You are on page 1of 3

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN

HÀ TĨNH DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT
NĂM HỌC 2018-2019
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: HÓA HỌC
(Đề có 03 trang, gồm 06 câu) Ngày thi: 20/9/2018
Thời gian làm bài: 180 phút

Cho H = 1; O = 16; Na = 23; Cu= 64; N = 14; 1Ci = 3,7.1010 Bq(phân rã/giây); F=96485mol/C;
1u = 1,6605.10-27kg; NA = 6,023.1023mol-1 ; tốc độ ánh sáng c = 3.108 m.s-1; 1eV = 1,602.10-19 J;
hằng số Plank h = 6,626.10-34J.s; 1nm = 10-9m; 1pm = 10-10cm; R =8,314 J.mol-1K-1.

Câu 1:(4,0 điểm).


1). Một trong các vạch phổ phát xạ của Be3+ có độ dài sóng 253,4nm. Vạch phổ này ứng với sự
chuyển electron từ mức n = 5. Xác định số lượng tử chính của mức năng lượng thấp tương ứng
với phát xạ này.
2). Sắp xếp và giải thích trật tự tăng dần năng lượng ion hóa của các nguyên tử, phân tử và ion
sau: O, O2, O2+, và O2-.
3). Nitơ triflorua là một hợp chất bền, nó được điều chế khi điện phân nóng chảy hỗn hợp muối
gồm amoni florua và hiđro florua.
a). Vẽ cấu trúc của NF3. So sánh nhiệt độ sôi, góc liên kết, độ dài liên kết, tính bazơ của NF 3 và
NH3. Giải thích.
b). Người ta cũng đã điều chế được NH2F, NHF2. Trong các chất NF3, NH2F, NHF2 chất nào có
nhiệt độ ngưng tụ thấp nhất? Giải thích.
4). ClF3(clo triflorua) là một tác nhân flo hoá mạnh thường dùng để tách uranium từ sản phẩm
phân hạch của thanh nhiên liệu hạt nhân sau khi sử dụng.
a). Viết công thức Lewis, mô tả cấu trúc hình học của ClF3.
b). Nhận diện trạng thái lai hoá obitan được sử dụng trong nguyên tử clo của phân tử ClF 3.
c). Độ dẫn điện của ClF3 lỏng chỉ thấp hơn chút ít so với nước tinh khiết. Giải thích độ dẫn
điện bằng cách mô tả và phác hoạ cấu trúc của ClF3 lỏng.
Câu 2:(4,0 điểm).
1). Đồng (I) oxit được sử dụng làm vật liệu trong các ngành điện tử, bởi nó không độc và rẻ. Hình
vẽ như bên, hằng số mạng là 427 pm.

A
B

a). Nguyên tử nào là Cu, A hay B? Tính khoảng cách ngắn nhất giữa O-O, Cu-O và Cu-Cu.
b). Số phối trí của mỗi nguyên tử là bao nhiêu? Hãy tính khối lượng riêng của tinh thể Cu 2O.
c). Nhược điểm của tinh thể này là sự khiếm khuyết của một số nguyên tử Cu trong khi mạng
tinh thể của O không đổi. Trong một cấu trúc đã được nghiên cứu, người ta tìm thấy có 0,2% các
nguyên tử đồng có số oxi hoá +2. Hãy tính % đồng bị trống trong mạng tinh thể và tính x trong
công thức tổng quát của tinh thể như sau Cu2-xO.
2). Hai đồng vị 32P và 33P đều phóng xạ β- với thời gian bán hủy lần lượt là 14,3 ngày và 25,3
ngày.
Đồng vị 32
P 33
P 32
S 33
S
Nguyên tử khối 31,97390 32,97172 31,97207 32,97145
a). Viết phương trình của các phản ứng hạt nhân biểu diễn các quá trình phóng xạ và tính năng
lượng cực đại của các hạt β phát ra trong các quá trình phóng xạ nói trên theo đơn vị MeV?
b). Tính khối lượng 32P trong mẫu có hoạt độ phóng xạ 0,1 Ci.
c). Một mẫu phóng xạ đồng thời chứa 32P và 33P có tổng hoạt độ phóng xạ ban đầu là 9136,2
Ci. Sau 14,3 ngày tổng hoạt độ phóng xạ còn lại 4569,7 Ci. Tính % khối lượng của các đồng vị
trong mẫu ban đầu.
Câu 3:(3,0 điểm).
1). Cá c phản ứ ng (1) và (2) có ΔG0 (J) phụ thuộ c và o nhiệt độ theo cá c phương trình tương
ứ ng sau :
4Cu(r) + O2(k) 2Cu2O(r) (1) có ΔG01 = -333400 + 136,6 T
2Cu2O(r) + O2(k) 4CuO(r) (2) có ΔG02 = -287400 + 232,6 T
a). Tính ΔH0 và ΔS0 củ a phả n ứ ng (3) dướ i đâ y :
2Cu(r) + O2(k) 2CuO(r) (3)
b). Thiết lậ p biểu thứ c ln Po2 = f(T) đố i vớ i phản ứ ng (3)
c). Cho 5,0 g CuO và o mộ t bình châ n khô ng dung tích 2 lit, ở 1220K. Tính số mol củ a cá c
chấ t khi cân bằ ng, biết rằng trong hệ chỉ xả y ra câ n bằ ng (2).
2). Dưới tác dụng của bức xạ, Cl2 và H2 sẽ phản ứng với nhau để tạo thành HCl theo cơ chế dây
chuyền với phản ứng tổng quát: H2 + Cl2 2HCl. Cơ chế của phản ứng gồm các giai đoạn sơ
cấp được sắp xếp một cách không trật tự như sau:
H* + Cl2 HCl + Cl*
2Cl* +M Cl2 + M*
Cl* + H2 HCl + H*
Cl2 + photon 2Cl*
M là một phân tử chậm, M* là phân tử đó ở trạng thái kích thích.
a). Sắp xếp lại các giai đoạn sơ cấp trên theo đúng cơ chế của phản ứng. Chỉ ra các giai đoạn
của phản ứng.
b). Áp dụng nguyên lí nồng độ ổn định, viết biểu thức tính tốc độ của phản ứng.
Câu 4: (2,0 điểm).
Pin nhiên liệu sử dụng phản ứng oxi hóa – khử để tạo ra điện năng. Một trong các loại pin nhiên
liệu được hãng Apple có kế hoạch sử dụng để phát triển các mẫu Laptop, Tablet và Smartphone
là pin Hidro. Pin sử dụng nhiên liệu là Oxi- Hidro, gồm các điện cực Cacbon có thấm chất xúc
tác kim loại và chất điện giải là Na2CO3 nóng chảy. Phản ứng tổng cộng khi pin hoạt động là:
H2(k) + ½O2(k) → H2O(k) Epin = 1,2 V (1)
1). Hãy viết các bán phản ứng xảy ra ở các điện cực khi pin hoạt động.
2). Công suất hoạt động của một Ipad Air là 32,4W. Hãy tính thời gian hoạt động của pin và
cường độ dòng điện.
3). Tính ∆U, ∆H, ∆S của phản ứng (1) và ∆S của môi trường ở p= 1atm, T = 298K trong 2 trường
hợp: khi phản ứng (1) xảy ra ngoài môi trường và xảy ra trong pin, hãy giải thích kết quả thu
được.
Biết điều kiện p = 1atm, T = 298K, nhiệt tạo thành của H2O khí là: -241,6kJ/mol.

