You are on page 1of 4

Hóa 10 Chuyên GV: Hoàng Yến HN_Ams

LIÊN KẾT HÓA HỌC


Bài 1: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron thuộc phân lớp p là 11. 
19
Điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố Y là 14, 4.10 Culong. Liên kết giữa X và Y thuộc loại
liên kết nào? 
Bài 2: Tổng số hạt trong nguyên tử M và X là 86, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không
mang điện là 26 hạt. Số khối của X hơn của M là 12. Tổng số hạt trong nguyên tử X hơn trong M là 18
hạt.
a. Viết cấu hình electron của M và X.
b. Từ đó cho biết kiểu liên kết giữa M và X.
Bài 3: Cho biết tổng số proton trong anion AB32- là 40. Trong các hạt nhân A cũng như B đều có số hạt
proton bằng số nơtron.
a. Tìm số khối của A và B.
b. Viết cấu hình electron và sự phân bố electron trên ô lượng tử của A, B.
c. Trong hợp chất AB2 có những loại liên kết gì? O2, N2, CO2, H2O.
Bài 4: Nêu bản chất của các dạng liên kết trong phân tử các chất sau: N2, AgCl, HBr, NH3, H2O2 và
NH4NO3. Cho độ âm điện Ag = 0,9; Cl = 3,0.
Bài 5: So sánh độ phân cực của liên kết trong phân tử các chất sau: NH 3, H2S, H2O, H2Te, CsCl, CaS,
BaF2. Cho độ âm điện: Cs = 0,7; Ba = 0,9; Ca = 1; Te = 2,1; H = 2,1; S = 2,5; N = 3; O = 3,5; F = 4.
Bài 6: Viết công thức cấu tạo các chất: Al2O3, N2O5, Al4C3, Al3C6, H2SO4, Fe(OH)3, Fe3O4, CaOCl2,
H3PO4.
Bài 7: a. Viết công thức electron và công thức cấu tạo của BF 3 và NH3. Giải thích tại sao BF3 có thể
kết hợp với NH3.
b. Viết công thức electron và công thức cấu tạo của CO 2 và SO2. Giải thích tại sao SO2 có thể kết hợp
với oxi tạo thành SO3, còn CO2 không có khả năng đó.
Bài 8: Có 2 chất khí A và B; A là hợp chất của nguyên tố X với oxi, B là hợp chất của nguyên tố Y
với hiđro. Trong một phân tử A hoặc B chỉ có một nguyên tử X hoặc Y. Trong A, oxi chiếm 50%, còn
trong B hiđro chiếm 25% về khối lượng. Tỉ khối hơi của A đối với B bằng 4. Xác định công thức phân
tử, viết công thức electron và công thức cấu tạo của A, B.
Bài 9: a) Một nguyên tố R và một nguyên tố X có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng lần lượt là: 2
5
s1 và 2 p . Xác định các nguyên tố R, X, công thức hợp chất giữa chúng và loại liên kết hình thành
trong hợp chất thu được.
b) Dựa vào độ âm điện hãy nêu bản chất liên kết trong các anion: 
HCO3 , ClO 4 ,SO 42
6
c) Tìm cation M+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2 p và anion X có cấu hình

6
electron phân lớp ngoài cùng là 3 p . Cho biết liên kết hóa học giữa hai ion trên thuộc loại liên kết gì. 
d) Cặp chất nào sau đây mỗi chất đều chứa cả 3 loại liên kết (ion, cộng hóa trị, cho - nhận) 

(1) NaCl, H 2 O 2) NH 4 Cl, Al 2 O3 (3) KHSO 4 ,KNO3

(4) Na 2SO 4 ,Ba(OH)2 (5) SO2, SO3. 


Bài 10: Hai nguyên tố A, B tạo được hợp chất X. Khi đốt nóng đến 800OC tạo ra đơn chất A. Số
electron hoá trị trong nguyên tử nguyên tố A bằng số lớp electron trong nguyên tử nguyên tố B. Số
electron hoá trị trong nguyên tử nguyên tố B bằng số lớp electron trong nguyên tử nguyên tố A. Điện
tích hạt nhân của nguyên tử B gấp 7 lần của nguyên tử A. Xác định nguyên tố A, B và công thức phân
tử của hợp chất X. Cho biết kiểu liên kết của các liên kết trong phân tử X.
1
Hóa 10 Chuyên GV: Hoàng Yến HN_Ams
Bài 11: Xét các phân tử BF3, NF3, IF3. Trả lời các câu hỏi sau:
a. Viết công thức electron của các chất trên.
b. Dựa vào thuyết lai hoá obitan nguyên tử hãy cho biết trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm và
dạng hình học của mỗi phân tử.
c. Xác định xem phân tử nào là phân cực và không phân cực, giải thích kết quả đã chọn.
Bài 12: Hợp chất A2B6 có tổng số các loại hạt là 392, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 120 hạt. Số khối của A ít hơn số khối của B là 8. Tổng só hạt trong A 3+ ít hơn của
B- là 16.
a. Xác định A, B.
b. Ở 700oC, A2B6 phân li thành AB3. Viết công thức cấu tạo, công thức electron của A 2B6 và AB3. Cho
biết kiểu lai hoá của nguyên tử A, kiểu liên kết trong mỗi phân tử. Mô tả cấu trúc hình học của phân tử
AB3.

