You are on page 1of 54

Chemistry: Art, Science and Fun

Forum Olympiavn
 

Giới thiệu
Hóa học offline là một trong hai kì thi được box Hóa học Olympiavn đứng ra tổ chức để giúp
cho các thành viên của cộng đồng Olympiavn nâng cao kiến thức hiểu biết của mình, giúp đỡ các
bạn học sinh thuộc ban Tự nhiên có thêm điều kiện ôn thi Đại học hay chuNn bị cho các kì thi
Olympic Hóa học các cấp. Cũng chính từ cuộc thi này, có rất nhiều thí sinh đã rèn luyện được để
trở thành những gương mặt xuất sắc trong các kì thi Olympic Hóa học Quốc gia hay Olympic
Hóa học Sinh viên toàn quốc.
Hóa học offline được sáng lập bởi anh Lê Quang Hưng
(hiepsitruongphong_2312) - sinh viên năm thứ tư khoa Môi
trường, đại học Bách Khoa Hà Nội. Cuộc thi được chia làm ba
giai đoạn chính, giai đoạn thứ nhất do anh Hưng và chị Dương
Thị Thanh Tâm (chaungoancuabac) ra đề thi (từ đề thi số 1 -
11). Sau một thời gian nhiệt tình đóng góp cho forum, cả anh
Hưng và chị Tâm đã xin nghỉ và người thay thế là anh Đỗ Văn
Thanh Nhân (shindo), anh tiếp tục duy trì cuộc thi suốt một
thời gian dài tiếp theo (giai đoạn 2 này bắt đầu từ đề thi số 12 -
28). Nếu như ở giai đoạn thứ nhất, anh Hưng và chị Tâm chủ
yếu biên soạn những đề thi cho đối tượng học sinh đang ôn thi
ĐH là chủ yếu thì đến giai đoạn thứ hai, anh Nhân lại chọn đối
tượng hướng tới là những
học sinh chuyên Hóa nhiều
hơn, bởi vậy đề thi Hóa
Cựu moderator box Hóa học học offline rất phong phú
Lê Quang Hưng và phù hợp với nhiều đối
(người sáng lập Hóa học offline)  tượng, chỉ cần quan tâm
đến môn Hóa là đủ. Sau
một thời gian dài (gần một năm) tạm hoãn thì cuối cùng để
đáp ứng nhu cầu của các thành viên yêu thích môn hóa học,
box Hóa đã tiếp tục kết hợp với diễn đàn Hóa học Việt Nam
(h2vn.com) tổ chức cuộc thi Hóa học offline II (giai đoạn 3).

Ở cuộc thi lần thứ hai này, mỗi đợt thi đề thi được chia làm 2
khối riêng: Khối chuyên Hóa và khối không chuyên Hóa. Admin Đỗ Văn Thanh Nhân
Tuy nhiên, sự đón nhận của những thành viên của các diễn (người đã duy trì Hóa học offline
đàn trên cả nước với cuộc thi này đã không còn như thời gian từ năm 2005 đến 2008) 
đầu nên chỉ sau 5 đợt thi, cuộc thi Hóa học Offline II đã khép
Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
1  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
lại. Trải qua hơn năm năm xây dựng và phát triển, box Hóa học
giờ đây đã là một trong những diễn đàn Hóa học có chất lượng
nhất Việt Nam, đặc biệt là về chất lượng những thành viên tham
gia các kì thi Olympic Hóa học và kho tài nguyên học liệu đồ sộ.
Kì thi Hóa học offline luôn là một kỉ niệm đẹp đối với những
thành viên đã một thời đam mê môn Hóa học. Dù hiện nay có
những người đã theo ngành kinh tế, quân sự,... hay vẫn có những
người đang tiếp tục theo đuổi khát vọng, đam mê của mình đối
với Hóa học, nhưng mỗi thí sinh trước đây vẫn có thể cảm thấy
vui và tự hào khi đã có một thời mình gắn bó với một cuộc thi thật
bổ ích như Hóa học offline.
Box Hóa học biên soạn lại cuốn tài liệu này để giới thiệu tất cả
những đề thi Hóa học offline trong suốt hơn ba năm qua, hi vọng
sẽ là một tài liệu hữu ích cho những ai yêu thích Hóa học.
Cựu Supermod
Hoàng Như Quỳnh Supermod Yan_sora
(một trong những thí sinh đầu
tiên của Hóa học offline)  (Nguyễn Xuân Thiên)

Vì có một số câu hỏi có sai sót của người ra biên soạn đề nên để thuận tiện, chúng tôi đã chỉnh
sửa, bổ sung về mặt nội dung lẫn hình thức những điểm còn thiếu sót. Do vậy, cuốn tài liệu này
không giống hoàn toàn với các đề thi cũ, các bạn muốn tìm hiểu kĩ hơn về các đề thi gốc có thể
tham khảo tại đường link sau đây: http://www.olympiavn.org/forum/index.php?board=202.0
Những thắc mắc và đóng góp ý kiến xin gửi về mail cho box hoặc post tại topic Góp ý hoặc Hỏi
đáp hóa học. Hi vọng cuốn tài liệu này sẽ giúp ích được gì đó cho các bạn.

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
2  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 

Hóa học offline lần thứ Nhất

Đề số 1
Bài 1
Hoàn thành các phản ứng sau:
a) 3MnO2 → A + O2 c) CuSO4 + KCN →
b) Fe2O3 + Na2CO3 (n/c) → d) CaC2 + H2O →

Bài 2
Photpho đỏ tương đối ít tác động đến cơ thể người còn photpho trắng lại rất độc. Cho biết cấu
trúc của hai dạng thù hình đó của photpho đã ảnh hưởng như thế nào đến hoạt tính của chúng.

Bài 3
Thực hiện các phản ứng điều chế:
a) Xiclopentanon → xiclopentanon (và ngược lại)
b) Canxi cacbua → bixiclo[1.1.0]butan
c) Xiclohexan → metylxiclohexan

Bài 4
So sánh nhiệt độ sôi của hai đồng phân ortho- và para-nitrophenol (o- và p-O2N-C6H4-OH). Giải
thích.

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
3  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Đề số 2
Bài 1
Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a) NO2 + FeSO4 + H2SO4 → c) NO2 + O3 →
b) NO2 + H2O2 → d) SO2 + HI → H2S +

Bài 2
Giải thích tại sao tính tan của axit cacboxylic giảm khi tăng độ lớn của mạch cacbon.

Bài 3
Tại sao PH3 có cực tính bé và ít tan trong nước hơn so với NH3?

Bài 4
Cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và dạng hình học của các phân tử/ion sau:
CO2, SO3, H2O, PCl5, SO42-

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
4  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Đề số 3
Bài 1
Dung dịch A gồm Na2CO3 và NaOH có cùng nồng độ 0,001 M. Tính thể tích HCl (V mL) 0,20
M cần sử dụng để trung hòa hoàn toàn 25,00 mL dung dịch A. Cho biết:
CO32- + H2O HCO3- + OH- pKb = 3,67
- -
HCO3 + H2O H2CO3 + OH pKb = 7,65

Bài 2
Xác định công thức phân tử của các axit chứa photpho sau:
- Axit hiđrophotphorơ - Axit metaphotphoric
- Axit octophotphorơ - Axit octophotphoric
- Axit pirophotphorơ - Axit pirophotphoric

Bài 3
Có 200 mL dung dịch Cu(NO3)2 và AgNO3. Để điện phân hết các ion kim loại trong dung dịch
cần dùng dòng điện cường độ I = 0,402 A, thời gian t = 4h. Xem hiệu suất điện phân h = 100 %.
Tính nồng độ mol của các muối nitrat trong dung dịch ban đầu biết khối lượng các kim loại thoát
ra ở catot là m∑ = 3,44 g.

Bài 4
Chất chống đông thường dùng nhất là gì và nó có vai trò gì trong cuộc sống thường ngày vào
mùa đông ở các quốc gia phát triển kinh tế?

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
5  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Đề số 4
Bài 1
Giải thích tại sao (R)-butan-2-ol trong môi trường axit sẽ bị mất dần tính quang hoạt?

Bài 2
Độ điện li của HSO4- trong NH4HSO4 là 5,6 %. Tính pH của dung dịch. Cho biết:
pKa(NH4+) = 9,24
pKa(HSO4-) = 2,00
pKw = 14,00

Bài 3
Hoàn thành các phương trình phản ứng:
a) NH2OH + I2 + KOH →
b) N2H4 + HNO2 →
c) PH3 + HClO4 →
d) NaBrO + PbS →
e) H3PO3

Bài 4
Một mẫu đá có 32 mg U238 và 2 mg Pb206, biết chu kì bán hủy T1/2 (U238) là 4,51.109 năm. Tính
tuổi của mẫu đá đó.

