You are on page 1of 8

TINH THỂ HỌC

Câu 1: (HSGQG 2007)


Thực nghiệm cho biết ở pha rắn, vàng ( Au) có khối lượng riêng là 19,4
g/cm3 và có mạng lưới lập phương tâm diện. Độ dài cạnh của ô mạng
đơn vị là 4,07 Å. Khối lượng mol nguyên tử của vàng là 197 g/mol.
1. Tính phần trăm thể tích không gian trống trong mạng lưới tinh thể
của vàng.
2. Xác định trị số của số Avogadro.
Câu 2: Đồng kết tinh theo kiểu lập phương tâm diện.
1. Tính hằng số mạng a và khoảng cách ngắn nhất giữa hai tâm của
hai nguyên tử đồng trong mạng, biết nguyên tử đồng có bán kính
bằng 1,28 antron.
2. Tính khối lượng riêng của đồng theo g/cm3.
Cho Cu = 64 g/mol
Câu 3: (HSGQG 2009)
Máu trong cơ thể người có màu đỏ vì chứa hemoglobin (chất vận
chuyển oxi chứa sắt). Máu của một số động vật nhuyễn thể không có
màu đỏ mà có màu khác vì chứa kim loại khác (X). Tế bào đơn vị (ô
mạng cơ sở) lập phương tâm diện của tinh thể X có cạnh bằng 6,62.10 -8
cm. Khối lượng riêng của nguyên tố này là 8,92 g/cm 3 .
1. Tính thể tích của các nguyên tử trong một tế bào và phần trăm
thể tích của tế bào bị chiếm bởi các nguyên tử.
2. Xác định nguyên tố X
Câu 4: (HSGQG 2008)
Silic có cấu trúc tinh thể giống kim cương.
1. Tính bán kính nguyên tử silic. Cho khối lượng riêng của silic tinh
thể bằng 2,33 g/cm3 ; khối lượng mol nguyên tử của Si bằng
28,1 g/mol
2. So sánh bán kính nguyên tử của silic với cacbon (r C = 0,77 Å) và
giải thích
Câu 5: Tinh thể CaF2 có cấu trúc florit với hằng số mạng a = 5,46 Å .
Xác định độ dài liên kết Ca-F, khoảng cách F-F, Ca-Ca.
Câu 6: Kết quả khảo sát giản đồ nhiễu xạ tia X cho biết tinh thể FeO có
cấu trúc kiểu NaCl với hằng số mạng a = 4,3 Å.
1. Xác định khối lượng riêng lí thuyết của FeO (g/cm 3 ).
2. Theo thực nghiệm, mẫu FeO tổng hợp được có khối lượng riêng
bằng 5,57 g.cm-3 . Giải thích sự sai lệch đó. Viết công thức thực tế
của oxit này, chỉ rõ trạng thái oxi hoá của Fe trong oxi
Câu 7: (Chuyên Đại học Sư Phạm ĐBDD 2017-2018)
Tên gọi “tungsten” thực chất là tên gọi cổ theo tiếng Thuỵ Điển của
khoáng vật scheelite. Nó có nghĩa là đá (sten) nặng (tung) do scheelite
được xem là nặng hơn so với các loại đá khác thường được tìm thấy
cùng với nó.

Hình: Hai
góc nhìn ô mạng cơ sở của scheelite, CaWO4; các giá trị hằng số mạng:
0.524 x 0.524 x 1.137 nm; góc nhìn bên phải có được khi quay góc
nhìn bên trái 90o.
Hình trên là ô mạng cơ sở của scheelite. Nghiên cứu phương pháp nhiễu
xạ tinh thể tia X cho thấy sự sắp xếp các nguyên tử tạo thành một cấu
trúc khối, trong đó các ô mạng được xếp chụm vào nhau. Một số
nguyên tử nằm hoàn toàn trong các đường biên của ô mạng cơ sở,
trong khi một số khác nằm ở các góc, cạnh hoặc mặt, chỉ có các phần
(fractions) thuộc mỗi ô mạng cơ sở.
1. Dựa vào sự phân bố các nguyên tử trong mỗi ô mạng cơ sở, hãy
tính tổng số nguyên tử tungsten, calcium và oxygen trong 1 ô
mạng.
2. Sử dụng kết quả ở ý a, và kích thước của ô mạng, hãy tính khối
lượng riêng của “đá nặng” scheelite theo gam cm -3.
