You are on page 1of 10

BÀI TẬP LIÊN KẾT HOÁ HỌC

Câu 1:
1, Viết công thức lewis và xác định dạng hình học của các phân tử và ion sau: CF4, NH3,
NO2, NO2- , NO2+
2. Cho các phân tử: SOF2, SOCl2, SOBr2. Xác định dạng hình học của phân tử và so
sánh góc liên kết XSX giữa các phân tử (giải thích). (X là halogen).
o
Câu 2: Trong điều kiện thường, NF3 là chất khí không màu, hóa lỏng ở -129 C, hóa rắn
o o o
ở -209 C. Còn NH3 cũng là chất khí nhưng hóa lỏng ở -33,35 C, hóa rắn ở -77,75 C.
NH3 dễ dàng tham gia phản ứng cộng, có tính khử, còn NF3 thì không có tính chất này.
1) So sánh góc HNH và FNF, giải thích.
2) Dựa vào cấu trúc phân tử, hãy giải thích sự khác nhau về hiện tượng thực nghiệm trên.
Câu 3:
1. Dự đoán trạng thái lai hóa và dạng hình học phân tử của cacbon trong CH4, của nitơ
trong NH3, của lưu huỳnh trong SO3, của oxi trong H2O.
2. Hợp chất KI tan rất dễ trong nước có chứa I2.
- Giải thích bằng phương trình phản ứng.
- Viết công thức cấu tạo (theo Lewis) ứng với anion tạo ra từ phản ứng trên.
- Xác định trạng thái lai hóa, hình học phân tử của anion trên.
- Giải thích tại sao LiI3 không bền so với KI3.
Câu 4: Hai nguyên tố A , B trong cấu electron có electron cuối cùng ứng với 4 số lượng
tử sau : A ( n = 2 ; l = 1 ; m = -1 ; s = - ½ ) B (n=3; l=1; m=0 ; s=-1/2)
1. Viết cấu hình electron và xác định vị trí của A và B trong bảng tuần hoàn
2. Viết công thức cấu tạo của các hợp chất trong công thức phân tử có chứa 3 nguyên tố
A, B và hidro. Cho biết loại liên kết hóa học trong phân tử của các hợp chất tìm thấy
3. So sánh tính axit của các hợp chất trên.
Câu 5:
1. Bằng thực nghiệm người ta đã xác định được giá trị momen lưỡng cực của phân tử
–30
H2S là 1,09D và của liên kết S – H là 2,61.10 C.m. Hãy xác định:
a) Góc liên kết HSH.
-30
b) Độ ion của liên kết S–H, biết rằng độ dài liên kết S-H là 1,33Å. Cho 1D = 3,33.10
C.m. Giả sử momen của cặp electron không chia của S là không đáng kể.
2. a) Năng lượng liên kết của BF3 = 646 kJ/mol còn của NF3 chỉ = 280 kJ/mol. Giải
thích sự khác biệt về năng lượng liên kết này.
0 0
b) Điểm sôi của NF3 = -129 C còn của NH3 = -33 C. Amoniac tác dụng như một bazo
Lewis còn NF3 thì không. Momen lưỡng cực của NH3 (1,46D) lớn hơn nhiều so với
momen lưỡng cực của NF3 (0,24D) mặc dù độ âm điện của F lớn hơn nhiều so với H.
Hãy giải thích.
Câu 6:
0 0 0
1. Cho các phân tử: Cl2O; O3 ; SO2 ; NO2 ; CO2 và các góc liên kết: 120 ;110 ;132 ;
0 0
116,5 ;180 . Hãy ghi giá trị góc liên kết trên cho phù hợp với các phân tử tương ứng &
giải thích (ngắn gọn)
2. Tính chất của các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn có thể dự đoán được dựa
vào vị trí của chúng. Sử dụng những hiểu biết về quy luật thay đổi tính chất các nguyên
tố trong bảng hệ thống tuần hoàn để trả lời các câu hỏi sau đây về các nguyên tố riêng rẽ:
114, 116, 118.
a) Cho biêt tên và kí hiệu của các nguyên tố đứng ngay trên các nguyên tố có Z = 114,
116, 118 trong cột của bảng HTTH.
b) Dự đoán năng lượng ion hoá tương đối của các nguyên tố 114, 116, 118 và giải thích
tại sao bạn có thể so sánh được năng lượng ion hoá của nó với năng lượng ion hoá của
các nguyên tố này với nguyên tố đứng trên nó trong nhóm.
c) Dự đoán trạng thái oxi hoá có thể có của nguyên tố 114 và nhận dạng trạng thái oxi
hoá bền nhất, giải thích lí do cho câu trả lời của bạn.
