You are on page 1of 15

CHẤT RẮN

Tinh thể Vô định hình


I. Một số khái niệm
1. Mạng tinh thể (cấu trúc tinh thể)
- Là mạng lưới không gian ba chiều trong đó các nút mạng là các đơn vị cấu trúc (nguyên tử, ion, phân
tử...)
2. Ô cơ sở
- Khái niệm: Là mạng tinh thể nhỏ nhất mà bằng cách tịnh tiến nó theo hướng của ba trục tinh thể ta
có thể thu được toàn bộ tinh thể.
- Đặc trưng:
+ Hằng số mạng: a, b, c, α, β, γ.

+ Số đơn vị cấu trúc: n

+ Số phối trí: Ic là số quả cầu khác tiếp xúc trực tiếp


với 1 quả cầu trong mạng tinh thể.

+ Độ đặc khít: P là tỉ lệ giữa thể tích bị chiếm chỗ


và thể tích đơn vị cấu trúc.
3. Tính số đơn vị cấu trúc trong hình lập phương
- Quả cầu A không thuộc ô mạng → đóng góp 0
phần cho ô mạng
- Quả cầu B ở đỉnh → đóng góp 1/8.
- Quả cầu C ở cạnh → đóng góp 1/4.
- Quả cầu D ở mặt → đóng góp 1/2.
- Quả cầu E nằm trong ô mạng → đóng góp 1.

4. Tính khối lượng riêng


n.M n là số đơn vị cấu trúc trong 1 ô mạng;
D= (g/cm 3 ) M: khối lượng mol nguyên tử (hoặc phân tử)
N A .Vtb
NA: số Avogadro; Vtb: thể tích ô cơ sở (cm3)

Ví dụ 1: Tính bán kính nguyên tử gần đúng của Ca ở 200C, biết tại nhiệt độ đó khối lượng riêng của
Ca bằng 1,55 g/cm3. Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử Ca có hình cầu, có độ đặc khít là 74%. Biết
MCa = 40,08 g/mol
II. Mạng tinh thể kim loại
1. Sự sắp xếp các nguyên tử kim loại
- Nguyên tử kim loại được coi như những quả cầu cứng, có kích thước như nhau, được xếp đặc khít vào
nhau thành từng lớp. Tinh thể kim loại có thể tạo nên bằng cách chồng các lớp cầu đó lên nhau.
2. Hốc tứ diện và hốc bát diện
- Hốc tứ diện: (T - tetrahedral void): là khoảng trống
nằm giữa 4 quả cầu tiếp xúc với nhau mà tâm của
chúng nằm ở 4 đỉnh của hình tứ diện đều.

- Hốc bát diện (O - octahedral void): là khoảng


trống nằm giữa 6 quả cầu tiếp xúc với nhau mà tâm
của chúng nằm ở 6 đỉnh của hình bát diện đều.
3. Các loại mạng tinh thể kim loại
a. Mạng lập phương đơn giản
- Đỉnh là các nguyên tử kim loại hay cation kim loại.
- Ô cơ sở:

+ Số quả cầu:
+ Số phối trí
+ Bán kính nguyên tử: r
+ Thể tích ô cơ sở:
+ Độ đặc khít:
Ví dụ 2: Po-α có mạng tinh thể thuộc kiểu lập phương đơn giản với hằng số mạng là 336pm
a. Tính bán kính nguyên tử Po-α
b. Tính khối lượng riêng của Po-α biết MPo = 208,998 g/mol; NA = 6,022.1023
b. Mạng lập phương tâm khối
- Đỉnh và tâm khối hộp lập phương là nguyên tử hay cation kim loại.
- Ô cơ sở (hình lập phương)
+ Xác định tâm khối hộp: giao điểm của hai đường chéo mà hai đầu
thuộc hai mặt phẳng đối diện nhau

+ Số quả cầu trong 1 ô:


+ Số phối trí:
+ Bán kính nguyên tử: r
+ Thể tích ô cơ sở:
+ Độ đặc khít:
* Hốc tứ diện và hốc bát diện

