You are on page 1of 17

HÓA TINH THỂ HÓA 10 NC

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÓA HỌC TINH THỂ


* Cấu trúc tinh thể
Mạng lưới tinh thể (cấu trúc tinh thể) là mạng lưới không gian ba chiều trong đó các nút mạng là các đơn vị
cấu trúc (nguyên tử, ion, phân tử ...).
- Tinh thể kim loại
- Tinh thể ion
- Tinh thể nguyên tử (hay tinh thể cộng hóa trị)
- Tinh thể phân tử.
* Khái niệm về ô cơ sở (ô mạng đơn vị)
Là mạng tinh thể nhỏ nhất mà bằng cách tịnh tiến nó theo hướng của ba trục tinh thể ta có thể thu được toàn
bộ tinh thể.
Một hình khối không gian nhỏ nhất có đối xứng cao nhất, có số góc vuông nhiều nhất, có thể tích bé nhất
được gọi là ô mạng cơ sở (ô mạng đơn vị)
Mỗi ô cơ sở được đặc trưng bởi các thông số:
1. Hằng số mạng: a, b, c; , , 
2. Số đơn vị cấu trúc: n
3. Số phối trí
4. Độ đặc khít.
* Hệ thống mạng tinh thể
a) Hệ trục tọa độ
Cả ba trục đi qua 1 điểm mạng, ba trục trùng với ba phương của một tế bào cơ bản (ô mạng đơn vị).
Quy ước: Trục a (ứng với Ox, hoành độ) hướng từ phía sau ra trước.
Trục b (ứng với Oy, tung độ) hướng từ bên trái sang bên phải.
Trục c (ứng với Oz, cao độ) hướng từ dưới lên trên.
Góc α được tạo bởi trục b với trục c.
Góc β được tạo bởi trục c với trục a.
Góc γ được tạo bởi trục a với trục b.
Cách xác định chỉ số Miller: mỗi ô mạng cơ sở đều được tạo ra bởi sự kết hợp của 6 mặt phẳng bao quanh
và còn có các mặt phẳng bên trong. Tọa độ hay vị trí của mỗi mặt phẳng đó được chỉ ra bằng chỉ số Miller.
1 1 1
Tọa độ điểm A trong hệ tọa độ Đecac là A(x,y,z); lấy nghịch đảo ta được A’  , ,  . Quy đồng
x y z
mẫu số của 3 phân số đó, bộ 3 giá trị tử số của 3 phân số trên sau khi quy đồng là chỉ số Miller của mặt phẳng
đang xét.
Chỉ số Miller được ký hiệu M(hkl) theo thứ tự tương ứng các trục x, y, z.
Biên soạn: ThS. DS. Trương Ngọc Phương Bình Trang: 1
HÓA TINH THỂ HÓA 10 NC
b) 7 hệ thống tinh thể và 14 mạng lưới tịnh tiến Bravais
7 hệ thống tinh thể
Tương quan
Thứ Đặc điểm cơ bản của ô mạng đơn Tương quan giữa
Tên gọi hệ tinh thể giữa các chu
tự vị các góc
kỳ tịnh tiến
1 Tam tà (ba xiên) Hình hộp bất kỳ a≠b≠c α ≠ β ≠ γ ≠ 90o
2 Đơn tà (một xiên) Lăng trụ nghiêng, đáy hình chữ nhật a≠b≠c α = γ = 90o ≠ β
3 Trực thoi Lăng trụ thẳng, đáy hình chữ nhật a≠b≠c α = β = γ = 90o
4 Mặt thoi (ba phương) Hình hộp, mặt thoi a=b=c α = β = γ ≠ 90o
5 Sáu phương Lăng trụ thẳng, đáy hình thoi a=b≠c α = β = 90o; γ = 120o
6 Bốn phương Lăng trụ thẳng, đáy hình vuông a=b≠c α = β = γ = 90o
7 Lập phương Hình lập phương a=b=c α = β = γ = 90o