Câu 7:
1. Cho 3 nguyên tố A, R, X (ZA<ZR<ZX) đều ở phân nhóm chính và không cùng chu kì
trong bảng tuần hoàn. Tổng số lượng tử chính của electron cuối cùng của 3 nguyên tử A,
R, X (kí hiệu lần lượt là: nA, nR, nX) bằng 6; tổng số lượng tử phụ của chúng bằng 2;
tổng số lượng tử từ bằng -2 và tổng số lượng tử spin bằng –1/2 trong đó số lượng tử spin
của eA là +1/2.
a) Gọi tên 3 nguyên tố đã cho.
b) Cho biết dạng hình học của phân tử A2R và A2X. So sánh góc hóa trị trong 2 phân tử
đó và giải thích.
2-
c) Đối với phân tử A2XR3 và ion XR4 , hãy viết công thức kiểu Lewis, cho biết dạng
hình học và trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm.
2. Giải thích tại sao
a) Nước đá nhẹ hơn nước lỏng.
0
b) SiO2 chất rắn, nhiệt độ nóng chảy 1700 C; CO2 rắn dễ thăng hoa, nhiệt độ nóng chảy
0 0
-56 C H2O rắn (nước đá) dễ chảy nước, nhiệt độ nóng chảy 0 C.
Câu 8:
1. Viết cấu trúc Liuýt của NO2 và nêu dạng hình học của nó. Dự đoán dạng hình học của
ion NO2- và ion NO2+. So sánh hình dạng của NO2- và NO2+ với NO2.
2. So sánh và giải thích:
2+ 2- + -
a) Bán kính của các ion sau: Mg , O , Na , F .
b) Năng lượng ion hoá thứ nhất của: P, S, N, O.
c) Nhiệt độ nóng chảy của: KCl, NaCl, FeCl3.
Câu 9:
1. So sánh và giải thích trị số khác nhau của mỗi đại lượng dưới đây :
Chất Góc liên kết Độ phân cực phân tử
Cl2O 110 0,78D
o
F2O 103 0,30D
2. Cho biết trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm và cấu tạo hình học của mỗi phân
tử sau đây : NCl3, ClF3, BrF5, XeF4.
Câu 10:
1. Dựa vào mô hình VSEPR hãy cho biết dạng hình học của các phân tử và ion sau đồng
thời cho biết kiểu lai hoá các AO hoá trị của nguyên tử trung tâm:
+ 4-
a) NH4 b) COCl2 c) [Fe(CN)6] d) BrF5
2. Có tồn tại phân tử NF5 và AsF5 không ? Tại sao?
Câu 11: Cho các phân tử: XeF2, XeF4, XeOF4, XeO2F2.
1) Viết công thức cấu tạo Lewis cho từng phân tử.
2) Áp dụng quy tắc đẩy giữa các cặp electron hóa trị, hãy dự đoán cấu trúc hình học của
các phân tử đó.
3) Hãy cho biết kiểu lai hóa của nguyên tử trung tâm trong mỗi phân tử trên.
Câu 12: Trong số các cacbonyl halogenua COX2 người ta chỉ điều chế được 3 chất:
cacbonyl florua COF2, cacbonyl clorua COCl2 và cacbonyl bromua COBr2.
a) Vì sao không có hợp chất cacbonyl iođua COI2?
b) So sánh góc liên kết ở các phân tử cacbonyl halogenua đã biết.
0
c) So sánh nhiệt tạo thành tiêu chuẩn H tt của COF2 (khí) và COCl2 (khí).