Bài 13: Tổng số hạt mang điện trong phân tử X 2 Y3 bằng 152. Số hạt mang điện trong hạt nhân
nguyên tử X nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử Y là 36.
a) Xác định hai nguyên tố X, Y và vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.
2 3 2
b) Viết cấu hình electron của các ion: X , X , Y

c) Viết công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử X 2 Y3
Bài 14: Hãy viết công thức clectron và công thức cấu tạo của các phân tử sau đây:
SO3 , PH 3 , C2 H 2 , HClO,SO 2Cl 2 , PCl5 , NO 2 , H 3PO 3 , POCl 3 , NH 3 , N 2O 5
Bài 15:
a. Hãy nêu sự khác nhau cơ bản trong cấu tạo mạng tinh thể nguyên tử và mạng tinh thể ion.
Liên kết hoá học trong hai loại mạng đó thuộc loại liên kết gì ?
b. Giải thích tại sao CO32 –, không thể nhận thêm một oxi để tạo CO42 – trong khi đó SO32 – có thể
nhận thêm 1 nguyên tử oxi để cho ra SO42 – ?
c. Giải thích tại sao hai phân tử NO2 có thể kết hợp với nhau tạo ra phân tử N2O4, trong khi đó
hai phân tử CO2 không thể kết hợp với nhau để tạo ra phân tử C2O4
Bài 16: Electron có mức năng lượng cao nhất của nguyên tử nguyên tố A được xếp 

vào phân lớp để có cấu hình là 4s . Oxit cao nhất của nguyên tố B ứng với công thức B2 O7 , hợp chất
1

khí với hiđro của nó có chứa 1,2345% H về khối lượng. 


a) Xác định vị trí của A và B trong bảng tuần hoàn và cho biết tính chất hóa học cơ bản của chúng. 
b) Giải thích sự hình thành liên kết giữa A và B. 
Bài 17.
a. Hãy nêu sự khác nhau cơ bản trong cấu tạo mạng tinh thể nguyên tử và mạng tinh thể ion.
Liên kết hoá học trong hai loại mạng đó thuộc loại liên kết gì ?
b. Giải thích tại sao CO32 –, không thể nhận thêm một oxi để tạo CO42 – trong khi đó SO32 – có thể
nhận thêm 1 nguyên tử oxi để cho ra SO42 – ?
c. Giải thích tại sao hai phân tử NO2 có thể kết hợp với nhau tạo ra phân tử N2O4, trong khi đó
hai phân tử CO2 không thể kết hợp với nhau để tạo ra phân tử C2O4
Bài 18: Nguyên tử của các nguyên tố A, R, X có electron cuối cùng ứng với 4 số lượng tử:
1
s=−
A: n = 3 ℓ = 1 m = +1, 2

