You are on page 1of 7

TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI CHỌN HSG KHU VỰC DUYÊN HẢI BẮC BỘ

CHU VĂN AN – BÌNH ĐỊNH NĂM HỌC 2021 – 2022


Môn: Hóa học – Lớp 11
Đề đề xuất Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (2 điểm): Tốc độ phản ứng


Người ta nghiên cứu phản ứng nhiệt phân etanal: CH3CHO → CH4 + CO. Cơ chế phản ứng được đề
nghị như sau:

a) Tìm phương trình tốc độ của sự phân hủy etanal. Cho biết bậc của phản ứng.
b) Tìm phương trình tính tốc độ tạo thành sản phẩm.
c) Nếu coi phần lớn chất phản ứng bị phân hủy theo phương trình tạo sản phẩm chính thì phản ứng
có bậc hay không? Cho biết biểu thức tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng theo năng lượng hoạt hóa
của các giai đoạn trong trường hợp này.

Câu 2 (2 điểm): Cân bằng và phản ứng trong dung dịch, pin điện, điện phân.
2.1. Trộn 5 ml dung dịch H2C2O4 0,8M với 5 ml dung dịch NaHCO3 0,4M thu được dung dịch A. Thêm
10 ml dung dịch (CH3COO)2Ba 0,6M vào dung dịch A được hỗn hợp B.
a) Xác định thành phần giới hạn của B.
b) Hỏi có BaC2O4 và BaCO3 tách ra không? Khi đó pH của hệ là bao nhiêu?
c) Nếu có kết tủa BaC2O4 hoặc BaCO3, hãy tính độ tan của chúng trong hỗn hợp thu được.
Biết H2C2O4 có: ; H2CO3 có
CH3COOH có ; BaC2O4 có ; BaCO3 có .
Độ tan CO2 bão hòa là 3.10 M.-2

2.2. Nhỏ 100 ml dung dịch HCl 0,82M vào 2,32 gam bột Fe 3O4 thu được dung dịch X. Một pin điện
gồm điện cực Pt nhúng trong dung dịch X với điện cực Ag nhúng trong dung dịch ban đầu có Na 2SO4
0,10M; NaCl 0,05M; AgNO3 0,25M.
a) Viết sơ đồ pin, nửa phản ứng, phương trình phản ứng khi pin hoạt động. Tính suất điện động của
pin.
b) Tính thế cần đặt vào để dung dịch X bắt đầu xảy ra điện phân và đến khi hết một cation trong
dung dịch X. (coi như ion bị điện phân hết khi nông độ ion còn lại trong dung dịch là 10 -6M; áp suất của
Cl2 chấp nhận bằng 1 atm)
Cho: Eo(Fe3+/Fe2+) = 0,771V; Eo(Ag+/Ag) = 0,799V; Eo(Cl2/2Cl-) = 1,359V;
*
βFe(OH)2+ = 10-2,17; *βFe(OH)+ = 10-5,92; KS(AgCl) = 10-10,00; KS(Ag2SO4) = 10-4,83.

Câu 3 (2 điểm): Nhiệt động học – Cân bằng hóa học


Cho bảng giá trị nhiệt động của phản ứng H2 + ½ O2  H2O ở 298,15K như sau:

H2O(l)
Chất H2(k) O2(k) H2O(k)

H0tt (kJ.mol-1) 0 0 -241,82 -285,84


S0 (J.K-1.mol-1) 130,59 205,03 188,83 69,94

Ở 373,15K và 100 kPa, nhiệt hóa hơi của nước là Hhóa hơi = 40,64 kJ.mol-1 ; Nhiệt dung đẳng áp
của nước trong khoảng nhiệt độ từ 298,15K – 373,15K là 75,6 J.K-1.mol-1.
a) Quá trình trên được sử dụng trong việc tạo ra pin nhiên liệu. Hiệu suất lý thuyết của pin nhiên

liệu là năng lượng cực đại của pin có thể sản sinh so với anthalpy ( ). Hãy tính hiệu suất lý

thuyết của pin nhiên liệu đối với sự tạo thành nước lỏng và nước hơi khi đốt cháy 1 mol H 2. Giải thích
sự khác biệt giữa hai trường hợp.
b) Tính hiệu suất lý thuyết khi pin nhiên liệu làm việc ở 473,15K và 100 kPa. Cho rằng entropy
và enthalpy không phụ thuộc nhiệt độ.
c) Hãy giải thích vì sao hiệu suất lý thuyết thay đổi theo nhiệt độ?
Câu 4 (2 điểm): Hóa nguyên tố (Kim loại, phi kim nhóm VA, IVA)
4.1. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a) Sục từ từ khí clo (đến dư) vào dung dịch NaBr.
b) Cho một ít bột MnO2 vào dung dịch H2O2.
c) Cho dung dịch SnCl2 vào dung dịch FeCl3, sau đó cho thêm K3[Fe(CN)6]
d) Cho dung dịch KI vào dung dịch FeCl3.
4.2. Canxi xyanamit được điều chế theo phản ứng (1) và (2), nó phản ứng với nước và axit sunfuric
theo phản ứng (3) và (4) dưới đây:

CaO + 3C  CaC2 + CO (1)

CaC2 + N2  CaCN2 + C (2)

CaCN2 + 3H2O  CaCO3 + 2NH3 (3)

CaCN2 + H2SO4  CaSO4 + H2N – CN (4)

a) Hãy trình bày ngắn gọn về ảnh hưởng của áp suất và nhiệt độ đến chiều diễn biến của phản ứng (1)
và (2).
b) Dựa vào các phản ứng đã cho, hãy giải thích và viết cấu tạo hóa học (có ghi đầy đủ các electron hóa trị)
của CaCN2.
c) Hãy viết cơ chế phản ứng để giải thích sự tạo thành NH 3 ở phản ứng (3) và H2N–CN (xyanamit) ở phản
ứng (4).
d) Viết công thức Liuyt của các đồng phân ứng với công thức phân tử CH2N2.
Câu 5 (2 điểm): Phức chất.
5. 1.Các chất A, B, C có cùng công thức phân tử CrCl3.6H2O. Trong dung dịch nước tồn tại cân bằng:
[Cr(H2O)6]Cl3  [Cr(H2O)5Cl]Cl2.H2O  [Cr(H2O)4Cl2]Cl.2H2O.

(A) (B) (C)


Trong một thí nghiệm người ta cho dung dịch chứa 0,32 gam CrCl 3.6H2O đi qua một lớp nhựa trao
đổi cation dưới dạng H+. Cần 28,8 ml dung dịch NaOH 0,125M để chuẩn độ hết lượng H + đã chuyển
vào dung dịch.
a) Gọi tên các phức chất A, B và C.
b) Phức chất nào có đồng phân hình học? Viết công thức biểu diễn cấu trúc đồng phân đó.
c) Xác định công thức của phức trong dung dịch.
5.2. Phản ứng khử phức của Fe(III) ([FeL6]3+ ) thành phức của Fe(II) ([FeL6]2+) bằng axit ascobic (H2Asc)
được mô tả bởi PTHH: 2[FeL6]3+ + H2Asc  2[FeL6]2+ + Asc + 2H+ (*)

Cơ chế của phản ứng được đề nghị như sau:

H2Asc H+ + HAsc- (1) và (-1)

[FeL6]3+ + HAsc- [FeL6]2+ + HAsc (2)

HAsc H+ + Asc- (3) và (-3)

[FeL6]3+ + Asc- [FeL6]2+ + Asc (4)


(1) và (-1) là các phản ứng nhanh so với các phản ứng khác.
a) Tìm biểu thức tính hằng số cân bằng K1 (của các phản ứng (1) và (-1)) theo k1 và k-1.
b) Chỉ ra các tiểu phân trung gian phản ứng trong cơ chế trên và cho biết có thể áp dụng nguyên lí
nồng độ dừng cho những tiểu phân nào ? Tại sao ?
Câu 6 (2 điểm): Đại cương hữu cơ.
6.1. Tropon (Tên hệ thống: xiclohepta-2,4,6-trienon) có momen lưỡng cực (μ) = 4.17 D; phản ứng của
tropon với axit có hằng số cân bằng K = 31.2. Trong khi đó, μ của xicloheptanon chỉ là 3.04 D, và phản
ứng của xicloheptanon với axit có hằng số cân bằng chỉ khoảng 10 -5. Giải thích ngắn gọn các giá trị
thực nghiệm trên.
6.2. Theobromine (theo tiếng Hy Lạp, theobroma có nghĩa là "thức ăn của các vị thần") là một thành phần
của ca-cao. Melamine là một chất nhũ hóa.

a) Hãy cho biết nguyên tử nitơ có lực base mạnh nhất và yếu nhất trong phân tử theobromine. Giải thích
ngắn gọn.
b) So sánh lực base của hai nguyên tử nitơ trong phân tử melamine. Giải thích ngắn gọn.
6.3. Như đã biết, nhóm t-Bu rất cồng kềnh nên thường chiếm liên kết biên (equatiorial, viết tắt là e).
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy ở 1,3,5-tri-tert-butylhexahydro-1,3,5-triazine, cấu dạng A – với cả ba
nhóm t-Bu biên – lại kém bền hơn so với cấu dạng B – có một nhóm t-Bu chiếm liên kết trục (axial,
viết tắt là a). Ở điều kiện thường, cấu dạng B chiếm tới 85%. Giải thích sự bất thường này.