14 mạng lưới Bravais


Hệ Đơn giản (P) Tâm đáy (C) Tâm khối (I) Tân diện (F)

Tam tà
(Ba nghiêng,
ba xiên)

Đơn tà
(Một
nghiêng, một
xiên)

Trực thoi

Bốn phương

Biên soạn: ThS. DS. Trương Ngọc Phương Bình Trang: 2


HÓA TINH THỂ HÓA 10 NC

Mặt thoi
(ba phương)

Sáu phương
(Lục
phương)

Lập phương

c) Nguyên lý sắp xếp khít nhất


Mỗi đơn vị cấu trúc tinh thể (nguyên tử, phân tử hay ion) có hình dạng như quả cầu.
Trong tinh thể, các quả cầu được xếp khít nhất.
Các quả cầu xếp chồng lên nhau (hình vuông) dạng bốn phương.
Các quả cầu xếp xen kẽ nhau (hình sáu cạnh) dạng sáu phương.
Trong tinh thể, các đơn vị cấu trúc chồng lên nhau thành từng lớp, hình thành nên 2 loại hốc.
Hốc tứ diện (hốc T) được giới hạn bởi 4 quả cầu (3 quả thuộc cùng 1 lớp và 1 quả thuộc lớp khác).
Hốc bát diện (hốc O) được giới hạn bởi 6 quả cầu (mỗi lớp có 3 quả).
Trong ô mạng cơ sở, đơn vị cấu trúc tinh thể có 3 vị trí:
1
- Vị trí góc, đơn vị cấu trúc tinh thể đóng góp (nghĩa là bị chia thành 8 phần cho 8 ô mạng cơ sở
8
gần nhau)
1
- Vị trí cạnh, đơn vị cấu trúc tinh thể đóng góp (nghĩa là bị chia thành 4 phần cho 4 ô mạng cơ sở
4
gần nhau)
1
- Vị trí mặt, đơn vị cấu trúc tinh thể đóng góp (nghĩa là bị chia thành 2 phần cho 2 ô mạng cơ sở
2
gần nhau)

Biên soạn: ThS. DS. Trương Ngọc Phương Bình Trang: 3


HÓA TINH THỂ HÓA 10 NC

I. Mạng tinh thể kim loại


1. Một số kiểu mạng tinh thể kim loại
1.1. Mạng lập phương đơn giản (P)
- Đỉnh là các nguyên tử kim loại hay ion dương kim loại.
- Đại diện Poloni (Po)
- Số đơn vị cấu trúc:
1
Trong tinh thể có 8 nguyên tử ở vị trí góc lập phương nên n = 8. = 1
8
- Số phối trí = 6.
1.2. Mạng lập phương tâm khối (I)
- Đỉnh và tâm khối hộp lập phương là nguyên tử hay ion dương kim loại.
- Đại diện: Các kim loại kiềm, Ba, V, Cr, Fe, W... Wonfram được nghiên cứu nhiều nhất nên cấu trúc mạng tinh
thể này gọi là cấu trúc tinh thể Wonfram (W)
- Số đơn vị cấu trúc:
1
Trong tinh thể có 8 nguyên tử ở vị trí góc và 1 nguyên tử tại tâm ô mạng nên n = 8. + 1 = 2
8
- Số phối trí = 8.
1.3. Mạng lập phương tâm diện (F)
- Đỉnh và tâm các mặt của khối hộp lập phương là các nguyên tử hoặc ion dương kim loại.
- Đại diện: Cu, Ni, Ag, Ag, Al... Đồng được nghiên cứu nhiều nhất nên cấu trúc mạng tinh thể này gọi là cấu
trúc tinh thể đồng (Cu)
- Số đơn vị cấu trúc:
1 1
Trong tinh thể có 8 nguyên tử ở vị trí góc, 6 nguyên tử ở vị trí mặt nên n = 8. + 6. = 4
8 2
- Số phối trí = 12.
Biên soạn: ThS. DS. Trương Ngọc Phương Bình Trang: 4
HÓA TINH THỂ HÓA 10 NC
1.4. Mạng sáu phương đặc khít (mạng lục phương)
- Khối lăng trụ lục giác gồm 3 ô mạng cơ sở. Mỗi ô mạng cơ sở là một khối hộp hình thoi. Các đỉnh và tâm khối
hộp hình thoi là nguyên tử hay ion kim loại.
- Đại diện: Mg, Zn, Be, Cd, Co, Sc, Y, La, Ti, Zr, Hf… Magie được nghiên cứu nhiều nhất nên cấu trúc mạng
tinh thể này gọi là cấu trúc tinh thể magie (Mg)
- Số đơn vị cấu trúc: 2
1
Trong tinh thể có 8 nguyên tử ở vị trí góc, 1 nguyên tử bên trong nên n = 8. + 1 = 2
8
- Số phối trí = 12.
2. Số phối trí, hốc tứ diện, hốc bát diện, độ đặc khít của mạng tinh thể, khối lượng riêng của kim loại.
2.1. Độ đặc khít của mạng tinh thể

