You are on page 1of 11

HChemO Academy Bài tập luyện tập

Hoá chuyên cơ bản toàn diện Nội dung: Chuyên đề tinh thể

1. Bài tập về mạng tinh thể kim loại.


Ở dạng này chúng ta thường gặp các câu hỏi như: vẽ hình dạng của mạng tinh thể, xác đinh số phối trí, độ
đặc khít hay không gian trống của mạng tinh thể, xác định số đơn vị cấu trúc, thông số mạng hay bán kính nguyên
tử của kim loại.

Bài 1: Tính khối lượng riêng của tinh thể Ni, biết Ni kết tinh theo mạng tinh thể lập phương tâm mặt và bán kính
của Ni là 1,24 Å.

Giải:

4r 4.1, 24 0
a= = = 3,507( A) ; P = 0,74
2 2
a
Khối lượng riêng của Ni:
a
3.58, 7.0, 74
a 2 = 4.r =9,04 (g/cm3)
4.3,14.(1, 24.10-8 )3 .6, 02.1023

Bài 2: Thực nghiệm cho biết ở pha rắn, vàng (Au) có khối lượng riêng là 19,4 g/cm3 và có mạng lưới lập phương
tâm diện. Độ dài cạnh của ô mạng đơn vị là 4,070.10-10 m. Khối lượng mol nguyên tử của vàng là: 196,97 g/mol.

a) Tính phần trăm thể tích không gian trống trong mạng lưới tinh thể của vàng.

b) Xác định trị số của số Avogadro.

Bài 3: Đồng kết tinh theo kiểu lập phương tâm diện.

a) Tính cạnh của hình lập phương của mạng tinh thể và khoảng cách ngắn nhất giữa hai tâm của hai nguyên tử đồng
trong mạng, biết nguyên tử đồng có bán kính bằng 1,28 Å.

b) Tính khối lượng riêng của đồng theo g/cm3. Cho Cu = 64.

1
Bài 4: Máu trong cơ thể người có màu đỏ vì chứa hemoglobin (chất vận chuyển oxi chứa sắt). Máu của một số
động vật nhuyễn thể không có màu đỏ mà cá màu khác vì chứa kim loại khác (X). Tế bào đơn vị ( ô mạng cơ sở)
lập phương tâm diện của tinh thể X có cạnh bằng 6,62.10-8 cm. Khối lượng riêng của nguyên tố này là 8920
kg/m3.

a) Tính thể tích của các nguyên tử trong một tế bào và phần trăm thể tích của tế bào bị chiếm bởi các nguyên tử.

b) Xác định nguyên tố X.

Bài 5.

a. Mỗi ô cơ sở của mạng lập phương tâm diện, mạng lập phương tâm khối, mạng lập phương đơn giản chứa bao
nhiêu nguyên tử?

b. Tantan (Ta) có khối lượng riêng là 16,7 g/cm3, kết tinh theo mạng lập phương với cạnh của ô mạng cơ sở là
o
3,32 A .

- Trong mỗi ô cơ sở đó có bao nhiêu nguyên tử Ta.

- Ta kết tinh theo kiểu mạng lập phương nào.

Bài 6. Kim loại X đã được biết đến từ thời cổ xưa và đến này vẫn được sử dụng một cách rộng rãi trong cuộc sống.
0
Nguyên tử của kim loại X có bán kính bằng 1,44 A . Khối lượng riêng thực nghiệm kim loại X là 19,36 g/cm3. Thể
tích các nguyên tử của nguyên tố X chỉ chiếm 74% thể tích của tinh thể kim loại, phần còn lại là các khe rỗng.

Xác định khối lượng mol nguyên tử của X và cho biết đó là kim loại gì?

Bài 7. Fe – γ kết tinh dưới dạng lập phương tâm mặt với thông số mạng là a.

a. Tính số hốc (lỗ) trống tám mặt và bốn mặt thuộc về một ô mạng cơ sở .

b. Xác định bán kính của nguyên tử Fe trong mạng tinh thể của Fe – γ, biết rằng khối lượng riêng của Fe – γ là ρ
= 7,87 g.cm-3.

c. Gang là hợp kim của Fe chứa một lượng nhỏ C. Hãy cho biết C với bán kính r = 0,77A0 có thể chui được vào
các hốc tám mặt và bốn mặt của ô mạng Fe–γ mà không làm biến dạng mạng Fe–γ không?