Câu 13:
1. So sánh nhiệt độ sôi của H2O và HF. Giải thích.
2. So sánh góc liên kết trong các phân tử sau đây: PF3; PCl3; PBr3; PI3. Giải thích.
3. Lực bazo của NH3 lớn hơn PH3, trong khi đó NF3 kém hơn so với PF3. Giải thích.
- 2-
4. Giải thích tạo sao phân tử BeF2 có thể phản ứng với 2 ion F tạo ra sản phẩm BeF4 .
2-
Viết công thức Lewis, cấu trúc hình học của BeF4 .
Câu 14: Phân tử M ở trạng thái khí có công thức XYn có tổng số hạt proton là 100. Biết
rằng X, Y đều thuộc cùng chu kỳ 3.
1) Xác định phân tử và cấu trúc M. So sánh các liên kết X-Y trong phân tử đó. Giải thích.
2) Trên thực tế, M ở trạng thái rắn là hợp chất ion và có công thức phân tử là X2Y2n.
Hãy xác định các ion tạo nên phân tử M và cho biết cấu trúc của các ion đó. Trên cơ sở
đó cho biết trạng thái lai hoá của X trong phân tử M.
Câu 15: 1, Ái lực electron là gì? Vì sao ái lực electron (E1) thường có trị số dương còn
E2 luôn âm?
2) Vì sao F là phi kim mạnh hơn Cl nhưng E1(F) =3,45eV < E1(Cl) = 3,61eV. Li là kim
loại yếu hơn Na nhưng E1(Li) = 0,58 eV < E1(Na) = 0,78 eV
-1 -1
3) Cho ái lực electron E1(Oxi) = 141 kJ.mol và E2(Oxi) = -851 kJ.mol . Hãy tính
2-
năng lượng tổng cộng của 2 electron. So sánh với sự tồn tại của ion O .
4) Ái lực electron của phân tử O2 = 0,8 eV; năng lượng ion hoá = 12,2 eV. Trong các
biến đổi hoá học, phân tử O2 có thể kết hợp hoặc mất electron tạo các ion phân tử kiểu
O22-; O2- và O2+. Hãy so sánh độ bội liên kết, khoảng cách giữa các nguyên tử, năng lượng
liên kết trung bình và tính chất từ của O2, O22-; O2- và O2+. Giải thích; nêu một số hợp
chất chứa các ion phân tử trên và phản ứng điều chế chúng.
Câu 16:
2+ 3+
1) Gọi tên và cho biết dạng hình học của các ion sau: [Ni(NH3)4] , [Co(NH3)6]
4-
[Fe(CN)6] . Ion nào thuận từ, ion nào nghịch từ. Giải thích.
2+ +
2) Viết cấu hình electron theo ô lượng tử của Cu và Cu .
2+ +
3) Vì sao Cu .aq có màu, Cu .aq không màu?
Câu 17: Cho 3 nguyên tố A, B, C. Nguyên tử của nguyên tố A có electron cuối cùng ứng
với bốn số lượng tử n = 3, l = 1, m = 0, ms = -1/2. Hai nguyên tố B, C tạo thành cation
+
X chứa 5 nguyên tử, có tổng số hạt mang điện trong ion là 21.
1) Viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của A, B, C trong bảng tuần hoàn.
2) Hai nguyên tố B, C tạo thành hợp chất M. N là hợp chất khí của A với hidro. Dẫn N
vào nước thu được dung dịch axit N. Cho M tác dụng với dung dịch N tạo thành hợp chất
R. Cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm trong R. Cho biết R được hình
thành bằng liên kết gì?
Câu 18:
1. Dựa vào mô hình VSEPR hãy cho biết dạng hình học đồng thời cho biết kiểu lai hóa
4-
các AO hóa trị của nguyên tử trung tâm của các ion và phân tử sau: [Fe(CN)6] , BrF5,
POCl3, SBr2F4, I2O5.
