You are on page 1of 4

NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC ĐỀ THI HSG THPT CHUYÊN

Môn: HÓA HỌC 12


Áp dụng từ năm học 2021 - 2022
I. Nội dung chương trình:
1. Cấu tạo nguyên tử, cơ học lượng tử, phản ứng hạt nhân.
- Thành phần cấu tạo nguyên tử
- Vỏ nguyên tử: Obitan nguyên tử. Năng lượng electron trong hệ 1e và nhiều
e. Cấu hình electron nguyên tử và ion. Ý nghĩa 4 số lượng tử. Đặc điểm lớp
electron ngoài cùng;
- Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (Số thứ tự, chu kì, nhóm
nguyên tố, khối nguyên tố) liên hệ với cấu hình electron nguyên tử.
- Định luật tuần hoàn. Sự biến thiên cấu hình electron nguyên tử, một số đại
lượng vật lí, tính chất các nguyên tố, thành phần và tính chất của các hợp chất.
- Hạt nhân nguyên tử: Độ hụt khối. Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản
ứng hạt nhân. Động học quá trình phân rã phóng xạ. Cân bằng thế kỷ…
- Cơ học lượng tử: Bài toán nguyên tử H, bài toán elentron chuyển động
trong giếng thế.
2. Tinh thể- Liên kết hóa học,
- Đại cương về liên kết hóa học (liên kết cộng hóa trị, ion, kim loại).
- Cấu tạo và dạng hình học phân tử: thuyết VB, thuyết VSERP, thuyết lai
hóa. Thuyết MO.
- Liên kết hiđro; Tương tác Van der Waals; Sự phân cực của phân tử.
- Mạng lưới tinh thể ion, phân tử, nguyên tử, kim loại. Cách xác định số đơn
vị cấu trúc trong một ô mạng cơ bản, độ đặc khít.
3. Nhiệt hóa học
- Khái niệm nhiệt trong hóa học: nhiệt phản ứng, nhiệt tạo thành, thiêu nhiệt,
nhiệt hòa tan, năng lượng liên kết, năng lượng mạng lưới, chu trình Born – Haber,
Định luật Hess và các hệ quả. Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng.
- Chiều và giới hạn tự diễn biến của các quá trình.
- Các khái niệm: biến thiên entanpi ΔH, biến thiên entropi ΔS và biến thiên
thế đẳng áp ΔG. Mối liên hệ giữa các đại lượng trên.
4. Động hóa học hình thức
- Tốc độ phản ứng hóa học: khái niệm, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ
phản ứng hóa học. Động học phản ứng bậc nhất và bậc hai. Phương trình
Arrhenius. Động học và cơ chế phản ứng.
- Cân bằng hóa học: Phản ứng thuận nghịch. Cân bằng hóa học. Hằng số cân
bằng. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng. Sự chuyển dời cân bằng. Năng lượng tự
do ΔG và cân bằng hóa học.

5. Pin điêṇ – Điêṇ phân- Trắc quang


- Pin điện, thế điện cực chuẩn, sức điện động, phương trình Nernst.
- Quan hệ giữa ΔG và sức điện động, phản ứng điện phân.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng oxi hóa – khử: pH, tạo phức,…
- Khái niê ̣m về phức chất, đồng phân, danh pháp.
- Liên kết hóa học trong phức chất: thuyết liên kết hóa trị, thuyết trường tinh
thể, thuyết MO.
- Màu sắc của phức chất.
- Định luật hợp nhất Bouguer-Lambert-Beer.
- Định luật cộng tính.
- Xác định nồng độ bằng phương pháp thêm chuẩn chuẩn.
- Xác định hằng số phân li của thuốc thử, cân bằng tạo phức.
6. Dung dịch và phản ứng trong dung dịch
- Khái niệm về dung dịch. Sự hòa tan. Độ tan.
- Sự điện li. Chất điện li. Độ điện li. Hằng số điện li. Định luật bảo toàn nồng
độ.
- Axit – bazơ – muối: định nghĩa, phân loại, danh pháp, tính chất chung, tính
axit – bazơ của các ion. Phản ứng trao đổi ion.
- Tích số ion của nước, ý nghĩa. Dung dịch axit – bazơ. pH và chất chỉ thị
axit – bazơ.
- Cân bằng trong dung dịch các hệ: axit – bazơ
- Đại cương về phân tích các ion trong dung dịch.
- Cân bằng trong dung dịch các hệ: axit – bazơ, dị thể, tạo phức và các hệ
phức tạp.
- Chuẩn đô ̣ dung dịch.
7. Cấu trúc phân tử, tính chất vật lí, độ bền, tính axit-bazơ. Hóa lập thể
- Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ.
- Đồng phân: hình học, quang học, cấu dạng…
- Hiệu ứng cấu trúc electron, hiệu ứng không gian, hiê ̣u ứng octo….
- Ảnh hưởng của hiệu ứng electron lên một số tính chất vật lý: nhiê ̣t đô ̣ sôi,
nhiê ̣t đô ̣ nóng chảy, tính axit, bazơ; khả năng phản ứng hoá học….
- Quy tắc Huc-ken.
8. Cơ chế phản ứng. Hydrocacbon và hợp chất có oxy.
a. Cơ chế phản ứng:
- Cơ chế phản ứng hóa hữu cơ (Phản ứng halogen hóa ankan (S R); Phản ứng
thế electrophin: SE (Ar); Phản ứng thế nucleophin ( SN ); Phản ứng cô ̣ng
2