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
6  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Đề số 5
Bài 1
Cân bằng các phản ứng oxi hóa-khử sau:
a) CuFeS2 + O2 → Cu2S + Fe2O3 + SO2
b) CrI3 + Mn(NO3)2 + K2CO3 → KIO4 + K2MnO4 + K2CrO4 + CO2 + NO

Bài 2
Trong phòng thí nghiệm có hai dung dịch axit A và B với nồng độ khác nhau, người ta trộn hai
dung dịch theo tỉ lệ khác nhau:
VA
- Nếu trộn hai dung dịch theo tỉ lệ thể tích thì khi trung hòa 10,00 cm3 hỗn hợp
VB
cần dùng 7,50 cm3 dung dịch kiềm.
VA
- Nếu trộn hai dung dịch theo tỉ lệ thể tích thì khi trung hòa 10,00 cm3 hỗn hợp
VB
cần dùng 10,50 cm3 dung dịch kiềm nói trên.
VA
Tính thể tích hai dung dịch A và B để sau khi trộn chúng lại với nhau thì thể tích dung dịch
VB
kiềm nói trên cần sử dụng để trung hòa hỗn hợp cũng chính bằng thể tích của hỗn hợp.
(Cho biết hai axit A và B không phản ứng được với nhau)

Bài 3
Tầng ozon bị phá hủy như thế nào? (Nêu các cơ chế chính)
Hiện nay chúng ta sử dụng những biện pháp gì trong công nghiệp để bảo vệ tầng ozon?

Bài 4
Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a) A + HNO3 → 3 oxit
B + NaOH → 2 muối + 1 oxit
C + HCl → 2 muối + 1 oxit
D + muối X → 1 muối
E + muối Y → 1 muối
Biết rằng: A là đơn chất, B là muối, C là oxi còn D và E là kim loại.

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
7  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
b) Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ A và B chứa các nguyên tố C, H và O. X tác dụng được
với NaOH, to. Xác định các loại nhóm chức có thể có của A và B trong các trường hợp
sau:
- X tác dụng với NaOH, to sinh ra 2 muối, 2 rượu.
- X tác dụng với NaOH, to sinh ra 2 muối, 1 rượu.
- X tác dụng với NaOH, to sinh ra 1 muối, 2 rượu.
- X tác dụng với NaOH, to sinh ra 1 muối, 1 rượu.

Bài 5
F
A là hỗn hợp Fe và Zn với tỉ lệ mol
Z

B là dung dịch hỗn hợp, chứa 22 g CuSO4 và ZnSO4 trong 500 mL dung dịch.
Cho m g A vào 500 mL B, lắc đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn D cũng có khối
lượng là m g và dung dịch E. Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy có 0,224 L khí thoát ra
ở điều kiện tiêu chuNn (đktc).
a) Tính nồng độ của mỗi muối trong dung dịch B.
b) Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư, lấy kết tủa thu được nung nóng trong không khí
đến khối lượng không đổi thì còn lại bao nhiêu gam chất rắn?

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
8  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Đề số 6
Bài 1
Tại sao các ngành sản xuất đồ gồm, thủy tinh, xi măng thường được gọi với tên chung là các
ngành "công nghiệp silicat"?

Bài 2
Nêu 5 phản ứng khác nhau trực tiếp tạo ra HCl từ Cl2.

Bài 3
Cho 1,03 g muối NaX (X là halogen) tác dụng với AgNO3 dư thu được kết tủa, kết tủa này sau
khi phân hủy hoàn toàn cho 1,08 g Ag. Xác định nguyên tố X.

Bài 4
16,2 g hỗn hợp kim loại kiềm A và oxit của nó tan hết trong nước thu được dung dịch B và trung
hòa hết dung dịch B cần 200 mL H2SO4 0,15 M. Cho biết A là nguyên tố nào? Khối lượng
riêng phần mỗi chất ban đầu trong hỗn hợp là bao nhiêu?

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
9  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Đề số 7
Bài 1
Cho biết các thành phần hóa học (chính)/công thức hóa học của:
- Nước clo - Nước cường thủy
- Nước javen - Nước đá khô (băng khô)
- Nước cứng - Nước oxi già
- Nước mềm - Nước nặng

Bài 2
Bổ sung và cân bằng các phản ứng sau:
a) NH4ClO4 + P → H3PO4 + N2 + Cl2 + H2O
b) FeCl2 + HNO3 → Fe3+ + NO +

Bài 3 (Phương pháp Dumas định lượng nitơ)


Tính thành phần % của nitơ trong hợp chất X, biết:
- Trường hợp 1: Khi đốt cháy 0,252 g X thu được 103,5 cm3 N2 ở 18oC và 735 mm Hg.
- Trường hợp 2: Đốt cháy 0,375 g X thu được 155,25 cm3 N2, trong điều kiện phản ứng thì
ống chứa chất chất X được úp ngược bởi một chậu nước ở nhiệt độ 18oC dưới áp suất khí
quyển 735 mm Hg, áp suất hơi bão hòa là 15 mmHg. Mực nước ở trong và ngoài ống
bằng nhau.

Bài 4
Cho 1,36 g hỗn hợp bột kim loại Fe và Mg vào 400 mL dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn ta được chất rắn A cân nặng 1,84 g và dung dịch B. Cho B tác dụng với dung dịch
xút dư khi có mặt không khí, sau đó lấy kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao và đến khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp oxit cân nặng 1,2 g. Tính khối lượng mỗi kim loại trong
hỗn hợp ban đầu và nồng độ dung dịch CuSO4.

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
10  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Đề số 8
Bài 1
Nhôm nguyên chất có phản ứng với nước không? Tại sao?
Nếu cho nhôm nguyên chất vào trong một ống nghiệm chứa nước cất, sau đó nhỏ từ từ dung dịch
NaOH vào ống nghiệm đó thì hiện tượng gì xảy ra? Giải thích.

Bài 2
Một nguyên tố A có thể tạo thành ba axit có số oxi hóa khác nhau của nó là -a, +2a và +3a. Phân
tử khối của một trong ba axit là 34.
a) Xác định nguyên tố A. Viết công thức phân tử, công thức cấu tạo của ba axit đó.
b) Viết phương trình phản ứng điều chế ba axit đó từ một muối thích hợp của sắt.
c) Viết phương trình phản ứng của axit có phân tử khối lớn nhất với muối natri của hai muối
còn lại.

Bài 3
Có năm lọ hóa chất bị mất nhãn, đánh số từ [1] → [5], chứa các chất:
Na2SO4, Na2CO3, Ba(NO3)2, Pb(NO3)2, CaCl2
Xác định các chất trong mỗi lọ hóa chất, biết rằng:
- [2] + [1], [3], [4] tạo thành kết tủa trắng.
- [5] + [1], [3], [4] tạo thành kết tủa trắng.
- [3] + [4] tạo thành kết tủa trắng.
- [2] + [4] không thấy tạo kết tủa ngay từ đầu.
(Chú ý: Kí hiệu [i] để chỉ hóa chất trong lọ đánh số i)

Bài 4
VA
a) A và B là hai anken ở thể khí. Nếu trộn A và B theo tỉ lệ thể tích thì 8,4 g hỗn
VB
hợp mới cộng hợp vừa đủ với 32 g dung dịch nước brom.
A
Nếu trộn Nếu trộn A và B theo tỉ lệ khối lượng thì 5,6 g hỗn hợp cộng hợp vừa
B
đủ 0,3 g H2.
Xác định công thức phân tử của A và B.

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
11  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
b) Một chất hữu cơ đơn chức X có chứa C, H và O.
X tác dụng với xút theo tỉ lệ 1 : 2 khi đun nóng hoàn toàn. Đốt cháy một lượng chất X ta
thu được khối lượng nước bằng khối lượng X và thể tích khí CO2  sinh ra bằng thể
tích khí O2 đã dùng, đo ở cùng điều kiện (t, p). Xác định công thức phân tử/công thức cấu
tạo có thể có của X.

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
12  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Đề số 9
Bài 1
Giải thích hiện tượng photpho trắng phát lân quang.

Bài 2
Phân tử MX2 có tổng số hạt trong phân tử là 186, hợp chất ion này được tạo nên từ cation M2+ và
anion X- có đặc điểm:
- Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54.
- Số khối của M lớn hơn X là 21.
- Tổng số hạt trong M2+ lớn hơn trong X- là 27.
Viết cấu hình M, X và công thức phân tử của MX2.

Bài 3
Với mỗi trường hợp sau đây, viết một phản ứng minh họa:
a) Oxit + oxit → axit
b) Oxit + oxit → bazơ
c) Oxit + oxit → muối
d) Oxit + axit → oxit + axit

Bài 4
Cho biết điều kiện hình thành liên kết hiđro và bản chất của liên kết này.
Nêu các loại liên kết hiđro thường gặp qua một số ví dụ cụ thể.

Bài 5
Đố vui:
"Khí gì khi hít phải
Ai cũng sặc sụa cười
Chất gì mới ngửi thôi
Nước mắt người giàn giụa?"

