You are on page 1of 90

ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ

VÀ CƠ CHẾ PHẢN ỨNG – PHẦN 1


Lý Minh Huy

1
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
• Nắm vững các lý thuyết về cấu tạo chất và cách biểu
diễn cấu trúc hóa học.
• Nắm vững các hiệu ứng điện tử và hiện tượng đồng
phân.
• Nắm vững nguyên tắc cơ bản của từng loại cơ chế
phản ứng.
• Đề xuất được các cơ chế cho các phản ứng đơn giản.
• Vận dụng, giải thích một số ví dụ về phản ứng.

2
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
I. Cấu tạo hợp chất hữu cơ
II. Đồng phân và cấu dạng
III. Hiệu ứng điện tử và thuyết acid –
base
IV. Đại cương về phản ứng hóa học và
cơ chế phản ứng
V. Phản ứng gốc tự do
VI. Phản ứng cộng electrophile
3
NỘI DUNG BÀI GIẢNG

VII. Phản ứng thế electrophile


VIII. Phản ứng thế nucleophile và phản
ứng tách
IX. Phản ứng cộng nucleophile
CÁC PHẦN TỰ NGHIÊN CỨU THÊM
I. Phản ứng Pericyclic
II. Các tác nhân oxy hóa – khử

4
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
I. Cấu tạo hợp chất hữu cơ
II. Đồng phân và cấu dạng
III. Hiệu ứng điện tử và thuyết acid –
base
IV. Đại cương về phản ứng hóa học và
cơ chế phản ứng
V. Phản ứng gốc tự do
VI. Phản ứng cộng electrophile
5
I. Cấu tạo hợp chất hữu cơ
Trạng thái cơ bản
- Cấu hình C: 1s22s22p2 = 1s22s22px12py1
- Còn 1 orbital trống (pz)

Trạng thái kích thích C*


1s22s12px12py12pz1 = 1s22s12p3 1s 2 2s 1 2p3
1s 2 2s 2 2p2

Liên kết cộng hóa trị (CHT):

- Là liên kết được tạo thành bởi sự dung chung một


hoặc nhiều đôi điện tử.
Sự phân cực của liên kết:
Phân tử dạng A-A Phân tử dạng A-B
(H-H; CH3-CH3) (H-Cl; C2H5OH)
Liên kết cộng hóa trị không phân cực: Liên kết cộng hóa trị phân cực:
Chênh lệch độ âm điện theo quy ước dưới 0,4 Chênh lệch độ âm điện theo quy ước từ
hoặc 0,5. 0,4 hoặc 0,5 - 1,7.
6
Organic chemistry, Klein, The structural theory of matter.
I. Cấu tạo hợp chất hữu cơ
Hình dạng orbital nguyên tử

Electron là vật chất mang lưỡng tính sóng (có tính chất như sóng trong vật lý) và tính hạt
(mang khối lượng và năng lượng).
Orbital là vùng không gian (tạo thành nhờ quỹ đạo bay của electron), nơi có xác suất tìm
thấy electron (ψ2) vào khoảng 90%.

7
Organic chemistry, Klein, Molecular orbital theory.
I. Cấu tạo hợp chất hữu cơ
Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị
Liên kết cộng hóa trị - σ và π
- Liên kết hình thành do sự xen phủ cực đại của các orbital nguyên tử thành orbital phân
tử.
- Khi vùng xen phủ của các orbital nguyên tử càng lớn thì liên kết tạo thành càng bền ➔ Độ
bền liên kết CHT, được biểu thị bởi năng lượng liên kết CHT, phụ thuộc vào:
• Bậc liên kết
• Loại liên kết
• Bán kính nguyên tử → Mật độ electron giữa 2 hạt nhân nguyên tử.
• Độ âm điện? (Có hay không?) → Xem lại định nghĩa năng lượng liên kết.
- Xen phủ trục → liên kết σ - Xen phủ bên → liên kết π

8
I. Cấu tạo hợp chất hữu cơ
Hình học phân tử và trạng thái lai hóa
- Thuyết VSEPR: Hình học phân tử được thiết lập nhờ sự tương tác của các cặp electron độc
thân và các cặp eletron liên kết xung quanh nguyên tử trung tâm, sao cho tổng các lực
tương tác này là nhỏ nhất.

- Thuyết lai hóa: cho rằng các orbital xung quanh nguyên tử có khả năng “lai trộn” lại với
nhau để tạo thành các orbital có mức năng lượng bằng nhau, hình dạng giống nhau dựa
trên kết quả thực nghiệm về hình học phân tử và năng lượng liên kết.

- Các orbital sau khi lai hóa sẽ trở nên không đối xứng.

9
I. Cấu tạo hợp chất hữu cơ
Liên kết hydro (hydrogen bond):
- Liên kết rất yếu do sức hút tĩnh điện giữa nguyên tử H và 1 nguyên tử khác có độ âm điện
lớn và cặp electron tự do (F, O, N).
- Năng lượng liên kết nhỏ (3 - 8 kcal/mol).
X-Hδ+ ... Y δ-
- Điều kiện hình thành liên kết hydro:
* Có nhóm cho hydro (hydrogen donor): hay còn gọi là hydro linh động, là những
hydro liên kết các nhóm có ĐÂĐ lớn (F, O, N).
* Có nhóm nhận hydro (hydrogen acceptor): là nhóm có độ âm điện lớn và cặp
electron tự do (thường là F, O, N, nếu là Cl hay S thì khả năng nhận hydro rất yếu ➔ xem như
không tạo liên kết hydro).
O H O H O H O H O H
H
CH3 CH3 CH3 CH3 C
N O O
O HO H
H3C C C CH3 O O
OH O
Liên kết hydro liên phân tử Liên kết hydro nội phân tử

10
I. Cấu tạo hợp chất hữu cơ
Liên kết hydro (hydrogen bond):
- Có 2 loại liên kết hydro:

Tính chất LK hydro liên phân tử LK hydro nội phân tử


Độ tan Tăng trong DM phân cực Tăng trong DM không phân cực
Tnc Phụ thuộc nhiều vào cấu trúc Phụ thuộc nhiều vào cấu trúc
tinh thể (thường là tăng) tinh thể (thường ít ảnh hưởng)
Ts Tăng Ít tăng hơn so với LK hydro liên
phân tử
Pha loãng Dung dịch càng loãng, LK hydro Không bị ảnh hưởng bởi dung
liên phân tử giữa các phân tử môi không phân cực. Có thể bị
giống nhau càng bị cắt đứt. cắt đứt bởi dung môi phân cực.
Độ bền Ít/không ảnh hưởng đến độ bền Phân tử bền vững hơn khi tạo
của chất của phân tử LK hydro có vòng 5, 6.
11
I. Cấu tạo hợp chất hữu cơ
Thuyết MO – LCAO
Khi tạo thành một phân tử, n orbital nguyên tử sẽ tổ hợp tuyến tính với nhau để tạo thành
n orbital phân tử.

12
Organic chemistry, Klein, Molecular orbital theory.
I. Cấu tạo hợp chất hữu cơ
Thuyết FMO (Frontier molecular orbital)
- Đơn giản hóa giản đồ MO nhưng vẫn áp dụng đúng toàn bộ mọi điều kiện và tính toán
của thuyết MO.
- Chỉ xét sự biến đổi hóa học của các orbital chứa electron ở mức năng lượng cao nhất
(HOMO) và các orbital không chứa electron ở mức năng lượng thấp nhất (LUMO).