Cho Nguyên tử khối (g/cm3): Ca = 40,08; W =183,85; O =16,00)
1 năm = 365 ngày
Câu 8: (Chuyên Hùng Vương 2017-2018)
Tinh thể sắt (II) oxit có cấu tương tự tinh thể NaCl, trong tinh thể FeO
có hốc bát diện được tạo thành bởi các nguyên tử oxi và nguyên tử Fe
nằm ở tâm hốc. Trong điều kiện thường, không tồn tại sắt (II) oxit tinh
khiết mà thường có lẫn một lượng sắt (III) trong FeO. Nên công thức
của oxit sắt là FexO. Cho hằng số mạng của tinh thể FexO a = 4,29 Å và
khối lượng riêng của FexO là 5,71 g/cm3.
1. Vẽ một ô mạng cơ sở của mạng tinh thể FeO.
2. Tìm x biết nguyên tử khối của Fe là 55,85.
3. Xác định % ion Fe2+ và Fe3+ có mặt trong oxit, từ đó, xác định u, v
trong công thức oxit dạng Fe(II)uFe(III)vO.
Câu 9: (Chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng 2017-2018)
1) Vàng (Au = 197) có bán kính nguyên tử bằng 144 pm và khối lượng
riêng bằng 19,32 g/cm3. Dựa trên các dữ kiện này hãy cho biết tinh thể
vàng có cấu trúc lập phương tâm khối hay lập phương tâm diện?
2) RbCl có cấu trúc tương tự NaCl ở áp suất thường, nhưng lại có cấu
trúc tương tự CsCl ở áp suất cao.
a. Tính khối lượng riêng (g/cm3) của RbCl tại hai điều kiện này, biết
Rb = 85,47; Cl = 35,45; rRb+=148 pm; và rCl-=181 pm.
b. Giải thích sự biến đổi khối lượng riêng của RbCl ở hai điều kiện nói
trên.
Câu 10: (Chuyên Trần Phú Hải Phòng 2017-2018)
Vanadi (V) có khối lượng riêng là 5,96 g/cm3, kết tinh theo cấu trúc
mạng lập phương với cạnh của ô mạng cơ sở là 307 pm. Biết khối lượng
mol nguyên tử của Vanadi là 50,94 g/mol.
1. Vanadi kết tinh theo kiểu mạng lập phương nào?
2. Số phối trí của Vanadi trong cấu trúc này là bao nhiêu? Giải thích.
3. Tính phần trăm thể tích không gian trống trong ô mạng cơ sở của
Vanadi
Câu 11: (Chuyên Lê Quý Đôn Quảng Trị 2017-2018)
Bạc kim loại có cấu trúc tinh thể lập phương tâm diện. Bán kính nguyên
tử của Ag và Au lần lượt là: rAg = 144 pm; rAu = 147 pm.
1. Tính số nguyên tử Ag có trong một ô mạng cơ sở.
2. Tính khối lượng riêng của bạc kim loại.
3. Một mẫu hợp kim vàng – bạc cũng có cấu trúc tinh thể lập phương
tâm diện. Biết hàm lượng Au trong mẫu hợp kim này là 10%.
Tính khối lượng riêng của mẫu hợp kim.
Cho nguyên tử khối của Ag là 108 g/mol, của Au là 197 g/mol.
Câu 12: (Chuyên Thái Bình 2017-2018)
Tinh thể BaF2 có cấu trúc tinh thể kiểu Florit. Trong đó các ion Ba 2+ hình
thành mạng lập phương tâm diện, ion F- chiếm tất cả các lỗ trống tứ
diện do ion Ba2+ tạo nên. Thông số mạng của tinh thể a = 0,620 nm.
Bán kính của ion F-: RF- = 0,136 nm. Tính bán kính của ion Ba2+ và khối
lượng riêng của tinh thể BaF2? Biết MBa = 137,0 g/mol; MF = 19,0 g/mol.
Câu 13: (Chuyên Nguyễn Tất Thành Yên Bái 2017-2018)
1) Trong số các cacbonyl halogenua COX2, người ta chỉ điều chế được 3
chất: cacbonyl florua COF2, cacbonyl clorua COCl2, cacbonyl bromua
COBr2.
a. Vì sao không có hợp chất cacbonyl iođua COI2?
b. So sánh góc liên kết ở các phân tử cacbonyl halogenua đã biết.