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
13  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Đề số 10
Bài 1
Cho 5 L hỗn hợp khí gồm CH4, C2H4 và 3 L H2 đi qua bình đựng niken. Đun nóng đến khi phản
ứng kết thúc thì thu được 6 L hỗn hợp khí Y. Tính % thể tích của CH4 và C2H4 trong hỗn hợp X.

Bài 2
Hãy kể tên và định nghĩa về tám loại liên kết chủ yếu trong hóa học.

Bài 3
Có một ấm nước bằng nhôm, sau một thời gian sử dụng bị đóng một lớp cặn trắng. Làm thế nào
để rửa sạch lớp cặn trắng này bằng phương pháp hóa học?

Bài 4
Hòa tan hoàn toàn 11,2 g vôi sống vào nước thu được dung dịch A. Hòa tan 28,1 g hỗn hợp
MgCO3 và BaCO3 (với a % MgCO3) bằng HCl dư thấy giải phóng khí C. Cho khí C hấp thụ
hoàn toàn vào dung dịch A thì thu được kết tủa D.
a) Tính khối lượng lớn nhất (mmax) và nhỏ nhất (mmin) của D.
b) Tính giá trị a tương ứng với mmax và mmin.

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
14  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Đề số 11
Bài 1
So sánh thể tích (V mL) của khí NO sinh ra ở điều kiện tiêu chuNn (đktc) và tính khối lượng
muối thu được trong các trường hợp sau:
a) 6,4 g kim loại Cu tác dụng với 120 mL HNO3 1M.
b) 6,4 g kim loại Cu tác dụng với 120 mL hỗn hợp HNO3 1M và H2SO4 0,5 M.
c) 6,4 g kim loại Cu tác dụng với 120 mL hỗn hợp HNO3 1M và HCl 2M.

Bài 2
Hãy nếu bảy loại nhóm chức (hữu cơ) thường gặp trong chương trình hóa học phổ thông.
Xét tác dụng ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm chức trong phân tử axit axetic.

Bài 3
Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon bởi lượng O2 vừa đủ, nhận thấy nếu nồng độ O2 tăng
gấp đôi thì vận tốc phản ứng tăng gấp 8 lần. Hãy xác định hiđrocacbon.

Bài 4
Biểu diễn công thức oxit người ta có thể viết MxOy hoặc M2On. Cho biết ý nghĩa của x, y, n và
mối quan hệ.
Phân biệt oxit và peoxit (về cấu tạo và số oxi hóa).

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
15  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Đề số 12
Bài 1
Hoàn thành dãy chuyển hóa sau:
Al Al2O 3 NaAlO2 Al(OH) 3 NaHCO 3 CO2

? CaCO3
AlCl3  
 

Bài 2
a) Từ than đá, bằng phương pháp đơn giản nhất (số phản ứng ít nhất xét về mặt lí thuyết)
hãy điều chế:
- Ancol etylic.
- Axit lactic.
b) Giải thích các hiện tượng sau:
- Bãi rác có nồng độ H2S lớn (H2S là một khí rất độc) nhưng các sinh vật (lẫn người lượm
rác) vẫn sống được.
- Khi ta nấu canh cua thì thấy các mảng riêu cua nổi lên.

Bài 3
Kim loại A phản ứng với phi kim B tạo hợp chất C màu vàng cam. Cho 0,1 mol hợp chất C phản
ứng với CO2 (dư) tạo thành hợp chất D và 2,4 g hợp chất B. Hòa tan hoàn toàn D vào nước, dung
dịch D phản ứng hết với 100 mL dung dịch HCl 1M, giải phóng 1,12 L khí CO2 (đktc). Hãy xác
định A, B, C, D và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Biết hợp chất C chứa 45,07 % B theo
khối lượng, hợp chất D không bị phân tích khi nóng chảy.

Bài 4
a) Chất A có công thức phân tử C4H4 và có các đồng phân B, D. Chúng có các tính chất sau:
- A tác dụng được với AgNO3/NH3.
- Các nguyên tử cacbon trong B có hai kiểu lai hóa sp và sp2.
- Tất cả các nguyên tử cacbon trong D đều lai hóa sp3.

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
16  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Viết công thức cấu tạo và gọi tên IUPAC của chúng. Cho biết B có đồng phân hình học
không? Vì sao? Chỉ rõ số lượng dẫn xuất monoclo và điclo của B, D. Dẫn xuất điclo của
B có đồng phân hình học không? Vì sao?
b) Từ toluen và các chất vô cơ cần thiết hãy viết các phương trình phản ứng với các điều
kiện kèm theo để tổng hợp 3-brom-4-metylphenol.

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
17  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Đề số 13
Bài 1
Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau:
AgCl Ag2O

Ag AgNO 3
A
B

Ag2SO4 C  
Cho biết C là một chất kết tủa. A, B là các phức chất.  

Bài 2
Cho biết bản chất hóa học của câu ca dao:
"Em đừng bắc bậc làm cao
Phèn chua anh đánh, nước nào cũng trong."

Bài 3
Tiến hành thí nghiệm như sau: "Cho 1 mL dung dịch clorofom đã rửa sạch ion halogenua vào
ống nghiệm có sẵn 3 mL dung dịch NaOH 10 % trong ống nghiệm. Làm lạnh hỗn hợp phản ứng,
gạn lấy phần dung dịch trong ở phía trên rồi chia làm ba phần:
Phần 1: cho thêm vài giọt dung dịch HNO3, sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch AgNO3 1 %.
Phần 2: cho 1 mL dung dịch bạc nitrat trong amoniac vào đun nóng nhẹ.
Phần 3: cho vào vài giọt dung dịch KMnO4 1 %.
Nêu hiện tượng xảy ra trong ba thí nghiệm ở ba phần dung dịch ở trên, giải thích và viết các
phương trình phản ứng.

Bài 4
Clo hóa hoàn toàn xiclopentan, người ta thu được chất A (C5H10). Đun nóng A với bột Zn trong
axit axetic thu được hợp chất B (C5Cl6).
Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
18  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Tiến hành phản ứng Diels-Alder giữa B và xiclopentađien (B cộng 1,4 và xiclopentađien cộng
1,2) thu được hợp chất D (C10H6Cl6). Xác định công thức cấu tạo và hoàn thành các phương trình
phản ứng từ A đến D.

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
19  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Đề số 14
Bài 1
a) Xút ăn da, xôđa khan, xôđa tinh thể và xôđa giải khát có công thức cấu tạo như thế nào
và thuộc loại chất gì?
b) Một dung môi tốt phải có tính chất gì? Trình bày rõ những tính chất cơ bản và cho ví dụ
minh họa.
c) Vì sao nước được xem là dung môi vạn năng.

Bài 2
Cho một mol axit axetic tác dụng với 1 mol rượu etylic, phản ứng đạt trạng thái cân bằng khi có
mol nước tạo thành.

a) Tính tỉ lệ axit axetic và rượu etylic cần dùng để 90 % rượu etylic phản ứng.
b) Cho 1 mol axit axetic tác dụng với hỗn hợp gồm 1 mol rượu etylic và 1 mol metylic.
Phản ứng đạt trạng thái cân bằng khi có 0,86 mol H2O tạo thành. Xác định thành phần
hỗn hợp ở trạng thái cân bằng.

Bài 3
Trạng thái tạo cấu thể của hệ keo có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống sinh vật. Cơ thể
động thực vật có cấu trúc gel và thạch. Cấu trúc của xương, thạch của mô, cơ, bắp... nhờ có cấu
trúc đó mà cơ thể sinh vật chiếm từ 75 % đến 90 % hay 99 % là nước mà vẫn có hình dáng xác
định, có sức bền cơ học lớn, chịu được những tác động của môi trường. Ở biển, ta có thể gặp
những "khối thạch sống", đó là những con sứa. Trong cơ thể nó có tới 99 % khối lượng là nước,
chỉ có 1 % là phần chất khô. Và nhờ thế, chỉ cần 1 % ấy để tạo nên khung cấu thể là đủ tạo ra cơ
thể sống có đủ chức năng: thở, tiêu hóa và sinh sản.
Hóa keo là một phân ngành hóa học vốn có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống cũng như
trong các ngành khoa học khác như sinh học, nông lâm nghiệp,...
a) Hãy kể tên năm nhà hóa học đã có những đóng góp lớn trong phân ngành hóa keo.
b) Hãy kể 3 dung dịch keo trong cơ thể sống của con người.

Bài 4
Hợp chất A có phân tử gồm 8 nguyên tử của hai nguyên tố tạo nên. Phân tử khối của A nhỏ hơn
32. Lập luận để xác định công thức phân tử của A (chương trình kiến thức hóa học phổ thông).

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
20  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Bài 5
Trong một bình kín dung tích không đổi chứa H2 và N2 (đồng thể tích) đo ở 0oC, áp suất 1 atm.
Tiến hành phản ứng tổng hợp NH3 rồi đưa nhiệt độ về 0oC.
a) Tính áp suất trong bình sau phản ứng, biết có 60 % H2 đã phản ứng. 
b) Nếu áp suất trong bình là 0,9 atm thì có hiệu suất riêng phần của mỗi chất tham gia phản
ứng là bao nhiêu?