Cho biết: Fe = 55,85 gam/mol. NA = 6,022.1023.

Bài 8. Sự sắp xếp cấi trúc kiểu này được gọi là “lập phương tâm mặt”:

a. Hãy tính độ đặc khít của cấu trúc này và so sánh chúng với cấu trúc lập phương đơn giản.

b. Chỉ ra các lổ tứ diện và bát diện ở cấu trúc trên. Tính số lượng các lỗ trong mỗi ô mạng cơ sở

c. Tính bán kính lớn nhất của nguyên tử X có thể “chui vào” các lổ hổng tứ diện và bát diện.
2
Bài 9. Bạc kim loại có cấu trúc tinh thể lập phương tâm diện. Bán kính nguyên tử của Ag và Au lần lượt là: RAg
= 144 pm; RAu = 147 pm.

a. Tính số nguyên tử Ag có trong một ô mạng cơ sở.

b. Tính khối lượng riêng của bạc kim loại.

c. Một mẫu hợp kim vàng - bạc cũng có cấu trúc tinh thể lập phương diện. Biết hàm lượng Au trong mẫu hợp
kim này là 10%. Tính khối lượng riêng của mẫu hợp kim.

Bài 10: Một hợp kim vàng - bạc tương ứng với một thành phần đặc biệt ( dung dịch rắn) và kết tinh dưới dạng
o
lập phương tâm diện với hằng số mạng thu được bằng phương pháp nhiễu xạ tia X là 4,08 A . Biết trong hợp
kim, vàng chiếm 0,1 phần khối lượng.

a. Tính hàm lượng phần trăm của vàng trong hợp kim

b. Xác định khối lượng riêng của hợp kim khảo sát

Cho: H = 1; Au = 197; Ag = 108; NA = 6,02.1023mol-1

Bài 11. Từ nhiệt độ phòng đến 1185K sắt tồn tại ở dạng Fea với cấu trúc lập phương tâm khối, từ 1185K đến
1667K ở dạng Feg với cấu trúc lập phương tâm diện. ở 293K sắt có khối lượng riêng d = 7,874g/cm3.

a) Hãy tính bán kính của nguyên tử Fe.

b) Tính khối lượng riêng của sắt ở 1250K (bỏ qua ảnh hưởng không đáng kể do sự dãn nở nhiệt).

Thép là hợp kim của sắt và cacbon, trong đó một số khoảng trống giữa các nguyên tử sắt bị chiếm bởi nguyên tử
cacbon. Trong lò luyện thép (lò thổi) sắt dễ nóng chảy khi chứa 4,3% cacbon về khối lượng. Nếu được làm lạnh
nhanh thì các nguyên tử cacbon vẫn được phân tán trong mạng lưới lập phương nội tâm, hợp kim được gọi là
martensite cứng và dòn. Kích thước của tế bào sơ đẳng của Fea không đổi.

c) Hãy tính số nguyên tử trung bình của C trong mỗi tế bào sơ đẳng của Fea với hàm lượng của C là 4,3%.

d) Hãy tính khối lượng riêng của martensite. (cho Fe = 55,847; C = 12,011; số N = 6,022. 1023 )

Bài 12. Tinh thể nhôm có dạng lập phương tâm diện, khối lượng riêng bằng ρ = 2,70.103 kg.m-3. Tính độ dài cạnh
ô mạng cơ sở và bán kính nguyên tử nhôm (theo pm).

Bài 13. Hãy chứng minh rằng phần thể tích bị chiếm bởi các đơn vị cấu trúc (các nguyên tử) trong mạng tinh thể
kim loại thuộc các hệ lập phương đơn giản, lập phương tâm khối, lập phương tâm diện tăng theo tỉ lệ 1 : 1,31 :
1,42.