13
I. Cấu tạo hợp chất hữu cơ
Thuyết FMO (Frontier molecular orbital)
- Hình dạng của các orbital liên kết và phản liên kết của các liên kết sigma và pi cực kì
quan trọng trong dự đoán tính chất hóa học của chất.

14
I. Cấu tạo hợp chất hữu cơ
Thuyết FMO (Frontier molecular orbital) - Sơ đồ MO của buta-1,3-diene
- Sơ đồ MO của ethylene (bàn luận ở bài hiệu ứng liên hợp)

15
Organic chemistry, Klein, Molecular orbital theory.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
I. Cấu tạo hợp chất hữu cơ
II. Đồng phân và cấu dạng
III. Hiệu ứng điện tử và thuyết acid –
base
IV. Đại cương về phản ứng hóa học và
cơ chế phản ứng
V. Phản ứng gốc tự do
VI. Phản ứng cộng electrophile
16
II. Đồng phân và cấu dạng
Cấu dạng: chỉ các dạng cấu trúc không gian có thể hình thành khi các nhóm thế quay tự do
quanh liên kết đơn. Thông thường, sự quay quanh trục trong không gian xảy ra liên tục (do
năng lượng hoạt hóa thấp), nhưng trong một số trường hợp, sự quay này gặp khó khăn
➔ 2 cấu dạng có thể trở thành 2 đồng phân (Atropisomer).

Các phương pháp biểu diễn cấu trúc hợp chất hữu cơ
- Một chất hữu cơ có thể biểu diễn theo:
* Công thức phối cảnh
* Công thức Newman
* Công thức chiếu Fischer.
- Ví dụ: biểu diễn phân tử ethane.
H H
H
H H H H
H H
H H
H H H
H
H H
H
Công thức Công thức Công thức
phối cảnh Newman Fisher
17
II. Đồng phân và cấu dạng
Các phương pháp biểu diễn cấu trúc hợp chất hữu cơ
- Công thức phối cảnh:
* Mô tả không gian 3 chiều
* Liên kết theo đường chéo từ trái sang phải và xa dần người quan sát.
* Có 2 kiểu cấu dạng: xen kẽ (lệch - staggered) và che khuất (eclipsed). Trong cấu dạng
xen kẽ, người ta còn chia thành 2 loại nhỏ là cấu dạng gauche (bán lệch) và anti (đối lệch).

- Đường đậm nét (—): liên kết hướng về phía trước mặt phẳng,
- Đường đứt nét (----): liên kết hướng về phía sau mặt phẳng,
- Đường nhạt nét (—): liên kết nằm trong mặt phẳng.

Cấu dạng xen kẽ (lệch) bền hơn cấu dạng che khuất.

18
II. Đồng phân và cấu dạng
Các phương pháp biểu diễn cấu trúc hợp chất hữu cơ
- Công thức Newman:
Nhìn phân tử theo trục liên kết C1-C2.
C1 xuất phát từ tâm, C2 bị che khuất xuất phát từ vòng tròn.

A A X' Y' Z'


- Công thức chiếu Fischer: X' Y'
X Y
B C
Các bước vẽ CT chiếu Fischer: B D
Z'
1) Chuyển công thức phối cảnh về dạng che C D Z X Y
Z
khuất. Z'
Y' X
Z'
Y' X'
2) Vẽ 1 đường thẳng dọc và 1 hoặc nhiều X Y X Y
đường ngang cắt ngang (tùy vào số lượng X' Y' Z'
X Y
carbon bất đối) ➔ hình “xương cá” Z Z
Z
3) Đặt mắt nhìn sao cho có 2 nhóm thế hướng ra sau mặt phẳng giấy.
4) Điền các nhóm thế tương ứng vào “xương cá” theo quy tắc: “đầu cá” và “đuôi cá” là 2
nhóm thế (thường là có số oxy hóa cao nhất và nhỏ nhất tương ứng) nằm sau mặt phẳng nhất.
5) Các nhóm nằm ở “xương sườn” được quy ước là hướng trước mặt phẳng giấy. 19
II. Đồng phân và cấu dạng
Tóm tắt hiện tượng đồng phân của hợp chất hữu cơ

20
II. Đồng phân và cấu dạng
Đồng phân hình học
- Các nguyên tử/nhóm nguyên tử không thể quay tự do xung quanh liên kết  được vì sự cản
trở của mặt phẳng .
- Sự phân bố về 2 phía của mp cũng thường gặp trong hợp chất vòng.
- → ĐPHH là những hợp chất có cùng CTPT nhưng vị trí không gian của các ng.tử/ nhóm ng.tử
khác nhau đối với mp  hay mp vòng.
Điều kiện có ĐP hình học: A D A D
A ≠ B và D ≠ E C C
B E B E
• Đồng phân của hợp chất có C=C:
- ĐP cis: 2 ng.tử/nhóm ng.tử giống nhau ở cùng phía với mp .
- ĐP trans: 2 ng.tử/ nhóm ng.tử giống nhau ở khác phía với mp .

21
II. Đồng phân và cấu dạng
Đồng phân hình học
* Khi có 3 hay 4 nhóm thế khác H, ví dụ: abC=Cde
→ Đồng phân E-Z
a, b, d, e: những ng.tử hay nhóm ng.tử khác nhau về “độ lớn” (thứ tự ưu tiên).
Giả sử: a > b và d > e abC=Cde

a d a e
C C C C
b e b d
Cấu hình Z Cấu hình E
Nguyên tắc xác định “độ lớn” của ng.tử hay nhóm ng.tử:
- Ng.tử có số thứ tự trong bảng tuần hoàn càng lớn thì “độ lớn” của nó càng lớn.
I > Br > Cl > S > P > F > O > N > C > H
- Nếu trong nhóm ng.tử có liên kết đôi hay ba thì xem như ng.tử đó có 2, 3 lần liên kết với
ng.tử kia. H H O C C
C O C ; C C H C C H
O C C C
(Xem quy tắc Cahn – Ingold – Prelog)
https://www.vanderbilt.edu/AnS/Chemistry/Rizzo/chem220a/priority.pdf
22
II. Đồng phân và cấu dạng
Đồng phân hình học
- Xét “độ lớn” nhóm thế theo từng tầng liên kết.
Ví dụ: OH > NO2 > COOH > CH2OH > CH2CH2Cl > CH2CH2CH2I
- Hợp chất có nhiều nối đôi thì số đồng phân hình học sẽ tăng.
Ví dụ: 1,4-diphenyl-1,3-butadiene
Phần tự đọc:
- Dạng s-trans (thường hay viết dưới dạng này)
C6H5 H C6H5 H H H
H C6H5 C6H5
H H C6H5
H C6H5 H H H H
trans-trans trans-cis cis-cis
- Dạng s-cis
C6H5 C6 H5 H
H H H
H H C6H5
H C6H5 C6H5
H H H
C6H5 H H
23
trans-trans trans-cis cis-cis
II. Đồng phân và cấu dạng
Đồng phân hình học
- Hợp chất vòng: CH3
H
CH3
CH3
H
H COOH CH3
trans(a,a)-1,2-dimethylcyclohexan trans(e,e)-1,2-dimethylcyclohexan
COOH H CH3

trans-1,2-dicarboxyl cyclopropan CH3


CH3

CH3
- Các nhóm hợp chất khác: cis(e,a)-1,2-dimethylcyclohexan cis(a,e)-1,2-dimethylcyclohexan

24
II. Đồng phân và cấu dạng
Đồng phân quang học
- Là những chất có tác dụng làm quay mặt phẳng (mp) ánh sáng phân cực.
- Chất làm quay mp ánh sáng phân cực là chất quang hoạt.
- Khả năng quang hoạt được đặc trưng bằng đại lượng quay cực riêng hay gọi là năng suất quay
cực, ký hiệu là [].

