You are on page 1of 5

HChemO Academy Bài tập luyện tập tổng hợp

Nâng cao ôn luyện các chuyên đề Nội dung: Hoá học hạt nhân (2)

Bài 1:
1. Đồng-64 phân rã phóng xạ với chu kì bán rã 12,8 ngày.
a. Tính giá trị k theo s-1.
b. Một mẫu chứa 28,0 mg 64Cu. Tính hoạt độ phóng xạ của mẫu đó? Giả sử rằng khối lượng của 64Cu là 64,0.
c. Một nhà hóa học nhận được một mẫu 64Cu vừa điều chế và đo độ phóng xạ của nó. Cô xác định được rằng đối
với một thí nghiệm, độ phóng xạ không được xuống thấp hơn 25% giá trị đo được ban đầu. Tính khoảng thời gian
nhà hóa học phải tiến hành thí nghiệm
2. Một nhà hóa học có nhu cầu tiến hành một thí nghiệm với 47Ca2+ (chu kì bán hủy 4,5 ngày) cần 5,0 mg hạt
nhân. Tính khối lượng 47CaCO3 cần phải đặt nếu biết rằng nhà cung cấp cần 48 giờ để chuyển hàng tới. Giả sử
rằng khối lượng nguyên tử của 47Ca là 47,0u.

Bài 2:
1. Đồng vị phóng xạ Co-60 được sử dụng để nghiên cứu hiệu quả hấp thụ vitamin-B12, vì Co là nguyên tử trung
tâm của vitamin-B12. Co-60 được tổng hợp quá ba bước, quá trình tổng có thể hiểu như là phản ứng của Fe-58
với 2 hạt nơtron sinh ra Co-60 và một vi hạt khác. (a) Vi hạt này là gì? (b) Bước sóng deBroglie của hạt này bằng
bao nhiêu, nếu vận tốc chuyển động của hạt này bằng 0,90c (c là vận tốc ánh sáng)? (c) Năng lượng liên kết hạt
nhân riêng của Co-60 bằng bao nhiêu? Biết 60Co = 59,9338u và 1H = 1,00782u.
2. (a) Cho biết cấu hình electron của nguyên tố chuyển tiếp Bori (Bh, Z = 107).
(b) Quá trình tổng hợp Bh liên quan đến phản ứng bắn phá Bk-247 bằng Ne-22 sinh ra Bh-267. Viết phương trình
phản ứng hạt nhân.
(c) Chu kỳ bán hủy của Bh-267 là 15,0 giây. Nếu tổng hợp được 199 nguyên tử Bh-267 thì sau bao lâu chỉ còn
lại 11 nguyên tử?

Bài 3:
Tuổi của đá thu thập được từ mặt trăng trên tàu vũ trụ Apollo 16 được xác định bằng tỉ lệ 87Rb / 86Sr và 87Sr /
86Sr của các mẫu khoáng vật khác nhau.

87Rb / 86Sr 87Sr / 86Sr


Khoáng
A (Plagioclaze) 0,004 0,699
B (Tinh chất) 0,180 0,709

Biết 87Rb phóng xạ –. Thời gian bán hủy là 4.8 × 1010 năm. Hãy tính tuổi của loại đá này. Giả thiết ban đầu tỉ lệ
87Sr / 86Sr trong mẫu A và B bằng nhau và 87Sr và 86 Sr bền.

1
Bài 4: Quá trình phân huỷ phóng xạ của nguyên tố chì xảy ra như sau:
 
214
82 Pb ⎯⎯1 → 214
83 Bi + - ⎯⎯2 → 214
P + -
84 0

Thời gian bán huỷ của mỗi giai đoạn tương ứng bằng 26,8 phút và 19,7 phút. Giả sử lúc đầu có 100 nguyên
tử 214
82 Pb , tính số nguyên tử 214
82 Pb , 83 Bi và 84 P0 tại thời điểm t = 10 phút.
214 214