2.2. Hốc tứ diện và hốc bát diện:

Biên soạn: ThS. DS. Trương Ngọc Phương Bình Trang: 5


HÓA TINH THỂ HÓA 10 NC

a. Mạng lập phương tâm mặt b. Mạng lục phương


Hốc tứ diện 8 4
1 1
Hốc bát diện 1 + 12. = 4 1 + 4. = 2
4 4
2.3. Độ đặc khít của mạng tinh thể
Số quả Tổng
cầu trong thể tích Thể tích của
Độ đặt khít
một ô cơ các quả một ô cơ sở
sở cầu
4
Lập phương tâm khối 2.  .r 3
P= 33
a
3
1 4 4  3
a
1 + 8. = 2 2.  .r 3 a3 2.  .  a 
8 3 3  4 
=
a 2 a3
 3
a 3 = 4r = = 68%
8
4
Lập phương tâm diện 4.  .r 3
P= 33
1 a
6. 3
2
4 4  2
a 1 4.  .r 3 a3 4.  .  a 
+8. 3 3  4 
8 =
a =4 a3
 2
a 2 = 4.r = = 74%
6

Biên soạn: ThS. DS. Trương Ngọc Phương Bình Trang: 6


HÓA TINH THỂ HÓA 10 NC
4
Lục phương chặt khít 2.  .r 3
4.
1 P = 33
a a 2
6
3 2a 6 3
1 4 a.a. . 4 a
2a 6 a a
a 6 +4. 2.  .r 3 2 3 2.  .  
b= 3 12 3 3 2
3
= a3 2 =
a
a3
2 +1 a3 2
a
a =2  2
¤ c¬ së a = 2.r = = 74%
6

Bảng tổng quát các đặc điểm của các mạng tinh thể kim loại
Số hạt Số phối Số hốc Số hốc Độ đặc
Cấu trúc Hằng số mạng Kim loại
(n) trí T O khít (%)
Lập phương tâm khối Kim loại kiềm,
 =  =  = 90o
(lptk: bcc) 2 8 - - 68 Ba, Fe, V, Cr,
a=b=c
body-centred cubic …
Lập phương tâm diện
 =  =  = 90o Au, Ag, Cu, Ni,
(lptd: fcc) 4 12 8 4 74
a=b=c Pb, Pd, Pt, …
face-centred cubic
Lục phương đặc khít  =  = 90o
Be, Mg, Zn, Tl,
(lpđk: hpc)  = 120o 2 12 4 2 74
Ti, …
hexagonal close-packed a≠b≠c
M .P n.M
2.4. Khối lượng riêng của kim loại: d = = ( g.cm −3 )
4 3
 .r .N A N A .V
3
M: Khối lượng mol kim loại (g/mol);
NA: Số Avogađro,
n: số đơn vị cấu trúc (số nguyên tử trong 1 ô cơ sở).
P: Độ đặc khít (mạng lập phương tâm khối P = 68%; mạng lập phương tâm diện, lục phương chặt khít P = 74%)
r: Bán kính nguyên tử (cm),
V: thể tích của 1 ô mạng đơn vị.

