You are on page 1of 5

CÂU HỎI LÝ THUYẾT VẬT LÝ CHẤT RẮN

CHƯƠNG 1: TINH THỂ CHẤT RẮN


1. Có bao nhiêu yếu tố đối xứng có thể trong mạng tinh thể?
Có 4 yếu tố đối xứng:
_Đối xứng tịnh tiến
_Mặt phản xạ gương
_Đối xứng trục quay (L1,L2,L3,L4,L6)
_Tâm đảo

2. Thế nào là vật liệu kết tinh, vật liệu vô định hình? Vd?
_Vật liệu kết tinh: các nguyên tử sắp xếp tuần hoàn trong không gian. Vd: tinh thể: kim
cương, natri
_Vật liệu vô định hình: Các nguyên tử sắp xếp không tuần hoàn trong không gian. Vd:
cacbon, nước đá.

3. Đặc điểm của ô đơn vị và ô nguyên tố, nêu cách xác định các ô đó, cho vd
_Mỗi nút mạng được xác định bởi ⃗T =a ⃗ n 1+ b ⃗ c n3 ( chú ý ⃗
n2+⃗ T vector vị trí của mút mạng bất
kì). Nếu a, b, c là phân số thì vector n1,n2,n3 vector đơn vị
còn nếu a, b, c số nguyên thì vector n1,n2,n3 là vector nguyên tố (hay vector cơ sở).
_Ô nguyên tố được tạo thành từ các vector nguyên tố, chỉ chứa 1 nút mạng và là ô có thể
tích nhỏ nhất.
_Ô đơn vị được tạo thành từ các vector đơn vị, chứa 1 hoặc nhiều hơn 1 nút mạng.
Cách xác định:
_Ô đơn vị: xác định bất kì tuỳ ý.
_Ô nguyên tố: xác định theo nguyên lý Bravais là xác định ô nguyên tố theo thứ tự ưu tiên
như sau:
1. Ô có tính đối xứng cao nhất
2. Ô có số cạnh bằng nhau nhiều nhất và số góc bằng nhau nhiều nhất
3. Ô có thể tích nhỏ nhất
Ví dụ: ô lập phương nguyên thuỷ
4. Có bao nhiêu trục đối xứng trong tinh thể chất rắn? Vì sao không có trục bậc 5 và
trục bậc 7?
_Có 5 loại trục đối xứng trong tinh thể chất rắn: trục bậc 1 (góc quay 360), trục bậc 2 (góc
quay 180), trục bậc 3 (góc quay 120), trục bậc 4 (góc 90), trục bậc 6 (góc quay 60).
_Không có trục bậc 5 và bậc 7 vì (chứng minh trong giấy)
5. Cách xác định chỉ số Miller trong tinh thể:
+ Chọn hệ toạ độ x, y, z. Viết hệ số toạ độ các điểm này ra
+Viết các số nghịch đảo của các hệ số này
+Quy đồng mẫu số chung nhỏ nhất của các số nghịch đảo trên
+Các giá trị tử thu được sau khi quy đồng là các chỉ số Miller của mặt phẳng đang xét.
Trình bày trong ngoặc, viết liền không cách nhau bởi dấu phẩy)
6. Mạng đảo là gì? Tại sao phải sử dụng mạng đảo?
_Mạng đảo được xây dựng bởi các nút mạng đảo, mà mỗi nút trong mạng đảo đấy biểu thị
một họ mặt mạng trong mạng thật.
_Làm đơn giản hơn trong việc mô tả các tính chất của mạng thật, 1 nút trong mạng đảo thì
bằng 1 họ mặt mạng trong mạng thật.