Đồng phân quang học ở hợp chất có C bất đối xứng (C*):
Phân tử có 1 tâm bất đối
- Chất có tính quang hoạt là do sự bất đối xứng trong phân tử, tức phân tử đó không thể chồng
khít lên ảnh của nó qua gương.
- Hay phân tử bất đối xứng là phân tử không có bất kì 1 mặt phẳng đối xứng nào.

25
II. Đồng phân và cấu dạng
Đồng phân quang học gương
vật ảnh
H H

C* *C
HO COOH HOOC OH vật & ảnh qua
H3C CH3
gương là 2 đồng
(+)- lactic acid (-)- lactic acid phân quang học
đối quang
H H

 
HO CH3 H3C OH

COOH COOH
- Đồng nhất về tính chất vật lý.
- ĐP quay phải (+)-hữu truyền- d (dextrogyre), ĐP quay trái (-)-tả truyền- l (levogyre).
- Trộn 1 lượng bằng nhau về số mol của 2 chất đối quang → một hỗn hợp không quay mp
ánh sáng phân cực. Gọi là biến thể racemic.

26
II. Đồng phân và cấu dạng
Đồng phân quang học
Phân tử có nhiều C*
Phân tử có nhiều C* thì số ĐPQH tăng lên.
Nếu phân tử có n nguyên tử C* thì số ĐPQH có thể có tối đa 2n.
Ví dụ 1:

Threonin-acid 2-amino-3-hydroxybutanoic H3C *


CH *
CH COOH
OH NH2

COOH COOH COOH COOH


   
H NH2 H2N H H NH2 H2N H

   
H OH HO H HO H H OH

CH3 CH3 CH3 CH3


(I) (II) (III) (IV)

- Threonin có 2C*: có 4 ĐPQH


- (I) và (II), (III) và (IV): các ĐPQH đối quang
- (I) và (III), (II) và (III), (I) và (IV), (II) và (IV): ĐPQH không đối quang (đồng phân dias).

27
II. Đồng phân và cấu dạng
Đồng phân quang học
Ví dụ 2:
Acid tartaric * *
HOOC-CHOH-CHOH-COOH
1
COOH COOH COOH COOH
mp đối xứng
2   
H OH HO H H OH HO H

3   
HO H H OH H OH HO H
4
COOH COOH COOH COOH

2R,3R 2S,3S 2R,3S 2S,3R


(I) (II) (III) (IV)

- Acid tartaric có 2C*: có tối đa 4 ĐPQH


- (I) và (II): ĐPQH đối quang.
- (III) và (IV): đồng phân meso (có mặt phẳng đối xứng trong phân tử, do đó
(III) và (IV) là một).

28
II. Đồng phân và cấu dạng
Đồng phân quang học
Danh pháp ĐPQH:
Có 2 loại danh pháp: - danh pháp D, L
- danh pháp R, S
a. Danh pháp D, L: (Tự đọc thêm)
- Chia chất quang hoạt thành 2 dãy.
- Chỉ có tính chất so sánh.
- Dùng cấu hình aldehyd glyceric làm chuẩn.
*
CH2OH-CHOH-CHO

CHO CHO CHO CHO

   
H OH HO H
H H
HO CH2OH HOH2C OH
CH2OH CH2OH

D-(+)-aldehyd glyceric L-(-)-aldehyd glyceric


(I) (II)
- Công thức (I): nhóm OH ở bên phải → cấu hình D
- Công thức (II): nhóm OH ở bên trái → cấu hình L.
29
II. Đồng phân và cấu dạng
Đồng phân quang học
- Những hợp chất có C* ở số thứ tự cao nhất có cấu hình giống D-aldehyd glyceric thì thuộc dãy
D và ngược lại.
- Dấu (+) và (-): chỉ chiều quay của mp ánh sáng phân cực. Lưu ý: kí hiệu “D/L” không liên quan gì
đến chiều quay của mp ánh sáng phân cực (dấu “(+) và (-)” ).
* * * *
CH 2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CHOH-CHO

1 CHO CHO
H OH HO H Trong thiên nhiên, các phân tử
HO H H OH đường có cấu hình D.
H OH HO H
5
H OH HO H
CH2OH CH2OH

D-(+)-glucose L-(-)-glucose
- Danh pháp D, L cũng áp dụng cho acid amin với cấu hình chuẩn là alanin (CH3-CHNH2-COOH).
*
CH 3-CHNH2-COOH
Trong thiên nhiên, các phân
COOH COOH
tử acid amin có cấu hình L.
H * NH2 H 2N * H

CH3 CH3 30
D-Alanin L-Alanin
II. Đồng phân và cấu dạng
Đồng phân quang học
b. Danh pháp R, S: (danh pháp Cahn-Ingold-Prelog)
Danh pháp D, L có hạn chế:
- Không biết được cấu hình thật của nguyên tử trong phân tử.
Cách gọi cấu hình: - Có tính chất so sánh tương đối.
1) Xét “độ lớn” của 4 nhóm thế
gắn vào C*
2) Đưa nhóm thế bé nhất về
phía sau mặt phẳng.
3) Đánh số từ 1 đến 4, số 1
dành cho nhóm thế ưu tiên
nhất, số 4 dành cho nhóm thế
kém ưu tiên nhất.
4) Nếu theo chiều kim đồng hồ
thì có cấu hình R và ngược lại
là S.
(Xem thêm…)
https://www.vanderbilt.edu/A
nS/Chemistry/Rizzo/Chem220b
/Stereochem.pdf 31
II. Đồng phân và cấu dạng
Đồng phân quang học
c. Danh pháp Erythro và threo: (Tự đọc)
Phân biệt các ĐPQH đối quang có 2C*.
Dạng erythreo: đối quang có 2 nhóm thế tương tự ở cùng một phía.
Dạng threo: đối quang có 2 nhóm thế tương tự ở khác phía.
CH3 CH3 CH3 CH3
H OH HO H HO H H OH
H Ph Ph H H Ph Ph H
CH3 CH3 CH3 CH3
erythro threo
Đồng phân quang học ở hợp chất không có C*: (Tự đọc)
Một số hợp chất do sự cản quay làm cho phân tử trở thành bất đối nên phân tử có tính
quang hoạt.
O
R R" R
a d
C C C (CH2)n
b e R
R' R'" O R'
32
Allen Biphenyl Paracyclophan Spiran
II. Đồng phân và cấu dạng
Tóm tắt hiện tượng đồng phân của hợp chất hữu cơ

33
II. Đồng phân và cấu dạng
Sơ đồ năng lượng cấu dạng của ethane

Sơ đồ năng lượng cấu dạng của butane

34
II. Đồng phân và cấu dạng [?.1] Sắp xếp thứ tự bền vững giảm dần
Cấu dạng vòng 6 (cyclohexane và cyclohexene) của các cấu dạng.
Vòng 6 no (cyclohexane) có tổng cộng 4 cấu dạng: [?.2] Tại sao cấu dạng ghế bền vững nhất?