Bài 14. Tính bán kính nguyên tử gần đúng của Ca ở 200C, biết tại nhiệt độ đó khối lượng riêng của Ca bằng 1,55
g/cm3. Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử Ca có hình cầu, có độ đặc khít là 74%.
3
Bài 15. Tính bán kính nguyên tử gần đúng của Fe ở 200C, biết tại nhiệt độ đó khối lượng riêng của Fe bằng 7,87
g/cm3. Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử Fe có hình cầu, có độ đặc khít là 68%. Cho nguyên tử khối của Fe =
55,85

Bài 16: Đồng (Cu) tinh thể có dạng tinh thể lập phương tâm diện. Tính khối lượng riêng của Cu theo g/cm3 biết
MCu=64.

Bài 17: Sắt dạng a (Fea) kết tinh trong mạng lập phương tâm khối, nguyên tử có bán kính r = 1,24 Å. Hãy tính
khối lượng riêng của Fe theo g/cm3. Cho Fe = 56.

Bài 18. Germani (Ge) kết tinh theo kiểu kim cương (như hình dưới) với thông số mạng a = 566 pm

1. Cho biết cấu trúc mạng tinh thể của Germani.

2. Xác định bán kính nguyên tử, độ đặc khít của ô mạng và khối lượng riêng của Germani. (MGe=72,64)

Ge ở các đỉnh và tâm mặt


Ge chiếm các lỗ tứ diện

Bài 19. Kim loại M kết tinh theo cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm diện với bán kính nguyên tử R=143 pm,
có khối lượng riêng D=2,7 g/ cm3. Xác định tên kim loại M.

Bài 20. Kim loại M kết tinh theo cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối với bán kính nguyên tử R=1,24 Ao,
có khối lượng riêng D=7,95 g/ cm3. Xác định tên kim loại M.

Bài 21. Một nguyên tố A có bán kính nguyên tử R = 136 pm và đơn chất kết tinh theo cấu trúc lập phương tâm
diện, tỷ khối d = 22,4. Xác định A.

Bài 22. Kim loại X được tìm thấy vào năm 1737. Tên của nó có nguồn gốc tiếng Đức là “kobold” có nghĩa là
“linh hồn của quỷ”. Một mẫu kim loại X được ngâm trong nước cân nặng 13,315g, trong khi đó đem ngâm cùng
khối lượng mẫu kim loại vào CCl4 chỉ nặng 12,331g. Biết khối lượng riêng của CCl4 là 1,5842 g/cm3.Để xác định
nguyên tố X thì người ta phải dùng đến nhiễu xạ neutron. Phương pháp nhiễu xạ này chỉ đặc trưng cho cấu trúc
lập phương tâm mặt (fcc) và đo được thông số mạng a= 353,02pm.

Bài 23: Tinh thể Na có cấu trúc lập phương tâm khối, bán kính của Na là 0,186 nm, nguyên tử khối của Na
bằng 23. Tính khối lượng riêng của Na.

Bài 24: Tinh thể Mg kết tinh dưới dạng tinh thể lục phương chặt khít. Tính thông số mạng c và khối lượng riêng
của tinh thể Mg biết a = 0,320 nm, Mg = 24,3.

4
2. Bài tập về mạng tinh thể ion
Đây là dạng mạng tinh thể phức tạp nhất do đó cũng có nhiều bài tập khó yêu cầu học sinh cần nắm chắc
kiến thức toán học để có thể xác định các thông số mạng một cách dễ dàng hơn cũng như tính toán xác định công
thức thực nghiệm của một số tinh thể phức tạp.
Bài 25: Tinh thể NaCl có cấu trúc lập phương tâm mặt của các ion Na+, còn các ion Cl- chiếm các lỗ trống tám
mặt trong ô mạng cơ sở của các ion Na+, nghĩa là có 1 ion Cl- chiếm tâm của hình lập phương. Biết cạnh a của ô
0
mạng cơ sở là 5,58 A . Khối lượng mol của Na và Cl lần lượt là 22,99 g/mol; 35,45 g/mol. Cho bán kính của Cl-
0
là 1,81 A . Tính :

a) Bán kính của ion Na+. b) Khối lượng riêng của NaCl (tinh thể).