7. Có mấy loại cấu trúc xếp chặt? Đặc điểm từng loại?
_ Có 2 loại cấu trúc xếp chặt:
+FCC: thứ tự xếp các mặt ABCABC…
+HCP (cấu trúc lục giác xếp chặt): thứ tự xếp các mặt ABAB…

8. Đặc điểm của các bức xạ thường dùng để phân tích cấu trúc tinh thể bằng pp nhiễu
xạ, giải thích. Nêu điều kiện có nhiễu xạ.
_Đặc điểm: bước sóng phải nhỏ hơn hoặc bằng hằng số mạng thì nó mới có thể xuyên qua
ô tinh thể để phân tích cấu trúc bên trong.
_Các bức xạ thường dùng để phân tích cấu trúc tinh thể bằng pp nhiễu xạ có bước sóng cỡ
Angstrom.
_Điều kiện để có nhiễu xạ là ánh sáng chiếu tới phải ở một góc phù hợp và bước sóng của
ánh sáng tới cũng phải thoả công thức Braff: n . λ=2. d . sin ⁡(θ)
CHƯƠNG 2: LIÊN KẾT TRONG TINH THỂ
1. Có bao nhiêu liên kết trong tinh thể chất rắn? Phân biệt, cho vd.
_ Có 4 loại liên kết trong tinh thể:
+ Liên kết Van der Waals: liên kết giữa các nguyên tử trung hoà bởi tương tác Van der
Waals-London do sự thăng giáng trong phân bố điện tích của các nguyên tử.
+ Liên kết ion: các nguyên tử trao đổi điện tử hoá trị với nhau để tạo thành các ion(+) và
ion(-) -> liên kết bằng lực hút tĩnh điện của các ion trái dấu. Vd: NaCl.
+ Liên kết đồng hoá trị: liên kết giữa các nguyên tử bằng cách góp chung các electron hoá
trị -> Các nguyên tử trung hoà có sự phân bố electron chùm lên nhau một phần. VD:Cl 2
+ Liên kết kim loại: Các electron hoá trị được giải phóng khỏi nguyên tử và có thể di
chuyển tự do trong tinh thể. Các ion(+) được nằm ở vị trí nút mạng.

2. Thế nào là liên kết ion? Đặc điểm, vd


+ Liên kết ion: tương tác Coulomb giữa các ion âm và các ion dương. Sự ion hoá xuất hiện
do sự chuyển e từ nguyên tử này sang nguyên tử khác khi các nguyên tử khác loại lại gần
nhau. Các ion trái dấu hút nhau bởi lực tương tác Coulomb mạnh.
+ Liên kết ion rất mạnh, không dẫn điện, độ bề co học cao, năng lượng liên kết cao, điểm
nóng chảy cao.
Vd: NaCl, RbBr, CsI.

3. Thế nào là liên kết đồng hoá trị? Đặc điểm ví dụ.
+ Liên kết đồng hoá trị là cả hai nguyên tử cùng góp chung electron hoá trị, bản chất của
sự góp chung là sự phủ của đám mây electron có đặc điểm là tính định hướng cao, liên kết
theo hướng xen phủ nhiều obtain nhất.
+ Tinh thể liên kết đồng hoá trị thường giòn do electron không thể di chuyển tương đối xa
trong mạng tinh thể, độ bền cơ học cao, năng lượng liên kết thấp hơn liên kết ion tuy nhiên
vẫn rất lớn. VD: kim cương, Si, Ge,…

4. Thế nào là liên kết kim loại? Đặc điểm, vd


+ Liên kết kim loại: các nguyên tử bị ion hoá mất vài e ở vùng hoá trị, các e đó tạo thành
biến e giữ cho nguyên tử ở đúng vị trí.
+ Tinh thể liên kết kim loại thường dẻo, dẽ lát mỏng do electron chuyển động tự do với
khoảng các tương đối xa. Tinh thể kim loại dẫn điện tốt do electron dễ bứt ra, độ bền cơ
học cao, năng lượng liên kết cao, nhiệt độ liên kết cao. Ví dụ: Mg

5. Nguồn gốc lực Van der Waals


+ Khi áp một điện trường vào thì nguyên tử sẽ có sự phân bố lại electron sự phân bố này
tạo ra momen lưỡng cực điện tức thời lúc đó sinh ra lực hút điện giữa các nguyên tử lân
cận lực liên kết đó gọi là lực liên kết Van der Waals.

