You are on page 1of 18

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

QUẢNG NGÃI VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ


TRƯỜNG THPT CHUYÊN LẦN THỨ XIII - NĂM 2022
LÊ KHIẾT Môn: Hóa học 10
Thời gian: 180 phút
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

Câu 1: Cấu tạo nguyên tử, phân tử. HTTH và định luật tuần hoàn (2,0 điểm)
1.1. Xét các phân tử sau: SO3, NH3, N(CH3)3. Phản ứng của SO3 lần lượt với NH3 và
)
N(CH3 3 ở pha khí hình thành hai sản phẩm X và Y.
a) Vẽ cấu trúc hình học của SO3, NH3, N(CH3)3, X và Y
b) Trong hai sản phẩm, độ dài liên kết S−N là 191,2 pm và 195,7 pm; góc liên kết là
o o
97,6 và 100,1 (chưa đúng theo thứ tự). Hãy gán giá trị đúng vào X, Y và giải thích.
1.2. Có thể xem các electron π trong iron-heme của một phân tử hemoglobin như một hệ
các electron tự do chuyển động trong một hộp thế hai chiều. Theo mô hình này, năng lượng của
electron được xác định như sau:

, nx, ny = 1, 2, 3, …
với hằng số Plank h = 6,63ˑ10 −34 J.s; nx và ny là các số lượng tử chính; m e = 9,11.10−31 kg là
khối lượng electron; L là chiều dài hộp thế.
a) Xây dựng giản đồ năng lượng biểu diễn thứ tự tương đối của 15 obitan thấp nhất.
b) Cho biết có 26 electron trong một iron-heme, xác định số electron trên các obitan được
chiếm cứ có năng lượng cao nhất ở trạng thái cơ bản.
c) Giả sử qui tắc Hund có thể áp dụng cho hệ này, dự đoán hệ này là thuận hay nghịch từ.
d) Nếu chiều dài L cho hộp thế hai chiều này là 1 nm thì ánh sáng có bước sóng dài nhất
(theo nm) có thể dẫn đến sự kích thích bằng bao nhiêu?
Cho vận tốc ánh sáng c = 3,00.108 m/s.
Hướng dẫn chấm
Câu Nội dung Điểm
1.1. a)

0,5

b)
Nhóm methyl gây hiệu ứng +I nên làm tăng mật độ electron tên N
do đó N(CH3)3 có tính base mạnh hơn NH3, điều này dẫn đến N-S trong
O3S-N(CH3)3 ngắn hơn O3S-NH3.
Mật độ electron trên N-S của O3S-N(CH3)3 nhiềuhơn O3S-NH3 nên
1
làm góc liên kết N-S-O trong O3S-N(CH3)3 lớn hơn O3S-NH3.

Chất X Y
Độ dài liên kết S – N 195,7 pm 191,2 pm
0,25
Góc liên kết 97,6o 100,1o
0,25

1.2. a)
Giản đồ năng lượng biểu diễn thứ tự tương đối của 15 obitan thấp nhất: 0,25
E1,1 = 2E0 E1,2 = E2,1= 5E0
E2,2 = 8E0 E1,3 = E3,1= 10E0
E2,3 = E3,2 = 13E0 E1,4 = E4,1= 17E0
E3,3= 18E0 E2,4= E4,2= 20E0
E3,4= E4,3 = 25E0 Khi E0 = h2/8 mL

b)
Tổng số electron trên MO bị chiếm có mức năng lượng cao nhất là 4 0,25

c)
Trạng thái cơ bản thì nghịch từ 0,25

d)
Năng lượng kích thích độ dài sóng lớn nhất là 0,25

Độ dài sóng:

2
Câu 2: Tinh thể (2,0 điểm)
Đơn chất X “hấp thụ hydro như bọt biển hấp thụ nước” và
ở nhiệt độ 298 K, áp suất H2 p = 1 bar, thì 1 đơn vị thể tích chất
này hấp thụ 850 đơn vị thể tích hydro. Ngày nay, tính chất hấp
thụ hydro của chất này được ứng dụng trong công nghiệp, đặc
biệt là để tạo ra các loại màng tuyệt vời cho quá trình tinh chế
hydro. Chất này có ô mạng cơ sở lập phương tâm diện (fcc: face-
center cubic) với hằng số mạng a = 389 pm, khối lượng riêng là
12,02 g.cm-3. Hình trên là cấu trúc tinh thể của chất X. Các kí
hiệu o (octahedral void) là tâm của các hốc bát diện.
a) Xác định khối lượng nguyên tử của nguyên tố E tạo thành đơn chất X.
b) Xác định công thức hydride EHx được tạo thành bởi sự hấp thụ hydro.
Các kết quả nhiễu xạ nơtron cho thấy rằng trong hydrua thì các nguyên tử hydro riêng
biệt chiếm các hốc bát diện trong mạng tinh thể chất X. Tâm các hốc bát diện được chỉ ra trong
hình trên.
c) Xác định tỉ lệ hốc bát diện trong ô mạng fcc bị chiếm bởi các nguyên tử hydro.
Bán kính Bohr của nguyên tử hydro RH = 53 pm, bán kính của ion hydrua RH− = 150 pm.
Độ dẫn điện của chất này thay đổi một chút sau khi hấp thụ một lượng đáng kể hydro. Hằng số
mạng của X sau khi hấp thụ hydro tăng một chút lên 402 pm.
d) Tính bán kính nguyên tử của nguyên tố E trong ô mạng fcc. Hãy cho biết có thể sắp
xếp liên kết trong hydrua EHx theo kiểu: ion, cộng hóa trị hay kim loại?
Cho biết hằng số Avogadro: NA = 6,022.1023
Hướng dẫn chấm
Câu Nội dung Điểm
2 a)
Một ô mạng fcc chứa:

nguyên tử.
Khối lượng riêng của đơn chất E là

0,5

106,52 (g/mol)
Vậy E là paladi (Pd).
b)
Theo đề, 1 đơn vị thể tích Pd hấp thụ 850 đơn vị thể tích hydro nên:

0,25

0,25
Công thức của hợp chất hidrua là PdH0,6.

3
c)
Trong ô mạng fcc, số hốc bát diện trên mỗi ô mạng là 0,25

Tỉ lệ số hốc bát diện : số nguyên tử Pd = 1 : 1. 0,25


Do đó đã có 0,6 (60%) tổng số hốc bát diện đã bị hydro chiếm.
d)

Trong mạng fcc, ta có tỉ số bán kính hốc bát diện và bán kính nguyên tử: 0,25

Kiểu liên kết vẫn là liên kết kim loại.


Vì, các nguyên tử hydro chiếm tâm của các hốc bát diện và không có xu 0,25
hướng tạo liên kết trực tiếp với một trong các nguyên tử kim loại xung
quanh. Kích thước của các hốc bát diện ít nhiều trùng khít với bán kính
Bohr của nguyên tử hydro, và nhỏ hơn nhiều so với bán kính anion hydrua;
nên có thể lập luận rằng liên kết trong hydrua chủ yếu có bản chất kim loại.

Câu 3: Phản ứng hạt nhân (2,0 điểm)


Một số loại đồng hồ đeo tay với các mũi tên và số phát sáng trong bóng tối đã được sản
xuất. Một số chỉ phát sáng khi đã được để trong khu vực có ánh sáng. Một số khác có thể phát
sáng bất kể có được tiếp xúc với ánh sáng hay không. Kiểu thứ hai là các đồng hồ triti. Chúng có
các ống rất nhỏ chứa đồng vị hydro phóng xạ 3H, gọi là triti. Các electron (vi hạt beta) được giải
phóng từ triti trong phân rã phóng xạ:

Các electron được giải phóng sẽ va chạm với các vật liệu lân quang được phủ trên các mũi
tên và số. Kết quả của hiệu ứng này là các electron của chất lân quang được kích thích, nghĩa là
dịch chuyển lên các mức năng lượng cao hơn. Khi trở về trạng thái cơ bản, các electron phát xạ
các photon của ánh sáng khả kiến. Dĩ nhiên, phóng xạ là một từ rất “đáng sợ”. Tuy nhiên, trong
các đồng hồ triti, các chất khí phóng xạ này rất ít và năng lượng của các vi hạt beta được bức xạ
rất nhỏ và không đủ để xâm nhập vào cơ thể người. Quy luật động học của phân rã phóng xạ
cũng giống như các phản ứng hóa học bậc một. Chu kì bán hủy của triti là 12,32 năm.
a) Tính thời gian cần để 96,5% triti trong đồng hồ bị phân hủy hết. Hoạt độ A của một
mẫu vật liệu phóng xạ là số phân rã trên mỗi giây, tính theo biểu thức A = λN, trong đó λ là hằng
số phân rã, còn N là số vi hạt phóng xạ.
b) Giả sử rằng một chiếc đồng hồ chứa 100,0 μL hỗn hợp khí triti và 3He ở 23oC. Khối
lượng 3He không phóng xạ trong hỗn hợp là 3,003 μg. Áp suất trong đồng hồ là 0,257 atm. Tính
hoạt độ của hỗn hợp này theo đơn vị becquerel (Bq).
c) Để mắt người “bắt” được ánh sáng từ đồng hồ trong bóng tối, các tế bào nhận kích thích
ánh sáng (quang thụ thể) phải chạm được ít nhất 9 photon trên mỗi 100 ms. Giả sử rằng 10%
photon phát xạ từ nguồn sáng sẽ chạm tới các quang thụ thể. Tính tần số bức xạ photon của một

4
nguồn sáng để một người bình thường có thể xem được giờ trong bóng tối, có nghĩa là tính xem
bao nhiêu photon phải được phát xạ mỗi giây.
d) Biết rằng sự phân rã một nguyên tử triti gây ra sự phát xạ một photon, hãy tính số
lượng vi hạt phóng xạ cực tiểu Nmin để hoạt độ đủ cho mắt nhìn thấy ánh sáng phát ra từ đồng hồ.
Tính xem một chiếc đồ hồ chứa 0,0100 gam triti sẽ phát sáng trong bao nhiêu năm.
Đồng vị Khối lượng (u)
1
H 1,00782
2
H 2,01410
3
H 3,01605
3
He 3,01603

Hướng dẫn chấm


Câu Nội dung Điểm
3 a)
Phản ứng phóng xạ tuân theo phương trình động học bậc một, ta có:

0,5
(năm)
b)
Tổng số mol khí:

(mol)
Số mol He:

0,25
(mol)
Số mol triti:
(mol)
Hằng số tốc độ:

(s−1) 0,25
Hoạt độ phóng xạ:
(Bq)
c)
Hoạt độ tối thiểu cần trong một mẫu để mắt người có thể nhìn thấy được
ánh sáng: 0,25

5
(photon.s−1)
d)
Số nguyên tử tritium tối thiểu:
0,25
(nguyên tử)
Số nguyên tử tritium ban đầu:

(nguyên tử)
Ta có:

0,5

(năm)

Câu 4: Nhiệt hóa học (2,0 điểm)


Đo thân nhiệt là một trong những cách khám sàng lọc để phát hiện
người bệnh có nguy cơ nhiễm Covid-19. Ở những địa điểm công cộng,
việc kiểm tra được thực hiện bởi các nhiệt kế bức xạ và máy ảnh nhiệt. Các
thiết bị này cung cấp khả năng thu thập dữ liệu nhanh, nhưng độ chính xác
của chúng thấp hơn nhiều so với nhiệt kế thủy ngân. Khi tiếp xúc với vật
cần đo, thể tích của thủy ngân thay đổi cho sự giãn nhiệt, tuân theo công
thức: ; trong đó V0, V là các thể tích đầu và cuối của thủy
ngân, là hệ số nhiệt giãn nở thể tích, là chênh lệch giữa nhiệt độ đầu
và cuối.
a) Khi tiến hành đo thân nhiệt của học sinh A thì có 115,0 J nhiệt
được truyền đến thủy ngân. Hỏi học sinh A có bị sốt hay không. Biết Khối
lượng riêng của thủy ngân là  = 13,55 g.cm−3; nhiệt dung riêng của thủy
ngân lỏng là c = 27,88 J.mol −1; α = 1,8.10−4 K−1. Vạch chia tỉ lệ là 1 mm,
nhiệt độ đầu của thủy ngân là 35,0oC. Khi bị sốt thì nhiệt kế sẽ vượt mốc
37,0oC. Đường kính cột thủy ngân là d = 1 mm.
b) Nhiệt kế thủy ngân có một vài nhược điểm, bao gồm việc khó sử dụng ở những vùng có
khi hậu lạnh giá. Dựa vào điều kiện cân bằng ∆G nc=0, hãy xác định nhiệt độ hóa rắn của thủy
ngân; MHg= 200,6 g.mol−1, nhiệt nóng chảy , Nhiệt kế chứa
0,7 gam thủy ngân.
c) Hãy xác định biến thiên entropy của 0,7 gam thủy ngân khi tăng nhiệt độ từ −60 oC lên
+40oC, nhiệt dung riêng của thủy ngân rắn là
Hướng dẫn chấm

