You are on page 1of 11

CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN CỦA HOÁ HỌC ÁP

DỤNG CHO HỆ TRONG DUNG DỊCH CÁC


CHẤT ĐIỆN LI

A. LÍ THUYẾT:
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN:
- Chất điện li là môi trường chứa các ion dẫn điện thông qua sự
chuyển động của các ion đó, nhưng không dẫn electron. Gồm các
cation và anion phân tán đồng đều trong dung môi.
- Chất điện li mạnh là chất khi hoà tan trong nước các phân tử hoà
tan đều trở thành ion.
- Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một số các phân
tử trở thành ion, phần còn lại tồn tại dưới dạng phân tử trong
dung dịch.
- Độ điện li là tỉ số giữa mol phân tử bị phân li trên tổng số mol
phân tử tan trong dung dịch
- Hằng số điện li là thước đo định lượng độ mạnh yếu của acid
trong dung dịch.

2. CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN:


- Định luật bảo toàn điện tích: Trong một hệ cô lập về điện, tổng đại
số điện tích là một hằng số không đổi. Với hệ cô lập về điện là hệ
vật không có trao đổi điện tích với các vật khác ngoài hệ.
- Định luật bảo toàn nguyên tố: Trong một phản ứng hoá học, tổng
số mol nguyên tử của một nguyên tố X bất kì không thay đổi.
- Định luật tác dụng khối lượng: Trong một phản ứng hoá học, tốc
độ phản ứng tỉ lệ thuận với tốc độ các chất tham gia phản ứng với
số mũ thích hợp.

3. CÁC HẰNG SỐ CÂN BẰNG THƯỜNG DÙNG:


- Một số hằng số cân bằng thường dùng:
o Hằng số cân bằng K
- Tổ hợp cân bằng:
o Cân bằng theo chiều nghịch: Hằng số cân bằng nghịch bằng
giá trị nghịch đảo hằng số của quá trình thuận
o Cộng cân bằng: Hằng số của cân bằng tổ hợp khi cộng các
cân bằng với nhau bằng tích các hằng số của các cân bằng
riêng lẻ
o Nhân cân bằng với một thừa số: Khi nhân cân bằng với một
thừa số n thì hằng số cân bằng tổ hợp bằng hằng số cân
bằng của gốc luỹ thừa n lần
BÀI TẬP TUẦN 1
HNO3. : acid nitric H2SO4. : acid sulfuric
H3PO4. : acid photphoric CH3COOH: acid acetic
NaOH. : sodium hydroxide KOH. : potassium hydroxide
Ba(OH)2 : barium hydroxide Ca(OH)2. : calcium hydroxide
Al(OH)3. : Aluminum hydroxide NH3. : Amonia
CH3NH2 : Methylamine NH4Cl. : Amoni chloride
NaNO3. : sodium nitrate CuSO4. : Copper (II) sulfate

Khái niệm acid, base và muối theo IUPAC:

Acid: một phân tử hoặc các loại chất có khả năng cho một proton hoặc
có khả năng tạo thành liên kết cộng hóa trị với một cặp electron.

Base: Một chất hoặc 1 phân tử có một cặp electron có khả năng tạo
thành liên kết cộng hóa trị với proton hoặc với quỹ đạo trống của một
số loài khác
Muối: là hợp chất được tạo bởi base và acid
- Muối có tính acid là muối tạo ra proton
- Muối có tính base là muối có thể nhận proton và tạo ra OH-
- Muối trung hoà là muối được tạo ra bởi acid mạnh và base mạnh

You might also like