35
II. Đồng phân và cấu dạng
Cấu dạng vòng 6 (cyclohexane và cyclohexene)
- Trong cấu dạng ghế, có 2 loại liên kết: trục (axial/a) và biên (xích đạo – equatorial/e).

- Nhóm thế (khác Hydro) ở vị trí trục (axial/a) làm cấu dạng kém bền hơn khi nó ở vị trí
biên (xích đạo – equatorial/e) chủ yếu do các tương tác gauche (bán lệch) và một phần
do tương tác 1,3-diaxial với các nguyên tử Hydro.

- Ở mỗi vị trí carbon, các nhóm thế chỉ có 1 hướng duy nhất (liên kết trong vòng không
xoay được) tạo nên hiện tượng đồng phân hình học trong hợp chất chứa vòng.

36
II. Đồng phân và cấu dạng
Cấu dạng vòng 6 (cyclohexane và cyclohexene)
- Khi 2 nhóm thế (cùng khác Hydro) trong vòng 6 ở vị trí 1,3 và cùng ở vị trí trục (a), có
tương tác 1,3-diaxial (1,3-nhị trục) xuất hiện, tương tác này nằm trong nhóm tương tác
syn-pentane.

- Syn-pentane là 1 phức hợp gồm: 2 tương tác gauche và 1 tương tác trực tiếp giữa 2
nhóm thế ➔ Làm cho cấu dạng trở nên rất kém bền, làm tăng năng lượng của hệ lên
đến 4 kcal/mol.
- Cấu dạng vòng 6 chứa nối đôi exo (methylene-cyclohexane)

Đôi khi, vì lý do thẩm mỹ, trong tình huống mà nối đôi exo không quan trọng, có thể không
cần tuân thủ quy tắc vẽ này.

Các tương tác gauche của nối đôi exo rất nhỏ, có thể bỏ qua được.

37
II. Đồng phân và cấu dạng
Cấu dạng vòng 6 (cyclohexane và cyclohexene)
Cấu dạng vòng 6 không no chứa 1 nối đôi (cyclohexene) có tổng cộng 3 cấu dạng:

Thuyền xoắn Thuyền Thuyền xoắn

Thực tế, cấu dạng thuyền có năng


lượng thấp hơn thuyền xoắn 1 ít.

Nửa ghế Nửa ghế


Cấu dạng thường được sử dụng nhất là dạng nửa ghế vì cấu dạng này bền nhất:

38
II. Đồng phân và cấu dạng
Cấu dạng 2 vòng 6 ngưng tụ (bicyclo[4.4.0]decane - decaline)
Decaline có 2 đồng phân là cis- và trans- decaline được biểu diễn như sau:

Trans-decaline chỉ có 1 cấu dạng duy nhất còn cis-decaline có 2 cấu dạng:

39
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
I. Cấu tạo hợp chất hữu cơ
II. Đồng phân và cấu dạng
III. Hiệu ứng điện tử và thuyết acid –
base
IV. Đại cương về phản ứng hóa học và
cơ chế phản ứng
V. Phản ứng gốc tự do
VI. Phản ứng cộng electrophile
40
III. Hiệu ứng điện tử và acid – base
1. Hiệu ứng cảm ứng (I: Inductive effect)
- Do sự phân cực hay chuyển dịch mật độ e trong các liên kết .
- Điện tử phân bố không đều, nguyên tử có ĐAĐ lớn hơn sẽ hút elelctron.
- Hiệu ứng I càng mạnh khi sự khác biệt về ĐAĐ càng lớn.
- Để phân loại nhóm cảm ứng, sự so sánh dựa trên độ âm điện của carbon.
- Nguyên tử/ nhóm nguyên tử có ĐÂĐ lớn hơn carbon (nhóm hút electron) thì có hiệu ứng -I,
ngược lại là +I.
Hiệu ứng cảm ứng +I
- Các nhóm alkyl: H < CH3 < CH3CH2 < (CH3)2CH < (CH3)3C (gốc càng dài, càng phân nhánh thì
hiệu ứng +I càng lớn.)
- Nhóm mang điện tích âm: C- > N- > O-; O- < S- < Se-

41
III. Hiệu ứng điện tử và acid – base
1. Hiệu ứng cảm ứng (I: Inductive effect)
* Hiệu ứng cảm ứng –I
- Những nguyên tố có ĐAĐ lớn hơn C
F > O > N > C (I tăng từ trái sang phải trong chu kỳ).
F > Cl > Br > I (I giảm từ trên xuống dưới trong nhóm)
- Nhóm mang điện tích dương
O+ > N+ > S+ ; O+R2 > N+R2
O+R2 > OR ; S+ > Se+
- Nhóm chưa no
C≡C > C6H6 > C=C > C-C
Csp > Csp2 > Csp3
C≡N > C=N > C-N; C=O > C=N; C≡N > C≡C
NO2, SO3H.
Nói chung, ĐAĐ càng tăng thì –I càng lớn.
QUAN TRỌNG: HIỆU ỨNG CẢM LÀ HIỆU ỨNG LUÔN CÓ SẴN TRONG MỌI
PHÂN TỬ HỮU CƠ
42
III. Hiệu ứng điện tử và acid – base
2. Hiệu ứng liên hợp (C – Conjugate effect):
Hệ thống liên hợp:
- Các liên kết bội (đôi, ba) luân phiên với các liên kết đơn
(--).
- Các liên kết bội liên kết trực tiếp với ng.tử có cặp
electron hoặc 1 e (--n) hoặc orbital trống (--p).
Phân tử liên hợp:

liên hợp (--) liên hợp ( --n)


Đặc điểm của hệ thống liên hợp:
- Các nguyên tử luôn nằm trong 1 mặt phẳng.