2. Hãy giải thích vì sao:
a) Có sự khác biệt về cấu tạo phân tử và tính chất axit – bazo của hai chất N(CH3)3 và
N(SiH3)3
b) CCl4 có tính trung hoà, rất trơ với H2O còn SiCl4 có tính axit và dễ bị thuỷ phân.
c) Không tồn tại phân tử NF5 nhưng AsF5 có thể tồn tại được?
Câu 19:
1. Các nguyên tử C, N, O có thể sắp xếp theo ba thứ tự khác nhau để tạo ra ba anion
- - -
CNO , CON và NCO
a) Viết công thức Lewis cho các cách sắp xếp nguyên tử như trên.
b) Với cách sắp xếp trên hãy:
i. Tìm điện tích hình thức của mỗi nguyên tử.
ii. Sắp xếp độ bền của ba anion trên. Giải thích?
+ -
2. So sánh và giải thích bán kính của các nguyên tử và ion sau: Cs , As, F, Al, I , N
-
3. Dựa vào cấu tạo hãy so sánh độ dài liên kết B-F trong phân tử BF3 và trong ion BF 4 .
Câu 20:
1. Giải thích tại sao ?
0
a. SiO2 chất rắn, nhiệt độ nóng chảy 1700 C.
0
b. CO2 rắn (nước đá khô) dễ thăng hoa, nhiệt độ nóng chảy -56 C (dùng tạo môi trường
lạnh và khô).
0
c. H2O rắn (nước đá) dễ chảy nước, nhiệt độ nóng chảy 0 C.
2. So sánh và giải thích ngắn gọn độ phân cực của các chất: SO2, SO3 và SOCl2
Câu 21: Photpho đỏ tác dụng với Cl2 dư thu được hợp chất A. Đun nóng A với NH4Cl
trong dung môi hữu cơ thu được hợp chất B có dạng [NP2Cl6][PCl6]. Nếu tiếp tục đun,
+
anion của B phản ứng với NH4 để tạo ra chất trung gian C có công thức Cl3P=NH,
+ +
cation của B phản ứng với C lần lượt tạo ra các cation D [N2P3Cl8] và E [N3P4Cl10] .
Sau đó E tách đi cation F để tạo ra hợp chất thơm G (N3P3Cl6).
1. Viết công thức cấu tạo của các chất hoặc ion A, C, D, E, F.
2. Viết công thức cấu trúc của các ion trong B và xác định trạng thái lai hóa của N, P
trong B, G.
Câu 22: Momen lưỡng cực.
1) Vẽ cấu trúc không gian của các phân tử sau và dựa vào đó hãy cho biết momen lưỡng
cực của các chất sau đây bằng 0 hay khác 0: N2O, Cl2O, P4, B2H6, P4O10, SO2, BF3,
NF3, ClF3, XeF2, XeF4, SF4, Fe(C5H5)2, CH2Cl2, Fe(CO)5, (CN)2, :CCl2
(diclocacben) và O3. Không yêu cầu lập luận cụ thể
2) Momen lưỡng cực của liên kết C-Cl bằng 1,6D. Triclobenzen có bao nhiêu đồng phân,
hãy chỉ ra đồng phân có momen lưỡng cực nhỏ nhất và đồng phân có momen lưỡng cực
lớn nhất ( tính μ này).
3) Xác định momen lưỡng cực μCl và μNO2 trong các dẫn xuất 2 lần của nhân benzen
sau: 1,2-đinitrobenzen (μ=6,6D); 1,3-điclobenzen (1,5D).
4) Biết μOH bằng 1,6D; μNO2=1,9D; μCH3=0,7D. Tính momen luưỡng cực của các hợp
chất sau: para- metylphenol; meta-nitrotoluen; ortho-nitrophenol.
5) Thực nghiệm xác định momen lưỡng cực của phân tử H2O là 1,85D, góc liên kết HOH
o
là 104,5 , độ dài liên kết H-O là 0,0957 nm. Tính độ ion của liên kết H-O trong phân tử
nước (bỏ qua momen lưỡng cực của cặp e tự do)
Câu 23:
1. Siêu axit là các axit mạnh hơn axit H2SO4 tinh khiết. Một trong các siêu axit phổ biến
-
nhất được tạo ra bằng cách trộn chất lỏng SbF5 với HF lỏng, khi đó các ion SbF6 và
-
Sb2F11 được hình thành và proton sinh ra bị solvat hóa bởi HF.
a) Viết phương trình hóa học xảy ra khi trộn HF với SbF5.