Biên soạn: ThS. DS. Trương Ngọc Phương Bình Trang: 7


HÓA TINH THỂ HÓA 10 NC
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 1: Niken kết tinh theo mạng tinh thể lập phương tâm mặt và bán kính của Ni là 124 pm.
a) Tính độ dài cạnh ô mạng cơ sở ?
b) Tính khối lượng riêng của Ni theo g.cm-3 ? Cho MNi = 58,6934 và NA = 6,022.1023.
Bài 2: Đồng kết tinh theo kiểu lập phương tâm diện.
a) Tính cạnh của hình lập phương của mạng tinh thể và khoảng cách ngắn nhất giữa hai tâm của hai nguyên tử
đồng trong mạng, biết nguyên tử đồng có bán kính bằng 128 pm ?
b) Tính khối lượng riêng của đồng theo g/cm3 ? Cho MCu = 64 và NA = 6,022.1023.
Bài 3: Xác định khối lượng riêng của Na, Mg, K theo bảng sau và so sánh khối lượng riêng của các kim loại đó,
giải thích kết quả tính được.
Kim loại Na Mg Al
Nguyên tử khối (đ.v.C) 22,99 24,31 26,98
0
Bán kính nguyên tử ( A ) 1,89 1,6 1,43

Mạng tinh thể Lptk Lpck Lptm


Độ đặc khít 0,68 0,74 0,74
Khối lượng riêng thực nghiệm (g/cm3) 0,97 1,74 2,7
Bài 4: Poloni kết tinh dưới dạng mạng tinh thể lập phương nguyên thủy với chiều dài cạnh ô mạng cơ sở là
a = 336 pm.
a) Khoảng cách ngắn nhất giữa tâm hai nguyên tử Poloni kế cận nhau bằng bao nhiêu ?
b) Xung quanh mỗi nguyên tử Poloni có bao nhiêu nguyên tử Poloni kế cận có khoảng cách ngắn nhất ?
c) Tính bán kính nguyên tử Poloni ?
d) Tính khối lượng riêng của Poloni theo g.cm-3 ? Cho Cho MPo = 209 và NA = 6,022.1023.
Bài 5: Bạc (Ag) kết tinh dưới dạng mạng tinh thể lập phương tâm diện với chiều dài cạnh ô mạng cơ sở là
a = 408,6 pm.
a) Khoảng cách ngắn nhất giữa tâm hai nguyên tử bạc kế cận nhau bằng bao nhiêu ?
b) Xung quanh mỗi nguyên tử bạc có bao nhiêu nguyên tử bạc kế cận có khoảng cách ngắn nhất ?
c) Tính bán kính nguyên tử bạc ?
d) Tính khối lượng riêng của bạc theo g.cm-3 ? Cho Cho MAg = 107,8682 và NA = 6,022.1023.
Bài 6: Kali (K) kết tinh dưới dạng mạng tinh thể lập phương tâm khối với chiều dài cạnh ô mạng cơ sở là
a = 532,8 pm.
a) Khoảng cách ngắn nhất giữa tâm hai nguyên tử kali kế cận nhau bằng bao nhiêu ?
b) Xung quanh mỗi nguyên tử kali có bao nhiêu nguyên tử kế cận có khoảng cách ngắn nhất ?
c) Tính bán kính nguyên tử kali ?
d) Tính khối lượng riêng của kali theo g.cm-3 ? Cho Cho MK = 39,0983 và NA = 6,022.1023.
Biên soạn: ThS. DS. Trương Ngọc Phương Bình Trang: 8
HÓA TINH THỂ HÓA 10 NC
