và số hạt mang
điện của A ít hơn so với B là 18. Xác định A, B, biết n nguyên dương.

5. Một hợp chất ion A được cấu tạo từ cation M+ và anion X22-. Tổng số hạt proton, notron, electron trong
A là 164; trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52. Số khối của M+ lớn hơn số
khối của X22- là 7. Tổng số hạt trong ion M+ nhiều hơn trong ion X22- là 7. Tìm CTPT của A.

II. Vỏ nguyên tử

R
1. Năng lượng của electron ở lớp thứ n trong nguyên tử hidro được xác định bởi hệ thức: En   (J )
n2

a) Biết bước sóng cực đại trong dãy Balmer là bước sóng của vạch Hα và bằng 6562,8 Ǻ

b) Tính năng lượng của electron trong nguyên tử hidro khi nó ở trạng thái kích thích thứ 2

b) Nguyên tử hidro có thể có năng lượng 0eV; -2,8eV được không?

c) Tính năng lượng tối thiểu cần thiết để kích thích electron trong nguyên tử hidro từ mức cơ bản lên lớp
thứ 2.

d) Khi nguyên tử ở trạng thái kích thích (electron ở lớp M) trở về trạng thái cơ bản thì có thể phát ra bức
xạ có độ dài sóng là bao nhiêu?
e) Khi chiếu xạ các nguyên tử H bằng bức xạ 70nm người ta thấy electron thoát ra có động năng bằng
14,31 eV. Cho biết nguyên tử H lúc này đang ở trạng thái kích thích thứ mấy?

2. Tính năng lương ion hóa I của nguyên tử H, I2 của He và I3 của Li khi chúng ở trạng thái cơ bản. Giải
thích sự biến thiên các giá trị này.

3. Khi chiếu sáng với bước sóng 434nm vào bề mặt các kim loại K, Ca và Zn ở kim loại nào sẽ xảy ra hiệu
ứng quang điện? Tính tốc độ đầu của electron bay ra khỏi bề mặt kim loại đó, cho biết tần số giới hạn của
các kim loại như sau:

Kim loại K Ca Zn
 0 (s )
-1 5,5.10 14
7,1.10 14
1,04.1015
4. Sử dụng phương pháp gần đúng Slater, so sánh năng lượng của ion Fe2+ (Z=26) với các cấu hình electron
có thể có sau, từ đó cho biết khi nguyên tử Fe bị ion hóa thành Fe2+ sẽ có cấu hình electron nào?

 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6


 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d4 4s2

5. Nguyên tử Co (Z=27) có thể nhường 2e khi tham gia phản ứng để tạo thành Co2+. Dùng công thức tính
năng lượng obitan của Slater, hãy tính xem cấu hình electron nào dưới đây của ion Co2+ bền hơn. Từ đó
hãy cho biết khi nguyên tử Co bị ion hóa thì 2e nào sẽ tách ra khỏi nguyên tử?

 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d7


 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2

6. Tính năng lượng ion hóa thứ nhất, thứ hai của Mg theo Slater.

7. X là một nguyên tố nhóm A, hợp chất khí với H của X có dạng XH3. Electron cuối cùng trên X có tổng
4 số lượng tử là 4,5. Xác định tên nguyên tố X.

8. Nguyên tử của các nguyên tố X, Y, Z có đặc điểm sau:


1
 X: electron cuối cùng có các số lượng tử: n=3, l=1, ml= -1, ms= -
2
 Y: ở trạng thái cơ bản chỉ có 1 electron độc thân, electron này có các số lượng tử: n=3, l=1, ml=+1,
1
ms= +
2
1
 Z: electron cuối cùng có các số lượng tử: n=2, l=1, ml= -1, ms= -
2

Xác định X, Y, Z và so sánh năng lượng ion hóa thứ nhất của chúng

9. Cho nguyên tử của 3 nguyên tố A, B, C có đặc điểm sau:

 A, B, C có tổng số n+l bằng nhau, nA > nB, nC


 Tổng số e ở phân lớp ngoài cùng của A và B bằng số e phân lớp ngoài cùng của C. A và C là 2
nguyên tố kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn
 Tổng đại số của 4 số lượng tử của e cuối cùng trên C là 3,5
a) Xác định 4 số lượng tử của e cuối cùng trên A, B, C

b) Viết cấu hình e của A, B, C và xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn

c) Dự đoán tính chất hóa học cơ bản của A, B, C

10. Một nguyên tử ở trạng thái cơ bản có phân lớp electron ngoài cùng là 2p2. Cách biểu diễn nào dưới đây
của 2 electron này là đúng?

