You are on page 1of 8

HchemO Academy Đề thi thử Học sinh giỏi Quốc gia 2022

Khoá học: Tổng ôn tập toàn diện Khảo sát đầu khoá học (6/6/2022)
Nội dung: Ôn tập tổng hợp
Thang điểm: 20
Thời gian: 180 phút (20h đến 23h, 6/6/2022)
Đề thi có 6 câu, 8 trang

Chúc các em làm bài thật tốt


Câu 1 (Cấu tạo chất)
Phần 1: Dicarbon
1.1) Phân tử dicarbon (C2) là một chất khá thú vị, gây sự chú ý của nhiều nhà khoa học
trong nhiều năm liền. Về cơ bản, đây là một chất khí có màu xanh, rất kém bền, tồn tại trong
điều kiện khắc nghiệt như trong hồ quang điện (ngọn lửa màu xanh), sao chổi, khí quyển sao
hoặc môi trường liên sao.
a) Hãy đề xuất ba công thức cấu tạo Lewis có thể có cho phân tử C2 bằng cách sử dụng
thuyết liên kết hoá trị VB (Valence Bond)
b) Vẽ giản đồ orbital phân tử (MO) cho phân tử C2 , cho biết bậc liên kết, từ tính của
chất này.
Thực tế, năm 2006, người ta đã công bố độ dài liên kết C−C trong phân tử C2 là 1,243Å,
trong khi đó độ dài liên kết này trong ethylene và acetylene lần lượt là 1,34Å và 1,20Å. Năm
2011, bằng công cụ Toán học, một nghiên cứu đã cho thấy những đề xuất từ thuyết MO cơ bản
không phù hợp với bậc liên kết trong phân tử C2. Người ta cho rằng: orbital phản liên kết σ 2s*
quá yếu, không làm mất đi bản chất của orbital σ2s, điều này làm cho chất này thay đổi bậc liên
kết
c) Từ dữ kiện thực nghiệm trên, cho biết bậc liên kết của phân tử C2 thực tế vào khoảng
bao nhiêu? Từ đó hãy đề xuất lại công thức Lewis của phân tử C 2. Biết các dữ liệu về từ tính
không thay đổi.
1.2) Thực nghiệm cho thấy, C2 có thể tồn tại dưới dạng singlet (Ѱbond, tổng số spin của
các electron bằng 0) hoặc triplet (ѰT, tổng số spin của các electron bằng 1). Năm 2012, một
nghiên cứu đã đề xuất rằng: dạng triplet là trạng thái kích thích thứ nhất của phân tử C 2, ứng
với bước chuyển electron từ orbital σ2s* (đóng vai trò HOMO – orbital có mức năng lượng cao
nhất chứa electron) lên orbital có mức năng lượng thấp nhất không chứa electron (LUMO).
a) Dựa vào thuyết MO, hãy vẽ giản đồ MO cho phân tử C2 ở trạng thái triplet (ѰT), cho
biết bậc liên kết và từ tính của phân tử lúc này.