Bài 7: Magie (Mg) kết tinh dưới dạng mạng tinh thể lục phương khít nhất với bán kính nguyên tử của Magie là
173 pm.
a) Khoảng cách ngắn nhất giữa tâm hai nguyên tử Magie kế cận nhau bằng bao nhiêu ?
b) Xung quanh mỗi nguyên tử Magie có bao nhiêu nguyên tử kế cận có khoảng cách ngắn nhất ?
Bài 8: (HSGQG 2007) Thực nghiệm cho biết ở pha rắn, vàng (Au) có khối lượng riêng là 19,4 g/cm3 và có
mạng lưới lập phương tâm diện. Độ dài cạnh của ô mạng đơn vị là 4,070.10-10 m. Khối lượng mol nguyên tử
của vàng là: 196,97 g/mol.
a) Tính phần trăm thể tích không gian trống trong mạng lưới tinh thể của vàng.
b) Xác định trị số của số Avogadro.
Bài 9: Thực nghiệm cho biết ở pha rắn, Titan (Ti) có khối lượng riêng là 4,401 g/cm3 và có mạng lưới lập
phương tâm khối. Độ dài cạnh của ô mạng đơn vị là 3,306.10-10 m. Khối lượng mol nguyên tử của Ti là: 47,867
g/mol.
a) Tính phần trăm thể tích không gian trống trong mạng lưới tinh thể của Titan.
b) Xác định trị số của số Avogadro.
Bài 10: Thực nghiệm cho biết ở pha rắn, Natri (Na) có khối lượng riêng là 0,97 g.cm-3 và có mạng lưới lập
phương tâm khối. Độ dài cạnh của ô mạng đơn vị là 428,56 pm. Khối lượng mol nguyên tử của Na là:
22,9898 g/mol.
a) Tính phần trăm thể tích không gian trống trong mạng lưới tinh thể của Natri.
b) Xác định trị số của số Avogadro.
Bài 11: Bán kính nguyên tử của Iridi (Ir) bằng 136 pm. Iridi kết tinh dưới dạng tinh thể lập phương tâm diện.
a) Tính độ dài ô mạng cơ sở ?
b) Tính khối lượng riêng của Iridi ?
Bài 12: (HSGQG 2009) Máu trong cơ thể người có màu đỏ vì chứa hemoglobin (chất vận chuyển oxi chứa sắt).
Máu của một số động vật nhuyễn thể không có màu đỏ mà cá màu khác vì chứa kim loại khác (X). Tế bào đơn
vị (ô mạng cơ sở) lập phương tâm diện của tinh thể X có cạnh bằng 6,62.10-8 cm. Khối lượng riêng của nguyên
tố này là 8920 kg/m3.
a) Tính thể tích của các nguyên tử trong một tế bào và phần trăm thể tích của tế bào bị chiếm bởi các nguyên tử.
b) Xác định nguyên tố X.
Bài 13:
1. Wonfram có khối lượng riêng là 19,3 g.cm-3, kết tinh dưới dạng mạng lập phương với chiều dài cạnh ô mạng
cơ sở là 316 pm. Cho biết mạng tinh thể lập phương của Wonfram thuộc loại nào ?
2. Một kim loại có khối lượng riêng 10,2 g.cm-3 tại 25oC. Kim loại này kết tinh dạng lập phương tâm khối với
chiều dài cạnh ô mạng cơ sở là 314,7 pm. Xác định nguyên tử khối của kim loại trên và suy ra tên kim loại đó ?