- Trục các orbital p song song với nhau và thẳng góc với mp liên kết.
- Phân tử liên hợp có năng lượng thấp hơn phân tử không liên hợp tương ứng.
43
III. Hiệu ứng điện tử và acid – base
2. Hiệu ứng liên hợp:
- Sơ đồ orbital phân tử của buta-1,3-diene - Các cấu dạng của buta-1,3-diene

44
III. Hiệu ứng điện tử và acid – base
2. Hiệu ứng liên hợp:
- Do sự phân cực của liên kết π và lan truyền trong hệ thống liên hợp.
- Cũng như I, hiệu ứng C là dương (+C) nếu nhóm thế cho e và âm (-C) nếu nhóm thế hút e
về phía mình.
Hiệu ứng +C
- Nguyên tử có cặp e:

C > N > O > F; F > Cl > Br > I ; O > S > Se ; N > P


- +C càng mạnh khi nguyên tử cùng chu kỳ có điện tích hạt nhân càng nhỏ (+C giảm từ trái
sang phải).
- +C giảm khi tăng bán kính nguyên tử trong nhóm (+C giảm từ trên xuống dưới).
- Nguyên tử mang điện tích âm:
O- > OH, O- > OR > O+R2, NH2 > OR > F;
OH- > CH3COO-

45
III. Hiệu ứng điện tử và acid – base
2. Hiệu ứng liên hợp:
Hiệu ứng –C
- Những nhóm chưa no chứa những nguyên tố có ĐAĐ lớn: NO2, SO3H, CHO, COOH…
- C càng mạnh nếu nguyên tử có ĐAĐ càng lớn và lớn nhất nếu nguyên tử mang điện tích
dương.
C=O > C=N > C=C ; C=O+ > C=O, C=N+ > C=N

Hiệu ứng liên hợp với gốc tự do


- Gốc tự do là những nguyên tử mang trên mình 1 electron tự do (có thể là trung hòa hoặc
mang điện), chúng có thể dễ dàng cho electron ấy đi để tăng thêm 1 điện tích dương, hoặc
nhận 1 electron để tang thêm 1 điện tích âm ➔ Không được xem như là hiệu ứng + hay – C.
- Gốc tự do được tạo thành bởi quá trình phân cắt đồng ly.

46
III. Hiệu ứng điện tử và acid – base
2. Hiệu ứng liên hợp:
Đặc điểm của hiệu ứng C
- Hiệu ứng C không giảm theo mạch Carbon

H2C CH CH CH CH O
- Hiệu ứng C chỉ gây ảnh hưởng đến một vài vị trí carbon trên hệ liên hợp ➔ Cần xét kĩ vị trí
tương đối của các nhóm thế và vẽ công thức cộng hưởng trước khi kết luận.

- Hiệu ứng liên hợp làm thay đổi trung tâm phản ứng (thể hiện rõ nhất ở phản ứng thế
electrophile vào nhân thơm).
- Ảnh hưởng của hiệu ứng liên hợp chỉ xảy ra ở hệ thống phẳng.

* Ứng dụng: Hiệu ứng C cũng dùng để giải thích tính acid và base.

47
III. Hiệu ứng điện tử và acid – base
3. Hiệu ứng siêu liên hợp (Hyperconjugation effect)
- Là sự cộng hưởng giữa 1 liên kết  với liên kết  (MO  của lk C-H trong nhóm alkyl và
orbital  của nối đôi, ba và nhân thơm) hoặc 1 orbital trống hoặc giữa 1 đôi điện tử với 1
liên kết  phân cực.
- Bản chất của hiệu ứng siêu liên hợp là sự cho trực tiếp electron trực tiếp từ HOMO của
nhóm nguyên tử này vào LUMO của nhóm nguyên tử kề cận.

- Hiệu ứng H chỉ có tính hình thức, chứ không cô lập được H+ trong môi trường. 48
III. Hiệu ứng điện tử và acid – base
3. Hiệu ứng siêu liên hợp (Hyperconjugation effect)
Nâng cao: Sự xen phủ của cặp electron (đóng vai trò là HOMO) với liên kết C-O (đóng vai trò
là LUMO) tạo nên hiện tượng siêu liên hợp, còn gọi là hiện tượng anomeric hoặc gauche.

Đặc điểm:
- Càng nhiều hiện tượng siêu liên hợp (VD: bao nhiêu liên kết C-H cạnh liên kết C=C là có bấy
nhiêu hiệu ứng), cấu tử (alkene, alkyne, gốc tự do, carbocation,…) càng bền.

- Đối với sự siêu liên hợp của liên kết C-H vào liên kết π, cường độ của nó chỉ xấp xỉ hiệu ứng
cảm, nhưng cách gây hiệu ứng giống với hiệu ứng liên hợp (cường độ không thay đổi theo
chiều dài mạch, chỉ gây ảnh hưởng lên 1 số vị trí nhất định). 49
III. Hiệu ứng điện tử và acid – base
4. Khái niệm về acid-base:
Thuyết Arrhenius:
Acid: những chất có thể phân ly trong dung dịch loãng cho ra H+.
Base: những chất trong cùng điều kiện cho ra OH-
→ chỉ thích hợp cho các chất có ion OH-.

Thuyết Bronsted-Lowry:
Acid: những tiểu phân có khuynh hướng cho (donor) proton (H+).
Base: những tiểu phân có khuynh hướng nhận (accept) proton (H+).
Ví dụ: HA  A- + H+ (i) K1
→ Đây là một cân bằng (rất nhanh)
HA đóng vai trò là acid vì cho H+
A- là base liên hợp của acid HA vì có thể nhận H+ để tạo thành HA.
→ HA là acid liên hợp của base A-.
Để thể hiện cường độ của 1 acid, người ta sử dụng hằng số cân bằng pKa. Thậm chí
một số sách còn áp dụng hằng số này cho cả base (tại sao?).

50
III. Hiệu ứng điện tử và acid – base
4. Khái niệm về acid-base:
-H+ -H+
CH 3COOH CH 3COO- NH 4+ NH 3
-H+ -H+
CH 3OH CH 3O- CH 3OCH 3 CH 3OCH 3
H

HA ↔ A- + H+ (i) K1
B + H+ ↔ BH+ (ii) K2
(i) + (ii) → HA + B ↔ A- + BH+ K1.K2
Phản ứng của acid & base là phản ứng chuyển dịch H+ từ acid sang base.
- Acid: thường không hoặc mang điện tích dương (H2SO4, NH4+).
- Base: không hoặc mang điện tích âm (NH3, CH3O-).
- Hầu hết các phản ứng hữu cơ đều mang hình ảnh của phản ứng acid-base (theo
Bronsted hay Lewis) ➔ Ưu tiên xét tương tác giữa một acid rất mạnh và một
base rất mạnh trước khi xét đến những quá trình khác.
Lưu ý: acid rất mạnh thì base liên hợp của nó rất yếu và ngược lại.

51
III. Hiệu ứng điện tử và acid – base
4. Khái niệm về acid-base:
Như vậy, theo Bronsted:
- Chất nào có hydro, đều là acid (?).
- Chất nào có nguyên tố có thể nhận proton, đều là base (?).

52
III. Hiệu ứng điện tử và acid – base
4. Khái niệm về acid-base:
Thuyết Lewis:
- Acid: những phân tử mà electron lớp ngoài cùng còn orbital trống (có khả năng nhận một
cặp electron của base).
- Base: những phân tử có khả năng cung cấp cặp electron.
Ví dụ: Acid Lewis: BF3, AlCl3, FeCl3, ZnCl2
Base Lewis: ROR’, RNH2, ROH, NH3, OH-, RO-
Acid Lewis có khả năng tạo liên kết phối trí (bản chất là liên kết cộng hóa trị) với các base Lewis.
H F H F H F
HN + BF HN BF HN BF
H F H F H F
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính acid-base của hợp chất hữu cơ:
- Bản chất của ng.tử hay nhóm ng.tử thể hiện tính acid hay base (độ âm điện, bán kính
nguyên tử,...).
- Hiệu ứng điện tử của các nhóm thế lân cận:
Hiệu ứng hút electron (-I, -C) làm tăng tính acid, giảm tính base.
Hiệu ứng đẩy electron (+I, +C, +H) làm giảm tính acid, tăng tính base tăng.
- Các yếu tố khác như: hiện tượng solvate hóa (do dung môi), liên kết hydro nội phân tử và
một số hiệu ứng đặc biệt khác.