Bài 5:
Khoáng vật monazit có nhiều ở bang Kerala, Ấn Độ là loại khoáng giầu Thori. Một mẫu monazit điển hình có
chứa 9 % ThO2 và 0,35 % U3O8. Biết rằng 208Pb và 206Pb là các sản phẩm bền cuối cùng tương ứng của chuỗi
phân rã 232Th và 238U. Tất cả chì có mặt trong mẫu monazit đều có nguồn gốc từ sự phân rã của hai đồng vị trên.
Tỉ lệ số nguyên tử các đồng vị 208Pb/232Th trong một mẫu monazit, được xác định bằng phương pháp phổ
khối, là 0,104. Biết thời gian bán hủy của 232Th và 238U lần lượt là 1,41 .1010 năm và 4,47 .109 năm. Giả thiết rằng
toàn bộ lượng 208Pb, 206Pb, 232Th và 238U đều nằm lại trong mẫu monazit từ khi mẫu này được hình thành.
1. Hãy tính tuổi của mẫu monazit trên.
2. Hãy tính tỉ lệ số nguyên tử 206Pb/238U trong mẫu monazit trên.
3. Thori-232 là nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân. Đồng vị này có khả năng
hấp thụ một hạt nơtron để tạo ra đồng vị 233U và phát ra các hạt –. Hãy viết phương trình phản ứng hạt nhân tạo
thành 233U từ 232Th.
Phản ứng phân hạch của 233U tạo ra một hỗn hợp các sản phẩm phóng xạ. Trong đó có đồng vị 101Mo, đồng
vị này phân rã như sau:
101 t1/2 = 14,6 phót 101 t1/2 = 14,3 phót 101
42 Mo 43 Tc 44 Ru
4. Một mẫu 101Mo tinh khiết vừa điều chế có chứa 5000 nguyên tử 101Mo. Hãy tính số nguyên tử 101Mo, 101Tc và
101Ru có mặt trong mẫu sau 14,6 phút.

Bài 6:
1. Có một họ phóng xạ bắt đầu từ 221Fr và kết thúc bằng 209Bi.

a) Hãy hoàn thành dãy chuyển hóa trên.


b) Trong dãy này có một hạt nhân bền, hãy cho biết đó là hạt nhân nào?
2. 86 Rn ở trạng thái khí là phần còn lại khi Ra phóng xạ hạt . Chu kì bán hủy của Ra là 1620 năm, của
222 222
86 Rn
là 3,82 ngày.
a) Viết phương trình biểu diễn quá trình biến đổi hạt nhân trên.
b) Tìm thể tích khí Rn (1 atm, 25oC) nằm cân bằng bền với 1,0 gam Ra. Biết 1 năm có 365,25 ngày; hằng số khí
R = 0,08205 L.atm.K-1.mol-1.

2
Bài 7:
1. Phòng thí nghiệm có mẫu phóng xạ Au198 với cường độ 4,0 mCi/1g Au. Sau 48 giờ người ta cần một dung dịch
có độ phóng xạ 0,5 mCi/1g Au. Hãy tính số gam dung môi không phóng xạ pha với 1g Au để có dung dịch nói
trên. Biết rằng Au198 có t1/2 = 2,7 ngày đêm.
2. Cho dãy phóng xạ sau:
  − − 
222Rn ⎯⎯⎯
3,82d
→ 218Po ⎯⎯⎯
3,1min
→ 214Pb ⎯⎯⎯→

26,8min
214Bi
⎯⎯⎯→
19,9min
214Po ⎯⎯⎯
164  s

Giả thiết rằng ban đầu chỉ có một mình radon trong mẫu nghiên cứu với hoạt độ phóng xạ 3,7.104 Bq,
a. Viết các phương trình biểu diễn các phân rã phóng xạ trong dãy trên.
b. Tại t = 240 min (phút) hoạt độ phóng xạ của 222Rn bằng bao nhiêu?
c. Cũng tại t = 240 min hoạt độ phóng xạ của 218Po bằng bao nhiêu?
d. Tại t = 240 min hoạt độ phóng xạ chung lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng hoạt độ phóng xạ ban đầu của 222Rn.