- Hốc T: mỗi mặt có 4 hốc T chung cho 2 tế bào


cạnh nhau
=> số hốc T: 4.6(mặt).1/2 = 12

- Hốc O:
+ Tâm của 6 mặt đều là hốc O chung cho 2 tế bào (bằng cách: lấy đối xứng tâm khối qua 6 mặt phẳng,
điểm giao đoạn nối hai tâm và mặt phẳng là hốc O).
+ Điểm giữa 12 cạnh đều là hốc O chung cho 4 tế bào cạnh nhau
=> Số hốc O: 6.1/2 (đóng góp của quả cầu trên 1 mặt) + 12.1/4 (đóng góp quả cầu trên cạnh) = 6
Ví dụ 3: Thori kết tinh theo cấu trúc lập phương tâm khối, hằng số mạng a = 4,11Å
a. Xác định bán kính nguyên tử của Thori.
b. Xác định khối lượng riêng của Thori. Biết MTh = 232 g/mol; NA = 6,02.1023

Ví dụ 4: Sắt dạng  (Fe) kết tinh trong mạng lập phương tâm khối, nguyên tử có bán kính r = 1,24
Å. Hãy tính:
a) Cạnh a của tế bào cơ sở
b) Khối lượng riêng của Fe  theo g/cm3.
c) Phần trăm thể tích không gian trống trong mạng tinh thể Fe 
d) Khoảng cách ngắn nhất giữa hai tâm của hai nguyên tử Fe 
Cho nguyên tử khối của Fe = 56
c. Mạng lập phương tâm diện
- Đỉnh và tâm các mặt là nguyên tử hay cation kim loại.
- Ô cơ sở (hình lập phương)
+ Xác định tâm mặt: giao điểm của hai đường chéo của hình
vuông.

+ Số quả cầu:
+ Số phối trí
+ Bán kính nguyên tử: r
+ Thể tích ô cơ sở:
+ Độ đặc khít:
Ví dụ 5: Đồng kết tinh theo kiểu mạng lập phương tâm diện, hằng số mạng a = 0,361 nm;
nguyên tử khối của Cu là 63,54.
a) Tính bán kính nguyên tử Cu
b) Xác định khối lượng riêng của đồng.
Ví dụ 6. Máu người màu đỏ vì chứa hemoglobin (chất vận chuyển oxi chứa sắt). Máu của một số
động vật nhuyễn thể có màu xanh vì chứa kim loại X. Tế bào đơn vị lập phương tâm mặt của tinh
thể X có cạnh bằng 3,62×10–8 cm. Khối lượng riêng của X bằng 8,92g/cm3.
a) Tính thể tích của các nguyên tử trong một tế bào và phần trăm thể tích của tế bào bị
chiếm bởi các nguyên tử.
b) Xác định nguyên tố X.

Ví dụ 7. Kim loại M kết tinh theo cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm diện với bán kính
nguyên tử R=143 pm, có khối lượng riêng D=2,7 g/ cm3. Xác định tên kim loại M.
* Hốc tứ diện và hốc bát diện
- Hốc tứ diện: tâm hình tứ diện tạo bởi 1 đỉnh và tâm của 3 mp chứa đỉnh
đó. Là tâm hình lập phương con.
+ Khối lập phương có có 8 đỉnh => số hốc T = 8

- Hốc bát diện:


+ 1 hốc là tâm hình bát diện tạo bởi 6 quả cầu ở tâm mặt => số hốc O = 1
+ Các hốc còn lại nằm trên cạnh chung của 2 mặt phẳng
(bằng cách lấy đối xứng tâm mặt của hai mặt phẳng qua
cạnh chung; giao điểm của chúng là hốc O)
=> số hốc O = 12(cạnh)*1/4 = 3

=> Tổng số hốc O = 4


Ví dụ 8. Khối lượng riêng của rhodi là d = 12,4 g/cm3. Mạng tinh thể của nó là lập phương tâm diện,
hằng số mạng a = 3,8 A0; MRh = 103 g/mol.
1. Xác định phần trăm thể tích không gian bị chiếm chỗ trong mạng tinh thể
2. Suy ra giá trị gần đúng Avogđro.
2. Tính bán kính cực đại r của một nguyên tử phải có để chiếm hốc bát diện mà không làm thay đổi cấu
trúc của mạng.

Ví dụ 9. Fe-γ kết tinh dưới dạng lập phương tâm mặt với thông số mạng là a.
a, Xác định bán kính R của Fe-γ biết rằng khối lượng riêng của Fe-γ là 8,87 g/cm3.
b. Gang là hợp kim của sắt chứa một lượng nhỏ cacbon. Hỏi cacbon với bán kính 0,077 nm có thể
chiếm hốc bát diện và hốc tứ diện của ô mạng Fe-γ mà không làm biến đổi cấu trúc tinh thể
không? Tại sao?

You might also like