6
Câu Nội dung Điểm
4 a)
Để đo nhiệt độ cơ thể người bằng nhiệt kế như trong hình, bạn cần
xác định được biến thiên thể tích thủy ngân. Khi biết giá trị vạch chia độ và
xác định được độ cao h từ thể tích cylinder (2r2h), chúng ta sẽ tìm được
nhiệt độ cuối. Trong quá trình đo, nhiệt lượng Q=c.m.T đã truyền đến thủy
ngân, trong đó m=Vo (m là khối lượng thủy ngân). Biến thiên thể tích thủy
ngân trong quá trình nóng lên là
V = V – Vo = VoT.
Do đó, ta có:
0,5

Do vạch chia tỉ lệ là 1 mm nên thủy ngân đã tăng lên 14 vạch và


nhiệt độ cơ thể người là 36,4oC, có nghĩa rằng người ấy khỏe mạnh.

b)

Trong quá trình chuyển phase, biến thiên entropy là , nhiệt


độ hóa rắn của thủy ngân là
0,5

c)
Biến thiên entropy S của thủy ngân khi tăng nhiệt độ từ –60 oC lên
+40oC gồm S1 khi đun nóng thủy ngân rắn từ –60 lên nhiệt độ nóng chảy,
meltS và S2 khi đun nóng thủy ngân lỏng từ –38oC lên 40oC.
0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 5: Dung dịch và phản ứng trong dung dịch (2,0 điểm)
Dung dịch A chứa Na2CO3 0,02M. Dung dịch B là CaCl2 0,02M.
a) Tính pH của dung dịch A.
b) Chuẩn độ 10,0 mL dung dịch A bằng HCl 0,01M đến đổi màu metyl da cam (pH =
4,00). Tính pH tương đương tại thời điểm này.
c) Trộn 10,0 mL dung dịch A với 10,0 mL dung dịch B, điều chỉnh đến pH=10 thì có kết
tủa Ca(OH)2 và CaCO3 tách ra không?
7
Cho: H2CO3 có pKa1 = 6,35; pKa2= 10,33;
Ca(OH)2 có Ks = 6,46.10–6; CaCO3 có Ks = 3,31.10–9.
Hướng dẫn chấm
Câu Nội dung Điểm
a)
CO32– + H2O HCO3– + OH– Kb1 = 10–3,67 (1)
– –7,63
HCO + H2O
3 H2CO3 Kb2 = 10 (2)
H2O H+ + OH– Kw = 10–14 (3)
Vì Kb1 >> Kb2 và Cb.Kb1 >> Kw nên pH của dung dịch A được tính
theo (1)
CO32– + H2O HCO3– + OH– Kb1 = 10–3,67 (1) 0,25
C 0,02 0 0
[ ] 0,02 − x x x

x = 1,96.10–3M
pH = 14 + lg[1,96.10–3 ] = 11,29
0,25
b)
Tại pH = 4,0 [H+] = 10–4
Ta có:

0,25

[H2CO3] / [HCO3–] = [H+] / Ka1 = 2,35 >> 1


Vì: [H2CO3] >> [HCO3–] >> [CO32–] 0,25
nên khi metyl da cam chuyển màu đã trung hòa hết 2 nấc của bazơ.
Ta có:
CO32– + 2H+ → H2CO3
2.10–4 4.10–4 2.10–4 mol

VHCl = (lít)

H2CO3 H+ + HCO3– Ka1 = 10–6,35


[ ] 4.10–3− h h h

0,25
–5
h = 4,20.10 M pH = 4,376
8
c)
= 0,01M
- Tại pH =10 [OH–] = 10–4 M
. [OH–]2 = 10–10 << 6,46.10–6
0,25
Không có kết tủa Ca(OH)2 tách ra.
- Xét khả năng tạo kết tủa CaCO3
CO32– + H2O ⇌ HCO3– + OH– Kb1 = 10–3,67 >> Kb2
C 0,01 0 0
[] 0,01 − x x 10–4 0,25

x = 6,81.10–3 M [CO32-] = 3,187.10–3 M


[Ca2+].[CO32–] = 3,187.10–5 >> 3,31.10–9
0,25
Có kết tủa CaCO3 tách ra.

