You are on page 1of 3

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

PHIẾU GIAO BÀI TẬP SỐ 1

Thông tin môn học/học phần:


Tên học phần: Hóa học đại cương Mã học phần: CT6001
Nội dung bài tập:

1.1. Xác định đương lượng từng nguyên tố trong các phản ứng dưới đây?
a. S + O.2 → SO2 ĐS = ? b. Fe + Cl2 → FeCl3 ĐFe = ?
c. C + O2 → CO ĐC = ? d. C + O2 → CO2 ĐC = ?
1.2. Xác định đương lượng từng axit, bazơ trong các phản ứng dưới đây?
a. H3PO4 + NaOH → NaH2PO4 + H2O b. H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O
c. 2HCl + Cu(OH)2 → CuCl2 + 2H2O d. HCl + Cu(OH)2 → Cu(OH)Cl + H2O
1.3. Xác định đương lượng KMnO4 trong từng quá trình bị khử thành:
a. MnSO4 b.MnO2 c. K2MnO4
1.4. Một kim loại tạo với oxi hai oxit. Khi đun nóng 3 g mỗi oxit trong một luồng khí hiđro
có dư, lượng nước lần lượt thu được là 0,679 g và 0,377 g.
a. Tính đương lượng của kim loại trong từng oxit
b. Xác định tên kim loại.
1.5. Thiếc tạo được hai oxit, về khối lượng loại thứ nhất có 78,8% thiếc, loại thứ hai có
88,12% thiếc. Tính đương lượng và số oxi hóa của thiếc trong mỗi trường hợp, biết khối
lượng nguyên tử thiếc là 118,7.
1.6. 1,355 g một muối sắt clorua tác dụng vừa đủ 1,00 g NaOH. Tính đương lượng của muối
sắt clorua, định công thức phân tử của nó.
1.7. Tìm đương lượng của kim loại, biết rằng từ 2 g hiđroxit kim loại này có thể tạo thành
3,74gam muối sunfat kim loại.
1.8. Asen tạo thành hai oxit, trong đó một oxit chứa 62,5% As, oxit thứ 2 chứa 75% As. Xác
định đương lượng của Asen. Biết đương lượng của oxi bằng 8.
1.9. Cho nguyên tử Cl (Z = 17); Ni (Z = 28). Hãy:
a. Viết cấu hình ē của các ion Cl– và Ni2+.
b. Với cấu hình ē của Ni2+ tìm được ở trên, cho biết có bao nhiêu ē độc thân.

1
c. Xác định bộ bốn số lượng tử của eletron cuối cùng của hai nguyên tố trên.
1.10. a. Hãy viết cấu hình ē của nguyên tử và ion sau đây: Cd (Z = 48); Sr (Z = 38); Cr (Z =
24); Al3+ (Z = 13).
b. Cho các nguyên tử sau: Ba (Z = 56); O (Z = 8); As (Z = 33); I (Z = 53); Rb (Z = 37).
Hãy cho biết các ion nào của các nguyên tử ứng với cấu hình ē bền vững nhất.
1.11. a. Giải thích tại sao nguyên tố kẽm Zn (Z = 30) và canxi Ca (Z = 20) có cấu hình ē lớp
ngoài cùng như nhau nhưng lại không thuộc cùng một phân nhóm.
b. Hãy xác định số thứ tự của nguyên tố X, biết rằng nguyên tố này chiếm 1 ô cùng chu
kỳ với Li (Z = 3) và cùng nhóm với thiếc Sn (Z = 50).
c. Xác định bộ bốn số lượng tử của eletron cuối cùng của hai nguyên tố trên.
1.12. Cho các nguyên tố sau đây: Cl; Al; Na; P; F. Căn cứ vào sự biến thiên tính chất của
các nguyên tố trong một chu kỳ và trong một nhóm của bảng tuần hoàn, hãy:
a. Sắp xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tăng dần của bán kính nguyên tử.
b. Cho biết thứ tự sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần về độ âm điện.
1.13. Nêu cách dự đoán các kiểu lai hoá sp, sp2, sp3. Lấy ví dụ minh họa. Quan hệ giữa kiểu
lai hoá các AO hoá trị của nguyên tử trung tâm với hình học của phân tử như thế nào? Cho
ví dụ minh họa.
1.14. Cho biết các AO hoá trị của nguyên tử trung tâm trong các phân tử và ion sau ở trạng
thái lai hoá gì và hình học như thế nào: CO2, SO2, NH 4 , BF4 , OF2, HCN.
1.15. Từ công thức cấu tạo của NO2, hãy:
a. Suy ra công thức cấu tạo của SO2.
b. Giải thích tại sao phân tử NO2 lại đime hoá cho N2O4, trong khi đó SO2 lại không có
được điều này?
c. Suy ra công thức cấu tạo của N2O5, HNO3.
1.16. Dựa vào thuyết thuyết VB, mô tả sự hình thành liên kết trong các phân tử PH3, AsH3.
Biết góc liên kết của PH3 là 930, của AsH3 là 920.
1.17. 1.Dựa vào thuyết liên kết hoá trị, mô tả sự hình thành liên kết trong các trường hợp
sau:
a.CF4, CCl4, CBr4.
b. Si(CH3)4, Sn(CH3)4, Pb(CH3)4.
2. So sánh độ dài và năng lượng liên kết của các liên kết trong mỗi dãy.

2
1.18. a. Xuất phát từ cấu hình electron của Cl hãy lập giản đồ MO của phân tử Cl 2 và viết cấu
hình electron của phân tử Cl2
b. Khi phân tử Cl2 mất đi 1 electron thì khoảng cách giữa hai nguyên tử trong phân tử sẽ
biến đổi ra sao?
1.19. a. Xuất phát từ cấu hình electron của F hãy lập giản đồ của phân tử F2
b. Lập giải đồ MO của phân tử F2- và viết cấu hình electron của ion đó.
c. Theo thuyết VB thì ion F2- có hình thành được liên kết không? Tại sao?
1.20. a. Xuất phát từ cấu hình electron của O hãy lập giản đồ của phân tử O2, O2+, O2-, O22-
b. Tính bậc liên kết trong các phân tử trên và sắp xếp độ bền liên kết của chúng theo thứ tự
tăng dần.

Yêu cầu:
Nội dung:
SV hoàn thành các bài tập trong phiếu số 1 (gồm cả các bài tập đã được GV chữa và gợi ý
trên lớp sau khi học xong bài 1)
Hình thức trình bày:
Trình bày tự luận vào vở bài tập cá nhâm của mỗi SV
Thời hạn chuẩn bị:
Hoàn thành trong một tuần để GV kiểm tra trực tiếp trên lớp ở buổi học tiếp theo.
Ngày ....... tháng ....... năm 20..
Giáo viên phụ trách

You might also like