- -
b) Vẽ cấu trúc của SbF6 và Sb2F11
c) Các phân tử H2 và CO2 khi tác dụng với siêu axit sẽ bị proton hóa. Viết các phương
trình hóa học tương ứng.
+
d) Viết công thức Lewis của HCO2 (bao gồm các công thức cộng hưởng).
2. Giải thích các hiện tượng sau:
o o
a) Nhiệt độ sôi của NH3 (-33 C) cao hơn nhiệt độ sôi của NF3 (-129 C) nhưng thấp hơn
o
của NCl3 (71 C).
o o o o
b) Sự biến đổi góc liên kết: NH3 107 → PH3 93,6 ; PH3 93,6 → PF3 96,3
2- 2-
3. Người ta đã tổng hợp được [NiSe4] , [ZnSe4] và xác định được rằng phức chất của
Ni có hình vuông phẳng, của Zn có hình tứ diện đều. Hãy đưa ra một cấu tạo hợp lí cho
mỗi trường hợp trên và giải thích.
Câu 24:
1. a) Các axit và bazo Lewis có thể phản ứng với nhau. Dựa vào các phản ứng dưới đây,
sắp xếp trình tự giảm dần độ mạnh axit Lewis, giải thích sự sắp xếp dựa vào bản chất cấu
tạo phân tử:
F4Si-NMe3 + BF3 → F3B-NMe3 + SiF4
F3B-NMe3 + BCl3 → Cl3B-NMe3 + BF3
-
b) Vẽ các cấu trúc có thể có của ion [IO3F2] . Mô tả trạng thái lai hóa của nguyên tử
trung tâm, xác định cấu trúc nào có độ dài I=O khác nhau (1,5A và 1,3A).
2. Hãy giải thích vì sao:
2+ +
a) Trong các hợp chất magie tồn tại ở dạng Mg nhưng không tồn tại ở dạng Mg , mặc
dù đối với nguyên tử Mg năng lượng ion hoá thứ hai (15,035 eV) lớn gần gấp đôi năng
lượng ion hoá thứ nhất (7,646 eV)?
b) N tạo đuợc hợp chất NF3 nhưng không tạo được hợp chất NF4, trong khi đó P tạo
được cả hợp chất PF3 lẫn PF5 và các triflorua đều là tháp tam giác, còn pentaflorua là
lưỡng chóp tam giác.
Câu 25:
1. Viết công thức Lewis, dự đoán cấu trúc của các phân tử sau: SF2, SF6, S2F4.
2. Thực nghiệm cho biết cả 3 hợp chất: CHBr3, SiHBr3, CH(CH3)3 đều có cấu tạo tứ
o o o
diện. Có 3 trị số góc liên kết tại tâm là: 110 ; 111 ; 112 (không kể tới H khi xét các góc
này). Độ âm điện của H là 2,20; CH3 là 2,27; Csp3 là 2,47; Si là 2,24; Br là 2,5. Dựa vào
mô hình sự đẩy giữa các cặp e hóa trị (VSEPR) và độ âm điện, hãy cho biết trị số góc của
mỗi hợp chất và giải thích?
Câu 26:
1. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần sự biến thiên độ bền liên kết, tính axít, bazo của các hợp
chất hiđrua cộng hoá trị trong dãy sau và giải thích: CH4, NH3, H2O, HF.
2. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần sự biến thiên góc liên kết trong dãy: CH4, NH3, H2O.
3. Giải thích tại sao ở điều kiện thường CO2 là chất khí còn SiO2 là chất rắn có nhiệt độ
nóng chảy rất cao ?
4. Hãy giải thích tại sao:
- Phân tử BF3 tồn tại nhưng phân tử BH3 không tồn tại?
- Axit orthoboric H3BO3 là axit một lần axit (một nấc)?