Câu 6: Phản ứng oxi hoá khử. Pin điện và điện phân (2,0 điểm)
6.1. Pin sạc axit chì là một trong những loại pin phổ biến nhất được sử dụng trong xe hơi ở
đầu thế kỷ 21. Nó có một số đặc điểm vượt trội và nó có thể được tái chế gần như hoàn
toàn. Trong suốt quá trình pin phóng điện thì điện cực chì và chì (IV) oxit chuyển thành điện cực
chì sunfat. Axit sunfuric được sử dụng như là chất điện phân.
a) Viết các quá trình hóa học xảy ra ở mỗi điện cực, phản ứng chung xảy ra khi pin phóng
điện và sơ đồ pin.

Cho:

tại 25oC:

b) Tính và suất điện động của pin khi .


6.2. Các ion CN− có mặt trong một số loại nước thải công nghiệp. Có thể loại chất độc này
bằng phản ứng sau ở 25oC: CN− + H2O2 NCO− + H2O
a) Tính hằng số cân bằng của phản ứng.
b) Trong nước thải có nồng độ CN − là 10-3 M. Nếu dùng dung dịch H 2O2 0,1M (thể tích
không đổi) nồng độ CN− còn lại sau phản ứng là bao nhiêu, rút ra kết luận.
Cho biết: , , F = 96500 C.mol−1, R=8,314 J.K−1.mol−1.
Hướng dẫn chấm
Câu Nội dung Điểm
6.1. a)

Catot: PbO2 + 4H+ + 2e  Pb2+ + 2H2O K1 =


HSO4–  SO42− + H+ K2 = 10–2
Pb2+ + SO42–  PbSO4 K3 = 107,66

9
Quá trình khử tại catot:
PbO2 + HSO4 + 3H + 2e  PbSO4 + 2H2O Kcatot = K1.K2.K3 (*)
– +

Anot: Pb  Pb2+ + 2e K1’=


HSO4– SO42– + H+ K2’ = 10–2 0,25
Pb2+ + SO42–  PbSO4 K3’ = 107,66
Quá trình oxh tại anot:
Pb + HSO4–  PbSO4 + H+ + 2e Kanot = K1’.K2’.K3’ (**) 0,25
Phản ứng chung khi pin phóng điện:
PbO2 + Pb + 2HSO4– + 2H+  2PbSO4 + 2H2O (***)
Sơ đồ pin:
(–) Pb│PbSO4, H+, HSO4–│PbO2 (Pb) (+)
b)

(*): = Kcatot = 10−2107,66

 = 1,62 V
Theo (**):

0,25
= Kanot = 10 10
–2 7,66

 = – 0,29 V
Theo (***):
Epin = E(c) – E(a)

= – +
– +
Trong đó [HSO4 ], [H ] được tính từ cân bằng sau:

H+ + Ka = 10−2
[] 1,8 – x 1,8 + x x
[SO4 ] = x = 9,89×10–3 M
2–
0,25
 [H+] = 1,81 M; [HSO4–] = 1,79 M

Epin = 1,62 + 0,29 + = 1,94 V


6.2. a)
CN− + H2O2 NCO− + H2O 0,25
∆Eo = −
o
∆G = − 2. 96500.(1,77 + 0,14) = −8,314.298 lnK 0,25
 K = 4,14.1064
b)
Phản ứng: CN- + H2O2 ⇌ NCO- + H2O
10
CB: 10-3 – x 10-1 – x x
Vì K rất lớn nên coi x = 10-3
[ CN − ]= [ NCO ]

10−3
= =2 , 4 . 10−67 M
K [ H 2 O2 ] 4 ,14 .1064 .(10−1 −10−3 )
Vậy dùng dư H2O2 theo tỉ lệ số mol H 2O2 : CN- = 100 : 1 thì có thể loại trừ 0,25
gần hết CN- trong nước thải.
0,25

Câu 7: Cân bằng hóa học trong pha khí (2,0 điểm)
PbCO3 và ZnO thường được sử dụng làm bột tạo màu trắng. H 2S trong không khí có thể
làm hư hại các bột màu này do các phản ứng sau:

PbCO3 (s) + H2S (g) PbS (s) + CO2 (k) + H2O (g) (1)