Câu 5:(5 điểm).


1). Các phản ứng oxi hoá - khử cho phép đo được các số liệu nhiệt động quan trọng.
Cho sẵn các thông tin sau:
Ag+(dd) + e– → Ag(r) E° = 0,7996 V
AgBr(r) + e → Ag(r) + Br (dd)
– –
E° = 0,0713 V
ΔGf°(NH3(dd)) = – 26.50 kJ.mol -1

ΔGf°(Ag(NH3)2+(dd)) = – 17.12 kJ.mol-1


+1.441 V

BrO3–(dd) HOBr Br2(dd) Br –(dd)


a). Tính ΔGf°(Ag+(dd)).
b). Tính trị số Ksp của AgBr (r) tại 25oC.
c). Một nguyên tố ganvani dùng điện cực hidro chuẩn làm anot được xây dựng sao cho
trong pin xảy ra phản ứng sau:
Br2(l) + H2(k) + 2 H2O(l) → 2 Br –(dd) + 2 H3O+(dd).
Ion bạc được thêm cho đến khi AgBr kết tủa tại catot và [Ag +] đạt tới 0,060 M. Điện
áp đo được là 1,721 V. Tính ΔE° cho nguyên tố ganvani.
d). Tính độ tan của brom trong nước để tạo thành nước brom tại 25 oC.
2). Trộn 5 ml H2C2O4 0,8M với 5 ml NaHCO3 0,4M được dung dịch A. Thêm 10 ml dung dịch
(CH3COO)2Ba 0,6M vào dung dịch A thu được hỗn hợp B.
a). Xác định thành phần của hỗn hợp B. Có BaC 2O4 hoặc BaCO3 tách ra không?
b). Tính pH của B.
c). Nếu có BaC2O3 hoặc BaCO3 tách ra. Tính độ tan của BaC2O4, BaCO3 trong hỗn hợp B.
Cho pKa(H2C2O4) = 1,24; 4,27; pKa(CO2+H2O) = 6,35; 10,83
LCO2 = 3.10-2M; pKa(CH3COOH)= 4,76; pKs BaC2O4 = 6,8 ; pKs BaCO3 = 8,3.
Câu 6:(2 điểm).
1). Chất A là hợp chất có thành phần chỉ gồm nitơ và hiđro. Chất A được sử dụng làm nhiên liệu
cho tên lửa. Ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, một thể tích hơi của A có khối lượng bằng
khối lượng của cùng một thể tích khí oxi.
a). Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A và cho biết trạng thái lai hóa của nitơ
trong A.
b). Dựa vào đặc điểm cấu tạo, hãy so sánh tính bazơ và tính khử của A với NH 3. Giải thích.
2). Để xác định hàm lượng nitơ (N3-) có trong một thanh thép người ta tiến hành các thí nghiệm
sau:
Thí nghiệm 1: Hòa tan 10 gam thép trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch X. Cho dung
dịch NaOH đặc dư vào X đun nóng, khí Y thoát ra sau phản ứng cho hấp thụ hoàn toàn bằng 20
ml dung dịch H2SO4 5.10-3M thu được dung dịch Z.
Thí nghiệm 2: Cho lượng dư KI và KIO3 vào trong dịch Z có dư H2SO4. Iot giải phóng ra được
chuẩn độ bằng dung dịch Na2S2O3 1,2.10-2M và đã dùng hết 10,28 ml.
a). Viết các phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng ion thu gọn.
b). Xác định hàm lượng nitơ có trong thép.

---------------------------------------HẾT---------------------------------

You might also like