Bài 8: 99mTc (m chỉ trạng thái kích thích của hạt nhân) là đồng vị phóng xạ nhân tạo được sử dụng phổ biến trong
y học. Đồng vị này có thể được tổng hợp bằng cách chiếu xạ nơtron vào đồng vị bền G. Phản ứng tổng hợp và
các quá trình phân rã liên quan được mô tả trong sơ đồ sau:

a. Xác định các đồng vị G, L, Q và R.


b. Sau khi điều chế, L được đưa lên vật liệu thích hợp dưới dạng LO42-. Khi cho dung dịch NaCl đi qua vật
liệu này, thu được dung dịch X. Xác định dạng tồng tại hóa học của 99mTc và Q trong dung dịch X.
c. Dung dịch chứa 99mTc (ở dạng tồn tại hóa học như trong dung dịch X) có nồng độ 10-9 M được sử dụng
trong y học. Tính độ phóng xạ riêng (Bq.L-1) của dung dịch này.
d. Lấy 1,0ml dung dịch ở ý c. mới được điều chế trộn với 4,0ml dung dịch có chứa sẵn các dược chất cần thiết,
được dung dịch Y. Biết giới hạn an toàn của liều bức xạ trung bình trên cơ thể người là 5μJ.kg-1.h-1. Tính thể tích
(ml) tối đa của dung dịch Y có thể tiêm vào cơ thể một bệnh nhân nặng 65kg.
Bài 9:
Khi dùng proton có năng lượng 0,7 MeV để bắn phá hạt nhân Li3+ Rôzơfo và Ulơton đã phát hiện ra hai hạt 
được sinh bởi góc 180o, thêm vào đó mỗi hạt có năng lượng 9,036 MeV.

7 1
3 Li + 1H 2 42 He
7,01822 1,00814 2.4,00387 (u)
a. Chứng minh rằng năng lượng toàn phần của phản ứng là trùng với biến thiên khối lượng trong phản ứng
và tính năng lượng đó.
b. Sau 1 phút thì khoảng cách giữa hai hạt  bị bắn ra trong thí nghiệm trên là bao nhiêu kilomet?
3
Bài 10:
1. Một mẫu poloni (210Po) nguyên chất có khối lượng 2 gam, hạt nhân 210Po phân rã α và chuyển thành hạt nhân
bền AZ X .
a. Viết phương trình phản ứng và gọi tên AZ X .
b. Xác định chu kỳ bán rã của 210Po, biết trong 365 ngày nó tạo ra 179 cm3 khí He (đktc).
c. Trong phản ứng phân rã, giả sử hạt nhân 210Po đứng yên, năng lượng phân rã chuyển hóa hoàn toàn thành động
năng của hạt nhân AZ X và hạt α, làm cho hạt nhân AZ X chuyển động giật lùi với vận tốc vL còn hạt α chuyển động
về phía trước với vận tốc vα. Tính tốc độ của hạt α. Biết khối lượng mol của 210Po là 209,982864 gam/mol, AZ X
4
là 205,974455 gam/mol, 2 He là 4,002603 gam/mol.
d. Tìm tuổi của mẫu chất trên, biết rằng tại thời điểm khảo sát tỉ số giữa khối lượng A
Z X và khối lượng mẫu chất
là 0,4.
2. 210Po thuộc họ phóng xạ urani – rađi. Tính khối lượng 210Po có trong 1kg urani tự nhiên. Cho chu kì bán rã của
238U là 4,47.109 năm và 238U chiếm 99,28% khối lượng của urani tự nhiên.