Bài 26: Cesi clorua có cấu trúc lập phương đơn giản (hai lập phương lệch nhau một nửa đường chéo của lập
phương) và Natriclorua có cấu trúc lập phương tâm mặt (hai lập phương lệch nhau một nửa cạnh). Bán kính các
ion Cs+, Na+ và Cl- lần lượt là 169pm, 97pm và 181pm. Hãy tính:
a) Thông số mạng (cạnh a) của mỗi loại mạng tinh thể trên
b) Độ chặt khít (C) của mỗi loại mạng tinh thể trên
c) Khối lượng riêng (D) theo kg/m3 của mỗi loại clorua nói trên.
0 0
Bài 27: Cho rzn2 + = 0.74 A; rS2- = 1,84 A .
a) Dự đoán cấu trúc ZnS? Dựa vào kết quả thực nghiệm, hãy vẽ cấu trúc của ZnS?
b) Xác định số phân tử ZnS trong một tế bào cơ bản? chỉ số phối trí của Zn2+ và S2-?

Bài 28. Mono oxit sắt có cùng cấu trúc tinh thể như NaCl, nhưng đó là một hợp chất không hợp thức, nghiã là
nó không ứng với công thức FeO. Người ta đề nghị hai công thức Fe1-xO( cấu trúc lập phương tâm mặt của các
ion O2- nhưng tất cả các lỗ bát diện không bị chiếm hết Fe2+) hay FeO1+y ( cấu trúc lập phương tâm mặt của các
ion Fe2+ với một sự dư O2-) để giải thích sự thiếu Fe2+ so với O2-.
Để lựa chọn giữa hai công thức này người ta nghiên cứu một oxit sắt chứa 76,57% sắt ( phần trăm về khối lượng)
mà tỷ trọng d = 5,70g.cm-3 và cạnh của tế bào a= 0,431nm.
Tính các khối lượng mx, my cuả tế bào tinh thể cho hai công thức được đề nghị và từ đó rút ra các tỷ trọng dx, dy.
Chứng minh rằng, công thức đúng là Fe1-xO và tính x?
Hãy cho biết Fe1-xO thuộc loại khiếm khuyết nào? Chỉ rõ sự trung hoà điện của tế bào tinh thể chứa ít ion Fe2+
hơn ion O2- được bảo đảm như thế nào?

5
Bài 29. Niken(II)oxit có cấu trúc mạng tinh thể giống mạng tinh thể của natri clorua. Các ion O2- tạo thành
mạng lập phương tâm mặt, các hốc bát diện có các ion Ni2+ . Khối lượng riêng của niken(II)oxit là 6,67g/cm3.
Nếu cho Niken(II)oxit tác dụng với liti oxit và oxi thì thu được các tinh thể trắng có thành phần LixNi1-xO:
x/2 Li2O + (1-x) NiO + x/4 O2 = LixNi1-xO
Cấu trúc mạng tinh thể của LixNi1-xO giống cấu trúc mạng tinh thể của NiO nhưng một số ion Ni2+ được thế bằng
các ion Liti và một số ion Ni2+ bị oxi hóa để đảm bảo tính trung hòa điện của phân tử. Khối lượng riêng của tinh
thể LixNi1-xO là 6,21g/cm3.
a.Tính x (chấp nhận thể tích của ô mạng cơ sở không thay đổi khi chuyển từ NiO thành LixNi1-xO)
b.Tính phần trăm số ion Ni2+ đã chuyển thành ion Ni3+ và viết công thức thực nghiệm đơn giản nhất của hợp chất
LixNi1-xO bằng cách dùng Ni(II), Ni(III) và các chỉ số nguyên.
Bài 30. Cho M là một kim loại hoạt động. Oxit của M có cấu trúc mạng lưới lập phương với cạnh của ô mạng cơ

sở là a= 5,555Å. Trong mỗi ô mạng cơ sở, ion O2- chiếm đỉnh và tâm các mặt của hình lập phương, còn ion kim
loại chiếm các hốc tứ diện (tâm của các hình lập phương con với cạnh là a/2 trong ô mạng). Khối lượng riêng của
oxit là 2,400 g/cm3.

a. Tính số ion kim loại và ion O2- trong một ô mạng cơ sở.

b. Xác định kim loại M và công thức oxit của M.


