You are on page 1of 4

KIỂM TRA THỬ CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH CHUYÊN

TÀI LIỆU BD HSG HÓA HỌC


MÔN THI: HÓA HỌC 10
ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ SỐ 03
(HD có 12 trang)

Cho: NA = 6,022.1023 mol-1 ; R = 8,314 J.K-1.mol-1 ; eo = 1,602.10-19 C; F = 96485 C.mol-1;


h = 6,626.10-34 J.s; c = 3.108 m.s-1; me = 9,1.10-31 kg ; ở 250C: RT/Fln = 0,0592lg.

Câu 1. (3,0 điểm)


1.1. Một phân tử H2 ở trạng thái cơ bản phân li thành các nguyên tử sau khi hấp thụ một photon có
bước sóng 77,0 nm. Biết năng lượng của phân tử H2 ở trạng thái cơ bản là -31,675 eV. Hãy xác định tất
cả các tổ hợp của trạng thái electron có thể có của hai nguyên tử H được tạo thành sau khi phân li. Trong
mỗi trường hợp, xác định tổng động năng (theo eV) của các nguyên tử hiđro.
1.2. Hợp chất A chứa S, O và halogen. Trong mỗi phân tử A chỉ có 1 nguyên tử S. Thuỷ phân hoàn
toàn A được dung dịch B.
a) Người ta sử dụng những thuốc thử cho dưới đây để nhận biết những ion nào có trong B. Lập
luận xác định công thức phù hợp của A?
Thuốc thử Hiện tượng
AgNO3 + HNO3 Có kết tủa vàng nhạt
Ba(NO3)2 Không có kết tủa
NH3 + Ca(NO3)2 Không hiện tượng
KMnO4 + Ba(NO3)2 Mất màu, có kết tủa trắng
Cu(NO3)2 Không có kết tủa
b) Để xác định chính xác người ta lấy 7,19g A hòa tan vào nước thành 250ml dung dịch. Lấy 25
ml dung dịch thêm một ít HNO3 và AgNO3 dư thu được 1,452g kết tủa khô sạch. Xác định công thức
phân tử và công thức cấu tạo A.
Câu 2. (3 điểm) Cho dung dịch A gồm có HCOONa 0,1M và Na2SO3 xM. pH của dung dịch A bằng
10,4
a) Tính x.
b) Thêm 14,2ml dung dịch HCl 0,6M vào 20ml dung dịch A được dung dịch B. Tính pH của dung
dịch B.
c) Trộn 1ml dung dịch A với 1 ml dung dịch MgCl2 0,001M
+ Có Mg(OH)2 tách ra không?
+ Nếu có Mg(OH)2 tách ra, hãy tính pH và độ tan của Mg(OH)2 trong hỗn hợp thu được.
Cho: pKa của HCOOH = 3,75; H2SO3 có pKa1 = 1,76 và pKa2 = 7,21.
*MgOH+ = 10-12,6; pKs Mg(OH)2 = 10,95.
Câu 3: (3 điểm)
3.1. Hàm lượng cồn trong máu sau khi uống có thể được tính toán theo quy luật của động hóa học.
Quá trình loại bỏ etanol khỏi cơ thể được đơn giản hóa bằng một chương trình động học:
A ⎯⎯
k1
→ B ⎯⎯
k2
→D

1
Trong đó A là etanol trong dạ dày, B là etanol trong máu, D là sản phẩm oxi hóa enzim của etanol
trong gan. Quá trình đầu tiên etanol được hấp thụ từ dạ dày vào máu theo phản ứng bậc một, sau đó là
phản ứng oxi hóa etanol theo phản ứng bậc không.
a) Những sản phẩm nào được tạo thành từ quá trình oxi hóa etanol trong gan? Viết phương trình
phản ứng.
b) Nồng độ etanol trong dạ dày giảm đi một nửa trong 5 phút. Tính hằng số k1.
c) Viết phương trình động học cho sự thay đổi nồng độ etanol trong máu, d[B]/dt.
d) Phương trình động học từ ý (c) có dạng: [B] = [A]0 . (1 − e − k t ) − k 2 t
1

Trong đó, [A]0 là nồng độ ban đầu của etanol trong dạ dày. Nếu [A]0 = 3,8 g.l-1 thì sau 20 giờ
không có dấu vết của etanol trong máu. Tính hằng số k2 (g.l-1.h-1) ?
e) Sau thời gian bao lâu nồng độ etanol trong máu sẽ cao nhất? Tính giá trị của nồng độ này.
f) Sau thời gian bao lâu thì nồng độ etanol trong máu sẽ bằng với mức tối đa cho phép lái xe có
giá trị là 1,0 g.l-1 ?
3.2. Cho các giản đồ Latimer của Crom trong môi trường axit (pH = 0) và bazơ (pH = 14) được đưa
ra dưới đây:

a) Xác định giá trị Ex, Ey và Ez trên giản đồ.


b) Dựa vào giản đồ, xác định tích số tan của Cr(OH)3 và hằng số bền của phức Cr(OH)-4 .