ZnO(s) + H2S (g) ZnS (s) + H2O (g) (2)


a) Tính hằng số cân bằng của các phản ứng (1) và (2).
b) Cần khống chế nồng độ tối đa của H 2S trong không khí bằng bao nhiêu g/m 3 để các bột
màu nói trên không bị hư hại?
c) Trong 2 chất màu nói trên, chất nào ưu thế hơn khi môi trường có H 2S, tại sao? Bằng
cách xử lí với dung dịch H2O2, có thể làm trắng lại các mảng bị đổi màu do sự hình thành PbS.
Viết phương trình của phản ứng xảy ra trong cách xử lí này.
Cho biết: T = 298K; áp suất khí quyển P= 1,0 atm. Trong không khí chứa: 77,90% N 2;
20,70% O2; 0,026% CO2; 0,40% hơi H2O; và 1,03% các khí khác về thể tích.

PbCO3(s) H2S(g) PbS(s) ZnO(s)


ZnS(s) CO2(g) H2O(g) PbSO4(s)
ΔfG°298 −184,
− 626,0 − 33,0 − 92,6 −318,0 −394,2 − 228,5 − 811,5
kJ/mol 8
Màu trắng đen trắng trắng trắng

Hướng dẫn chấm


Câu Nội dung Điểm
7 a)
Đối với phản ứng (1)
ΔG°(1) = (-92,6 – 394,2 – 228,5 + 626,0 + 33,0) kJ/mol = -56,3 kJ/mol 0,25
K(1) = e- ΔG°(1)/RT = e56300/8,314.298 = 7,4.109.

Đối với phản ứng (2)


ΔG°(2)=(-184,8 -228,5 + 318,0 + 33,0) kJ/mol = - 62,3 kJ/mol 0,25
K(2) = e- ΔG°(2)/RT = e62300/8,314.298 = 8,3.1010

b)
Đối với phản ứng (1):

11
ΔG(1)= -RTlnK(1)+ RT.ln
Điều kiện để (1) ưu thế theo chiều thuận:

ΔG(1) =-RTlnK(1) + RT.ln <0 (a) 0,5

→ > = 1,4.10-16 atm (b)


Để bảo vệ được màu trắng PbCO 3 thì nồng độ H2S được phép trong không
khí tối đa là:
34.(1,4.10-16 . 1000 )/(0,082 . 298) = 1,9.10-13 g/m3

Đối với phản ứng (2)

ΔG(2) = - RTlnK(2) + RT.ln


Điều kiện để (2) ưu thế theo chiều thuận:
0,5

ΔG(2) = - RTlnK(2) + RT.ln <0 (c)

→ > = 4,8.10-14 atm


Để bảo vệ được màu trắng ZnO thì nồng độ H2S được phép trong không khí
tối đa là:
34.(4,8.10-14.1000 )/(0,082 . 298) = 6,7.10-11 g/m3
c)
ZnO ưu thế hơn vì:
- Phản ứng (1) tự diễn biến ở những nồng độ H2S nhỏ hơn;
- Sản phẩm của (1) là PbS có mầu đen còn sản phẩm của (2) là ZnS vẫn 0,5
còn là màu trắng.
PbS + 4H2O2  PbSO4 + H2O (3)

Câu 8: Động hóa học (2,0 điểm)


Khử carbon dioxide bởi hydrogen là một trong những phản ứng được nghiên cứu nhiều
nhất trong phase khí. Các nhà nghiên cứu tích cực khám phá với hi vọng sẽ làm giảm hiệu ứng
nhà kính của carbon dioxide và tìm được cách tạo ra nhiên liệu giá rẻ từ không khí. Tiến hành
một số thí nghiệm với các hỗn hợp CO 2 và H2 (lấy theo các tỉ lệ khác nhau) được đun nóng trong
buồng phản ứng có dung tích không đổi tới 350 oC, có mặt xúc tác Rh. Trong những điều kiện
này, chỉ có 2 phản ứng cạnh tranh diễn ra:
CO2 + 4H2 → CH4 + 2H2O (phản ứng 1)
CO2 + H2 → CO + H2O (phản ứng 2)
Một số kết quả của các thí nghiệm được trình bày trong bảng:
Áp suất ban đầu (atm) Áp suất sau 5 phút (atm)
STT Nhiệt độ, K