2-
c. Tính bán kính ion kim loại M (theo nm) biết bán kính của ion O là 0,140 nm.

d. Nêu cách điều chế oxit của M.

Bài 31. Biết tinh thể CsBr kết tinh dưới mạng lập phương tâm khối, còn tinh thể AgBr lại kết tinh ở mạng lập
phương tâm diện. Giả thiết các cation và anion trong các mạng tinh thể nói trên đứng tiếp xúc với nhau.

a. Hãy xác định tỉ số bán kính cation ( r+ ) và bán kính anion ( r - ).

r+
b. Căn cứ vào số liệu thực nghiệm thu được của các ion nói trên, hãy tính tỷ số rồi rút ra kết luận cấn thiết về
r-
o o o
dạng tinh thể. Cho: r + = 1,13A ; r + = 1,67 A ; rBr - = 1,96A
Ag Cs

Bài 32. Muối LiCl kết tinh theo mạng tinh thể lập phương tâm diện. Ô mạng cơ sở có độ dài mỗi cạnh là 0,514nm.
Giả thiết ion Li+ nhỏ đến mức có thể xảy ra sự tiếp xúc anion – anion và ion Li+ được xếp khít vào khe giữa các
ion Cl-.

1. Hãy vẽ hình một ô mạng cơ sở LiCl.

2. Tính độ dài bán kính của mỗi ion Li+, Cl- trong mạng tinh thể?

3. Xác định khối lượng riêng của tinh thể LiCl. Biết Li = 6,94; Cl = 35,45.
6
Bài 33. Kim loại M tác dụng với hiđro cho hiđrua MHx (x = 1, 2,...). 1,000 gam MHx phản ứng với nước ở nhiệt
độ 25oC và áp suất 99,50 kPa cho 3,134 lít hiđro.

a) Xác định kim loại M.

b) Viết phương trình của phản ứng hình thành MHx và phản ứng phân huỷ MHx trong nước.

c) MHx kết tinh theo mạng lập phương tâm mặt. Tính khối lượng riêng của MHx.

Bán kính của các cation và anion lần lượt bằng 0,68Ǻ và 1,36 Ǻ.

Bài 34. Titan đioxit (TiO2) được sử dụng rộng rãi trong các loại kem chống nắng bởi khả năng chống lại tia UV
có hại cho da. Titan đioxit có cấu trúc tinh thể hệ bốn phương (hình hộp đứng đáy vuông), các ion Ti4+ và ion O2-
được phân bố trong một ô mạng cơ sở như hình bên.

2,96A0

2,96A0

4,59A0
ion Ti4+ ion O2-

a. Xác định số ion O2-, Ti4+ trong một ô mạng cơ sở

và cho biết số phối trí của ion O2- và của ion Ti4+.

b. Xác định khối lượng riêng (g/cm3) của TiO2.

c. Biết góc liên kết trong TiO2 là 90o.

Tìm độ dài liên kết Ti-O.

Bài 35. Muối florua của kim loại R có cấu trúc lập phương với hằng số mạng a = 0,62 nm, trong đó các ion kim
loại (Rn+) nằm tại các vị trí nút mạng của hình lập phương tâm diện, còn các ion florua (F‒) chiếm tất cả các hốc
tứ diện. Khối lượng riêng của muối florua là 4,89 g/cm3.

a) Vẽ cấu trúc tế bào đơn vị (ô mạng cơ sở) của mạng tinh thể florua?

b) Xác định công thức phân tử tổng quát của muối?

c) Xác định kim loại R? Cho NA = 6,023.1023; MF = 19 g/mol.