electrophin (AE); Phản ứng cô ̣ng gốc tự do (AR); Phản ứng cộng nucleophin (AN);
Phản ứng tách HX (E); Mô ̣t số phản ứng liên quan đến hợp chất chứa nhóm
cacbonyl…);
- Mô ̣t số phản ứng chuyển vị (Sự chuyển vị 1,2 nucleophin; Sự chuyển vị
đến nguyên tử oxi; Sự chuyển vị đến nguyên tử nito; Sự chuyển vị 1, 2 electrophin
và đồng li; Sự chuyển vị từ nhóm thế vào vòng thơm…);
b. Hydrocacbon và hợp chất có oxi:
- Sơ đồ phản ứng về tính chất của hidrocacbon; dẫn xuất halogen; hợp chất
có chứa oxi: ancol, phenol, andehit, xeton, axit, este.
- Xác định cấu trúc hợp chất hữu cơ: hidrocacbon; dẫn xuất halogen; hợp
chất có chứa oxi: ancol, phenol, andehit, xeton, axit, este.
9. Hợp chất chứa nitơ
Amin - Aminoaxit – peptit – protein - Ankaloit
- Khái niê ̣m và phân loại; cấu trúc; tính chất hóa học.
- Điểm đẳng điê ̣n của aminoaxit; phương pháp điê ̣n di.
- Điều chế và xác định cấu trúc: Amin, amino axit, peptit, protein, ankaloit.
10. Cacbohyđrat và sơ đồ tổng hợp các hợp chất hữu cơ. (2 điểm, gồm 2 câu)
a. Cacbohidrat (gluxit)
- Khái niê ̣m và phân loại; cấu trúc và đồng phân; tính chất hóa học.
- Tính chất của các monosaccarit: glucozơ, fructozơ,…; oligosaccarit:
saccarozơ, mantozơ, rafinozơ, melexitozơ; polisaccarit: tinh bô ̣t, xenlulozơ.
b. Sơ đồ tổng hợp hợp chất hữu cơ
Điểm toàn bài: 20,00 điểm
II. Cấu trúc đề thi:
Đề thi gồm 10 câu bao gồm các kiến thức trong nội dung chương trình thi:
- Hình thức: Tự luận
- Thời gian làm bài: 180 phút.
- Bảng phân bố:
Thứ tự Phân bố
Nội dung
câu điểm
1 Cấu tạo nguyên tử, cơ học lượng tử, phản ứng hạt nhân. 2.0
2 Liên kết hóa học – Tinh thể. 2.0
3 Nhiệt hóa học. 2.0
4 Động hóa học. 2.0
5 Điện hóa học, trắc quang 2.0
6 Dung dịch – chuẩn độ dung dịch. 2.0
Cấu trúc phân tử, tính chất vật lí, độ bền, tính axit-bazơ. 2.0
7
Hóa lập thể
8 Cơ chế phản ứng. Hydrocacbon và hợp chất có oxi. 2.0
Hợp chất có nitơ: Amin – aminoaxit – peptit – protein – 2.0
9
ankaloit.
10 Cacbohyđrat và sơ đồ tổng hợp các hợp chất hữu cơ. 2.0

--- HẾT ---

You might also like