53
III. Hiệu ứng điện tử và acid – base
4. Khái niệm về acid-base:
[?] Làm thế nào để học thuộc lòng bảng sau đây một cách gần đúng và thông minh nhất?
Lưu ý: dung môi dung để đo các chỉ số bên dưới là nước (H2O).

54
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
I. Cấu tạo hợp chất hữu cơ
II. Đồng phân và cấu dạng
III. Hiệu ứng điện tử và thuyết acid –
base
IV. Đại cương về phản ứng hóa học và
cơ chế phản ứng
V. Phản ứng gốc tự do
VI. Phản ứng cộng electrophile
55
IV. Tổng quan về phản ứng hóa học và cơ chế phản ứng
1. Nhiệt động học: Bảng năng lượng liên kết của các liên kết C-X

- Năng lượng liên kết được định nghĩa là năng lượng cần dung để phân cắt đồng ly 1
liên kết.
- Năng lượng liên kết có thể dung để so sánh độ bền liên kết và tính toán enthalpy (ΔH)
của quá trình.

56
Organic chemistry, Klein, Chemical reactivity and mechanisms.
IV. Tổng quan về phản ứng hóa học và cơ chế phản ứng
1. Nhiệt động học:

Enthalpy (H):

- ΔH: biến thiên năng lượng của phản ứng (quá trình) ở điều kiện đẳng áp.

- ΔH > 0: quá trình thu nhiệt, trong phản ứng hữu cơ, liên kết mới tạo thành có năng
lượng LK thấp hơn (độ bền kém hơn) liên kết đã bị phá ➔ tạo sản phẩm kém bền hơn.

- ΔH < 0: quá trình tỏa nhiệt, trong phản ứng hữu cơ, liên kết mới tạo thành có năng
lượng LK cao hơn (độ bền lớn hơn) liên kết đã bị phá ➔ tạo sản phẩm bền hơn.

57
Organic chemistry, Klein, Chemical reactivity and mechanisms.
IV. Tổng quan về phản ứng hóa học và cơ chế phản ứng
1. Nhiệt động học:
Entropy (S):
- Là đại lượng đặc trưng cho sự hỗn loạn của hệ.
- Hệ luôn có xu hướng hỗn loạn hơn, một phản ứng hóa học cũng vậy (tạo thành nhiều
sản phẩm hơn).
- ΔS càng lớn ➔ Thế năng của phản ứng/ quá trình càng cao.
- ΔS phụ thuộc vào 2 yếu tố:
• Bản chất của các phân tử (độ cồng kềnh, linh động) trước và sau quá trình.
• Số lượng phân tử (số mol) trước và sau quá trình.

58
Organic chemistry, Klein, Chemical reactivity and mechanisms.
IV. Tổng quan về phản ứng hóa học và cơ chế phản ứng
1. Nhiệt động học:
Năng lượng tự do Gibbs (G):
- Là đại lượng đặc trưng cho khả năng tự diễn ra của một phản ứng.

- ΔG > 0 (endergonic reaction): Phản ứng không “tự diễn ra” (spontaneous) ở điều kiện
phù hợp.
- ΔG < 0 (exergonic reaction): Phản ứng “tự diễn ra” (non-spontaneous) ở điều kiện phù
hợp.
- ΔG = 0: Phản ứng “ở trạng thái cân bằng” ở điều kiện phù hợp.

59
Organic chemistry, Klein, Chemical reactivity and mechanisms.
IV. Tổng quan về phản ứng hóa học và cơ chế phản ứng
1. Nhiệt động học:
Cân bằng hóa học:
- Tất cả phản ứng xảy ra trong một hệ được bảo toàn về vật chất (hệ kín hoặc hệ cô lập),
sau một thời gian đủ lâu, hệ sẽ đạt cân bằng.

Phản ứng hữu cơ được khống chế thực hiện


sao cho cân bằng được thiết lập, được gọi là
phản ứng “khống chế nhiệt động”
(thermodynamic control), và sản phẩm tạo
thành được gọi là “sản phẩm nhiệt động”
(thermodynamic products) 60
Organic chemistry, Klein, Chemical reactivity and mechanisms.
IV. Tổng quan về phản ứng hóa học và cơ chế phản ứng
2. Động lực học:
- Bậc phản ứng được biểu diễn bằng phương trình định luật tốc độ phản ứng (rate law
equation):

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ (rate) phản ứng:


• Nồng độ đầu của các chất tham gia phản ứng.
• Hằng số k:
▪ Nhiệt độ phản ứng (giúp phản ứng vượt qua hang rào năng lượng hoạt hóa)
▪ Xúc tác (làm thay đổi hang rào năng lượng hoạt hóa)
▪ Diện tích tiếp xúc của hệ phản ứng (đồng thể, dị thể, hỗn hòa, không hỗn hòa,…)
▪ Cấu trúc không gian(đặc trưng cho phản ứng hữu cơ): ảnh hưởng đến khả năng va
chạm của các phân tử.

61
Organic chemistry, Klein, Chemical reactivity and mechanisms.
IV. Tổng quan về phản ứng hóa học và cơ chế phản ứng
2. Động lực học:
- Năng lượng hoạt hóa - Ảnh hưởng của nhiệt độ

- Ảnh hưởng của xúc tác hoặc enzyme


Phản ứng hữu cơ được khống chế thực hiện
sao cho cân bằng chưa/không được thiết
lập (do tốc độ phản ứng đủ nhanh để tạo
được một lượng lớn sản phẩm mong
muốn), được gọi là phản ứng “khống chế
động học” (kinetic control), và sản phẩm
tạo thành được gọi là “sản phẩm động học”
(kinetic products)
Organic chemistry, Klein, Chemical reactivity and mechanisms. 62
IV. Tổng quan về phản ứng hóa học và cơ chế phản ứng
3. Đọc giản đồ năng lượng:
- Có 2 yếu tố chi phối hầu hết các quá trình hữu cơ: là yếu tố nhiệt động và động học.
• Yếu tố nhiệt động liên quan đến năng lượng của của chất ban đầu và sản phẩm, điều
kiện để khống chế yếu tố nhiệt động là hệ phản ứng cần phải đạt cân bằng.
• Yếu tố động học liên quan đến con đường đi của phản ứng, ảnh hưởng đến tốc độ phản
ứng, điều kiện để khống chế yếu tố nhiệt động là… đừng để hệ cân bằng.
• Trong nhiều tình huống, do bản chất của phản ứng (phản ứng acid – base, oxy hóa khử,
phản ứng tạo chất khí,…), phản ứng chỉ có thể diễn ra bởi sự khống chế của 1 yếu tố duy
nhất (động hoặc nhiệt học) hoặc bắt buộc phải xét cả 2. [?.1] Hãy cho ví dụ.

[?.2] Trong giản đồ 6.19, C +


D được gọi là sản phẩm gì?
Tương tự, E + F được gọi là
sản phẩm gì?