11. Tại sao những nguyên tố P, S, Cl có thể đạt hóa trị cực đại trong các hợp chất bằng với số thứ tự của
nhóm, còn những nguyên tố N, O, F lại có hóa trị cực đại bé hơn?

III. Hạt nhân nguyên tử

1. Tính năng lượng của các phản ứng hạt nhân sau:

a) 2
1 H  13 H  24 He  01n
b) 1
1 H  11H  12 H  10 e
c) 7
4 Be  37 Li  10 e

Cho:

c = 2,9979.108 m/s
1 7
1𝐻 = 1,00782 4𝐵𝑒 = 7,01425 e = 5,4858.10-4
2 7 1
1𝐻 = 2,0141 3𝐿𝑖 = 7,01396 0𝑛= 1,00866
3 4
1𝐻 = 3,01605 2𝐻𝑒 = 4,0026
2. Gadolini-153 là đồng vị được dùng để xác định bệnh loãng xương, có chu kì bán rã là 242 ngày. Tính
phần trăm Gd-153 còn lại trong cơ thể bệnh nhân sau 2 năm (730 ngày) kể từ khi cho vào cơ thể.

3. Đồng vị 131
53 I dùng trong y học thường được điều chế bằng cách bắn phá bia chứa 130
52 Te bằng notron trong
lò phản ứng hạt nhân. Trong phương pháp này, trước tiên 130
Te nhận 1 notron chuyển hóa thành
52
131
Te , rồi
52

đồng vị này phân rã   tạo thành 131


53 I . Chu kì bán rã của đồng vị này là 8,02 ngày; NA=6,022.1023 mol-1.

a) Viết phương trình các phản ứng hạt nhân xảy ra khi điều chế 131
53 I

b) Trong thời gian 3 giờ, 1 ml dung dịch 131


53 I ban đầu phát ra 1,08.1014 hạt  

-Tính nồng độ ban đầu của 131


53 I trong dung dịch theo đơn vị μmol/l

-Sau bao nhiêu ngày, hoạt độ phóng xạ riêng của dung dịch 131
53 I chỉ còn 103 Bq/ml?
4. Urani trong thiên nhiên chứa 99,28% 238U (có thời gian bán hủy là 4,5.109 năm) và 0,72% 235U (có thời
gian bán hủy là 7,1.108 năm). Tính tốc độ phân rã mỗi đồng vị trên trong 10 gam U3O8 mới điều chế (theo
phân rã/ s). Biết 1 năm có 365 ngày và nguyên tử khối trung bình của O = 16.

5. Amoxicillin là một kháng sinh hữu ích trong điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn. Nồng độ tối thiểu có thể
kháng khuẩn là 0,04 mg/1kg thể trọng. Khi kê đơn cho một bệnh nhân nặng 50 kg, bác sĩ kê đơn mỗi lần
uống 1 viên thuốc (có hàm lượng Amoxicillin là 500 mg/ 1 viên). Bệnh nhân cần uống các viên thuốc tiếp
theo cách lần đầu bao nhiêu lâu? Biết rằng chu kì bán hủy của Amoxicillin trong cơ thể người là 61 phút.
Giả thiết quá trình đào thải thuốc là phản ứng bậc 1.

6. Để xác định lượng máu trong bệnh nhân người ta tiêm vào máu một người một lượng nhỏ dung dịch
chứa đồng vị phóng xạ 24Na (chu kì bán rã 15 giờ) có độ phóng xạ 2 μCi. Sau 7,5 giờ người ta lấy ra 1 cm3
máu người đó thì thấy nó có độ phóng xạ 502 phân rã/ phút. Tính thể tích máu của bệnh nhân.