Câu 27:
1. Viết công thức Lewis hợp lí nhất cho phân tử N2O.
2. Biết rằng năng lượng ion hoá thứ nhất I1 của Mg là 735 kJ/mol, nhỏ hơn năng lượng
ion hóa thứ hai của nó, I2 = 1445 kJ/mol; ái lực electron thứ nhất của O là -142 kJ/mol,
trong khi đó việc nhận thêm electron thứ hai của nó đòi hỏi phải cung cấp năng lượng là
844 kJ/mol. Tại sao hợp chất tạo thành giữa chúng là MgO, được cho là tạo bởi các ion
2+ 2- + -
Mg và O mà không phải là Mg và O ?
Câu 28:
1. Polynito là thuật ngữ được dùng để chỉ các ion được cấu tạo chỉ từ nguyên tố nito. Đến
- + -
nay người ta đã biết được các polynito mạch thẳng N3 , N5 và mạch vòng N5 .
a) Viết công thức Lewis cho các dạng cộng hưởng của anion N3- và N5- .
+
b) Viết công thức Lewis cho các dạng cộng hưởng của N5 , ghi rõ trạng thái lai hóa
+
tương ứng với mỗi nguyên tử Nito, từ đó hãy cho biết dạng hình học của N5 .
2. Vẽ giản đồ năng lượng obitan phân tử (MO) của phân tử N2.Từ đó giải thích tại sao
-1
năng lượng ion hóa thứ nhất của phân tử nito (1501 kJ∙ mol ) lớn hơn năng lượng ion
-1
hóa thứ nhất của nguyên tử nito (1402 kJ· mol ).
Câu 29: Dựa vào cấu tạo phân tử, hãy giải thích:
–1
1) Phân tử khí CO có năng lượng liên kết lớn (1070 kJ.mol ), lớn hơn cả năng lượng
–1
liên kết ba trong phân tử khí N2 (924 kJ.mol )
2) CO và N2 có tính chất vật lí tương đối giống nhau, nhưng có những tính chất hóa học
khác nhau (CO có tính khử mạnh hơn, có khả năng tạo phức cao hơn N2).
Câu 30: Nguyên tố R thuộc chu kì 3. Nguyên tử A có các giá trị năng lượng ion hóa như
sau (kJ/mol)
I1 I2 I3 I4 I5 I6 I7 I8

1000 2251 3361 4564 7013 8495 27106 31669


1) Viết bộ bốn số lượng tử của electron cuối cùng trong nguyên tử nguyên tố R.
2) Một số florua của R gồm: RF2, RF4, R2F10, RF6. Nêu trạng thái lai hóa của R trong
các hợp chất trên và cấu trúc hình học của các hợp chất đó.
3) Hãy so sánh và giải thích: Góc liên kết XRX trong các phân tử RO2X2 với X là các
nguyên tử halogen.
4) H2R là phân tử phân cực có momen lưỡng cực khác 0. Xác định momen lưỡng cực của
-30 0 -30
H2R nếu (R-H) = 2,61 × 10 Cm và góc liên kết 92.0 Cho 1D = 3,33.10 Cm.
Câu 31: Cho chất N≡SF3 lỏng tác dụng với [XeF][AsF6], thu được sản phẩm là [F3SN-
XeF][AsF6] (1). Ở trạng thái rắn, khi bị đun nóng, (1) chuyển thành [F4SN-Xe][AsF6]
(2). Phản ứng của (2) với HF, thu được sản phẩm [F5SN(H)-Xe][AsF6] (3), [F4SNH2]
[AsF6] (4) và XeF2.
1) Sử dụng mô hình sự đẩy của các cặp electron hóa trị (VSEPR), đề xuất cấu trúc của
-
anion [AsF6 ] , cation trong các hợp chất (1), (2), (3), (4) và cho biết (có giải thích)
cation nào có liên kết giữa S và N ngắn nhất, dài nhất.
2) Cho biết trạng thái lai hóa của lưu huỳnh trong các hợp chất (1), (2), (3), (4).
