You are on page 1of 3

1

LIÊN KẾT HÓA HỌC


Bài 1. Cấu trúc Lewis và Cấu trúc cộng hưởng của các chất, ion sau:
O3; CO2 ; CO32- ; NO3-; SO42-; SCN- ;NCO-; NO2; HSO3Cl; N2O; CH3CONH2
Bài 2. Lập luận và xác định công thức Lewis bền nhất trong từng trường hợp sau.

Bài 3. Cuối thế kỷ 19, người ta nhận thấy rằng khi phóng điện hoặc nung nóng cacbon monoxit đến khoảng
550oC thì thu được một hỗn hợp khí gọi là “oxicacbon”. Hợp chất cacbon suboxit (C 3O2) được tìm ra vào
năm 1873, C2O vào năm 1961, còn C2O2 thì mãi tới năm 2015 mới có bằng chứng thực nghiệm về nó.
a) Vẽ 4 công thức Lewis có thể có cho C3O2, từ đó hãy xác định đâu là cấu trúc khả thi nhất nếu biết rằng nó
bền ở điều kiện thường và có momen lưỡng cực μ = 0.
b) Sắp xếp các chất C3O2, N2, NO và CO theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi và giải thích ngắn gọn. Có thể dự
đoán được thứ tự về nhiệt độ nóng chảy của các chất đó được không? Vì sao?

Bài 4. a. Vẽ cấu trúc Lewis của F3ClO, F2ClO2+ và F4ClO- , cho biết sự lai hóa của nguyên tử trung tâm.
b. Hãy xây dựng giản đồ MO cho NO- , và cho biết khi kết hợp với H+ để tạo thành phân tử HNO thì lúc
này H+ sẽ liên kết với N hay O?

Bài 5. Thực nghiệm cho biết, NH3 phản ứng với BF3 tạo ra một chất rắn X duy nhất, có màu trắng.
a. Viết phương trình hóa học của phản ứng. Cho biết phản ứng đó thuộc loại nào. Tại sao?
b.Viết công thức Lewis của mỗi phân tử trong phản ứng trên. Cho biết dạng hình học của mỗi phân tử đó
theo thuyết VSEPR (thuyết về sự đẩy giữa các cặp electron ở lớp vỏ hóa trị).
c. Dự đoán giá trị của góc liên kết trong phân tử chất X

Bài 6. Trong bảng tuần hoàn Mendeleev, các nguyên tố hoá học X, Y, Z có cùng số thứ tự của nhóm, nhưng
khác chu kì và có các tính chất sau:
 Bán kính nguyên tử tăng theo chiều X < Y < Z.
 X phản ứng với Y và Z để tạo thành các hợp chất là YX2 và Z2X3.
 X có thể kết hợp với các trạng thái có số oxi hoá cao nhất của Y và Z, tạo thành các hợp chất
YX3 và ZX3.
 Trong những điều kiện nhất định, ZX3 có thể phản ứng với YX2 tạo thành Z2X3 và YX3. Dựa trên
những dữ liệu trên, hãy xác định:
a.Các nguyên tố X, Y, Z và công thức phân tử hợp chất ZaYbXc là hợp chất có cấu trúc ion bền nhất. Viết
phương trình hóa học minh họa các phản ứng.
b.Sử dụng quy tắc bát tử và lí thuyết liên kết hoá học, giải thích tại sao sự tạo thành YX3 không thuận lợi
bằng YX2. Vẽ công thức Lewis của các chất tương ứng.
Bài 7. Aluminium hydride AlH3 có thể được tổng hợp từ phản ứng của AlCl3 với lithium aluminium
hydride.
a. Viết phương trình phản ứng. Xác định dạng hình học của AlH3 theo thuyết VSEPR.
b. Dưới đây là một giản đồ MO trống của AlH3. Hãy điền các kí hiệu mũi tên (biểu diễn electron) vào giản
đồ này. Xác định HOMO, LUMO và dự đoán tính chất từ.
2