2
Hóa 10 Chuyên GV: Hoàng Yến HN_Ams
1
s=−
R: n = 2 ℓ = 1 m = 0, 2
1
s=−
X: n = 2 ℓ = 1 m = +1, 2
b.1. Gọi tên A, R, X (theo quy ước các giá trị của m theo tứ tự +ℓ... 0 ...-ℓ)
b.2. Xác định trạng thái lai hóa của các nguyên tử trung tâm và dạng hình học của các phân tử
2−
và ion sau: R2X, AR6, H2AX3, AX 4 (H là hidro).
Bài 19: Có các phân tử XH3
a. Hãy cho biết dạng hình học của các phân tử PH3 và AsH3.
b. So sánh góc liên kết HXH giữa hai phân tử trên và giải thích.
c. Những phân tử nào sau đây có phân tử phân cực ? Giải thích ngắn gọn
BF3, NH3, SO3, PF3.
Bài 20: Thực nghiệm cho biết cả ba hợp chất CHBr 3, SiHBr3, CH(CH3)3 đều có cấu tạo tứ diện. Có ba
trị số góc liên kết tại tâm là 110o, 111o, 112o (không kể tới H khi xét các góc này). Độ âm điện của H là
2,2; CH3 là 2,27; CH là 2,47; Si là 2,24; Br là 2,5. Dựa vào mô hình đẩy giữa các cặp electron hóa trị
và độ âm điện, hãy cho biết trị số góc của mỗi chất và giải thích.
Bài 21: Xác định trạng thái lai hóa của các nguyên tử trung tâm trong các phân tử sau:
POF3 ; BF3 ; SiHCl3 ; O3.
Bài 22: Hãy giải thích các nội dung sau:
a. Phân tử CO2 không phân cực, trong khi phân tử SO2 lại phân cực.
b. Phân tử NO2 có thể nhị hợp tạo thành phân tử N 2O4, trong khi phân tử SO2 không có khả năng nhị
hợp.
c. Tinh thể sắt có tính dẫn điện, còn tinh thể kim cương lại không dẫn điện.
d. Các phân tử HF có khả năng polime hóa thành (HF) n, trong khi phân tử HCl không có khả năng
polime hóa.
Bài 23: Nguyên tử của nguyên tố phi kim A có electron cuối cùng ứng với bộ 4 số lượng tử thỏa mãn điều
kiện: m + l = 0 và n + ms = 3/2 (quy ước các giá trị của m tính từ thấp đến cao).
1. Xác định nguyên tố A.
2. A tạo ra các ion BA32- và CA32- lần lượt có 42 và 32 electron
a. Xác định các nguyên tố B và C.
b. Dung dịch muối của BA32- và CA32- khi tác dụng với axit clohiđric cho khí D và E.
- Mô tả dạng hình học của phân tử D, E.
- Nêu phương pháp hóa học phân biệt D và E.
- D, E có thể kết hợp với O2 không? Tại sao?
Bài 24:
2
Cho các phân tử, ion: XeF2, XeO2F2, CN 2 , NFO. 
Viết công thức cấu tạo Lewis cho từng phân tử, ion. 
Áp dụng quy tắc đấy giữa các cặp electron hoá trị, hãy dự đoán cấu trúc hình học của các phân tử, ion
đó. Hãy cho biết kiểu lai hoá của nguyên tử trung tâm trong mỗi phân tử, ion nói trên.
Bài 25: Trong phân tử MX2 có tổng số hạt p, n, e bằng 164 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn
số hạt không mang điện là 52 hạt. Số khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên tử X là 5.
Tổng số hạt p,n,e trong nguyên tử M lớn hơn trong nguyên tử X là 8 hạt.
3
Hóa 10 Chuyên GV: Hoàng Yến HN_Ams
a) Dựa trên cấu hình electron, cho biết vị trí của các nguyên tố trên trong bảng hệ thống tuần hoàn.
b) So sánh (có giải thích) bán kính của các nguyên tử và ion X, X2+ và Y-.
c) Hãy cho biết cấu trúc hình học của các phân tử: PF3 , PCl3, PH3 và hãy so sánh các góc liên kết
giữa nguyên tử P với các nguyên tử khác trong phân tử.
Bài 26: Cho nguyên tố X, ở trạng thái cơ bản có 11 electron thuộc các phân lớp p. X có hai đồng vị
hơn kém nhau hai nơtron. Trong đồng vị số khối lớn, số hạt mang điện gấp 1,7 lần hạt không mang
điện.
a. Viết cấu hình electron của X.
b. Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn.
c.Viết CTCT, xác định trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm và dạng hình học trong các
phân tử và ion sau :HXO, X2O5, XO4-
 
Bài 27: Cho các phân tử và ion sau: NO 2 , NO 2 và NO 2 . Hãy viết công thức 
Lewis, cho biết trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm, dự đoán dạng hình học của các phân tử và
ion nói trên, đồng thời sắp xếp các góc liên kết trong chúng theo chiều giảm dần. Giải thích. 
Bài 28: a) Sử dụng phương pháp cặp electron hay phương pháp liên kết hóa trị (viết tắt là VB -
Valence Bond) hãy mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử H 2SO 4 . 

b) Cho các chất sau: Cl 2O, F2 O , hãy so sánh và giải thích các giá trị góc liên kết và độ phân cực
của chúng. 
c) Cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và dạng hình học của mỗi phân tử và ion
sau:
NCl3 , XeF4 , NH 4 , PCl5 , BF5 ,SF6 . 

d) Mô tả dạng hình học của các phân tử sau: SOF4 , PBr2 F3 . 


Bài 29: Xây dựng giản đồ năng lượng MO đối với CO và O2. Viết cấu hình elctron, tính độ bội liên
kết, xác định từ tính của mỗi chất.
Bài 30: Cho các số liệu sau của NH3 và NF3 :
NH3 NF3
Momen lưỡng cực: 1,46D 0,24D
Nhiệt độ sôi: -330C - 1290C
Giải thích sự khác nhau về momen lưỡng cực và nhiệt độ sôi của hai phân tử trên.
Bài 31: Thực nghiệm xác định momen lưỡng cực của phân tử H2O là 1,85D, góc liên kết HOH là
104,50, độ dài liên kết O-H là 0,0957 nm. Tính độ ion của liên kết O-H trong phân tử nước (bỏ qua
momen tạo ra do các cặp electron hoá trị không tham gia liên kết của oxi). Cho biết: 1D = 3,33.10-30
Cm; điện tích của electron là -1,6.10-19 C.

You might also like