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
21  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Đề số 15
Bài 1
a) Hãy nêu ứng dụng của tính hấp phụ của than hoạt tính - một chất hấp phụ vạn năng có thể
hấp phụ lượng lớn hơi và khí độc trong đời sống hàng ngày.
b) Chuyện về chiếc mặt nạ phòng độc ra đời sau sự kiện khủng khiếp vào thời kì Đại chiến
thế giới lần thứ Nhất (1914 - 1918). Mùa xuân năm 1915, chiều ngày 22/4 trên sông Iprơ,
lần đầu tiên bọn phát xít Đức sử dụng hơi ngạt clo vào cuộc chiến. Khoảng 15.000 quân
lính Canada và Pháp bị nhiễm độc nặng và khỏang 5.000 người đã chết vào đêm hôm đó.
Chính vào thời gian đó, nhà bác học Nga Nhicôlai Đimitriêvich Zêlinxki đã sáng chế ra
chiếc mặt nạ phòng hơi độc. Nó được trang bị bởi một chiếc hộp đặc biệt để cho không
khí đi qua trước khi đi vào cơ thể người. Trong chiếc hộp nhỏ này người ta nạp đầy chất
có khả năng giữ lại các chất độc. Đáy bình có màng lọc khói làm bằng giấy lọc ép có tác
dụng giữ cơ học các hạt bụi và khói. Lớp tiếp theo là than hoạt tính. Trên nữa là lớp chất
hấp phụ hóa học, tại đây các phần tử khí bị giữ lại không chỉ do sự hấp phụ mà còn bởi
các phản ứng hóa học thông thường. Hiện nay, người ta đã biết sử dụng các thiết bị lọc
hơi độc dưới những dạng khác nhau.
Câu hỏi: Hãy cho biết trong một điếu thuốc lá, thiết bị lọc hơi độc là thành phần nào?
c) Vì sao khi ăn đường glucozơ vào lại thấy đầu lưỡi mát lạnh?

Bài 2
Cho hỗn hợp khí metan và clo theo tỉ lệ đẳng phân tử vào một ống nghiệm úp ngược lên một
chậu nước muối có nhúng sẵn một mNu giấy quỳ, rồi đem ra ngoài ánh sáng. Hãy dự đoán hiện
tượng xảy ra và giải thích.

Bài 3
Một oxit kim loại có công thức phân tử là MxOy, trong đó M chiếm 72,41 % về khối lượng. Khử
hoàn toàn oxit này bằng khí CO thu được 16,8 g kim loại M. Hòa tan hoàn toàn lượng M bằng
HNO3 thu được muối của M (hóa trị III) và 0,9 mol NO2. Viết các phương trình phản ứng và xác
định công thức phân tử của MxOy.

Bài 4
a) Viết phản ứng điều chế qua lại giữa benzen và phenol.
b) Bằng 4 phản ứng, từ metan hãy tổng hợp anđehit malonic (HOC–CH2–CHO)

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
22  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Đề số 16
Bài 1
a) Hãy giải thích dạng hình học của anion là hexaflorophotphat và cation tetraphenylasen.
b) Canxi xianamit là một loại phân bón được điều chế từ một chất rẻ tiền và phổ biến như đá
vôi. Nhiệt phân đá vôi để tạo ra một chất rắn màu trắng A và một chất khí không màu B
không duy trì sự cháy. Cho A phản ứng với cacbon thì thu được chất rắn màu xám C và
một chất khí D. C và D là những chất dễ bị oxi hóa. Sau cùng cho C phản ứng với nitơ sẽ
thu được canxi xianamit. Viết các phản ứng xảy ra.
Bài 2
Anken A có công thức phân tử C6H12 có đồng phân hình học, tác dụng với nước brom tạo B. Cho
B tác dụng với KOH/ancol, đun nóng thu được hỗn hợp các sản phNm gồm đien C và ankin C'.
Khi oxi hóa C bằng dung dịch kali pemanganat đặc nóng thu được khí cacbonic và axit axetic.
Xác định công thức cấu tạo các chất.

Bài 3
Hợp chất MX2 khá phổ biến trong tự nhiên. Hòa tan MX2 bằng dung dịch HNO3 đặc nóng, dư
thu được dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch Pb(CH3COO)2 thấy tạo thành kết tủa trắng,
còn với dung dịch NH3 thì lại cho kết tủa màu nâu đỏ.
a) Hỏi MX2 là chất gì? Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b) Nước tự nhiên (nước suối) ở các vùng mỏ có MX2 bị axit hóa rất mạnh (có pH thấp). Viết
phương trình phản ứng để giải thích hiện tượng đó.
c) Nguyên tố X có thể tạo thành với flo hợp chất XFn, trong đó n có gía trị cực đại. Dựa vào cấu
hình electron của X để tìm n và cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm từ đó suy ra
dạng hình học của XFn.
d) Khi hòa tan M vào dung dịch axit loãng thì ta thu được ion nào của M, giải thích dựa trên thế
điện cực chuNn Eo. Biết Ma+/M = -0,036 V còn Mb+/M = -0,441V.

Bài 4
Có phản ứng như sau:
OH
H 2SO4 85 %
+ H 2O
~ 80o C  
Thay chất đầu của phản ứng bằng hai chất A và B:

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
23  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
 

C 6 H5 C 6 H5
OH OH

A B  
Tiến hành các phản ứng cũng ở điều kiện ban đầu thì với hai chất A và B, chất nào sẽ cho hiệu
suất cao hơn? Giải thích tại sao.

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
24  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Đề số 17
Bài 1
Hợp chất A là một chất ion kết tinh màu trắng được dùng rộng rãi để làm phân bón cũng như làm
thuốc nổ. A nổ và phân hủy trên 300oC để cho hai khí B và C không màu, không mùi và phân tử
mỗi khí chỉ có hai nguyên tử và nước. Tại nhiệt độ thấp hơn (khoảng 250oC) A phân hủy thành
khí D phân tử có 3 nguyên tử. D được dùng làm chất gây mê trong y học. D cũng không bền về
phương diện nhiệt động học giống như A và D bị nhiệt phân thành B và C.
Hợp chất A được sản xuất bằng cách cho khí E phản ứng với F. E có mùi khó ngửi đặc trưng và
có thể điều chế được do tác dụng của A với dung dịch NaOH đun nóng (E không phải là sản
phNm duy nhất của phản ứng). Trong sản xuất, E được điều chế bằng phản ứng của B với H2, có
mặt xúc tác sắt oxit ở nhiệt độ và áp suất cao (400oC, 250 atm).
F là một axit mạnh và cũng là một tác nhân oxy hóa mạnh, được sản xuất theo một qúa trình ba
giai đoạn:
- Phản ứng của E với C tại 850oC có xúc tác tạo thành khí G không màu và H2O (Phản ứng
của oxi nguyên tử với D cũng tạo thành G).
- Phản ứng tiếp theo của G với C tạo thành khí H màu nâu, tồn tại ở dạng cân bằng với
chất I không màu, I có cùng số electron với ion oxalat.
- H dị li trong nước tạo thành F và G và chất sau được sử dụng lại.
a) Xác định các chất và viết tất cả các phản ứng xảy ra.
b) Giải thích vì sao phản ứng của H với nước được gọi là phản ứng dị li?

Bài 2
a) Hòa tan hỗn hợp FeS2 và CuS (tỉ lệ giữa FeS2 và CuS là ) vào dung dịch HNO3 loãng
thu được khí NO duy nhất. Hãy viết phản ứng xảy ra và cân bằng phương trình trên một
cách tổng quát (có kể đến a, b).
b) Có 6 dung dịch riêng biệt: NaOH, NaCl, KI, K2S, Pb(NO3)2, NH3 bị mất nhãn. Trình bày
phương pháp nhận biết 6 hóa chất trên chỉ bằng một thuốc thử duy nhất, không đưọc
dùng thêm hóa chất khác kể cả mẫu thử ban đầu.

Bài 3
Xét phản ứng sau:

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
25  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
a) Có phải bất kì axit chưa no nào khi phản ứng với brom đều tạo ra lacton không?
b) Nêu những luận điểm chính về cơ chế (vẽ hình).
c) Cho biết sự khác nhau giữa khối lượng mol của sản phNm chính và khối lượng mol của
axit ban đầu trong phản ứng của các axit chưa no sau đây với brom:
- Axit 3-phenylpropenoic.
- Axit 2-vinylbenzoic.

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
26  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Đề số 18
Bài 1
A, B, C, D, E là những chất đồng phân có cùng công thức phân tử C3H6O2. Biết rằng:
- A làm tan đá vôi
- B tác dụng với NaOH nhưng không tác dụng với Na và không có phản ứng tráng gương.
- C tác dụng với NaOH và có phản ứng tráng gương
- D tác dụng với Na và có phản ứng tráng gương nhưng không tác dụng với NaOH.
- E tác dụng với Na nhưng không có phản ứng tráng gương và không tác dụng với NaOH.
Xác định CTCT của A, B, C, D, E.