Cũng như trong nghiên cứu trên, người ta đã xác nhận sự có mặt của liên kết thứ tư tồn
tại trong phân tử C2. Nghiên cứu chỉ ra rằng: năng lượng của liên kết thứ tư trong phân tử C 2
bằng khoảng cách năng lượng giữa Ѱbond và ѰQC, dù chỉ chiếm khoảng 4,178% tổng năng lượng
liên kết nội phân tử, nhưng vẫn mạnh hơn liên kết hydrogen nên không thể bỏ qua sự hiện diện
của nó.
b) Cho biết trong phân tử C2, năng lượng của liên kết σ và π lần lượt là 100,4 kcal/mol
và 94,2 kcal/mol. Hãy tính năng lượng của liên kết thứ tư này.
Mặt khác, năng lượng của liên kết thứ tư còn được đề nghị bằng 1/2 tổng năng lượng quá trình
kích thích phân tử từ dạng singlet thành dạng triplet (∆E ST).
c) Hãy tính năng lượng cần dùng cho quá trình ѰQC → ѰT.
d) Hãy đề xuất sự hình thành liên kết thứ tư này theo thuyết VB và vẽ công thức minh
hoạ.
Phần 2
Máy phát nhiệt điện đồng vị phóng xạ (Radioisotope thermoelectric generators - RTGs)
là thiết bị sử dụng nhiệt năng được giải phóng từ quá trình phân rã tự nhiên của đồng vị phóng
xạ và chuyển nó thành điện năng. RTG là nguồn năng lượng chính trên các phương tiện vũ trụ
thực hiện các chuyến bay dài ở xa Mặt Trời, nơi mà các tế bào pin mặt trời không thể sử dụng
hiệu quả hoặc thậm chí là không sử dụng được. Pt-238 (thường thấy dưới dạng oxit PuO2)
thường được sử dụng làm nhiên liệu cho RTG.
a. Xác định lượng Pt-238 (theo mol) phân huỷ trong 1 năm, biết rằng lượng Pt-238 ban
đầu là 1 mol. Giả thiết tốc độ phân huỷ không đổi trong cả năm.
b. Xác định hoạt độ phóng xạ (theo Bq) của một mẫu gồm 1 mol Pt-238 tại thời điểm 1
năm sau khi mẫu đó bắt đầu phân huỷ.
c. Xác định năng lượng (theo J/mol) được giải phóng trong quá trình phân rã.
d. Xác định khối lượng than mà khi đốt cháy hoàn toàn sẽ giải phóng ra năng lượng
tương đương với quá trình phân rã hoàn toàn 1 mol Pt-238.
Cho biết: Pu-238 phân rã alpha với chu kì bán huỷ là 87,7 năm.
Giá trị nhiệt đẳng áp tạo thành tiêu chuẩn của CO2 (k) là - 393,5 kJ/mol
Khối lượng của Pb-238, hạt α và đồng vị được tạo thành từ quá trình phân rã của Pu-
238 lần lượt là 238,049560, 4,001506 và 234,040952 g/mol.