Organic chemistry, Klein, Chemical reactivity and mechanisms. 63


IV. Tổng quan về phản ứng hóa học và cơ chế phản ứng
3. Đọc giản đồ năng lượng:
- Trạng thái chuyển tiếp (transition states): Trạng thái có mức năng lượng cao nhất trong quá
trình phản ứng, không phải là 1 chất phân lập được. Phản ứng muốn xảy ra cần được cung
cấp đủ năng lượng để vượt trạng thái này (năng lượng hoạt hóa).
- Chất trung gian hóa học (intermediates): Là những chất kém bền xuất hiện trong quá trình
phản ứng, có thể phân lập được, có chức năng điều khiển chiều hướng của một phản ứng.

64
Organic chemistry, Klein, Chemical reactivity and mechanisms.
IV. Tổng quan về phản ứng hóa học và cơ chế phản ứng
3. Đọc giản đồ năng lượng:
Tiên đề Hammond:
- Cấu trúc của trạng thái chuyển tiếp ít nhiều giống với cấu trúc của sản phẩm hoặc chất trung
gian tạo thành sau bước ấy.
- Nếu quá trình là tỏa nhiệt (exergonic), cấu trúc của trạng thái chuyển tiếp gần giống với cấu
trúc của chất ban đầu (trạng thái chuyển tiếp sớm) ➔ Phản ứng có xu hướng chuyển thành
nguyên liệu đầu (cấu trúc của sản phẩm lúc này ít ảnh hưởng gì đến trạng thái chuyển tiếp).
- Nếu quá trình là thu nhiệt (endergonic), cấu trúc của trạng thái chuyển tiếp gần giống với
cấu trúc của sản phẩm (trạng thái chuyển tiếp muộn) ➔ Phản ứng có xu hướng chuyển
thành sản phẩm (cấu trúc của sản phẩm lúc này ảnh hưởng đáng kể đến trạng thái chuyển
tiếp).
- VD: Chất trung gian (bản chất cũng
như sản phẩm của một quá trình)
nhưng có thể ảnh hưởng đến năng
lượng hoạt hóa của phản ứng vì cấu
trúc của nó có ảnh hưởng đến cấu
trúc cũng như năng lượng của trạng
thái chuyển tiếp.

65
IV. Tổng quan về phản ứng hóa học và cơ chế phản ứng
4. Các chất trung gian hóa học:
a. Carbocation (R+/electrophile) b. Carbanion (R-/nucleophile)
- Cation ở C (orbital p không có e). - Anion ở C (trên orbital p có 2 e).
- Tạo thành khi cắt đứt dị ly hoặc cộng - Tạo thành do cắt đứt dị ly liên kết
hợp H+ vào nối đôi, ba. cộng hóa trị.
CH3CH=CH2 + H+ → CH3CH+CH3 CH3-CHO + HO- → -CH2CHO + H2O
-Carbocation có cấu trúc phẳng. - Carbanion có cấu trúc hình tháp.

VD: Cấu trúc phẳng của CH3CH+CH3 VD: Cấu trúc hình tháp của -CH2CHO

66
Organic chemistry, Klein, Chemical reactivity and mechanisms.
IV. Tổng quan về phản ứng hóa học và cơ chế phản ứng
4. Các chất trung gian hóa học:

c. Gốc tự do (R.)
- Ng.tử C có 1 e tự do.
- Gốc tự do tạo thành do cắt đứt
đồng ly dưới tác dụng ánh sáng,
nhiệt độ hoặc với sự có mặt của
peroxyd (ROOR).
- Gốc tự do có cấu trúc phẳng.
Hoặc là
- Gốc tự do có xu hướng liên kết
với một gốc tự do khác.
VD: Cấu trúc phẳng CH3CH CH3 ∙
d. Carbene (R-CH:)
(Tự đọc)

67
Organic chemistry, Klein, Chemical reactivity and mechanisms.
IV. Tổng quan về phản ứng hóa học và cơ chế phản ứng
4. Các chất trung gian hóa học:
Độ bền các tiểu phân
Mật độ điện tích trên carbocation và carbanion càng giảm thì năng lượng của chúng
càng thấp và càng bền (có nồng độ cao trong hỗn hợp phản ứng).
- Carbocation bền khi điện tích dương được giải tỏa. Hiệu ứng +I, +C và +H làm
carbocation bền vững hơn.
Ví dụ: CH3+ < CH3CH2+ < (CH3)2CH+ < (CH3)3C+
CH3+ < C6H5CH2+ < (C6H5)2CH+ < (C6H5)3C+
- Carbanion bền khi bên cạnh có nhóm hút e. Hiệu ứng –I và –C làm tăng độ bền của
carbanion.
Ví dụ: CH3- < (CF3)2CH- < (C6H5)2CH-
CH3CH2CH2- < CH2=CH-CH2- < (CH2=CH)2CH-
- Gốc tự do bền khi được nhận tất cả các hiệu ứng liên hợp! Các nhóm alkyl, aryl,
allyl… gây hiệu ứng C và H làm tăng độ bền của gốc.
Ví dụ: CH3. < CH3CH2. < (CH3)2CH. < (CH3)3C.
CH3. < C6H5CH2. < (C6H5)2CH. < (C6H5)3C.

68
IV. Tổng quan về phản ứng hóa học và cơ chế phản ứng
5. Xúc tác trong phản ứng hóa hữu cơ:
* Xúc tác (catalyst): chỉ làm thay đổi năng lượng hoạt hóa của phản ứng bằng cách
thay đổi đường đi của phản ứng. Từ đó, các chất trung gian khác nhau có thể tạo
thành, dẫn đến tạo thành nhiều sản phẩm đa dạng.
* Xúc tác acid – base đồng thể (homogeneous catalyst):

➔ [?] Khái quát cơ chế chung của xúc tác acid – base?
Hóa hữu cơ 1, Ngô Thị Thuận, Xúc tác 69
IV. Tổng quan về phản ứng hóa học và cơ chế phản ứng
5. Xúc tác trong phản ứng hóa hữu cơ:
• Xúc tác dị thể (heterogeneous catalyst): 2 yếu tố ảnh hưởng
▪ Sự hấp phụ (adsorption): hấp phụ vật lý & hấp phụ hóa học
▪ Bề mặt hoạt động (active site) của chất xúc tác: tính bão hòa

• Xúc tác enzyme (enzyme catalyst): bản chất là protein, phản ứng xảy ra rất nhanh, xúc
tác chọn lọc cho từng loại phản ứng hoặc cơ chất, có tâm hoạt động và tính bão hòa.

Hóa hữu cơ 1, Ngô Thị


Thuận, Xúc tác
70
IV. Tổng quan về phản ứng hóa học và cơ chế phản ứng
6. Vẽ mũi tên trong cơ chế phản ứng hữu cơ:
Vẽ mũi tên di chuyển từ nơi có mật độ electron cao đến nơi có mật độ electron thấp.

* Sự tấn công của nucleophile:

* Nhóm thế dễ ra đi (Loss of a leaving group):

* Sự trao đổi proton (proton transfers):

Organic chemistry, Klein, Chemical reactivity and mechanisms. 71


IV. Tổng quan về phản ứng hóa học và cơ chế phản ứng
7. Sự chuyển vị (rearrangements):
• Nhóm methyl (-CH3) hay hydrid (H-) sẽ có xu hướng di chuyển đến vị trí
carbocation CŨ để tạo carbocation MỚI mới bền vững hơn.

