You are on page 1of 2

CHỦ ĐỀ 1: LIÊN KẾT

Câu 1: Biết rằng X, Y, Z là 3 nguyên tố có 4 số lượng tử của electron cuối cùng lần lượt là:
X: n = 2, l = 1, ml = -1, ms = -½
Y: n = 3, l = 1, ml = +1, ms = -½
Z: n = 4, l = 0, ml = 0, ms = +½.
Viết cấu hình electron nguyên tử của X, Y, Z vả xác định nguyên tố kim loại, phi kim.

Câu 2: Nguyên tử của các nguyên tố A, R, X có đặc điểm:


- A có electron cuối cùng với 4 số lượng tử: n = 3; l = 1; ml = - 1; ms = -1/2.
- R ở trạng thái cơ bản chỉ có 1 electron độc thân, electron này có bộ số lượng tử : n = 2; l = 1; ml = + 1; ms = +1/2.
- X có electron cuối cùng ứng với số lượng tử : n = 2; l = 1; ml = - 1; ms = -1/2.
Xác định tên nguyên tố A, R, X và cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tố trung tâm và kiểu cấu trúc hình học của
các phân tử, ion: AR6, AX2, R2X, AX42-.

Câu 3: Năm 1962, Neil Bartlett công bố đã tổng hợp được hai hợp chất đầu tiên của khí hiếm là XeF2 và XeF4. Hai hợp
chất florua này được điều chế bằng phản ứng trực tiếp giữa khí Xe và khí F2.
a. Hãy viết cấu hình electron lớp vỏ hóa trị ở trạng thái cơ bản của Xe (Z = 54) và F (Z = 9) và cho biết bộ ba số
lượng tử n, l, ml của các obitan hóa trị đó.
b. Hãy vẽ công thức Lewis, cho biết kiểu lai hóa của nguyên tử trung tâm, dự đoán hình học phân tử của XeF2 và
XeF4. Hãy cho biết phân tử nào trong số hai phân tử trên là phân cực?
c. Cho biết kiểu lai hóa của nguyên tử trung tâm, dự đoán hình học phân tử của XeO3, XeO4, XeOF4, XeO2F2,
XeF6, XeOF2, XeO3F2, XeO64-. Số oxi hóa của Xe trong mỗi hợp chất trên là bao nhiêu?

Câu 4: Nitơ đioxit, khí độc màu nâu đỏ, là chất thuận từ. Khi làm lạnh chậm, nó hóa lỏng rồi sáng dần và cuối cùng
thành một chất rắn không màu. Đó là đinitơ tetraoxit nguyên chất.
1. Viết hai kiểu công thức Lewis có thể có về nitơ đioxit, electron độc thân được luân phiên đặt trên nguyên tử nitơ
hoặc trên một nguyên tử oxi.
2. Từ các công thức cộng hưởng, viết ba công thức khai triển khả dĩ của N2O4.
3. Ba dạng này tồn tại ở pha lỏng, dạng chủ yếu tương ứng với sự tồn tại một liên kết nitơ – nitơ.
a. Giải thích vì sao liên kết này yếu hơn liên kết tương ứng trong hiđrazin H2N–NH2.
b. Lập luận biến thiên khoảng cách N–N khi chuyển từ N2O4 sang N2H4.
4. Ở trạng thái ngưng tụ, đinitơ tetraoxit xử sự như một hợp chất ion đặc trưng bằng sự có mặt ion nitroni NO2+ và
ion nitrit NO2-. Cho biết dạng hình học các ion này và so sánh góc liên kết ONO trong NO2+, NO2- và NO2.

Câu 5: Cho phân tử: xenon điflorua (1), xenon tetraflorua (2), xenon trioxit (3), xenon tetraoxit (4), bo triflorua(5),
trimetylamin (6), axetamit (7).
a. Vẽ cấu trúc hình học phân tử (cả các cặp electron tự do của nguyên tử trung tâm) của chất từ (1) đến (6).
b. Dự đoán góc liên kết ở mỗi phân tử nói trên.
c. Trong phân tử axetamit, 3 liên kết với nguyên tử nitơ đều nằm trong cùng một mặt phẳng. Vì sao?
d. Hãy đề xuất phương pháp điều chế chất: xenon điflorua (1), xenon tetraflorua (2), xenon trioxit (3).