Câu 2 (Nhiệt động học)


Phần 1
Với cùng một khối lượng thì hydrogen cho nhiều năng lượng hơn carbon. Bởi vậy xu
hướng lịch sử là dịch chuyển theo hướng nguồn năng lượng có nhiều hydrogen hơn: than đá →
dầu → khí thiên nhiên → hydrogen. Giá thành sản xuất và bảo quản hydrogen an toàn chính là
hai thách thức lớn nhất để tiến lên nền kinh tế hydrogen.
1) Chứa hydrogen trong một bình hình trụ có áp suất 80 MPa ở 25oC. Từ phương trình
khí lý tưởng hãy ước lượng khối lượng riêng của hydrogen trong bình hình trụ ở đơn vị kg/m3.
2) Tính tỉ lệ giữa nhiệt sinh ra khi đốt cháy hydrogen và đốt cháy cùng một khối lượng
carbon. Sự khác biệt lớn ở đây do đồng vị phổ biến nhất của hydrogen không có neutron và
hydrogen không có lớp vỏ electron bên trong.
H 0f  H 2O  l    286  kJ .mol 1  ,

H 0f CO2  g    394  kJ .mol 1  .


3) Tính công cực đại sinh ra khi đốt cháy 1 kg hydrogen trong hai trường hợp
a) Đốt trong một động cơ điện sử dụng nhiên liệu hydrogen.
b) Đốt trong động cơ nhiệt làm việc trong khoảng nhiệt độ giữa 25oC và 300oC. Công
suất của một động cơ nhiệt lý tưởng (công thực hiện/nhiệt hấp thu) làm việc trong khoảng nhiệt
độ giữa Tlạnh và Tnóng được cho bởi biểu thức: [1 – Tlạnh/Tnóng].
0
S298  H 2  g    131 J .K 1.mol 1 
0
S298 O2  g    205  J .K 1mol 1 
0
S298  H 2O  l    70  J .K 1mol 1 
c) Nếu pin nhiên liệu làm việc làm việc ở 1 W với hiệu thế chuẩn thì động cơ này sẽ
làm việc trong bao lâu với cường độ dòng điện là bao nhiêu?
Phần 2
Thiếc có thể tồn tại dưới dạng hai dạng thù hình ổn định: β-thiếc hoặc thiếc trắng, là
một kim loại, và α-thiếc hoặc thiếc xám, là một phi kim. Sự chuyển đổi từ dạng kim loại sang
dạng phi kim được coi là lý do của sự hỏng các đồ vật làm bằng thiếc. Câu hỏi này đề cập đến
phản ứng:
Thiếc trắng → Thiếc xám (*)
Cho biết:

ΔfH0 S0 Khối lượng riêng Khoảng cách đến nguyên tử


(kJ.mol-1) (J.mol-1.K-1) (g.cm-3) “láng giềng” gần nhất (pm)

Thiếc
0 51,4 7,31 302
trắng

Thiếc
-2,09 44,1 5,75 280
xám

a) Tính biến thiên enthalpy, biến thiên entropy và biến thiên năng lượng tự do Gibbs
cho phản ứng (*) tại 25 °C. Từ đó cho biết, dạng thù hình nào của thiếc ổn định tại nhiệt độ
phòng?
b) Tính nhiệt độ giới hạn, Tc mà tại đó cả hai dạng thù hình ở trạng thái cân bằng với
nhau.
c) Tính toán tỷ lệ phần trăm tăng thể tích khi thiếc trắng chuyển đổi thành thiếc màu
xám.
d) Dạng thù hình nào mà số phối trí trong mạng lưới tinh thể của nó lớn hơn? Giải thích.

Câu 3 (Động học) (LƯU Ý: CHỌN 2 TRONG 4 CÂU)


Phần 1
Xét phản ứng sau đây ở 820oC: 2NO(k) + H2(k) → N2O(k) + H2O(k).
Có bảng số liệu thực nghiệm như sau:
Thí nghiệm Áp suất đầu của NO Áp suất đầu của H2 Tốc độ đầu tạo thành
(kPa) (kPa) N2O (Pa.s-1)
1 16,0 8,0 11,53
2 8,0 8,0 2,88
3 8,0 24,0 8,65
1. Xây dựng biểu thức tốc độ phản ứng và tính hằng số tốc độ
2. Tính vận tốc giảm lượng NO nếu biết áp suất đầu của NO là 26,7 kPa và H2 là 13,3
kPa ở 820oC.
Ở thời điểm ban đầu, áp suất NO trong hỗn hợp là 106,6 kPa và áp suất của H2 là 0,133 kPa
3. Tính thời gian cần thiết để áp suất H2 giảm đi một nửa so với ban đầu
4. Phản ứng trên có cơ chế được đề xuất như sau:

2 NO k 
k1
 N 2O2

  k1 k  

N 2O2 k   H 2 k  
k2
 N 2O k   H 2O k 
a) Áp dụng phương pháp nồng độ ổn định hãy xây dựng biểu thức vận tốc tạo thành N2O
b) Trong điều kiện nào thì biểu thức vận tốc sẽ giống như biểu thức thu được từ thực nghiệm?
c) Hãy thử phác họa một đồ thị biểu diễn phản ứng theo cơ chế đã cho. Không cần giải thích