Bài 11:
Hai đồng vị phóng xạ 123I và 131I ở dạng muối natri iodua đều được dùng trong chẩn đoán và nghiên cứu tuyến
giáp. 123I thể hiện khả năng đoạt electron với chu kỳ bán huỷ là 13.3 giờ. 131I phân huỷ β- với chu kỳ bán huỷ
là 8.07 ngày.
a. Viết các phản ứng phân rã ứng với mỗi đồng vị?
b. Tính độ phóng xạ của 123I bằng đơn vị Becquerel cho mỗi kg natri iodua-123I?
c. 123I dùng để nghiên cứu chứng cường tuyến giáp. Trong phương pháp này, người ta đưa một lượng iot
phóng xạ vào trong cơ thể rồi một thời gian ngắn sau sự phân rã phóng xạ được đo bằng một gamma – camera.
Kết quả thu được cho phép ta có kết luận về lượng iot nhận được trong tuyến giáp và như vậy có thể kết luận về
hiện trạng căn bệnh. Người ta thường đưa vào cơ thể bệnh nhân lượng natri iodua có độ phóng xạ ban đầu là 10.0
MBq. Tính khối lượng natri iodua đưa vào cơ thể bệnh nhân nếu biết rằng toàn bộ lượng iot đều là 123I.
d. Theo yêu cầu của bác sĩ, công ty dược phẩm cần giao mẫu thuốc phóng xạ để truyền cho bệnh nhân sao
cho lúc truyền cho bệnh nhân thì mẫu có độ phóng xạ là 37 MBq cho mỗi mL mẫu đưa vào. Tính khối lượng của
natri iodua trên 1ml mẫu cần pha lúc giao hàng là bao nhiêu (coi toàn bộ lượng iot đều là hạt nhân 123I), biết mẫu
thuốc được giao hàng vào 16h00 ngày hôm trước và được truyền cho bệnh nhân vào 12h00 ngày hôm sau?

Bài 12: Các đồng vị phóng xạ có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của sản xuất và đời sống.
Để ít nhiều hiểu được tầm quan trọng của các đồng vị phóng xạ, trong bài tập này chúng ta sẽ khảo sát ví dụ về
ứng dụng của đồng vị phóng xạ trong y học và trong cung cấp năng lượng.
1.Sự biến đổi của hạt nhân 67
31 Ga (với chu kì bán rã t1/2 = 3,26 ngày) thành hạt nhân bền 30 Zn xảy ra khi hạt nhân
67

67Ga bắt một electron thuộc lớp K của vỏ electron bao xung quanh hạt nhân. Quá trình này không phát xạ β+.
a) Viết phương trình của phản ứng hạt nhân biểu diễn sự biến đổi phóng xạ của 67 Ga .
b) Chùm tia nào được phát ra khi 67Ga phân rã?
2. 10,25 mg kim loại gali đã làm giàu đồng vị 67Ga được sử dụng để tổng hợp m gam dược chất phóng xạ gali
xitrat (GaC6H5O6.3H2O). Hoạt độ phóng xạ của mẫu (m gam) dược chất là 1,09.108 Bq. Chấp nhận rằng quá trình
tổng hợp có hiệu suất chuyển hóa Ga bằng 100%.

4
a) Tính khối lượng của đồng vị 67Ga trong m gam dược chất được tổng hợp (cho rằng 67Ga là đồng vị phóng xạ
duy nhất có trong mẫu).
b) Tính hoạt độ phóng xạ của 1 gam dược chất gali xitrat được tổng hợp ở trên.
3. Ngay sau khi tổng hợp, toàn bộ m gam dược chất phóng xạ được hòa tan trong 100 mL nước cất. Sau 8 giờ, 1
mL dung dịch này được tiêm vào tĩnh mạch bệnh nhân. Sau khi tiêm 1 giờ, người ta lấy 1 mL mẫu máu của bệnh
nhân và đo được hoạt độ phóng xạ 210,2 Bq .
a) Tính hoạt độ phóng xạ theo Bq của liều 1 mL dung dịch gali xitrat khi tiêm vào cơ thể bệnh nhân.
b) Tính thể tích máu của bệnh nhân ra mL. Giả thiết

You might also like