Bài 2
Cho một hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4 có số mol bằng nhau. Lấy m1 gam chất A cho vào ống sứ
chịu nhiệt, nung nóng rồi cho một luồng khí CO đi qua ống, CO phản ứng hết. Tất cả lượng CO2
sinh ra cho qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m2 gam kết tủa trắng. Chất rắn B còn
lại trong ống sứ sau phản ứng có khối lượng 28,16 g gồm Fe, FeO và Fe3O4. Hòa tan hỗn hợp B
trong dung dịch HNO3 dư thu được 3,9424 L khí NO duy nhất ở 27,3oC và 1atm. Tính m1 và m2
và số mol HNO3 đã tham gia phản ứng.

Bài 3
Đun nóng KMnO4, dẫn khí thu được qua hỗn hợp chứa NH4Cl và CaO, khí sau khi đi qua hỗn
hợp trên cho đi qua bột Pt nung nóng. Cuối cùng dẫn toàn bộ sản phNm khí vào một chậu nước
có đựng giấy quỳ xanh. Hỏi hiện tượng gì xảy ra?

Bài 4
Cho amin bậc 1 phản ứng với HCHO/HCOOH
a) Cho biết sản phNm chính thu được là gì?
b) Nêu những luận điểm chính của cơ chế.

Bài 5
Hoàn thành các phản ứng sau:
a) NH4HSO3 + (NH4)2S2O3 → b) N2H4 + HNO2 →

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
27  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Đề số 19
Bài 1
Tiến hành thí nghiệm sau: "Cho Al vào dung dịch axit nitric loãng dư thu được dung dịch A và
một khí không màu, không mùi, hơi nhẹ hơn không khí. Cho dung dịch NaOH từ từ cho đến dư
vào dung dịch A thì thu được dung dịch B. Đun nóng nhẹ dung dịch B thì có khí mùi khai thoát
ra. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch B thu được dung dịch C và kết tủa E."
Viết các phản ứng xảy ra.

Bài 2
Hòa tan hoàn toàn 13,2 gam hỗn hợp Fe2O3 và CuO trong 2 lít dung dịch HCl 0,245 mol/L (vừa
đủ) thu được dung dịch X.
a) Tính % khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp.
b) Cho một miếng kim loại Mg vào dung dịch X. Sau một thời gian lấy miếng kim loại ra
khỏi dung dịch thì thu được dung dịch Y (thể tích vẫn là 2L) và thấy khối lượng miếng
kim loại tăng 1,16g. Tính nồng độ mol/L các chất tan trong dung dịch Y.

Bài 3
Từ propan là chất hữu cơ duy nhất, hãy viết tất cả các phương trình cần thiết để điều chế DDT.
Tất cả các chất vô cơ cần thiết đều có đủ.
Cl
Cl Cl
C
CH

Cl Cl
Công thức cấu tạo của DDT (điclođiphenyltricloetan)

Bài 4
Hợp chất A có chứa vòng 5 cạnh và có công thức phân tử C7H12, cho A phản ứng với ozon rồi
tiếp theo khử hóa bằng Zn/H2O thu được đianđehit B (C7H12O2). Hợp chất A cũng phản ứng
được với KMnO4 ở 0oC cho hợp chất C (C7H14O2) không chứa nguyên tử cacbon bất đối và phản
ứng dễ dàng với một đương lượng photgen. Xử lý C với dung dịch KMnO4 nóng sinh ra điaxit E
(C7H12O4). Clo hoá điaxit E thu được tới ba đồng phân F, G và H là những hợp chất monoclo có
công thức C7H11O4Cl. Hợp chất F không chứa nguyên tử cacbon bất đối, các hợp chất G và H là

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
28  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
những đồng phân đối quang. Xử lý A với peroxiaxit tiếp theo thuỷ phân axit thu được cặp đồng
phân đối quang I và J (cả hai đều có công thức C7H14O2) và là đồng phân hình học của hợp chất
C. Cho biết cấu trúc các chất từ A đến J (ai không vẽ được thì đọc tên).

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
29  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Đề số 20
Bài 1
Có 5 lọ mất nhãn mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau: NaHSO4, KHCO3, Mg(HCO3)2,
Na2SO3, Ba(HCO3)2. Chỉ đun nóng, hãy nhận biết chúng.
 

Bài 2
Hai este A và B là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử là C9H8O2. A và B đều cộng hợp
được với brom theo tỉ lệ mol . A tác dụng với xút cho một muối và một anđehit, B tác dụng với
xút dư cho hai muối và nước, các muối có khối lượng phân tử lớn hơn CH3COONa.
Xác định CTCT của A và B, viết phản ứng.
Ngoài A và B còn có các dẫn xuất axit và este khác của benzen có cùng công thức phân tử và
cũng tác dụng với brom theo tỉ lệ mol hay không?

Bài 3
Một hợp chất A có khối lượng phân tử MA < 170. Đốt cháy hoàn toàn 0,486g A thu được
405,2mL CO2 và 0,27g H2O. A tác dụng với dung dịch NaHCO3, với Na trong mỗi trường hợp
đều sinh ra chất khí với số mol đúng bằng số mol A đã dùng. Xác định CTCT của A biết rằng: A
+ 2NaOH(dd) 2D + H2O. Phân tử D có chứa nhóm metyl.

Bài 4
Khi cho bột iot mịn vào HNO3 đậm đặc, nóng thì giải phóng ra NO2. Sau một lúc thì phản ứng
kết thúc và khí ngừng thoát ra. Làm lạnh dung dịch thu được chất rắn A màu trắng kết tủa. Khi
nung, A phân huỷ theo nhiều bước. Tại 200oC nó loại nước (giảm 5,11 % khối lượng) còn lại
chất rắn kết tinh màu trắng B. Nung tiếp B, B nóng chảy đồng thời phân huỷ thành đơn chất tại
khoảng 300oC. Khí nâu tím thoát ra sẽ được ngưng tụ khi làm lạnh đồng thời cũng thoát ra một
khí không màu giúp cho sự cháy. Tinh thể ngưng tụ có khối lượng bằng 72,17 % chất A ban đầu.
Chất B có khả năng oxi hóa CO ngay ở nhiệt độ phòng. Phản ứng gây sự chuyển màu của tinh
thể từ trắng thành tím và đồng thời phản ứng này cũng giúp nhận biết CO.
Chất C có thể được tổng hợp bằng cách oxi hóa mãnh liệt A với chất oxi hóa mạnh (như Cl2
chẳng hạn), A và C chứa cùng các nguyên tố nhưng C bị phân huỷ ở nhiệt độ thấp hơn (các sản
phNm phân huỷ giống nhau). Khối lượng nước bằng 19,74% khối lượng C ban đầu. Khí giúp cho
sự cháy bằng 24,56% khối lượng C ban đầu. Xác định A, B, C và viết các phản ứng đã xảy ra.
Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
30  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Đề số 21
Bài 1
Muối ăn (NaCl) bị lẫn các tạp chất là: Na2SO4, MgSO4, MgCl2, CaCl2, Mg(HCO3)2, CaSO4,
Ca(HCO3)2. Hãy trình bày phương pháp hóa học để tách được NaCl tinh khiết.

Bài 2
Hợp chất FexOy khá phổ biến trong tự nhiên, hòa tan FexOy bằng H2SO4 loãng dư thu được dung
dịch A. Dung dịch A có thể làm mất màu nước Br2 và dung dịch KMnO4. Ngoài ra nó còn co thể
hòa tan được Fe và Cu, tác dụng được với AgNO3.
a) Biện luận để xác định CTPT của FexOy.
b) Viết các phản ứng xảy ra.

Bài 3
Đốt cháy hoàn toàn 4,44 g chất hữu cơ X (chứa C, H, O). Cho toàn bộ sản phNm cháy hấp thụ
hoàn toàn vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 11,16 g đồng
thời thu được 18 g kết tủa.
a) Xác định công thức thực nghiệm của X và viết các công thức cấu tạo có thể có của X,
biết X là hợp chất đơn chức.
b) Lấy m1 g chất X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng
thu được m2 g chất rắn khan. Biết m2 < m1. Xác định CTCT đúng của X.

Bài 4
Như tất cả chúng ta đã biết, bạc hoàn toàn không bị oxi hóa bởi oxi không khí mà "bị lu mờ bởi
nước thuốc và gió mặn". Trong suốt một thời gian dài, các vật dụng bằng bạc (đĩa, đồ trang
sức...) mất hẳn ánh bạc vì có sự hình thành một hợp chất X trên bề mặt. Có khá nhiều cách để
phục hồi lại ánh bạc cho những vật này. Ví dụ như:
- Đun vật dụng cho đến sôi trong dung dịch soda và bể đun bằng nhôm.
- Cho vật phNm tác dụng với KSCN và NH4SCN trong vài phút.
- Xử lý với thioure trong sự có mặt của hệ dung môi etanol - nước (có thể thay thế bằng
HCl hoặc H3PO4 hay xà phòng bột).
Xác định X và viết phản ứng xảy ra.