Phần 2
Hiệu ứng động học đồng vị (kinetic isotope effect - KIE) là sự biến đổi tốc độ phản ứng
khi thay thế đồng vị một trong các tác nhân phản ứng. Hiệu ứng này được thể hiện rõ nhất khi
thay thế hydrogen bởi deuterium. Mức độ ảnh hưởng của hiệu ứng được ước tính từ tỉ lệ hằng
số tốc độ kH/kD của các phản ứng với sự tham gia của ác tác nhân thông thường và tác nhân đã-
thế-deuterium.
Hãy nghiên cứu KIE qua ví dụ về phản ứng bromine hóa toluene theo cơ chế gốc. Lấy
6,230 gam (0,0350 mol) N-bromosuccinimide cho vào bình 200 mL, rồi thêm vào 50 mL CCl4
và 4,642 gam hỗn hợp chứa 16,0 % mol C6H5CH3 và 84,0 % mol C6H5CH2D. Hỗn hợp phản
ứng được chiếu tia UV ở nhiệt độ 70oC trong 1 giờ cho đến khi phản ứng diễn ra hoàn toàn. Từ
hỗn hợp phản ứng, lượng toluene chưa phản ứng được cô lập; trong đó deuterotoluene có số
mol gấp 8 lần số mol toluene.
1) Tính số mol toluene trong hỗn hợp ban đầu và hỗn hợp cuối.
2) Kí hiệu hằng số tốc độ phá vỡ liên kết C-H và C-D dưới tác động của gốc Br là kH và
kD. Viết các phương trình động học biểu diễn tốc độ phản ứng của mỗi toluene với gốc Br.
3) Sử dụng các câu trả lời của ý 1 và 2, hãy xác định giá trị KIE, kH/kD. Cần thêm dữ
kiện thực nghiệm nào để xác định giá trị tuyệt đối của kH và kD?

Phần 3
1) Viết biểu thức động học phản ứng cho phản ứng R-X + Nu- → R-Nu + X- cho trường

hợp phản ứng SN1 và SN2. Vẽ đồ thị ln


 RX 0 theo thời gian cho trường hợp phản ứng SN1.
 RX 
2) Xét phản ứng dung môi phân một tác chất R-X bằng một alcohol R’-OH như sau:
R-X + R’-OH → R-OR’ + H+ + X-
Chúng ta có thể sử dụng biểu thức động học tiêu biểu cho phản ứng SN1 và SN2 để
phân biệt phản ứng trên theo cơ chế SN1 hay SN2 được không? Vì sao?
3) Đối với phản ứng SN1, giai đoạn hình thành carbocation trong hầu hết trường hợp là
giai đoạn thuận nghịch. Dùng giả thiết trạng thái dừng, viết biểu thức tốc độ phản ứng thủy
phân R-X.
4) Hình dưới là đồ thị thủy phân 4,4’-dimethylbenzhydryl
chloride trong hệ nước/acetone hoặc dung dịch muối (LiCl hoặc
LiBr)/acetone. Biểu thức thu được ở 3 có thể dùng để giải thích
đường biểu diễn nào? Vì sao? Đường biểu diễn nào không thể giải
thích bằng biểu thức trên? Vì sao?
Phần 4

Hình trên là sơ đồ đơn giản hóa cho cơ chế phản ứng hydrogen hóa phi đối xứng alkene dưới
xúc tác kim loại chuyển tiếp và ligand triền quang. Cơ chất ban đầu phản ứng với xúc tác tạo
thành hai phức hợp có thể có (mà bản chất là hai xuyên lập thể phân), từ đó mỗi xuyên lập thể
phân có thể phản ứng tiếp cho ra đối quang (S) hoặc (R) tương ứng.
1) Dùng giả thiết trạng thái dừng, lập biểu thức tốc độ phản ứng.
2) Giả sử phức hợp xuyên lập thể phân sinh ra đối quang R (gọi tắt phức hợp R) bền hơn phức
hợp S 10 lần, nhưng phức hợp S lại phản ứng nhanh hơn R 600 lần. Hãy ước tính độ thừa đối
quang (enantiomeric excess, ee) của phản ứng ở áp suất hydrogen thấp. Biết rằng độ thừa đối
quang được xác định bằng công thức:
rR  rS
ee 
rR  rS
Câu 4 (Điện hoá học)
Phần 1
Có một pin điện được lắp như sau:

Ở anode là 100 mL dung dịch axit nitrilotriaxetic (ký hiệu H3Nta) 0,0152M. Còn ở cực
dương là 100 mL dung dịch Cu(EDTA)2- 1,37 mmol và 23,8 mmol dung dịch Ca(NO3)2. pH ở
cực dương được giữ ổn định là 9,76.
Thêm 50,0 mL dung dịch Na2EDTA 0,0444M vào cực dương và 50,0 mL dung dịch
NaOH 0,0700M vào cực âm. Lúc này thế của pin đo được là +0,418V.
Biết rằng axit nitrilotriaxetic có pKa lần lượt là 3,032; 3,071 và 10,334.
0
ECu 2
/ Cu
 0,339 V  ; ESb
0
2O3 / Sb
 0,147 V  , CaY 2  4,9.1010 và Kw = 10-14.
Tính hằng số tạo thành phức CuY2-.
Phần 2
Điện phân 200mL dung dịch B gồm: Pb(ClO4)2 0,01M; Zn(ClO4)2 0,10M có pH= 4, dùng 2
điện cực platin, dòng điện 1 chiều có I = 2,0 A.
a) Hãy cho biết thứ tự các quá trình xẩy ra trên các điện cực, khi điện phân.
b) Khi khí H2 bắt đầu thoát ra, thì Pb2+ đã điện phân hoàn toàn chưa?
c) Tính thời gian cần thiết để điện phân hoàn toàn Pb2+ và Zn2+ trong hỗn hợp.
Biết trong thí nghiệm trên, O2 có η = 0,47V; H2 có η = -0,0297V, độ giảm thế: IR = 0,350V;
Các hằng số tra trong bảng tra cứu.

Câu 5 (Hoá học phân tích) (CHỌN 2 TRONG 3 CÂU)


Phần 1
Cặp oxy hóa–khử quinon (A)–hydroquinon (H2A) hay được dùng để đo pH của dung
dịch.
1. Để xác định pH của dung dịch thì cần phải biết sự chênh lệch thế giữa cặp A/H2 A và
điện cực calomel. Biết rằng thế chuẩn của cặp quinon là E A0 ,2 H  / H A  0, 699 V  , Ecalomen
0
=
2

0,246V. Khi nhúng hai điện cực trên vào dung dịch cần đo pH thì thế đo được lúc này là 0,322V.
Xác định pH của dung dịch cần đo. Biết rằng nhiệt độ tiến hành thí nghiệm là 22oC và hằng số
Faraday F = 96500 C, R = 8,314, hàm lượng A và H2A bằng nhau.
Để xác định lượng axit boric có trong một mẫu hàn the thì lấy một mẫu cần phân tích,
pha loãng bằng nước đến 250 mL, sau đó thêm 12,5 mL NaCl, vài giọt chỉ thị bromthymol xanh
và NaOH được thêm vào cho đến pH trung tính, cuối cùng thêm 0,2g hỗn hợp A/H2 A vào dung
dịch thu được. Toàn bộ dung dịch được kết nối với điện cực platin gắn với một vôn kế.
Lúc này NaOH được thêm vào để kim vôn kế trở về 0, pH dung dịch đo được lúc này
là 7,3. Sau đó thêm vào 10 g mannitol thì kim của vôn kế có thay đổi đôi chút. Lúc này cần
3,46 mL NaOH 0,0231 M để kim vôn kế lại chỉ về 0. Biết rằng acid boric phản ứng với mannitol
theo phản ứng sau:

2. Tính hàm lượng axit boric trong mẫu ban đầu (theo khối lượng của Bo, MB = 10,811)
3. Ở điểm tương đương pH phải bằng 7,0. Từ đó hãy xác định sai số của phép chuẩn độ
trên.
4. Tính ∆Go của cặp A/H2A ở điều kiện chuẩn (25oC hay 298K) và cho biết ảnh hưởng
của pH đến giá trị ∆G. Đưa ra biểu thức cho thấy sự phụ thuộc giữa ∆G và pH.
Phần 2
Vitamin C (C6H8O6) là một axit hai nấc có pKa1 = 4,10 và pKa2 = 11,60.
1. Hòa tan 600 mg Vitamin C (chứa 11% tạp chất trơ) vào 150 mL nước. Tính pH của
dung dịch này.
2. Vitamin C cũng được tìm thấy trong nước tiểu người (pH = 6,00).
Cho biết dạng tồn tại nào của axit chiếm ưu thế trong nước tiểu.
Thường 4% lượng vitamin C trong cơ thể được Câu tiết theo đường tiết niệu mỗi ngày.
Tuy nhiên việc xác định hàm lượng vitamin C trong nước tiểu bằng chuẩn độ acid – base là
không thể do sự hiện diện của các chất khác có tính acid (aicd uric hay protein) sẽ dẫn đến sai
số rất lớn. Trong trường hợp này tác nhân Tillman được sử dụng làm chỉ thị (chuyển màu sang
đỏ).
Lấy 10mL mẫu nước tiểu (trong tổng số 1,5L bệnh viện thu thập từ bệnh nhân trong 1
ngày) đem pha loãng với một lượng nhỏ nước rồi acid hóa bằng acid acetic đặc. Chuẩn độ bằng
thuốc thử Tillmann (C12H7Cl2NO2) thấy tốn hết 14,40 mL thuốc thử có nồng độ 4,06.10-2M.
3. Xác định hàm lượng vitamin C trong cơ thể người nếu biết rằng các chất phản ứng
với nhau theo tỉ lệ 1:1

Phần 3
Các phản ứng tạo phức thường được dùng trong các phương pháp chuẩn độ xác định
các ion vô cơ khác nhau. Ví dụ, ion fluoride tạo phức bền với ion nhôm(III):
Al 3  6 F   AlF63 .
Trong nước, phức tạo ra dung dịch trung hòa. Quá trình này được sử dụng để chuẩn độ
trực tiếp ion fluoride và gián tiếp xác định các (dạng) ion khác.
Trong thí nghiệm đầu tiên, một mẫu bao gồm ion fluoride được trung hòa bằng methyl
red, NaCl rắn được thêm vào tới bão hòa, và dung dịch được đun nóng tới 70 - 80oC. Quá trình
chuẩn độ được thực hiện bởi AlCl3 0,15M cho đến khi màu vàng của chất chỉ thị chuyển thành
màu hồng.
1. Quá trình gì xảy ra trong điểm cuối của chuẩn độ?
2. Tại sao khi tăng nhiệt độ thì điểm cuối lại rõ nét?
3. Cho biết vai trò của việc thêm NaCl?
Trong thí nghiệm thứ hai, hàm lượng calcium được xác định theo cách sau. Một lượng dư NaCl
cùng với 0,500 gam NaF được thêm vào mẫu, và dung dịch thu được đem chuẩn độ với dung
dịch AlCl3 0,1000M chỉ thị methyl red. Điểm cuối đạt được với 10,25 ml dung dịch chất chuẩn.
4. Công đoạn nào (rất cần thiết để quá trình xác định được chính xác) nhưng đã bị bỏ
sót trong mô tả thí nghiệm? So sánh với thí nghiệm thứ nhất ở trên.
5. Viết các phương trình xảy ra trong quá trình này?
6. Tính lượng canxi trong mẫu?
Tương tự nguyên tắc được dùng để xác định cho silicic acid. Trung hòa mẫu là dung dịch keo.
Thêm 0,5 gam KF, sau đó cho tiếp 10,00 ml dung dịch HCl 0,0994 M (dư). Hỗn hợp thu được
sau đó được chuẩn dộ với dung dịch kiềm chuẩn NaOH 0,1000M với chỉ thị phenol red hết 5,50
mL.
7. Các phản ứng nào được dùng trong quá trình xác định? Coi công thức silicic acid là
Si(OH)4.
8. Chỉ thị nào nên được dùng khi trung hòa mẫu silicic acid trước khi chuẩn độ? (Cho
pKa các chất chỉ thị thường gặp: methyl red: 5.1; phenol red: 8.0; thymolphthalein: 9.9;
pH a SiOH    10
4