Câu 7 ( 2 điểm): Cơ chế phản ứng hóa hữu cơ.


Viết cơ chế giải thích sự tạo thành các sản phẩm ở mỗi phản ứng sau:
7.1.

7.2.

7.3.

7.4.

Câu 8 (2 điểm): Sơ đồ tổng hợp hữu cơ.


Viết công thức của các hợp chất ở các dãy phản ứng sau:
8.1.

8.2.

8.3.
8.4.

Câu 9 (2 điểm) : Xác định cấu trúc các chất hữu cơ.
9.1. Hợp chất A bền, có đồng phân quang học và có công thức phân tử C 12H12O3. Cho A phản ứng với
1,3-dioxolane (B) có mặt benzoic peroxyanhydride (Bz2O2, (C)) trong điều kiện chiếu sáng thu được
hợp chất D (C15H18O5). Đun nóng D với H2, có xúc tác Pd/C, thu được hợp chất E (C8H12O5). Khử E
bằng LiAlH4 tạo thành F (C8H16O5). Trong dung môi tetrahydrofuran (THF) khan và có mặt xúc tác
acid p-toluenesulfonic (p-TsOH), F chuyển hóa thành hợp chất G (C6H10O3) dạng bis-tetrahydrofuran là
một chất trung gian trong tổng hợp dược phẩm kháng HIV. G phản ứng được với Ac2O/pyridine tạo
thành sản phẩm monoacetate.

a) Xác định công thức cấu tạo của các hợp chất từ A đến G trong dãy tổng hợp trên.
b) Giải thích sự chuyển hóa F thành G bằng cơ chế phản ứng.
9.2. Khuấy đều một hỗn hợp gồm đietyl malonat (CH 2(CO2Et)2) và 1,2-đibromoetan trong dung dịch
NaOH 50% (có trietylbenzylamoni clorua làm xúc tác chuyển pha) ở 25 oC rồi trung hòa bằng dung
dịch HCl đặc thì thu được hợp chất A (C5H6O4). Khi có xúc tác H2SO4 đặc, A phản ứng với prop-1-en-
2-yl acetate tạo thành hợp chất B (C8H10O4). Ở nhiệt độ thường, B tác dụng với anilin tạo thành hợp
chất C (C11H11NO3).
Khi dùng EtONa/EtOH và tiến hành phản ứng ở nhiệt độ thường, đietyl malonat và 1,2-
đibromoetan tạo thành dẫn xuất D (C9H14O4) của A. Đun nóng D với đietyl malonat có EtONa/EtOH ở
100 oC trong 8 h thu được hợp chất E (C16H26O8).
a) Hãy xác định công thức cấu tạo các hợp chất từ A đến E.
b) Giải thích sự hình thành C bằng cơ chế phản ứng.
Câu 10 (2 điểm): Hoá học các hợp chất thiên nhiên
10.1. Monosaccarit A (đặt là glicozơ A) có tên là (2S,3R,4S,5R)–2,3,4,5,6–pentahidroxihexanal. Khi
đun nóng tới 1000C, A bị tách nước sinh ra sản phẩm B có tên là 1,6–anhidroglicopiranozơ. D–glucozơ
không tham gia phản ứng này. Từ A có thể nhận được các sản phẩm E (C 5H10O5) và G (C5H8O7) theo sơ
đồ phản ứng:

a) Viết công thức Fischer của A và B.


b) A tồn tại ở 4 dạng ghế (D-glicopiranozơ). Viết công thức của các dạng đó và cho biết dạng nào bền
hơn cả?
c) Dùng công thức cấu dạng biểu diễn phản ứng chuyển hoá A thành B. Vì sao
D–glucozơ không tham gia phản ứng tách nước như A?
d) Viết công thức cấu trúc của E và G. Hãy cho biết chúng có tính quang hoạt hay không?
10.2. Bạch quả là một trong những loài cây sống lâu đời nhất có niên đại hơn hơn 200 triệu năm. Các
thành phần hữu ích nhất của cây bạch quả là flavonoid, chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp cải thiện lưu
thông bằng cách làm giãn mạch máu và giảm "độ dính" của tiểu cầu. Do vậy, cao bạch quả đã có trong
sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cũng như thuốc để tăng cường máu lên não, tăng trí nhớ… Ngoài
các flavonoid ra, trong bạch quả còn có hoạt chất bilobanone (chứa vòng furan), có tiềm năng lớn để sử
dụng làm nước hoa. Nó có thể được tổng hợp như sau:

Biết giai đoạn (5) sang (6) là quá trình đồng phân hóa nhóm -OH ở vị trí allyl. Xác định cấu trúc các
chất chưa biết.

GV ra đề: Nguyễn Thị Xuân Vinh


Số điện thoại: 0977405123

You might also like