Câu 4. (3 điểm)
4.1. Cây xanh sử dụng ánh sáng mặt trời để chuyển hóa nước và CO2 trong không khí thành glucozơ
(C6H12O6) và oxy.
a. Tại sao quá trình quang hợp ở cây xanh chỉ xảy ra được trong khoảng nhiệt độ tương đối hẹp?
Tính toán để chỉ ra rằng quá trình tổng hợp glucozơ của cây xanh không thể thiếu ánh sáng mặt trời.
b. Tính số photon tối thiểu để cây xanh tổng hợp nên một phân tử glucozơ ở 25oC nếu xem cây
xanh hấp thụ ánh sáng có bước sóng 600 nm.
c. Hàng năm, quá trình quang hợp trên trái đất tiêu tốn hết khoảng 3,4 × 1018 kJ năng lượng ánh
sáng mặt trời. Ước lượng gần đúng khối lượng CO2 (theo đơn vị tấn) trong khí quyển được cây xanh loại
bỏ hàng năm.
Cho: Bảng số liệu nhiệt động ở áp suất tiêu chuẩn 1 bar, nhiệt độ 25oC:
Chất ΔHos (kJ/mol) So (J/mol.K)
CO2 (k) -393,5 213,2
H2O (l) -285,8 69,9
C6H12O6 (r) -1273,3 212,1
O2 (k) 205,0

4.2. Cho cân bằng sau: CO (k) + 2H2 (k)  CH3OH (k);
H 0
pư = - 90,0 kJ.mol-1 giả thiết là không đổi trong khoảng nhiệt độ tiến hành thí nghiệm.
2
KP (573K) = 2,5.10-3
a) Trong 1 bình kín, ban đầu lấy CO và H2 theo tỷ lệ mol 1 : 2 tại nhiệt độ 573K. Xác định áp
suất toàn phần của hệ để hiệu suất phản ứng đạt 70%.
b) Viết phương trình biểu diễn sự phụ thuộc giữa lnKP vào T.
c) Tại 200 bar, xác định nhiệt độ mà tại đó hiệu suất phản ứng đạt 70%.
Câu 5. (3,5 điểm)
A là hợp chất tạo nên từ 2 nguyên tố X và Y, tỉ lệ bán kính ion X và Y trong tinh thể là rY
: rx = 1,772. Tế bào tinh thể A có độ đặc khít là 68,27%, được mô tả ở hình bên, có dạng hình
hộp chữ nhật với a = b = 4,59 Å. Khối lượng riêng của A là 4,32
g/cm3. A được sử dụng như chất phụ gia cho kem chống nắng,
đồng thời A có vai trò to lớn trong nền công nghiệp luyện kim, đặc
biệt là trong ngành hàng không.
1. Xác định bán kính ion X, Y trong A. Xác định công thức
chất A.
2. X có thể thu được từ quặng chứa A theo sơ đồ sau:
A → XCl4 → X(thô) → XI4 → X (tinh).
Bước cuối cùng là quan trọng nhất: XI4 (hơi) ⇌X(rắn) + 2I2(hơi) (4)
Cân bằng (4) được thiết lập ở 13000C, hằng số cân bằng KC = 0,86 M.
(Nếu không làm được phần 1, học sinh có thể tính toán các phần tiếp theo với MX = 50 g.mol-
1
)
a. Viết các phản ứng trong sơ đồ với đầy đủ điều kiện.
b. Trong một bình thể tích 10 L chứa 20 mol tinh thể XI4. Bơm không khí và hơi nước nóng
vào bình cho đến khi nhiệt độ đạt 13000C. Tính khối lượng kim loại X thu được và độ chuyển
hoá của phản ứng khi hệ đạt cân bằng.
c. Sự phụ thuộc của hằng số cân T (oC) 1300 1100 850 600
bằng phản ứng (4) theo nhiệt độ được Kc (M) 0,86 0,79 0,67 0,52
đưa ra trong bảng bên:
Coi như hiệu ứng nhiệt của phản ứng không phụ thuộc vào nhiệt độ, hãy xác định hiệu ứng
nhiệt của phản ứng (4).
Câu 6 (4,5 điểm)
1. Ion đithionat (S2O62-) là một ion vô cơ khá trơ.
a. Người ta điều chế S2O62- bằng cách thổi liên tục khí SO2 vào nước gần đóng băng có chứa một
lượng MnO2 (lấy hơi dư). Các ion đithionat và sunfat được tạo thành trong các điều kiện như
vậy. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong quá trình trên.
b. Làm bay hơi một phần dung môi của dung dịch natri đithionat thấy xuất hiện tinh thể X. Tinh
thể X được sấy và giữ ở 130oC, thì khối lượng của nó giảm đi 14,88%, thu được natri đithionat
khan. Cho natri đithionat đem nung ở 300°C trong vài giờ, thì khối lượng của nó giảm đi
41,34%, thu được bột trắng Y. Y được hoà tan vào nước và cho kết tủa trắng với dung dịch
BaCl2. Viết công thức của X, Y và viết các phương trình phản ứng của hai quá trình xảy ra khi
nung nóng tinh thể.

3
2. Trộn hai thể tích bằng nhau của hai dung dịch SnCl2 0,100 M và FeCl3 0,100 M. Xác định nồng
độ các ion thiếc và ion sắt; tính thế của các cặp oxi hóa khử khi hệ đạt trạng thái cân bằng ở 250C.
0 0
Biết: ESn 4+ /Sn 2+ = 0,15V; E = 0,77V.
Fe3+ /Fe2+

3. Chuẩn độ Ce4+người ta dùng As2O3. Hòa tan 0,198 gam As2O3 trong 100 mL dung dịch xút đặc,
axit hóa bằng HClO4, chuẩn độ 10 mL dung dịch thu được ở pH = 1,0 vớichỉ thị thích hợp, dùng hết 8,0
mL dung dịch Ce4+. Biết thế khử chuẩn của H3AsO4/H3AsO3 = 0,56V; Ce4+/Ce3+ = 1,61V.
a) Viết các phương trình ion các phản ứng xảy ra. Tính nồng độ CM của Ce4+?
b) Tính thế của dung dịch tại thời điểm Vdd (Ce4+) = 6,0 mL.

---------------------------//---------------------------

You might also like