7
Bài 36: Bán kính ion của Ba2+ và O2- lần lượt là 134 pm và 140 pm. Giả sử khi tạo thành tinh thể, không có sự
biến đổi bán kính các ion.

1. BaO có mạng tinh thể kiểu NaCl. Hãy tính khối lượng riêng của BaO (g/cm3) theo lý thuyết. Cho nguyên tử
khối của Ba là 137,327 và của oxi là 15,999.

2. BaO2 cũng có mạng tinh thể tương tự BaO nhưng một cạnh của ô lập phương bị kéo dài so với 2 cạnh còn lại.
Hãy vẽ một ô mạng cơ sở của BaO2 và tính gần đúng bán kính của mỗi nguyên tử oxi trong ion O22- biết rằng độ
dài liên kết O-O trong O22- là 149 pm và khối lượng riêng của BaO2 thực tế là 5,68 g/cm3.

Bài 37. Iotđua kali và thali có các cấu trúc lập phương, trong đó số phối trí của các ion K+ và Tl+ (bán kính tương
ứng là 1333 và 147pm) là 6 và 8 đối với cùng một thực thể.

1) Xác định và mô tả các kiểu cấu trúc của các ionđua trên

2) Tính giá trị gần đúng bán kính ion I - trong iođua ka li (aKI = 706 pm). Từ đó suy ra mạng các anion có là
compac hay không.

3) Xác định giá trị gần đúng của thông số aTII của iođua thali.

4) Khảo sát bằng tinh thể học phóng xạ các đơn tinh thể iođua thali cho biết khoảng cách mạng lưới tương ứng
với mặt phẳng nguyên tử chứa hai cạnh đối của ô mạng là 297pm. Tính giá trị chính xác của thông số aTl.

5) Tính khối lượng thể tích và độ compac của 2 iođua này.

Bài 38. Dưới 184oC clorua amoni NH4Cl kết tinh theo cấu trúc kiểu CsCl, thông số a = 387 pm.

1) Tính khối lượng thể tích của chất này.

2) Xác định bán kính ion của NH 4+ , giả thiết là có dạng cầu, biết rằng ion Cl- có số phối trí là 8 và bán kính R =

187 pm.

3) Suy ra độ compac của amoni clorua.

Bài 39. Kim loại X tồn tại trong tự nhiên dưới dạng khoáng vật silicát và oxit. Oxit của X có cấu trúc lập phương
với hằng số mạng a = 507nm, trong đó các ion kim loại nằm trong một mạng lập phương tâm diện, còn các ion O2-
chiếm tất cả các lỗ trống (hốc) tứ diện. Khối lượng riêng của oxit bằng 6,27 g/cm3.

a. Vẽ cấu trúc tế bào đơn vị của mạng tinh thể của oxit.

b. Xác định thành phần hợp thức của oxit và số oxi hoá của X trong oxit. Cho biết công thức hoá học của silicat
tương ứng (giả thiết Xm(SiO4)n).

c. Xác định khối lượng nguyên tử của X và gọi tên nguyên tố đó.

8
Bài 40. Tính năng lượng mạng lưới tinh thể ion của muối BaCl2. Biết rằng nhiệt tạo thành của tinh thể BaCl2 là
860,23 kJ/mol, nhiệt thăng hoa của Ba là 192,46 kJ/mol, nhiệt phân li của Cl2 là 244,35 kJ/mol, năng lượng ion
hóa thứ nhất, thứ hai tương ứng của Ba là 501,24 kJ/mol; 962,32 kJ/mol, ái lực electron của clo là 370,28 kJ/mol

Bài 41. Năng lượng mạng lưới của một tinh thể có thể hiểu là năng lượng cần thiết để tách những hạt ở trong
tinh thể đó ra cách xa nhau những khoảng vô cực.