12
1 623 0,20 1,00 1,08 0,16
2 623 0,20 1,50 1,52
3 623 0,10 0,50 0,56
4 663 0,20 1,00 0,90
a) Độ chọn lọc sản phẩm của xúc tác có thể được xác định bởi tỉ lệ lượng chất phản ứng
chuyển thành sản phẩm này với tổng lượng chất tiêu thụ. Tính áp suất riêng phần của sản phẩm
CH4 và CO trong thí nghiệm đầu tiên và tính độ chọn lọc của xúc tác với CH4.
b) Xác định bậc phản ứng của các tác nhân trong phản ứng (1). Tính năng lượng hoạt hóa
của phản ứng tạo thành CH4. Lấy giá trị gần đúng: .
c) Khi chiếu sáng, độ chọn lọc của chất xúc tác tăng mạnh. Tốc độ tạo thành sản phẩm
CH4 tăng 10 lần ở nhiệt độ 623 K, trong khi đó tốc độ tạo thành sản phẩm CO hầu như không
thay đổi. Ước lượng năng lượng hoạt hóa của phản ứng quang xúc tác tạo thành CH4.
Hướng dẫn chấm
Câu Nội dung Điểm
8 a)
Chỉ có phản ứng (1) là áp suất giảm: từ 5 phân tử, thu được 3; mà
một trong số đó là CH4. Do đó, áp suất riêng phần của methane bằng ½ tổng
áp suất giảm.
Trong thí nghiệm 1:

Độ chọn lọc xúc tác với CH4 là


0,5

b)
Biểu thức tốc độ phản ứng (1):

Trong phản ứng (1) thì tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với áp suất của
sản phẩm CH4 tạo thành.
Áp suất riêng phần của methane trong thí nghiệm thứ 2:

Ta có:

13
bậc của H2: y = 1. 0,25
Áp suất riêng phần của methane trong thí nghiệm thứ 3:

Ta có:

Nhận xét: so với thí nghiệm thứ nhất, tốc độ đã giảm 3 lần - trong đó
thì 2 lần là bởi sự giảm áp suất H2 (bậc 1) và 1,5 là do sự giảm áp suất CO2.
Vì: nên bậc phản ứng của CO2 là x = ½.
Áp suất riêng phần của methane trong thí nghiệm thứ 4: 0,25

Ta có:

Nhận xét: so với phản ứng đầu tiên, khi tăng nhiệt độ từ 623 lên 663 K
thì tốc độ phản ứng với áp suất CO2 và H2 tăng lên 2,5 lần.
Năng lượng hoạt hóa:

Ea = 78665 J/mol = 78,665 kJ/mol


0,5
c)
Khi chiếu sáng xúc tác, tốc độ phản ứng tăng 10 lần ở nhiệt độ 623K.
Chúng ta có 2 phương trình Arrhenius (giả sử rằng hằng số trong các
phương trình Arrhenius là giống nhau):

Trong bóng tối:

Khi chiếu sáng: 0,5


Lập tỉ số:

14
(J/mol) = 66,738 (kJ/mol)

15
Câu 9: Halogen, oxi – lưu huỳnh (2,0 điểm)
Iot được tìm ra vào năm 1811 bởi nhà hóa học Pháp trong quá trình sản xuất kali nitrat để
phục vụ cho quân đội của Napoleon. Trong khi rửa tro rong biển với axit sunfuric thì ông thấy có
hơi màu tím thoát ra rồi ngưng tụ trong bộ dụng cụ bằng đồng và làm các dụng cụ này bị ăn mòn.
Dưới đây là sơ đồ thể hiện một số tính chất hóa học của iot, các chất từ A đến H là các dẫn xuất
của iot. Trong một số trường hợp một chất là sản phẩm của nhiều phản ứng.
a) Xác định các chất từ A - H và viết các phương trình phản ứng hóa học đã xảy ra.

