You are on page 1of 2

LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM PHẦN DUNG DỊCH ĐIỆN LI

A. CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN CỦA HÓA HỌC ÁP DỤNG CHO HỆ CÁC CHẤT ĐIỆN LI:

I. Chất điện li và sự điện li:


Khi hoà tan các hợp chất có liên kết ion hoặc liên kết cộng hóa trị có cực vào dung môi phân cực như nước
rượu,... do sự tương tác từ dung môi mà các phân tử sẽ phân li hoàn toàn hoặc một phần thành các ion trái dấu,
tồn tại dưới dạng các ion solvate hóa. Những chất như vậy được gọi là chất điện li. Ví dụ như khi hòa tan NaCl
vào nước sẽ bị solvate hóa như hình dưới:

NaCl + H2O → Na(H2O)3+ + Cl(H2O)3-

Tuy nhiên, để đơn giản hóa thì người ta biểu diễn


như sau:
NaCl → Na+ + Cl-
Mức độ phân li của chất điện li phụ thuộc của
bản chất của chính nó và dung môi.

Để định lượng sự phân li, người ta dựa vào độ điện li α


và hằng số điện li K:
 Độ điện li α là tỉ số giữa nồng độ của chất đã phân li thành ion với nồng độ của chất điện li ban đầu.
 Hằng số điện li K giống với hằng số cân bằng Kc, đặc trưng cho khả năng điện li của một chất.
Phân loại chất điện li:
 Chất điện li mạnh: gồm các acid vô cơ, các base kiềm- kiềm thổ và hầu hết các muối tan.
 Chất điện li yếu: gồm các chất còn lại như các acid – base yếu, trung bình hay các hợp chất muối không
tan.
Phản ứng giữa các chất điện li:
 Nguyên tắc: Là phản ứng giữa các ion, các ion kết hợp với nhau để tạo thành sản phẩm kết hợp mới.
 Các trường hợp không có phản ứng xảy ra là khi tạo ra chất điện li mạnh, ví dụ NaCl không phản ứng
với KNO3.
 Các trường hợp có phản ứng xảy ra:
Tạo thành H2O ít phân li (các phản ứng acid-base)
Tạo thành các acid phân li yếu như CH3COOH, H3PO4,...
Tạo thành các hợp chất ít tan
Tạo thành các hợp chất khí thất thoát
Kèm theo sự thay đổi trạng thái oxi hóa
II. Các định luật cơ bản:
1. Định luật bảo toàn nồng độ đầu:
Nồng độ ban đầu của một cấu tử bằng tổng nồng độ cân bằng cùa các dạng tồn tại của cấu tử đó có mặt trong
dung dịch.
2. Định luật bảo toàn điện tích:
Tổng điện tích âm của các anion phải bằng tổng điện tích dương của các cation
Ví dụ trong dung dịch có mặt có ion sau: H+, OH-, ClO4-, K+, CrO42-
Biểu diễn định luật BTĐT như sau: [H+] + [K+] = [OH-] + [ClO4-] + 2[CrO42-]
3. Định luật tác dụng khối lượng:
Đối với phản ứng tổng quát: aA + bB ⇌ cC + dD
[C ]c [ D]d
Khi đạt trạng thái cân bằng ta có biểu thức: K=
[ A] a [B] b
K được gọi là hằng số cân bằng nồng độ
Biểu diễn định luật tác dụng khối lượng ở một số cân bằng acid-base:
 Cân bằng phân li acid: HA ⇌ H+ + A- Ka=¿ ¿ là hằng số phân li acid
 Cân bằng phân li base: B + H2O ⇌ HB+ + OH- Ka=¿ ¿ là hằng số phân li base

B. CÂN BẰNG ACID – BASE:

I. Thuyết Bronsted- Lowry:


 Acid là những chất có khả năng nhường proton, còn base là những chất có khả năng nhường proton.
 Acid sau khi nhường proton thì chuyển thành dạng base liên hợp với nó, tương tự base thâu proton sẽ
chuyển thành dạng acid liên hợp tương ứng. Mô tả phản ứng acid-base qua sơ đồ sau:

A1 ⇌ B1 + proton
B2 + proton ⇌ A2
______________________

A1 + B2 ⇌ B1 + A2
II. Phản ứng acid-base trong dung dịch nước:
Đặc điểm của dung môi nước:
 Nước là chất điện li yếu, lưỡng tính, thể hiện cả tính acid lẫn base.
 Khi cho một acid vào nước thì nó sẽ nhường proton và tạo ra ion H3O+
 Khi cho một base vào nước thì nó sẽ thu proton của nước và tạo ra ion OH-
 Cân bằng tự ion hóa của nước: H2O ⇌ H+ + OH- với hằng số Kw

Để thống nhất tính acid-base của dung dịch người ta dùng chỉ số hoạt độ ion hydrogen tức là âm logarit của hoạt
độ ion hydrogen: pH = -lg[H+]
Ta có: Kw = [H+][OH-] (*) theo định luật tác dụng khối lượng
Tại 22 độ C, Kw có gía trị bằng 1,0.10-14. Khi đó logarit hai vế (*) và đổi dấu ta được:
pH + pOH =14
Trong dung dịch acid, pH < 7
Trong dung dịch base, pH > 7
a) Định luật bảo toàn proton (còn gọi là điều kiện proton):
Nồng độ cân bằng của proton có trong dung dịch bằng hiệu giữa tổng nồng độ proton giải phóng ra và tổng
nồng độ proton thu vào
b) Cân bằng acid-base mạnh:
Các acid-base mạnh nhường hoặc nhận proton hoàn toàn cho nước, để biểu diễn cân bằng phân li chỉ đơn giản
ghi phương trình điện li thông thường
Trong dung dịch nước, còn có quá trình phân li của nước.
c) Cân bằng acid-base yếu:
Các acid-base yếu chỉ phân li một phần nên độ mạnh của chúng được đặc trưng bởi hằng số phân li Ka hoặc Kb.
Phương pháp đánh giá gần đúng thành phần cân bằng trong dung dịch:
 Mô tả đầy đủ các cân bằng có thể xảy ra
 So sánh các giá trị hằng số cân bằng K để đánh giá xem cân bằng nào sẽ đóng góp chủ yếu (quyết định
pH), từ đó tính toán theo cân bằng chủ yếu qua hằng số K hoặc điều kiện proton (trong trường hợp có
nhiều cân bằng chủ yếu).

You might also like