2) Hãy chứng minh rằng phần thể tích bị chiếm bởi các đơn vị cấu trúc
(các nguyên tử) trong mạng tinh thể kim loại thuộc các hệ lập phương
đơn giản, lập phương tâm khối, lập phương tâm diện tăng theo tỉ lệ 1 :
1,31 : 1,42.
Câu 14: (Chuyên Nguyễn Trãi Hải Dương 2017-2018)
Sắt là một kim loại quan trọng trong công nghiệp. Sắt tồn tại 2 dạng α
và β. Nghiên cứu về dạng sắt α, các nhà khoa học thế kỉ trước tin rằng
tinh thể sắt lập phương tâm khối ( Fe = 55,85 g/mol)
1. Giả sử sắt α ở dạng lập phương tâm khối ,biểu diễn mạng tinh thể
của Fe dạng α. Biết khối lượng riêng dFe-α= 7,95 g/cm3. Tính hằng
số mạng cho tinh thể α.
2. Phép đo nhiễu xạ tia X , bước sóng λ=20 nm vào mặt (1 1 0) cho
góc nhiễu xạ bằng 30o. Tính hằng số cho tinh thể sắt α. Từ đó có
nhận xét gì về dạng tinh thể của sắt α?
Câu 15: (Chuyên Đại học Vinh Nghệ An 2017-2018)
Pin mặt trời chế tạo từ nguyên tố X có khả năng chuyển năng lượng ánh
sáng mặt trời thành điện năng, cung cấp cho các thiết bị trên tàu vũ trụ.
X có cấu trúc tinh thể lập phương tâm diện với cạnh a của ô mạng cơ sở
bằng 5,34 Å. Nếu mỗi ô mạng cơ sở được chia thành 8 hình lập
a
phương con với cạnh 2 thì có thêm 4 nguyên tử X chiếm 4 tâm của 4
hình lập phương con. Mỗi nguyên tử X trong tinh thể liên kết với 4
nguyên tử X gần nhau nhất bằng các obitan lai hoá sp 3. Khối lượng
riêng của X là 2,45 (g/cm3).
1. Tính phần trăm thể tích của tế bào bị chiếm bởi các nguyên tử
2. Xác định tên nguyên tố X.
Lấy số Avogađro NA = 6,022.1023 nguyên tử/mol
Câu 16: (Đề thi chọn Đội tuyển HSGQT 2012)
Vật liệu siêu dẫn A là oxit hỗn hợp của Cu, Ba
và Y (ytri, nguyên tố thuộc phân nhóm IIIB,
chu kì 5 trong bảng hệ thống tuần hoàn).
Bằng nhiễu xạ tia X, người ta xác định được
cấu trúc tinh thể của A. Có thể coi ô mạng cơ
sở của A (hình bên) gồm hai hộp chữ nhật
giống nhau trong đó: Cu chiểm vị trí các đỉnh,
Ba ở tâm hình hộp còn O ở trung điểm các
cạnh nhưng bị khuyết hai vị trí (vị trí thực của
O và Ba hơi lệch so với vị trí mô tả). Hai hình
hộp này đối xứng với nhau qua Y nằm ở tâm
của ô mạng cơ sở.
1. Hãy xác định công thức hóa học của A.
2. Tinh thể A được điều chế bằng cách nung nóng hỗn hợp bột mịn
của BaCO3, Y2O3 và CuO (theo tỉ lệ thích hợp) ở 1000 oC trong
không khí, rồi làm nguội thật chậm đến nhiệt độ phòng. Hãy viết
phương trình phản ứng điều chế A.
Câu 17: (Chuyên Hùng Vương Bình Dương 30/04/2012 lớp 10)
Khối lượng riêng của rhodi là d=12,4 g/cm3. Mạng tinh thể của nó là lập
phương tâm diện. hằng số mạng a = 3.8 Å, MRb = 103 g/mol.