Một trong số những tính chất đặc trưng của iot là nó có thể tạo thành các ion polyiodua.
Một số polyiodua đơn giản nhất hiện diện trong dung dịch nước iot. Nó được tạo thành bằng cách
hòa tan iot trong dung dịch KI. Trong hỗn hợp này người ta phát hiện được anion I 3–. Cho đến
nay người ta đã biết được các anion từ I2– đến I293–.
b) Viết cấu trúc Lewis của anion I 3–, chỉ rõ những cặp electron không liên kết và cho biết
dạng hình học của anion này.
c) Đề nghị một dạng hình học có thể có của anion I 5–. Trong trường hợp này có thể bỏ qua
không cần vẽ cặp electron không liên kết.
Hướng dẫn chấm
Câu Nội dung Điểm
9 a) 0,5
Xác định các chất từ A-H:
A. KI ; B. HIO3 ; C. I2O5 ; D. KIO3 ; E. HI ; F + G - CuI + I2 ; H. AgI

Các phương trình phản ứng hóa học đã xảy ra: 1,0
(1) 2KI + KNO3 + H2SO4 → I2 + KNO2 + K2SO4 + H2O
(2) 3I2 + 10HNO3 → 6HIO3 + 10NO + 2H2O
(3) 3I2 + 6KOH → 5KI + KIO3 + 3H2O
(4) HIO3 + KOH → KIO3 + H2O
(5) 2HIO3 → I2O5 + H2O
(6) 5CO + I2O5 → 5CO2 + I2
(7) 2I2 + N2H4 → 4HI + N2
(8) HI + KOH → KI + H2O
(9) 4KI + 2 CuSO4 → 2CuI + I2 + 2K2SO4

16
(10) KI + AgNO3 → AgI + KNO3
b)
Cấu trúc Lewis của anion I3–:
0,25

(Dạng đường thẳng)


c)
Dạng hình học có thể có của anion I3–: dạng chữ V hay chữ L

0,25

(Chấp nhận đáp án đường thẳng)

Câu 10: Đại cương hữu cơ, so sánh tính chất (2,0 điểm)
10.1. Cho ba hợp chất I, II và III:

a) Hãy so sánh và giải thích độ mạnh tính bazơ của 3 hợp chất trên.
b) Khi đưa nhóm NO2 vào vị trí para đối với nguyên tử N trong phân tử chất II và III thì
tính bazơ của II giảm nhẹ trong khi đó tính bazơ của III thì giảm rõ rệt. Giải thích.
10.2. So sánh độ linh động của các nguyên tử H (được in đậm) trong 3 phân tử A,
B, C sau và giải thích.

10.3. Hãy giải thích sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất sau:

81oC 106oC 141oC 88oC


D E F G
Hướng dẫn chấm

17
Câu Nội dung Điểm
10.1 a)
.

Độ mạnh tính bazơ của I > II > III.


- Ở I , các nhóm thế để gây hiệu ứng +I làm tăng mật độ electron trên 0,5
nguyên tử N.
- Ở II, nhân benzen gây hiệu ứng –I làm giảm mật độ electron trên
nguyên tử N. Cặp electron p của N không đồng phẳng với hệ liên hợp π của
vòng benzen nên không liên hợp với nhân thơm.
- Ở III, nhân benzen gây đồng thời cả hiệu ứng –I và -C làm giảm mật
độ electron trên nguyên tử N nhiều hơn ở II, đồng thời sự án ngữ không gian
của nhân benzen cũng làm cho III khó nhận proton và khó solvat hóa hơn.
b)
Khi thêm nhóm NO2 vào vị trí para so với nguyên tử N thì III chịu 0,5
ảnh hưởng nhiều hơn do cặp electron trên nguyên tử N bị hút bởi hiệu ứng
–C của NO2, II chịu ảnh hưởng ít hơn do cặp electron chỉ bị hút bởi hiệu ứng
–I của nhóm NO2.
10.2
.

Độ linh động của các nguyên tử H tương ứng của A >C >B. A tạo ra anion là
hệ thơm, B tạo ra anion là hệ phản thơm, C tạo ra anion hệ không thơm.
0,5

10.3
.

81oC 106oC 141oC 88oC


D E F G
- Nhiệt độ sôi của các chất tăng dần theo thứ tự sau: D < G < E < F
- Chất E và F có liên kết hiđro, liên kết hiđro của nhóm O-H mạnh 0,5
hơn liên kết hiđro trong nhóm N-H nên nhiệt độ sôi của F lớn hơn E.
- Chất D và G không có liên kết hiđro, chất G có khối lượng phân tử
lớn hơn nên nhiệt độ sôi của G lớn hơn D.

------------------Hết------------------
GV biên soạn: Lê Thị Quỳnh Nhi – THPT chuyên Lê Khiết – Tỉnh Quảng Ngãi
Số điện thoại: 0374715808
18

You might also like