CHƯƠNG 3: DAO ĐỘNG MẠNG TINH THỂ


1. Phân biệt nhánh âm và nhánh quang:
_ Các nguyên tử khác loại dao động cùng pha. Khi có dao động trong tinh thể thì xuất hiện
sự nén và giãn khi có sóng âm truyền qua nên gọi là dao động âm.
_ Các nguyên tử khác loại dao động ngược pha. Đối với 2 nguyên tử có điện tích trái dấu
thì sự dao động này không làm thay đổi khối tâm của hệ 2 nguyên tử nhưng sinh ra
momen lưỡng cực tức thời và hiện tượng này có lợi về mặt quang học (phát xạ hat hấp thụ
photon) nên gọi là nhánh quang.
2. Cách xác định số nhánh dao động âm , dao động quang trong mạng 3D, ô cơ sở chứa
5 loại nguyên tử.
_ Công thức tính số nhánh dao động với n loại nguyên tử trong mạng 3D: 3n; trong đó có
3 nhánh dao động âm và 3(n-1) nhánh dao động quang.
_ Áp dụng: mạng 3D chứa 5 loại nguyên tử: có 3x5=15 dao động mạng, có 3 nhánh dao
dộng âm và 3(5-1)=12 nhánh dao động quang.

3. Vùng Brillouin là gì?


_Vùng Brillouin là vùng mà 1 chu kì của dao động xuất hiện, các giá trị của vector sóng k
đều nằm trong vùng này. Do đó, ta chỉ cần khảo sát dao động mạng trong vùng Brillouin.
_Vùng Brillouin được định nghĩa như ô nguyên tố Wigner-Seitz trong mạng đảo có giá trị
−π π
từ a đến a .

CHƯƠNG 4: TÍNH CHẤT NHIỆT CỦA CHẤT RẮN

1. Nhiệt dung của chất rắn là gì? Nêu một cách định tính mối liên hệ giữa nhiệt dung và
nhiệt độ.
_Nhiệt dung là nhiệt lượng cần truyền cho vật để làm tăng nhiệt độ của nó lên 1 độ.
_Mối liên hệ định tính giữa nhiệt dung và nhiệt độ: Theo lý thuyết Dulong-peptit: ở nhiệt
độ cao nhiệt dung của đa số chất rắn đều không đổi và bằng 6calo/mol.độ K, nhiệt độ thấp,
đối với kim loại thì nhiệt dung tỉ lệ với nhiệt độ T, đối với chất điện môi nhiệt dung tỉ lệ
với T3

2. Phân biệt photon và phonon


Photon Phonon
Đều là các Boson tuân theo phân bố Bose-Einstein
+ hạt thực +hạt giả
+là lượng tử năng lượng ánh sáng +là lượng tử hoá của dao động tức là
mỗi phonon là một mode của dao
+có thể tồn tại trong chân không động.
+chỉ tồn tại trong môi trường có thể
truyền sóng đàn hồi (trong tinh thể) và
tồn tại gắn liền với mạng dao động

3. Các lý thuyết nào được dùng để xác định nhiệt dung của chất rắn? Các mô hình
được sử dụng cho lí thuyết đó.
_Lý thuyết cổ điển: mỗi nút mạng là 3 dao động tử điều hoà, tinh thể có 3N đao động tử
điều hoà.
_Lý thuyết Einstein: một chất rắn có N hạt là tập hợp của 3N dao động tử điều hoà độc
lập, có cùng tần số v. Năng lượng của mỗi dao động tử (1 lượng tử) thay đổi nhảy bậc
En=nhv , n số nguyên.

_Lý thuyết Debye: ở nhiệt độ khác 0K, các nguyên tử trong mạng tinh thể dao động quanh
vị trí cân bằng (do có tương tác giữa các nguyên tử, dao động ở 1 hạt truyền sang cho các
hạt bên cạnh)
Trong tinh thể xuất hiện dao động dưới dạng sóng đàn hồi bao gồm tất cả các hạt của
mạng tinh thể.
Tinh thể có N nguyên tử thì có 3N dao động, trong đó có N dao động dọc và 2N dao động
ngang.

You might also like