Biên soạn: ThS. DS. Trương Ngọc Phương Bình Trang: 9


HÓA TINH THỂ HÓA 10 NC
Bài 14: Từ nhiệt độ phòng đến 1185K sắt tồn tại ở dạng Fe với cấu trúc lập phương tâm khối, từ 1185K đến
1667K ở dạng Fe với cấu trúc lập phương tâm diện. Ở 293K sắt có khối lượng riêng d = 7,874 g/cm3.
a) Hãy tính bán kính của nguyên tử Fe.
b) Tính khối lượng riêng của sắt ở 1250K (bỏ qua ảnh hưởng không đáng kể do sự dãn nở nhiệt).
Thép là hợp kim của sắt và cacbon, trong đó một số khoảng trống giữa các nguyên tử sắt bị chiếm
bởi nguyên tử cacbon. Trong lò luyện thép (lò thổi) sắt dễ nóng chảy khi chứa 4,3% cacbon về khối lượng. Nếu
được làm lạnh nhanh thì các nguyên tử cacbon vẫn được phân tán trong mạng lưới lập phương nội tâm, hợp kim
được gọi là martensite cứng và dòn. Kích thước của tế bào sơ đẳng của Fe không đổi.
c) Hãy tính số nguyên tử trung bình của C trong mỗi tế bào sơ đẳng của Fe với hàm lượng của C là 4,3%.
d) Hãy tính khối lượng riêng của martensite. (cho Fe = 55,847; C = 12,011; số NA = 6,022.1023)

Biên soạn: ThS. DS. Trương Ngọc Phương Bình Trang: 10


HÓA TINH THỂ HÓA 10 NC
II. Mạng tinh thể ion
Mô hình ion dựa trên cơ sở thừa nhận:
- Hợp chất được tạo thành bởi những anion và cation tích điện có hình cầu với bán kính xác định.
- Tương tác giữa các ion trên là lực tĩnh điện Coulomb không định hướng.
Mô hình được áp dụng khá tốt cho các halogenua kim loại kiềm; sử dụng được cho nhiều hợp chất halogenua,
ocid, sulfua của các kim loại thuộc IA, IIA, IIIA; cũng như một vài kim loại chuyển tiếp.
1. Năng lượng mạng lưới
- Là năng lượng được giải phóng trong quá trình hình thành một mol tinh thể từ những ion riêng lẽ.
- Đơn vị: Kcal/mol hay Kj/mol
- 1 cal = 4,184 J
N A . A.z+ .z− .e2  1  −4 z+ .z−  1
a) Hệ thức Born – Landé: U ml = 1 −  = 1, 4.10 . A 1 −  , trong đó:
4 o r  n r  n
Uml: năng lượng mạng lưới (J.mol-1)
NA = 6,023.1023: số Avogadro
e = 1,6.10-19 C: điện tích sơ đẳng của electron.
εo = 8,85.10-12 F.m-1: sự thắm điện môi của chân không
A: hằng số Madelung, phụ thuộc vào tính chất đối xứng của tinh thể, được xác định trên thực nghiệm bằng
phương pháp phân tích cấu trúc Rơngen.
z+, z-: lần lượt là điện tích cation và anion.
r (m): khoảng cách giữa 2 ion, được xác định trên thực nghiệm bằng phương pháp phân tích cấu trúc
Rơngen..
n: hệ số đẩy Born phụ thuộc vào mật độ điện tử của các ion tương ứng được xác định trên thực nghiệm bằng
độ chịu nén của tinh thể.
z+ .z − .
b) Phương trình Kapustinski: U ml = 256,1 (kcal.mol −1 ) , trong đó:
r+ + r−
Συ là tổng số các ion có trong đơn vị công thức.
0
r+, r- lần lượt là bán kính cation, anion ( A )
z+ .z − .  0,345  −1
Phương trình Kapustinski mở rộng: U ml = 287, 2 1 −  (kcal.mol )
r+ + r−  r+ + r− 

c) Phương trình Fersman: Uml = 256,1(n1EK1 + n2EK2 + …)


d) Chu trình Born - Haber
r+ Z −*
2. Bán kính ion: r = r+ + r- và = , trong đó: Z +* , Z −* lần lượt là điện tích hiệu dụng tác dụng lên electron
r− Z +*
chót cùng của ion được tính theo Slater.
Biên soạn: ThS. DS. Trương Ngọc Phương Bình Trang: 11
HÓA TINH THỂ HÓA 10 NC
3. Cấu trúc một vài tinh thể ion:
3.1. Hợp chất dạng AB:

a) Mạng lưới CsCl: mạng lưới lập phương đơn giản lồng vào nhau.