Câu 6:
1. Có các phân tử XH3:
a. Hãy cho biết cấu hình hình học của các phân tử PH3 và AsH3.
b. So sánh góc liên kết HXH giữa hai phân tử trên và giải thích.
2. Xét các phân tử POX3:
a. Các phân tử POF3 và POCl3 có cấu hình hình học như thế nào?
b. Góc liên kết XPX trong phân tử nào lớn hơn?
3. Những phân tử nào sau đây có momen lưỡng cực lớn hơn 0? BF3; NH3; SiF4; SiHCl3; SF2; O3.

Câu 7:
a. Sử dụng mô hình về sự đẩy nhau của các cặp electron hóa trị (mô hình VSEPR), dự đoán dạng hình học của các
ion và phân tử sau: BeH2, BCl3, NF3, SiF62-, NO2+, I3-, IF5, IF7.
b. Viết công thức Lewis và xác định dạng hình học của các phân tử và ion: BCl3, CO2, NO2+, NO2, IF3.
Câu 8: Hãy cho biết (không cần giải thích) sự thay đổi dạng hình học (có vẽ hình minh họa) của mỗi phân tử và trạng
thái lai hóa của nguyên tử trung tâm trong các phản ứng hóa học sau:
BF3 + F– → [BF4]– NH3 + H+ → [NH4]+
PCl3 + Cl2 → PCl5 2SO2 + O2 → 2SO3

Câu 9: ClF3 (clo triflorua) là một tác nhân flo hóa mạnh thường được dùng để điều chế UF6 (urani(VI) florua) sử dụng
trong công nghệ chế tạo và tái chế nhiên liệu hạt nhân.
a. Hoàn thành phương trình phản ứng điều chế UF6 từ ClF3 sau: ClF3 + A → UF6 + Cl2
b. Biết urani chỉ tạo được hai hợp chất với flo là A và UF6; Urani có cấu hình electron là [Rn]5f36d17s2. Viết công
thức cấu tạo Lewis của ClF3.
c. Cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và vẽ các cấu trúc hình học có thể có của phân tử ClF3. Cho
biết dạng cấu trúc hình học bền nhất và giải thích.
d. Độ dẫn điện của ClF3 lỏng chỉ thấp hơn nước tinh khiết không đáng kể, do sự ion hóa của ClF3 tạo ra cation
ClF2+ và anion ClF4−. Hãy cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và vẽ cấu trúc hình học bền của các ion
ClF2+ và ClF4−.

Câu 10: Cho biết bộ 4 số lượng tử (n, l, ml, ms) tương ứng đối với electron cuối cùng của cấu hình electron ở trạng thái
cơ bản thuộc các nguyên tố M, X, Y, Z như sau:
M: n = 2; l = 1; ml = 0; ms = -1/2.
X: n = 3; l = 1; ml = +1; ms = +1/2.
Y: n = 3; l = 1; ml = -1; ms = -1/2.
Z: n = 3; l = 1; ml = 0; ms = -1/2.
Biết rằng các electron lần lượt chiếm các obitan bắt đầu từ ml có trị số nhỏ nhất trước.
a. Viết cấu hình electron và xác định các nguyên tố M, X, Y, Z.
b. Khi đun nóng, Y phản ứng với lượng dư M tạo thành hợp chất A. Dẫn Z qua X đun nóng chảy thu được 2 hợp
chất B và C (với C có hàm lượng nguyên tố Z cao hơn B). Ở 500 oC, M và iot phản ứng với nhau hình thành nên hợp
chất D có công thức IM5. Cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và cấu trúc hình học (có vẽ hình) của các
phân tử A, B, C và D (không cần giải thích).

Câu 11: Dựa trên cơ sở thuyết lai hóa áp dụng cho phức chất, hãy cho biết cấu trúc hình học của các ion phức chất
[Ni(CN)4]2– và [NiCl4]2–. Biết ion [Ni(CN)4]2– có tính nghịch từ và ion [NiCl4]2– có tính thuận từ. Cho Ni có số hiệu
nguyên tử là 28.

Câu 12: Thực nghiệm xác định được năng lượng ghép đôi (P) của các electron trong cùng một obitan trong ion Co 3+
bằng 251 kJ/mol, thông số tách mức năng lượng ∆0 của [CoF6]3- và [Co(NH3)6]3+ lần lượt là 156 kJ/mol và 265 kJ/mol.
a. Viết sơ đồ sắp xếp 6e - d của ion Co3+ trong ion [CoF6]3- và trong ion [Co(NH3)6]3+.
b. Xác định trạng thái lai hóa của ion Co3+, viết sơ đồ hình thành liên kết phối trí trong ion [CoF6]3- và ion
[Co(NH3)6]3+. Từ đó hãy cho biết hai ion này là phức thuận từ hay nghịch từ?

You might also like