Câu 32: Canxi xyanamit được điều chế theo các phản ứng (1) và (2), nó phản ứng với
nước và với axit sunfuric theo phản ứng (3) và (4) dưới đây:
CaO+3C→CaC2 +CO (1)
CaC2 +N2 →CaCN2 +C (2)
CaCN2 + 3H2O → CaCO3 + 2NH3 (3)
CaCN2 + H2SO4 → CaSO4 + H2N-CN (4)
1) Hãy trình bày ngắn gọn về ảnh hưởng của áp suất và nhiệt độ đến chiều diễn biến của
phản ứng (1) và (2)
2) Dựa vào các phản ứng đã cho, hãy giải thích và viết cấu tạo hoá học (có ghi đầy đủ các
electron hoá trị) của CaCN2
3) Hãy viết cơ chế phản ứng để giải thích sự tạo thành NH3 ở phản ứng (3) và H2N-CN
(xyanamit) ở phản ứng (4)
4) Viết công thức Liuyt của các đồng phân ứng với công thức phân tử CH2N2
Câu 33: Cho các phân tử: xenon điflorua (1), xenon tetraflorua (2), xenon trioxit (3),
xenon tetraoxit (4), bo triflorua (5), trimetylamin (6), axetamit (7).
1. Vẽ cấu trúc hình học phân tử (cả các cặp electron tự do (nếu có) của nguyên tử trung
tâm) của các chất từ (1) đến (6).
2. Dự đoán góc liên kết ở mỗi phân tử nói trên.
3. Trong phân tử axetamit, 3 liên kết với nguyên tử nito đều nằm trong cùng một mặt
phẳng. Vì sao?
4. Hãy đề xuất 1 phương pháp thích hợp để điều chế: xenon điflorua (1), xenon
tetraflorua (2), xenon trioxit (3).
Câu 34: Thực nghiệm cho biết liên kết C-F có độ dài 141 pm, mômen lưỡng cực là 1,4
D; Liên kết C-O có độ dài 143 pm, mômen lưỡng cực là 1,2 D.
1) Tính hiệu số mômen lưỡng cực giữa lí thuyết và thực nghiệm của mỗi liên kết trên. Tại
sao có sự khác nhau này ?
2) Dựa vào độ âm điện, hãy giải thích sự khác nhau về mômen lưỡng cực và độ dài của
hai liên kết trên.
3) Mức độ giải tỏa điện tích trên các nguyên tử tham gia liên kết có ảnh hưởng đến sự
khác nhau về mômen lưỡng cực và độ dài của hai liên kết không ? Giải thích. Cho 1D =
-30
3,3354.10 C.m. Độ âm điện χ (theo Pauling) của F là 4,0; của O là 3,0; của C là 2,2.
4–
Câu 35: [Ru(SCN)2(CN)4] là ion phức của ruteni, được kí hiệu là P.

1) Viết công thức Lewis của phối tử thioxianat SCN .
2) Cho biết dạng lai hóa của Ru trong P. Mô tả sự hình thành ion phức theo thuyết VB
(Valence Bond). Giải thích tại sao trong P, liên kết được hình thành giữa Ru và N của

phối tử SCN mà không phải là giữa Ru và S. Cho biết phức có tính thuận từ hay nghịch
từ, vì sao?
Câu 36:
1. Áp dụng thuyết obitan phân tử (thuyết MO), hãy chỉ ra hiệu ứng (ảnh hưởng) của mỗi
quá trình ion hóa sau đây tới độ bền liên kết của phân tử tương ứng:
+
a)O2 →O2+; b)N2 →N2-; c)NO →NO + e.
2. Phức chất [PtCl2(NH3)2] được xác định là đồng phân trans-. Nó phản ứng chậm với
2+
Ag2O cho phức chất [PtCl2(NH3)2(OH2)2] (kí hiệu là X). Phức chất X không phản
ứng được với etylenđiamin (en) khi tỉ lệ mol phức chất X : en = 1 : 1. Hãy giải thích các
sự kiện trên và vẽ (viết) cấu tạo của phức chất X.
Câu 37

1, Viết phương trình ion các phản ứng xảy ra trong sơ đồ trên
2, Cho biết từ tính hợp chất A, dùng thuyết lai hóa để giải thích

You might also like