9. Tính lượng silicic acid trong mẫu dung dịch.

Câu 6 (Vô cơ nguyên tố)


Phần 1
Hợp chất kết tinh màu trắng X bị phân hủy khi phản ứng với H2SO4.
Hòa tan 3,15 g hợp chất X vào 1,00 L dung dịch sulfuric acid đặc (nồng độ 96,5%). Đun
nóng hỗn hợp đến 323 K rồi theo dõi phản ứng và lấy ra các đơn vị mẫu dung dịch (1,00 mL)
ở các mốc thời gian nhất định. Nồng độ chất X ban đầu trong các đơn vị mẫu được theo dõi
bằng cách chuẩn độ với dung dịch KMnO4 nồng độ 0,0010 mol/L (xem bảng). Trong suốt thí
nghiệm, có một hỗn hợp khí đẳng mol của hai oxide với khối lượng riêng ρ = 1,489 g/L (ở áp
suất 748 mmHg và nhiệt độ 290 K) thoát ra từ bình phản ứng. Khi kết thúc thí nghiệm thấy rằng
số mol H2SO4 không thay đổi, nhưng nồng độ dung dịch của nó giảm.
t (min) 0 300 600 900 1200
VKmnO4 10 6,55 4,10 2,65 1,80
1) Xác định hợp chất X.
2) Viết phương trình các phản ứng được đề cập trong đề bài.
3) Xác định bậc phản ứng và tính hằng số tốc độ phản ứng. Giả sử rằng thể tích dung dịch
không thay đổi (1 L) trong phản ứng.
Phần 2
Phân tích nhiệt (Thermogravimetric analysis) là một phương pháp rất hữu dụng để khảo
sát phản ứng nhiệt phân tại các nhiệt độ khác nhau.
Dưới đây là giản đồ phân tích nhiệt cho một muối vô cơ thông dụng A, thường được sử
dụng trong nông nghiệp. Kết quả sản phẩm E thu được có khối lượng bằng ~46.8% so với A
ban đầu.

a) Trong một thí nghiệm khác, khi nung A ở nhiệt độ rất cao (~450°C) đến khối lượng
không đổi thì thấy còn lại 19.82% khối lượng ban đầu. Sản phẩm cuối cùng là một oxide màu
trắng F chứa 60.298% kim loại (về khối lượng). Cho biết khi hòa tan A trong nước thì thu được
dung dịch tạo kết tủa với Pb(NO3)2 và AgNO3.
Hãy xác định công thức của A và F.
b) Trong giản đồ phân tích nhiệt, các vị trí có độ dốc giảm dần thường ứng với sự xuất
hiện các chất trung gian. Tuy vậy, cần lưu ý rằng các bước nhiệt phân có thể xảy ra đồng thời,
do đó nhận xét trên sẽ đúng nhất cho các trung gian có độ bền tương đối cao. Một phương
pháp để xác định chất khí tạo thành trong mỗi bước nhiệt phản là tính % khối lượng chênh
lệch giữa các trung gian.
Trên giản đồ đã xác định sẵn một số vị trí ứng với các trung gian khác nhau của phản
ứng. Hãy xác định công thức của chất tại các vị trí D trong giản đồ trên. Từ đó, hãy xác định
các trung gian B, C và E. Viết phương trình chuyển hóa A  F và D  E.

You might also like