Hãy thiết lập chu trình để tính năng lượng mạng lưới tinh thể CaCl2 biết:

Sinh nhiệt của CaCl2: DH1 = -795 kJ/ mol

Nhiệt nguyên tử hoá của Ca: DH2 = 192 kJ / mol

Năng lượng ion hoá (I1 + I2) của Ca = 1745 kJ/ mol

Năng lượng phân ly liên kết Cl2: DH3 = 243 kJ/ mol

Ái lực với electron của Cl: A = -364 kJ/ mol

Bài 42. Liti hiđrua LiH có cấu trúc tinh thể kiểu lập phương tâm diện.

a. Hãy biểu diễn ô mạng cơ sở của tinh thể? Tính số phân tử LiH có trong một ô mạng cơ sở?

b. Tính độ chặt khí của tinh thể LiH?


0 0
c. Cho bán kính của các cation và anion lần lượt là 0,76 A và 1,36 A ; Li = 6,94;

H = 1. Tính khối lượng riêng của LiH (g/cm3) ?

Bài 43. Tinh thể BaF2 có cấu trúc kiểu florin, với thông số mạng a = 0,620 nm. Bán kính của ion F- là 0,136 nm.
Tính bán kính của ion Ba2+ và khối lượng riêng của tinh thể BaF2. Cho:

MBa = 137,0 g/mol; MF = 19,0 g/mol

9
3. Bài tập về tinh thể nguyên tử: Hầu hết các bài tập về tinh thể nguyên tử thường gặp những dạng câu hỏi
tương tự như dạng tinh thể kim loại, đó là vệc xác định số phối trí, xác định số đơn vị cấu trúc, số hốc tứ diện,
bát diện, tính tỉ khối và một sso thông số mạng khác
Bài 44.

a) Hãy vẽ sơ đồ mô tả cấu trúc của một tế bào sơ đẳng của kim cương.

b) Biết hằng số mạng a = 3,5 Å . Hãy tính khoảng cách giữa một nguyên tử C và một nguyên tử C láng giềng
gần nhất. Mỗi nguyên tử C như vậy được bao quanh bởi mấy nguyên tử ở khoảng cách đó?

c) Hãy tính số nguyên tử C trong một tế bào sơ đẳng và khối lượng riêng của kim cương.

Bài 45. Silic có cấu trúc tinh thể giống kim cương.

a) Tính bán kính nguyên tử silic. Cho khối lượng riêng của silic tinh thể bằng 2,33g.cm-3; khối lượng mol nguyên
tử của Si bằng 28,1g.mol-1.

b) So sánh bán kính nguyên tử của silic với cacbon (rC = 0,077 nm) và giải thích.

Bài 46. Boron nitrua (BN) có cấu trúc tương tự kim cương trong đó các nguyên tử N tạo thành mạng lập phương
tâm diện còn các nguyên tử B chiếm một nửa vị trí các lỗ tứ diện. Nếu khối lượng riêng của BN bằng 3,45 g/cm3,
hãy vẽ ô mạng đơn vị của BN rồi xác định độ dài liên kết B–N. Cho biết: B = 10.81; N = 14.00

10
4. Bài tập về tinh thể phân tử: Trong dạng bài tập này chúng ta có thể gặp lại các câu hỏi về tính các thông số
mạng, khối lượng riêng của các chất, giải thích một số tính chất vật lý liên quan đến cấu tạo mạng tinh thể hay
tính số tiểu phân trong một thể tích xác đinh...

Bài 47. Cacbondioxit rắn được gọi là “nước đá khô” là tinh thể phân tử và tế bào đơn vị của tinh thể có cấu trúc
lập phương tâm diện bao gồm các phân tử cacbon đioxit.
a, Hãy tính tỉ khối của nước đá khô biết độ dài cạnh của tế bào đơn vị hình lập phương của nước đá khô là 0,56
nm.
b, Hãy tính số phân tử cacbon dioxit N trong khối nước đá khô có kích thước 20cm x 10 cm x 5.0 cm

Bài 48. Khối lượng mol của iôt là MI = 126,9g/mol; tỉ trọng của I2 rắn là d = 4,93g/mol.
a) Từ thông số mạng, xác định số phân tử I2 có trong ô mạng cơ bản.

b) Kiểm tra kết quả dựa vào sơ đồ cấu trúc tinh thể của nó.
Các thông số: a = 725pm, b = 977pm, c = 478pm.

11

You might also like