1. Suy ra giá trị gần đúng Avogadro
2. Tính bán kính cực đại r của một nguyên tử phải có để chiếm hốc
bát diện mà không làm thay đổi cấu trúc mạng
3. Xác định độ đặt khít của cấu trúc mạng khi chiếm tất cả các hốc
bát diện bằng các quả cầu có bán kính r vừa tìm được ở trên
Câu 18: (Chuyên Trần Đại Nghĩa TPHCM 30/04/2014 lớp 11)
Khối lượng riêng của bari vào khoảng 3,65 g/cm3 và bán kính nguyên tử
của nó là 217,4 pm
1. Cho biết cấu trúc tinh thể bari, biết nó kết tinh ở một trong các
kiểu mạng lập phương
2. Cho biết số phối trí của Ba2+ và O2- trong BaO, biết nó kết tinh
theo kiểu mạng NaCl
Câu 19: (Chuyên Bắc Quảng Nam 20/04/2014 lớp 10)
Thực nghiệm cho biết khoảng cách giữa hai ion O 2- và Mg2+ trong tinh
thể MgO là 2,05 Å. Mặt khác, tỉ số bán kính ion của Mg2+ và O2- là 0,49
Å.
1. Xác định kiểu mạng tinh thể của MgO
2. Tính khối lượng tiêng của tinh thể trên theo g/cm 3
Câu 20: (Chuyên Thăng Long Đà Lạt 30/04/2010 lớp 11)
Bằng thực nghiệm người ta biết rằng kim cương có cấu trúc lập phương
tâm diện và 4 hốc tứ diện phân bố đều ở 4 góc của ô mạng cơ sở. Cho
độ dài ô mạng cơ sở bằng 3,55 Å
1. Biểu diễn ô mạng tế bào cơ sở của kim cương, xác định số nguyên
tử C trong ô mạng cơ sở.
2. Trình bày cách tính bán kính nguyên tử C và khoảng cách gần
nhất 2 nguyên tử C
3. Tính khối lượng riêng của kim cương, biết MC = 12 g/mol
Câu 21: (Chuyên Lào Cai 2017-2018)
Muối LiCl kết tinh theo mạng lập phương tâm diện. Ô mạng cơ sở có độ
dài mỗi cạnh là 5,14.10-10 m. Giả thiết ion Li+ nhỏ tới mức có thể xảy ra
tiếp xúc anion - anion và ion Li+ được xếp khít vào khe giữa các ion Cl -.
Hãy tính độ dài bán kính của mỗi ion Li+ , Cl- trong mạng tinh thể theo
picomet (pm).
Câu 22: (Chuyên Chu Văn An Bình Định 2021-2022)
Bạc có bán kính nguyên tử R = 144 pm, kết tinh dạng lập phương tâm
mặt. Tùy theo kích thước mà các nguyên tử là A có thể phân bố vào
mạng tinh thể bạc tạo ra các dung dịch rắn có tên gọi khác nhau, dung
dịch rắn xen kẽ (bằng cách chiếm các lỗ xen kẻ), hoặc dung dịch rắn
thay thế (thay thế các nguyên tử bạc).
1) Tính khối lượng riêng của bạc nguyên chất (kg.m -3).
2) Vàng có bán kính R’ bằng 147 pm, được phân bố vào tinh thể bạc
tạo dung dịch rắn X thay thế có thể biểu diễn bằng phương trình
sau:
xAu + Ag AuxAg1-x + xAg
Tính độ dài ô mạng cơ sở ax (pm) theo x (với x là phần mol của Au)
3) Một hợp kim bạc vàng có tỉ lệ khối lượng của Au (khí hiệu w) bằng
10%. Xác định giá trị x và khối lượng riêng của hợp kim.
Cho biết: MAu = 197 g.mol-1; MAg = 108 g.mol-1
Câu 23: (Chuyên Bắc Giang 2021-2022)
Trong mạng tinh thể của Beri borua, nguyên tử Bo kết tinh ở mạng lưới
lập phương tâm mặt và trong đó có tất cả các hốc tứ diện đã bị chiếm
bởi nguyên tử beri. Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 nguyên tử Bo là 3,29
Å
1) Vẽ hình biểu diễn sự chiếm đóng của nguyên tử Bo trong một ô
mạng cơ sở.
2) Có thể tồn tại bao nhiêu hốc tứ diện, hốc bát diện trong một ô
mạng? Từ đó cho biết công thức thực nghiệm của hợp chất này
(công thức cho biết tỉ lệ nguyên tử của các nguyên tố). Trong một
ô mạng cơ sở có bao nhiêu đơn vị công thức trên?
3) Cho biết số phối trí của Be và Bo trong tinh thể này là bao nhiêu?
4) Tính độ dài canh a0 của ô mạng cơ sở, độ dài liên kết Be-B và khối
lượng riêng của beri borua theo đơn vị g/cm 3. Biết Be: 10,81
g/mol; Bo: 9,01 g/mol

You might also like