- Số phối trí: 8
- Hằng số Madelung: 1,763.
r+
- Điều kiện hình thành:  0, 732
r−
- Đại diện: CsCl, CsBr, CsI, TlCl, TlBr, TlI…
b) Mạng lưới NaCl: mạng lưới lập phương tâm diện lồng vào nhau

- Số phối trí: 6
- Hằng số Madelung: 1,7475.
r+
- Điều kiện hình thành: 0, 414   0, 732
r−
- Đại diện: NaF, NaCl, NaBr, NaI, KF, KCl, KBr, KI, CaO, CsF, SrS, CaS, MgO, LiCl, LiBr, LiI, RbI…
c) Mạng lưới ZnS:
- Số phối trí: 4
r+
- Điều kiện hình thành: 0, 225   0, 414
r−

* Sphalerit:
Hằng số Madelung: 1,638

Biên soạn: ThS. DS. Trương Ngọc Phương Bình Trang: 12


HÓA TINH THỂ HÓA 10 NC

* Vuazit:
Hằng số Madelung: 1,641
* Tổng kết:
Cấu trúc Số phối trí Hằng số Madelung Điều kiện hình thành Kiểu mạng
r+ Lập phương
CsCl 8 1,763  0, 732
r− đơn giản
r+ Lập phương
NaCl 6 1,7475 0, 414   0, 732
r− tâm mặt
Sphalerit: 1,638 r+ Lập phương
ZnS 4 0, 225   0, 414
Vuazit: 1,641 r− tâm mặt
3.2. Hợp chất dạng AB2:

a) Mạng lưới florit: lập phương tâm mặt


- Số phối trí A là 8, của B là 4
- Hằng số Madelung: 2,52
- Đại diện: CaF2, SrF2, PbF2, UO2, CdF2, ZrF2…
r+
- Điều kiện hình thành: 0, 67   0,80
r−
* Mạng lưới phản florit (antiflorit) dạng A2B tương tự như florit nhưng ngược lại.
Đại diện: Li2O, Na2O, K2O, Rb2O, Li2S, Na2S, K2S, Rb2S, Mg2Si…
b) Mạng lưới rutil: Bốn phương tâm khối.

Biên soạn: ThS. DS. Trương Ngọc Phương Bình Trang: 13


HÓA TINH THỂ HÓA 10 NC
- Số phối trí A là 6, của B là 3
- Hằng số Madelung: 2,408
- Đại diện: TiO2, TeO2, MnF2, PbO2, FeF2, MgF2, SnO2, MoO2, MnO2, GeO2…
r+
- Điều kiện hình thành: 0,36   0, 67 (ngoại trừ ZrF2)
r−
* Tổng kết:
Hằng số Điều kiện hình
Cấu trúc Số phối trí Kiểu mạng
Madelung thành
CaF2 (Florit)-AB2 A = 8, B = 4 r+ Lập phương
2,520 0, 67   0,80
CaF2 (Anti Florit)-X2Y X = 4, Y = 2 r− tâm mặt
r+ Bốn phương
Rutil A = 6, B=2 2,408 0,36   0, 67
r− tâm khối
3.3. Một số mạng lưới quan trọng khác:
a) Mạng lưới perowkit: CaTiO3; dạng lập phương khít nhất
Số phối trí: Xung quanh Ti4+ có 6 O2-, xung quanh Ca2+ có 12 O2-.
Đại diện: SrTiO3, BaTiO3, CdTiO3, CaZrO3, YAlO3, KIO3, RbIO3, CsIO3, KZnF3, KNiF3…

b) Mạng lưới spinel: MgAl2O4; dạng lập phương khít nhất


Số phối trí: Xung quanh Mg2+ có 4 O2-, xung quanh Al3+ có 6 O2-.
Đại diện: FeCr2O4, ZnAl2O4, TiZn2O4, SnCo2O4, Na2MoO4, Ag2MoO4, Fe3O4, Pb3O4…

c) Mạng lưới ilement: FeTiO3; dạng sáu phương khít nhất


Số phối trí: Xung quanh Ti4+ có 6 O2-, xung quanh Ca2+ có 12 O2-.
Đại diện: MgTiO3, CoTiO3…

