You are on page 1of 6

ÔN TẬP THEO MA TRẬN ĐỀ

BÀI: Quy tắc octet

Nhận biết:
- Khái niệm quy tắc octet
- Biết được xu hướng của nguyên tử kim loại khi hình thành liên kết hóa
học.
- Biết được xu hướng của nguyên tử phi kim khi hình thành liên kết hóa học.
Thông hiểu:
- Hiểu được xu hướng hình thành liên kết của các nguyên tử theo quy tắc
octet.
- Hiểu được nguyên tử nào thỏa mãn quy tắc octet trong một số phân tử
hợp chất
ÔN TẬP THEO MA TRẬN ĐỀ
Bài: Liên kết ion
Nhận biết:
- Biết được ion, cation, anion
- Biết được hợp chất nào là hợp chất ion.
Thông hiểu:
- Hiểu được các giai đoạn hình thành hợp chất ion từ các nguyên tử.
- Hiểu được tính chất của các hợp chất ion (nhiệt độ nóng chảy, khả năng
dẫn điện)
Vận dụng:
- Trình bày sự hình thành liên kết ion trong phân tử
- Xác định số e, số p, số n trong một ion đơn nguyên tử, đa nguyên tử
ÔN TẬP THEO MA TRẬN ĐỀ
Bài: Liên kết cộng hóa trị
Nhận biết:
- Định nghĩa liên kết cộng hoá trị, LKCHT không cực (H2, O2), LKCHT có cực hay phân cực
(HCl, CO2), Năng lượng liên kết
- Biết được công thức Lewis của một số chất đơn giản (N2; NH3; Cl2; H2O; H2S)
- Biết được các loại liên kết (liên kết cộng hoá trị không phân cực, phân cực, liên kết ion)
dựa theo độ âm điện.
Thông hiểu:
- Dự đoán được kiểu liên kết hoá học có thể có trong phân tử gồm 2 nguyên tử khi biết
hiệu độ âm điện của chúng.
- Hiểu được sự hình thành liên kết σ và liên kết π qua sự xen phủ AO.
- So sánh độ bền liên kết giữa các phân tử dựa vào năng lượng liên kết
Vận dụng:
- Viết được công thức electron, công thức Lewis, công thức cấu tạo của một số phân tử
- Biết cách sắp xếp các phân tử theo trật tự tính tăng dần/ giảm dần độ phân cực.
ÔN TẬP THEO MA TRẬN ĐỀ

Bài: Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals


Nhận biết:
- Khái niệm liên kết hydrogen.
- Vai trò, ảnh hưởng của liên kết hydrogen tới tính chất vật lí của H2O.
Thông hiểu:
- Nhận biết được sự xuất hiện liên kết hydrogen trong một số chất: H2O; NH3; HF.
- Ảnh hưởng của tương tác van der Waals tới nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các
chất.
Vận dụng:
- Giải thích được sự xuất hiện liên kết hydrogen (với nguyên tố có độ âm điện lớn: N,
O, F)
Vận dụng cao:
- So sánh nhiệt độ sôi hoặc độ tan trong nước của 1 số chất
ÔN TẬP THEO MA TRẬN ĐỀ
Bài: Phản ứng oxi hoá – khử

Nhận biết:
- Số oxi hoá của nguyên tố trong các phân tử đơn chất và hợp chất.
- Xác định số oxi hoá của mỗi nguyên tử trong các ion.
- Khái niệm chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử.
- Khái niệm phản ứng oxi hóa khử
Thông hiểu:
- Xác định được chất oxi hoá, chất khử, môi trường (nếu có) trong phản ứng
oxi hoá khử.
- Chỉ ra được quá trình oxi hoá, quá trình khử trong phản ứng oxi hoá khử.
- Nêu được ý nghĩa của phản ứng oxi hóa khử và vận dụng vào thực tế , đưa
ra 1 số biện pháp có ảnh hưởng tích cực đến môi trường sống
ÔN TẬP THEO MA TRẬN ĐỀ
Bài: Phản ứng oxi hoá – khử

Vận dụng:
- Cân bằng phương trình theo phương pháp thăng bằng electron.
- Giải bài toán bằng phương pháp bảo toàn electron
BT: Cho m gam M + HNO3 loãng dư thu được a mol khí N2 (sp khử duy
nhất). Tìm kim loại M
Vận dung cao:
- Giải bài toán bằng phương pháp bảo toàn electron
BT: Cho m gam kim loại Al (hoặc Mg; Zn) vào dd HNO3 dư. Sau pư hoàn toàn
thu được V lít (đkc) hh khí N2O; NO có tỉ khối hơi là d . Tính m ( Cho d, V)

You might also like