• 4 bước để xác định và chuyển vị:


1. Xác định các carbon xung quanh điện tích dương.
2. Xác định xem có bao nhiêu nhóm methyl hay hydrid trên carbon đó.
3. Xác định xem nhóm nào chuyển vị sẽ tạo carbocation mới bền hơn.
4. Vẽ mũi tên chỉ sự di chuyển liên kết và sự tạo thành carbocation mới.

Organic chemistry, Klein, Chemical reactivity and mechanisms. 72


IV. Tổng quan về phản ứng hóa học và cơ chế phản ứng
7. Sự chuyển vị (rearrangements):

Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4

Organic chemistry, Klein, Chemical reactivity and mechanisms. 73


NỘI DUNG BÀI GIẢNG
I. Cấu tạo hợp chất hữu cơ
II. Đồng phân và cấu dạng
III. Hiệu ứng điện tử và thuyết acid –
base
IV. Đại cương về phản ứng hóa học và
cơ chế phản ứng
V. Phản ứng gốc tự do
VI. Phản ứng cộng electrophile
74
V. Phản ứng gốc tự do
(Radical reactions)
1. Giới thiệu về gốc tự do (radicals):
Phân cắt dị li Phân cắt đồng li

* Biểu diễn sự cắt đứt liên kết:

* Hình học và lai hóa:

Organic chemistry, Klein, Radical reactions. 75


V. Phản ứng gốc tự do
(Radical reactions)
1. Giới thiệu về gốc tự do (radicals):
* Độ bền của gốc tự do:

* Cấu trúc cộng hưởng:

Organic chemistry, Klein, Radical reactions. 76


V. Phản ứng gốc tự do
(Radical reactions)
2. Mẫu chung của cơ chế gốc tự do:
Phân cắt đồng ly Cộng vào liên kết π

Tách nguyên tử hydro Tách nguyên tử halogen

Tách beta Ghép mạch

Organic chemistry, Klein, Radical reactions. 77


V. Phản ứng gốc tự do
(Radical reactions)
3. Phản ứng halogen hóa alkane theo cơ chế gốc tự do:
* Lấy ví dụ là methane (CH4), ta có phản ứng tổng quát như sau:

* Đề xuất cơ chế cho phản ứng trên:

78
Organic chemistry, Klein, Radical reactions.
V. Phản ứng gốc tự do
(Radical reactions)
3. Phản ứng halogen hóa alkane theo cơ chế gốc tự do:
• Ba yếu tố ảnh hưởng đến tính chọn lọc của phản ứng thế:
▪ Bậc carbon bị thế:

▪ Số lượng hydro trên phân tử alkane: ảnh hưởng đến


xác suất va chạm.

▪Tính chọn lọc của halogen:

79
Organic chemistry, Klein, Radical reactions.
V. Phản ứng gốc tự do
(Radical reactions)
4. Phản ứng cộng gốc tự do vào alkene (sự cộng trái quy tắc
Markovnikov): (Radical Addition of HBr: Anti-Markovnikov Addition)

* Lấy ví dụ là isobutene, ta có phản ứng tổng quát như sau:

* Đề xuất cơ chế cho phản ứng trên:

80
Organic chemistry, Klein, Radical reactions.
81
Organic chemistry, Klein, Radical reactions.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
I. Cấu tạo hợp chất hữu cơ
II. Đồng phân và cấu dạng
III. Hiệu ứng điện tử và thuyết acid –
base
IV. Đại cương về phản ứng hóa học và
cơ chế phản ứng
V. Phản ứng gốc tự do
VI. Phản ứng cộng electrophile
82
VI. Phản ứng cộng electrophile
1. Giới thiệu về phản ứng cộng vào alken:
* Một số kiểu phản ứng cộng hợp vào alken thường gặp:

83
Organic chemistry, Klein, Addition reations of alkenes.
VI. Phản ứng cộng electrophile
2. Phản ứng cộng Hydrohalogen:
• Cho một alkene không đối xứng tác dụng với H-Br, ta có phản ứng
theo Quy tắc Markovnikov như sau:
- Cách hiểu 1: H gắn vào vị trí vinyl mang nhiều hydro hơn.

- Cách hiểu 2: Br gắn vào vị trí vinyl nhiều lần thế hơn.

84
Organic chemistry, Klein, Addition reations of alkenes.
VI. Phản ứng cộng electrophile
2. Phản ứng cộng Hydrohalogen:
• Đề nghị cơ chế cho phản ứng cộng hydrohalogen vào alken:

Ion bromid có tác dụng như


Alken bị proton hóa, hình một chất ái nhân
thành carbocation trung (nucleophile) và tấn công vào
gian và ion bromid (Br-) carbocation trung gian tạo
thành sản phẩm
* Lưu ý: carbocation bậc 3
bền hơn bậc 2! 85
Organic chemistry, Klein, Addition reations of alkenes.
VI. Phản ứng cộng electrophile
3. Phản ứng cộng Hydrohalogen với hiện tượng chuyển vị:
• Hiện tượng chuyển vị xảy ra khi carbocation trung gian tạo thành có
xu hướng chuyển điện tích dương sang carbon lân cận để hình thành
chất trung gian mới bền hơn. Xét phản ứng sau:

• Như dự đoán bình thường, sản phẩm tạo thành sẽ là do sự tấn công
của ion clorid vào vị trí carbocation. Tuy nhiên, đối với carbocation
này, nó có thể chuyển vị để tạo thành carbocation mới bền hơn:

86
Organic chemistry, Klein, Addition reations of alkenes.
VI. Phản ứng cộng electrophile
3. Phản ứng cộng Hydrohalogen với hiện tượng chuyển vị:
• Ba bước vẽ 1 cơ chế có hiện tượng chuyển vị:

Bước 1 Bước 2 Bước 3


Dùng mũi tên cong biểu diễn Xét các nhóm xung quanh xem Sử dụng mũi tên cong để biểu
sự proton hóa alkene để tạo có thể xảy ra sự chuyển vị hay diễn sự tấn công của ion
thành carbocation bền vững không. Trong trường hợp này, chloride vào carbocation bậc
hơn. nhóm methyl có khả năng 3.
chuyển vị. Dùng mũi tên cong
biểu diễn quá trình ấy.

87
Organic chemistry, Klein, Addition reations of alkenes.
VI. Phản ứng cộng electrophile
4. Phản ứng cộng nước vào alkene:

88
Organic chemistry, Klein, Addition reations of alkenes.
VI. Phản ứng cộng electrophile
4. Phản ứng cộng halogen vào alkene:
• Xét phản ứng giữa cyclopentene và bromine:

• Đề nghị cơ chế cho phản ứng giữa cyclopentene và bromine:

89
Organic chemistry, Klein, Addition reations of alkenes.
VI. Phản ứng cộng electrophile
4. Phản ứng halohydrin hóa:
• Phản ứng giữa cyclopentene và chlorine trong nước:

• Chọn lọc vị trí của phản ứng halohydrin hóa:

5. Phản ứng cộng electrophile vào buta-1,3-diene: (tự đọc)


90
Organic chemistry, Klein, Addition reations of alkenes.

You might also like