Biên soạn: ThS. DS. Trương Ngọc Phương Bình Trang: 14


HÓA TINH THỂ HÓA 10 NC

Bài 1: Tinh thể NaCl có cấu trúc lập phương tâm mặt của các ion Na+, còn các ion Cl- chiếm các lỗ trống tám
mặt trong ô mạng cơ sở của các ion Na+, nghĩa là có 1 ion Cl- chiếm tâm của hình lập phương. Biết cạnh a của ô
0
mạng cơ sở là 5,58 A . Khối lượng mol của Na và Cl lần lượt là 22,99 g/mol; 35,45 g/mol. Cho bán kính của Cl-
0
là 1,81 A . Tính:
a) Bán kính của ion Na+.
b) Khối lượng riêng của NaCl (tinh thể).
Na
Cl

c) Tính năng lượng mạng lưới của NaCl theo Kaputinski ?


Bài 2: Phân tử CuCl kết tinh dưới dạng lập phương tâm diện. Hãy biểu diễn mạng cơ sở của CuCl.
a) Tính số ion Cu+ và Cl- rồi suy ra số phân tử CuCl chứa trong mạng tinh thể cơ sở.
b) Xác định bán kính ion Cu+ và năng lượng mạng lưới của CuCl theo Kaputinski ?
0
Cho: d(CuCl) = 4,136 g/cm3; rCl − = 1,84 A ; MCu = 63,5; MCl = 35,5.

Biên soạn: ThS. DS. Trương Ngọc Phương Bình Trang: 15


HÓA TINH THỂ HÓA 10 NC
III. Tinh thể nguyên tử
* Trong tinh thể nguyên tử, các đơn vị cấu trúc chiếm các điểm nút mạng là các nguyên tử, liên kết với nhau
bằng liên kết cộng hoá trị nên còn gọi là tinh thể cộng hoá trị.
* Do liên kết cộng hoá trị có tính định hớng nên cấu trúc tinh thể và số phối trí được quyết định bởi đặc điểm
liên kết cộng hoá trị,không phụ thuộc vào điều kiện sắp xếp không gian của nguyên tử.
* Vì liên kết cộng hoá trị là liên kết mạnh nên các tinh thể nguyên tử có độ cứng đặc biệt lớn, nhiệt độ nóng
chảy và nhiệt độ sôi cao, không tan trong các dung môi. Chúng là chất cách điện hay bán dẫn.

Bài 1:
a) Hãy vẽ sơ đồ mô tả cấu trúc của một tế bào sơ đẳng của kim cương.
0
b) Biết hằng số mạng a = 3,5 A . Hãy tính khoảng cách giữa một nguyên tử C và một nguyên tử C láng giềng
gần nhất. Mỗi nguyên tử C như vậy được bao quanh bởi mấy nguyên tử ở khoảng cách đó ?
c) Hãy tính số nguyên tử C trong một tế bào sơ đẳng và khối lượng riêng của kim cương.
Bài 2: (HSG QG 2008) Silic có cấu trúc tinh thể giống kim cương.
1. Tính bán kính nguyên tử silic. Cho khối lượng riêng của silic tinh thể bằng 2,33 g.cm-3; khối lượng mol
nguyên tử của Si bằng 28,1 g.mol-1.
2. So sánh bán kính nguyên tử của silic với cacbon (rC = 0,077 nm) và giải thích ?

Biên soạn: ThS. DS. Trương Ngọc Phương Bình Trang: 16


HÓA TINH THỂ HÓA 10 NC

Biên soạn: ThS. DS. Trương Ngọc Phương Bình Trang: 17

You might also like