*Phân rã nối tiếp:

1. Một mẫu radium nguyên chất chứa 226


88 Ra có khối lượng 1 gam, chu kì bán rã t1=1620 năm, phóng xạ α
cho hạt nhân con X. Hạt nhân X vừa tạo ra lại phân rã với chu kì bán rã t2=3,82 ngày. Sau thời gian t,
người ta thấy khối lượng hạt nhân X không đổi. Tính khối lượng hạt nhân X tại thời điểm t.

2. Quá trình phân hủy phóng xạ của nguyên tố chì xảy ra như sau:

83 Bi    84 Po  
 
214
82 Pb 
k1
 214 k2
 214

Thời gian bán rã của mỗi giai đoạn tương ứng bằng 26,8 phút và 19,7 phút. Giả sử lúc đầu có 100 nguyên
tử chì, tính số nguyên tử Bi và Po tại thời điểm t=10 phút.

*Phân rã song song:

1. Đồng bị phân rã phóng xạ đồng thời theo hai phản ứng sau:
64
29Cu 
k1
 30
64
Zn    và 64
29Cu 
k2
 28
64
Ni   

Từ 1 mol 64Cu ban đầu, sau 25 giờ 36 phút lấy hỗn hợp còn lại hòa tan vào dung dịch HCl dư thì còn lại
16 gam chất rắn không tan. Một thí nghiệm khác cũng 1 mol 64Cu trên sau 29 giờ 44 phút, lấy hỗn hợp còn
lại hòa tan vào dung dịch KOH dư thì phần chất rắn không tan có khối lượng bằng 50,4% khối lượng kim
loại đồng ban đầu.

a) Tính k1, k2

b) Tính thời gian để 64Cu còn lại 10%

*Định tuổi mẫu vật:

1. Giả sử đồng vị phóng xạ 238


92
U phóng ra các hạt ,  với chu kì bán hủy là 5.109 năm tạo thành 206
82
Pb .

a) Có bao nhiêu hạt ,  tạo thành từ 1 hạt 238


92
U?
b) Một mẫu đá chứa 47,6 mg 238
92
U và 30,9 mg 206
82
Pb . Tính tuổi của mẫu đá đó?

2. Hãy tính tuổi của loại đá có tỉ số nguyên tử 206Pb so với 238U bằng 0,60. Cho t1/2 của 238U là 4,5.109 năm,
206
Pb là một đồng vị con bền trong chuỗi phân rã tự nhiên của 238U.

3. Tuổi của đá mặt trăng, do tầu Apollo 16 thu thập được, được xác định dựa vào tỉ số nguyên tử của các
đồng vị 87Rb/87Sr và 87Sr/86Sr trong một số khoáng vật có trong mẫu:
87
Khoáng vật Rb/86Sr 87
Sr/86Sr

A 0,004 0,699

B 0.180 0,709

a) Rb phóng xạ - . Hãy viết phương trình biểu diễn quá trình phân rã hạt nhân này. t1/2(87Rb) =
87

4,8.1010 năm.
b) Tính tuổi của mẫu đá. Biết rằng 87Sr và 86Sr là các đồng vị bền và ban đầu (t = 0) tỉ số 87Sr/86Sr trong
các khoáng A và B là như nhau.
4. Trong một mẩu đá người ta tìm thấy các tỉ lệ sau đây:

n( 238
92U ) n( 206
82 Pb)
206
 8,17; 204
 75, 41
n( 82 Pb) n( 82 Pb)

Người ta cho rằng khi mẫu đá hình thành đã có sẵn chì tự nhiên. Chì tự nhiên bao gồm 4 đồng vị bền với
thành phần đồng vị cho trong bảng dưới đây:

Đồng vị Pb-204 Pb-206 Pb-207 Pb-208


% khối lượng 1,4 24,1 22,1 52,4
Hãy tính tuồi của mẫu đá. Biết chu kì bán hủy của U là 4,47.10 năm. Chấp nhận rằng trong suốt thời
238 9

gian mẫu đá tồn tại, 238U và các đồng vị bền của Pb hoàn toàn không bị rửa trôi theo nước mưa.

You might also like