MO (AlH3)
Bài 8. 1. Sử dụng mô hình VSEPR dự đoán dạng hình học của các ion và phân tử sau: XeF4, BCl3, NF3, S2O
2 2-  
3 , SiF6 , NO 2 , I 3 , IF5.
2. Trong bảng dưới đây có ghi các năng lượng ion hóa liên tiếp In (n = 1, 2, …, 6) theo kJ.mol-1 của hai
nguyên tố X và Y.
I1 I2 I3 I4 I5 I6
X 590 1146 4941 6485 8142 10519
Y 1086 2352 4619 6221 37820 47260
A và B là những oxit tương ứng của X và Y khi X, Y ở vào trạng thái oxi hóa cao nhất
Viết (có giải thích) công thức của hợp chất tạo thành khi cho A tác dụng với B.
3. Giải thích:
a) Nhiệt độ sôi của NH3 (-33oC) cao hơn nhiệt độ sôi của NF3 (-129oC) nhưng thấp hơn của NCl3 (71oC).
b) Sự biến đổi góc liên kết: NH3 107o → PH3 93,6o
o
PH3 93,6 → PF3 96,3o
Bài 9. 1. Dựa vào thuyết obitan phân tử (thuyết MO), vẽ giản đồ năng lượng, viết cấu hình electron của các
phân tử và ion: OF; OH; NO+. Từ đó,
a. Cho biết độ bội liên kết của những phân tử và ion trên.
b. So sánh I1 của các phân tử và ion trên với I1 của các nguyên tử tương ứng.
c. Cho biết, trong số các phân tử và ion trên, ion nào dễ bị oxi hóa nhất; ion nào dễ bị khử nhất? Vì
sao?
2. Các phân tử nào sau đây có khả năng đime hóa? Vì sao?
BeCl2, AlCl3, AlF3, BF3, NO
3. H2F+ là một siêu axit, có tính axit mạnh hơn H2SO4 tinh khiết. Phân tử CO2 không tác dụng với H2SO4
nhưng có thể tác dụng với siêu axit, bị siêu axit proton hóa. Viết phương trình phản ứng và viết công thức
Lewis (cả cấu trúc cộng hưởng) của sản phẩm thu được.
Bài 10. Không giống như cacbon, thiếc có thể tăng số phối trí quá 4. Tương tự cacbon, thiếc tạo clorua,
SnCl4.
a. Hãy vẽ hai dạng hình học có thể có của SnCl4.
b. Các axit Lewis như là SnCl4 phản ứng với các bazơ Lewis như ion clorua hay amin. Trong trường hợp
clorua, quan sát thấy 2 phản ứng sau :
SnCl4 + Cl- SnCl5-
SnCl4 + 2Cl- SnCl62-
Hãy vẽ ba dạng hình học có thể có của SnCl5- và của SnCl6-
3

c. Dự đoán dạng hình học nào là thích hợp hơn đối với SnCl5-, và SnCl6-.
Bài 11. 1) Sử dụng thuyết VSEPR, hãy vẽ các cấu trúc của các phân tử sau: H2S, TeCl4, XeF2 và BeCl2. Nếu
phân tử nào có nhiều hơn 1 cấu trúc hãy vẽ tất cả các cấu trúc có thể có của phân tử đó ra và chỉ rõ cấu trúc
nào là bền nhất.
2) Xét các phân tử PX3 với X= F, Cl, Br, I.
a) Theo thuyết VSEPR, góc XPX lớn nhất có thể là bao nhiêu độ.
b) Thực tế góc XPX trong các trihalogenua này đều nhỏ hơn so với mô hình của VSEPR, hãy giải
thích tại sao.
c) Góc XPX với X từ I đến F sẽ biến đổi thế nào? Giải thích?
3) Viết cấu hình electron cho các tiểu phân: CN, CN+, CN2+, CN-, CN2-. Tính bậc liên kết trong mỗi
tiểu phân và xác định tiểu phân nào ổn định nhất?
Bài 12. Hidro azotua HN3 (có cấu trúc thẳng) và xiclotriazen HN3 ( có cấu tạo mạch vòng)
a) Vẽ tất cả các cấu trúc Lewis có thể có của hydro azotua HN3 và xiclotriazen HN3. Tính điện tích hình thức
của các nguyên tử đối với mỗi cấu trúc.
b) Chỉ ra hai công thức khả dĩ nhất của hidro azotua
c) Dựa trên thuyết sức đẩy VSEPR hãy ước lượng giá trị các góc liên kết trong hydro azotua.
d) Xác định trạng thái lai hóa của các nguyên tử nitơ trong hai công thức cộng hưởng chính của hydro
azotua.

Bài 13. Nitơ hình thành nhiều loại oxit


1.1. Cho biết bậc liên kết trong phân tử NO? Giải thích
1.2. Trên NO có một electron chưa tham gia liên kết, electron định vị chủ yếu trên nguyên tử N hay O? Tại
sao?
1.3. Năng lượng ion hóa của N(k) nguyên tử là 1400 kJ mol–1. So sánh năng lượng ion hóa của NO(k) với
1400 kJ.mol–1?
1.4. Phân tử N2O3 có hai dạng đồng phân cấu trúc. Vẽ công thức cấu tạo Lewis của hai đồng phân này?

You might also like