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
31  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Đề số 22
Bài 1
Cho sơ đồ phản ứng sau:
O , ú á Y /H SO Y /H SO
C4H6O2 (X1) C4H6O4 (X2) C7H12O4 (X3) C10H18O4 (X4)
H O
X2 + Y1 + Y2
a) X1 là một anđehit đa chức mạch thẳng và Y2 là rượu bậc II. Viết các phản ứng.
b) Bằng những phản ứng nào chứng minh được X1 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
c) Bằng phương pháp nào nhận biết được Y1 và Y2?

Bài 2
Hòa tan hết 1,68 g hỗn hợp A gồm Ag và Cu trong 29,4 g dung dịch H2SO4 (đ/n) thu được khí
SO2 và dung dịch B. Cho SO2 hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 2,604 g kết tủa.
a) Tính C (%) H2SO4 trong dung dịch A, biết lượng H2SO4 đã phản ứng với hỗn hợp chỉ
bằng 10 % lượng ban đầu.
b) Nếu pha loãng dung dịch A bằng nước cất ta thu được 2,4 L dung dịch C, tính pH dung
dịch C (coi H2SO4 điện li hoàn toàn).

Bài 3
Viết các phương trình phản ứng điều chế Ag từ AgNO3 bằng 4 phương pháp.

Bài 4
Bổ sung và hoàn thành sơ đồ phản ứng sau.
O

CH3 I AgOH AgOH Br2


N CH 3 A N CH 3 B N CH 3 C D E
to to
H 3C

i) Et 2NH Ni(CO)4
E o F
ii) AgOH, t
 

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
32  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Đề số 23
Bài 1
Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số hạt (e, n, p) là 48, trong đó số hạt mang điện gấp 2 lần số
hạt không mang điện.
a) Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố A. Xác định vị trí của A trong bảng hệ
thống tuấn hoàn.
b) Axit có chứa nguyên tố A (trong đó A có số oxi hóa dương cao nhất) có thể tác dụng
được với Al2O3 với Fe3O4 dù ở nồng độ đặc hay loãng. Viết phản ứng phản ứng.

Bài 2
a) Từ metan, các chất vô cơ có sẵn và các điều kiện phản ứng cần thiết, hãy:
- Viết các phương trình phản ứng điều chế cao su PE (polyetilen).
- Viết các phương trình phản ứng điều chế cao su Buna.
- Viết các phương trình phản ứng điều chế etylaxetat.
- Viết các phương trình phản ứng điều chế thuốc trừ sâu 666.
b) Sắp xếp các chất: CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO, HCOOH theo thứ tự tăng dần tos.

Bài 3
Có một kim loại M hóa trị II. Hòa tan m g M vào dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thì thu được
0,672 L khí (54,6oC và 2atm) và một dung dịch X, chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau.
a) Phần 1 cho tác dụng với NaOH dư, lấy kết tủa nung cho đến khối lượng không đổi thì thu
được 0,8 g chất rắn (hao hụt khi nung là 20 %). Xác định kim loại M và tính m.
b) Phần 2 sau khi làm bay hơi thì thu được 6,15 g muối ngậm nước. Tìm công thức phân tử
của muối này.

Bài 4
Năm 1981, S. Itsuno và các cộng sự của ông là những người đầu tiên đã báo cáo thực hiện thành
công thí nghiệm khử xeton tương ứng không có tính quang hoạt thành ancol bậc hai quang hoạt
bằng cách sử dụng hỗn hợp đồi xứng của amino ancol và phức của BH3 trong THF với một hiệu
suất rất cao. Vài năm sau đó, E.J.Corey đã chỉ ra được rằng phản ứng giữa amino ancol và BH3
trong THF dẫn tới sự tạo thành các oxazaborolidin. Chất này có tác dụng xúc tác chọn lọc lập thể
và làm tăng nhanh tốc độ phản ứng trong sự có mặt của BH3 trong THF. Phản ứng khử tổng hợp
bất đối chọn lọc xeton này được gọi là phản ứng Corey - Bakishi - Shibata.
Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
33  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 

O OH
O
N B
CCl3 CCl3
O
BH
O

Từ ancol quang hoạt trên, người ta thực hiện một chuỗi phản ứng như sau:
OH

CCl3 OH- NaN 3 i) H 2 O


A B C
ii) H 2, Pd/C

Biết rằng A có công thức phân tử là C8H6OCl2, C có công thức phân tử là C8H9NO2 và B có cấu
hình tuyệt đối giống A. Xác định công thức cấu tạo của A, B, C (chú ý hóa lập thể). Giải thích sự
hình thành các sản phNm B và C.

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
34  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Đề số 24
Bài 1
Đun nóng hỗn hợp 2 rượu đều có CTPT C4H10O với H2SO4 đặc ở 180oC thu được 4 olefin. Xác
định CTCT, tên của hai rượu và 4 olefin trên.

Bài 2
Cho hơi nước qua than nóng đỏ thu được 2,24 L hỗn hợp khí A gồm CO, H2 và CO2. Cho A khử
với 40,14 g PbO dư nung nóng (hiệu suất 100 %) thu được hỗn hợp khí B và hỗn hợp chất rắn C.
Hoà tan C trong dung dịch HNO3 2M thu được 1,344 L khí NO và dung dịch D. Khí B được hấp
thụ hết bởi dung dịch nước vôi trong tạo được 1,4 g kết tủa E, lọc tách kết tủa và đun nóng nước
lọc lại thu được m g kết tủa E. Cho dung dịch D tác dụng với lượng dư K2SO4 và Na2SO4 tạo ra
kết tủa trắng G (Biết các khí đo ở điều kiện tiêu chuNn và phản ứng tạo kết tủa xảy ra hoàn
toàn).
a) Tính phần trăm thể tích các khí trong A.
b) Tính thể tích dung dịch HNO3 2M tối thiểu để hoà tan C
c) Tính khối lượng m.
d) Tính khối lượng chất kết tủa G.

Bài 3
Viết phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện nếu có) của một rượu no đơn chức bậc một có chứa
ba nguyên tử cacbon
a) Tác dụng với HBr, Na, CuO.
b) Đun với H2SO4 đặc ở 140oC, đun với CH3COOH có mặt H2SO4 đặc.

Bài 4
Một axit yếu HA tồn tại ở dạng hỗn hợp của hai đồng phân hỗ biến S1 và S2. Trong dung dịch thì
tồn tại một cân bằng chuyển hóa giữa hai dạng này.
Dẫn xuất hữu cơ của hai đồng phân hỗ biến này đã được biết rất rõ. Dưới các điều kiện tiêu
chuNn, đồng phân S1 chiếm 99,5%. Khi tăng nhiệt độ thì lượng đồng phân S2 tăng lên.
Dung dịch nước của HA (dung dịch 1 có m(HA) = 1,730g và V1 = 900mL) được trung hoà từ từ
bằng KOH. Trong dung dịch này thì tỉ lệ nồng độ của axit và muối = 0,1, trong khi pH

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
35  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
được xác định là 10,20. Sau khi thêm một lượng tương ứng KOH thì đạt điểm tương đương. pH
của dung dịch này (dung dịch 3, V3 = 1000 mL) được xác định là 11,00.
a) Tính Ka của HA.
b) Tìm CTPT của HA và vẽ các công thức cấu tạo của các đồng phân hỗ biến S1 và S2.
c) Tính pH của dung dịch 1.
d) Tính hằng số cân bằng của cân bằng hỗ biến giữa S1 và S2.
e) Viết phản ứng xảy ra khi cho NaClO vào dung dịch 3.

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
36  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Đề số 25
Bài 1
Ba hợp chất hữu cơ X, Y, Z có cùng công thức C3H7O2N. Biết rằng X có phản ứng trùng ngưng
tạo ra polyme, phản ứng được với cả HCl lẫn Ba(OH)2, mạch không nhánh. Y phản ứng được
với NaOH tạo ra muối và ancol, Z phản ứng tạo ra muối và một khí làm xanh giấy quỳ Nm. Tìn
X, Y, Z và viết phản ứng.

Bài 2
Một loại đá chứa 80 % CaCO3, 10,2 % Al2O3 và 9,8 % Fe2O3 về khối lượng. Nung đá ở nhiệt độ
cao thì thu được chất rắn có khối lượng bằng 78 % khối lượng đá trước khi nung.
a) Tính hiệu suất phân huỷ canxi cacbonat.
b) Tính % về khối lượng CaO trong chất rắn sau khi nung.
c) Tính thể tích dung dịch HCl 0,5M để hoà tan 10g chất rắn sau khi nung.

Bài 3
Cation A+ là cation của một muối hữu cơ có 8 nguyên tử thuộc ba nguyên tố. Trong A+ có tổng
số e là 18, A+ có hai nguyên tử liên tiếp nhau cùng chu kỳ. Hãy tìm công thức A+ và viết CTCT
của phân tử ANO3.

Bài 4
Hai điện cực có cùng tính chất như nhau. Ở cùng điều kiện thì nó là chất lỏng. Sau khi nhúng các
điện cực này vào dung dịch muốn sunfat kim loại thì ta nhận được một pin Galvani. Sự phóng
điện của pin sản ra một điện lượng là 144 C. Tính chất định tính của dung dịch và điện cực thì
không có sự thay đổi đáng kể nào nhưng khối lượng của điện cực thay đổi một lượng là 48,8 mg.
a) Giải thích tính chất này của tế bào điện hóa. Tính chất định lượng của dung dịch có thay
dổi không?
b) Muối sunfat đang dùng là muối gì?
c) Nhân tố nào ảnh hưởng tới sức điện động của tế bào?
d) Tế bào điện hóa liệu có hoạt động được hay không khi ta sử dụng dung dịch Na2SO4 làm
chất điện ly? Giải thích. Hằng số Faraday F = 96500 C.mol-1

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
37  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Đề số 26
Bài 1
Hợp chất hữu cơ A mạch hở chứa các nguyên tố C, H, O. Trong A tỉ lệ số nguyên tử hiđro và oxi
là và tỉ khối hơi của A đối với oxi là 2,25.

a) Xác định CTCT có thể có của A.


b) Thủy phân hoàn toàn 3,96 g A (trong môi trường axit) được hỗn hợp của hai chất hữu cơ
B và C. Cho hỗn hợp này tác dụng với lượng dư bạc oxit trong amoniac thu được m gam
Ag. Tính m.

Bài 2
Một kim loại M có số khối bằng 54, tổng số hạt là 78.
a) Xác định vị trí của M trong bảng hệ thống tuần hoàn.
b) Viết phản ứng khi cho M(NO3)2 lần lượt tác dụng với Cl2, Zn, dung dịch Ca(OH)2, dung
dịch AgNO3, dung dịch HNO3 loãng (tạo NO). Từ đó hãy cho biết tính chất hóa học cơ
bản của ion M2+.

Bài 3
Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,025M cần cho vào 100mL dung dịch gồm HNO3 và HCl có
pH = 1 để thu được dung dịch có pH = 2.

Bài 4
Hãy vẽ cấu dạng bền nhất của trans và cis-1,4 -đimetylxiclohexan và hãy cho biết cấu dạng nào
bền hơn. Giải thích.

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
38  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Đề số 27
Bài 1
Hỗn hợp A gồm một số chất hữu cơ (C, H, O) liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, tổng KLPT
của chúng là 300. Hãy xác định CTPT và CTCT có thể có của tất cả các chất trên biết rằng độ
chênh lệch phân tử lượng của chất có KLPT lớn nhất và bé nhất là 56 đv.C và các chất này đều
tác dụng được với Na để giải phóng hiđro.

Bài 2
Nguyên tử của nguyên tố X có 10e thuộc phân lớp p. Thêm đơn chất X hoạt động phóng xạ vào
dung dịch chứa ion XO32- thu được ion A hoạt động phóng xạ. Thêm dung dịch chứa Ba2+ thì thu
được kết tủa B. Lọc kết tủa B, sấy khô rồi xử lý với dung dịch axit HCl thì thu được chất rắn có
hoạt động phóng xạ, chất khí không hoạt động phóng xạ và nước.
a) Viết các phương trình ion thu gọn minh họa (ký hiệu X* cho X hoạt động phóng xạ).
b) Viết CTPT ion A và cho biết CTPT các hợp chất khí với H, oxit bậc cao nhất, hiđroxit
bậc cao nhất của X.

Bài 3
Để xác định hàm lượng khí độc CO trong không khí của vùng có lò luyện cốc người ta làm như
sau. Lấy 24,7 L không khí (D = 1,2 g/L). Dẫn toàn bộ khí đó đi chậm qua thiết bị có ống đựng
một lượng dư I2O5 nung nóng tới 150oC để tạo hơi iot và khí CO2. Hơi iot được hấp thụ hết trong
dung dịch KI dư để tạo phức KI3. Lượng KI3 đó phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ 7,76
mL dung dịch Na2S2O3 0,0022 M. Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra và tính hàm
lượng CO trong mẫu không khí theo số ppm CO, biết ppm là số microgam chất trong 1 g mẫu.

Bài 4
Từ resoxinol và phenol hãy lập sơ đồ tổng hợp với đầy đủ điều kiện (không cần viết phản ứng),
để điều chế flavanon. Biết flavanon có CTCT như sau:
OH

HO O

OH O  

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
39  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
40  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Đề số 28
Bài 1
Cho phức [Co(CN)6]3- với momen từ là 0 Manheton Bohr. Hãy dự đoán:
a) Cấu hình electron của phức theo lý thuyết trường tinh thể
b) Khả năng phản ứng và hằng số bền của phức.

Bài 2
Phản ứng của dung dịch natri nitrat với hỗn hống natri cũng như phản ứng giữa etyl nitrit với
hiđroxylamin trong sự có mặt của EtONa đều dẫn đến cùng một sản phNm. Sản phNm này là
muối của một axit yếu không bền của nitơ. Xác định axit này và viết CTCT của nó. Biết rằng
axit này dễ bị đồng phân hoá thành một chất có nhiều ứng dụng trong việc làm nhiên liệu đNy.
Viết CTCT của các chất chưa biết.

Bài 3
Acquy chì được biểu diễn như sau: Pb(r)/ PbSO4(r)/ H2SO4(aq)/ PbSO4(r)/ PbO2(r)/ Pb(r)
Acquy liti được biểu diễn như sau: Li(r)/ Li+ (trong chất điện ly nóng chảy)/ Li2MnO4 r)
Trong quá trình phóng điện thì Li2MnO4 được hình thành. Nạp điện thì dẫn đến sự hình thành
Li(r) và Li2MnO4.
a) Viết phản ứng xảy ra ở các cực của acquy chì trong quá trình phóng điện
b) Viết phản ứng xảy ra ở các cực của acquy liti trong quá trình phóng điện
c) Cho biết số phối trí của ion liti và mangan trong cấu trúc spinel của Li2MnO4.
d) Một xe hơi gia đình kiểu mẫu có khối lượng 1000 kg cần 5 kWh điện năng để có thể đi
được 50 km, điều này ứng với 5,0 L (3,78 kg) xăng. Chiếc xe này có thể tích bình xăng là
50 L. Khối lựơng bình xăng là 10 kg. Năng suất đốt cháy nhiên liệu là 10 km/L. Tính
khối lượng dư ra của xe khi thay bình xăng bằng:
- acquy liti
- acquy chì
Giả thiết rằng sự tiêu tốn năng lượng trong các trường hợp là như nhau.

Bài 4
2,81 g một đieste quang hoạt A, chỉ chứa C, H và O được xà phòng hóa với với 30,00 mL dung
dịch NaOH 1,00 M. Sau quá trình xà phòng hóa, dung dịch cần 6,00 mL dung dịch HCl 1,00 M
để chỉ chuNn độ NaOH chưa phản ứng. Sản phNm xà phòng hóa gồm một axit đicacboxylic
Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
41  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
không quang hoạt B , MeOH và ancol quang hoạt C. Ancol C phản ứng với I2/NaOH cho một kết
tủa màu vàng và C6H5COONa. Điaxit B phản ứng với Br2 trong CCl4 chỉ cho sản phNm duy nhất
không quang hoạt (hợp chất D). Ozon phân B chỉ cho một sản phNm duy nhất.
a) Xác định khối lượng phân tử của hợp chất A.
b) Cho biết công thức cấu tạo của A, B và C không cần quan tâm đến hóa lập thể.
c) Cho biết công thức hóa lập thể có thể có (với các liên kết phối cảnh và đường nét đứt)
của C.
d) Cho biết công thức hóa lập thể của D, sử dụng công thức chiếu Fischer.
e) Cho biết công thức hóa lập thể của B.
Đieste A cũng phản ứng với Br2 trong CCl4 và được chuyển thành hỗn hợp hai hợp chất (E, F)
đều hoạt động quang hoạt.
f) Cho biết tất cả các công thức hóa lập thể có thể có của E và F, sử dụng công thức chiếu
Fischer. Đánh kí hiệu R hoặc S tại các trung tâm lập thể trong các cấu trúc sau.
Nếu chúng ta sử dụng Na18OH để xà phòng hóa hợp chất A, cho biết đồng vị có thể tồn tại trong
(một trong hai hoặc cả hai) sản phNm B và C không?
g) Chọn câu trả lời đúng:
- Chỉ duy nhất B
- Chỉ duy nhất C
- Cả B và C

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
42  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 

Hóa học offline lần thứ Hai

Đề số 1
Bài 1
Một terpen thường gặp trong thiên nhiên được tổng hợp theo sơ đồ sau:
4-metylpentan-1,4-điol → dẫn xuất đibromua → bromanken → Grignard G
Cho chất G phản ứng với sản phNm sinh ra khi cho isopren phản ứng với but-3-en-2-on sẽ thu
được chất cần tổng hợp.
a) Hoàn thành chuyển hóa trên bằng cách xác định các công thức cấu tạo tương ứng.
b) Cho biết tên thông thường và ứng dụng của sản phNm.

Bài 2
Hiđrocacbon A là một chất rắn có tính dẻo, đàn hồi (11,76 % H theo khối lượng) có trong mủ
cây cao su. Ozon phân A cho C16H16O6, khi cho một mol chất này vào nước nóng thu đựơc 2 mol
anđehit levulinic HOC(CH2)2COCH3.
Hiđrocacbon B (11,11 % H theo khối lượng) là chất tổng hợp đầu tiên có thành phân giống A
nhưng không có tính dẻo và tính đàn hồi giống như A. B được tạo thành khi đun nóng
hiđrocacbon C có mặt natri, C có thành phần định tính giống B.
a) Cho biết CTCT của A, B, C
b) Sự vắng mặt của axetylaxeton trong sản phNm của chúng chứng tỏ A có đặc trưng gì?

Bài 3
Phức của platin {Pt(CH3NH2)(NH3)[CH2(COO)2]} là thuốc chống ung thư mới có hiệu quả cao,
lại ít độc và ít có phản ứng phụ. Quá trình tổng hợp thuốc là:
I II III
K2PtCl4 A (dung dịch nâu) B (tinh thể vàng) C(chất rắn màu đỏ)
IV V
C D (tinh thể vàng kim) E (tinh thể vàng nhạt)
Phản ứng I là thêm KI dư ở 70oC.

Phản ứng II là cho A tác dụng với CH3NH2 theo tỉ lệ mol A với CH3NH2 là

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
43  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Phản ứng III là thêm axit pecloric (HClO4) với rượu etylic; quang phổ hồng ngoại (IR) của C cho
thấy có hai dao động khác nhau của liên kết Pt–I và phân tử C có tâm đối xứng. Khối lượng phân
tử tương đối của C đo được gấp 1,88 lần khối lượng phân tử của B.
Phản ứng IV là cho C tác dụng với lượng thích hợp dung dịch amoniac trong nước. Kết quả thu
được hợp chất D phân cực.
Phản ứng V là cho D tác dụng với Ag2CO3 dư và axit malonic để tạo E khi chưng cất nước lọc ở
áp suất thấp.
Cho biết số phối trí của plantin luôn luôn không đổi trong quá trình tổng hợp và dạng obitan lai
hóa của nguyên tử plantin là dsp2.
a) Hãy viết công thức cấu tạo của A, B, C, D và E.
b) Trong sản phNm cuối E không có iot. Vậy tại sao lúc đầu cần chuyển K2PtCl4 thành A?
c) Mục đích của việc dùng Ag2CO3 trong giai đoạn cuối là gì?

Bài 4
Lý thuyết lai hóa do Carl Linus Pauling đề xuất vẫn là lý thuyết chuNn xác nhất trong việc giải
thích dạng hình học của các chất vô cơ. Vậy ở đây chúng ta sẽ thử giải quyết những mô hình
"quái gở" sau đây
a) Giải thích dạng hình học của TiCl4 theo thuyết lai hóa.
b) Giải thích dạng hình học của phức Fe(CO)5 theo thuyết lai hóa.

Bài 5
Khí NO kết hợp với hơi Br2 tạo ra một khí duy nhất trong phân tử có ba nguyên tử
a) Viết phản ứng
b) Biết ∆Hpư < 0; Kp(25oC) = 116,6. Tính KP ở 0oC, 25oC. Giả thiết rằng tỉ số giữa trị số cân
bằng giữa 0oC và 25oC cũng như 25oC với 50oC đều bằng 1,54
c) Xét tại 25oC, lúc cân bằng hóa học đã được thiết lập thì cân bằng đó sẽ chuyển dịch thế
nào nếu
- Tăng lượng NO
- Giảm lượng hơi Br2
- Giảm nhiệt độ
- Thêm khí N2 vào khi
- V = const
- Pchung = const

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
44  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Đề số 2
Bài 1
Guaiol (C15H26O) là một ancol rắn ở trạng thái tinh thể có cấu trúc terpen. Ancol này được phân
lập từ tinh dầu cây gỗ Bulnesia, một loại cây có thể tìm thấy ở khu vực biên giới Argentina -
Bolivia - Paraguay. Khi đehiđrat hóa guaiol bằng lưu huỳnh thì thu được một hiđrocacbon thơm
màu xanh da trời không chứa vòng benzen X (C15H18). Khi hòa tan hiđrocacbon thơm này vào
axit sunfuric đặc thì màu xanh biến mất. Cho nước vào dung dịch này thì X được phục hồi
nguyên dạng. Rất khó để hiđro hóa guaiol bằng hiđro có xúc tác. Qua một loạt các chuyển hóa
dưới đây ta nhận được một dẫn xuất của naphtalen (A là sản phNm duy nhất của quá trình ozon
phân).

O3 - 2H2 O Pd - C
Guaiol A (C 15H 26O3) B

OH

a) Xác định cấu trúc của guaiol và X nếu biết trong phân tử guaiol thì nhóm hiđroxyl gắn
với nguyên tử cacbon bậc ba exocyclic của hệ vòng.
b) Giải thích màu xanh da trời của X và nêu lý do nó bị mất màu trong dung dịch axit
sunfuric đặc.
c) Xác định CTCT A, B và giải thích sự tạo thành A.
d) Có bao nhiêu mảnh isopren trong chất X.

Bài 2
Các cacbohiđrat tự nhiên đều được tổng hợp quang hóa trong cây xanh. Tuy nhiên các
cacbohiđrat không có trong tự nhiên có thể được tổng hợp bằng con đường nhân tạo. Sơ đồ dưới
đây là sơ đồ tổng hợp L-ribozơ.

CO2 Me
O 100o C OsO4 Me 2C(OMe)2 O3
+ A B C D
H +, CH 3COCH 3
CO2 Me

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
45  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
O O
CO2Me O
MeO 2C
MCPBA 1) MeOH/H+ H 3O + HO CH2 OH
E H
2) LiAlH4
3) H2 O
O O
HO OH
 
Hoàn chỉnh sơ đồ tổng hợp trên.

Bài 3
Có thể tách được rhodi ra khỏi các kim loại quý khác bằng cách sau: Một mẫu bột quặng rhodi
được trộn với NaCl và đun nóng trong dòng khí clo. Bã rắn thu được chứa một muối chứa 26,76
% Rhodi về khối lượng. Bã rắn này sau đó được hòa tan vào nước, lọc dung dịch thu được rồi cô
bay hơi thu được tinh thể B chứa 17,13 % rhodi. Tinh thể được làm khô ở 120oC đến khối lượng
không đổi (khối lượng mất đi là 35,98 %) rồi đun nóng tới 650oC. Rửa bã rắn thu được bằng
nước ta có rhodi tinh khiết.
a) Xác định công thức A.
b) Xác định công thức B.
c) Khi một lượng dư H2S được sục qua dung dịch muối A thì tạo thành kết tủa C. Thành
phần hợp thức của hợp chất này chứa 47,59 % S. Xác định công thức C.
d) Giải thích tại sao cần phải rửa bằng nước nóng ở bước cuối cùng.
e) Viết các phản ứng xảy ra.

Bài 4
Sự sản sinh năng lượng có thể sử dụng đươc do đốt cháy khí thiên nhiên là một quá trình có hiệu
qủa cực kỳ kém. Các nhà máy điện hiện đại chỉ có thể cung cấp 35 - 40% năng lưụơng có thể có
được trên lý thuyết từ khí thiên nhiên. Phản ứng tỏa nhiệt của khí thiên nhiên (metan) với oxi:
CH4(k) + 2O2(k) → CO2(k) + 2H2O(k) + E
Thông thường năng lượng phóng thích từ những phản ứng này dược dùng gián tiếp để sưởi ấm
hay chạy máy. Tuy nhiên trong pin nhiên liệu gốm sứ nhiệt độ cao dựa trên chất dẫn điện là oxit
ion ở dạng rắn thì khí thiên nhiên có thể được dùng trực tiếp không cần xúc tác và có hiệu suất
chuyển đổi cao (75 %). Phản ứng chung của pin nhiên liệu là:
CH4(k) + 2O2(k) → CO2(k) + 2H2O(k)
a) Viết các phản ứng ở anot và catot.
b) Một pin nhiên liệu ở nhiệt độ cao khác sử dụng cacbonat nóng chảy làm chất điện ly ion.
Hydro được sử dụng làm nhiên liệu còn oxi được trộn với CO2. Viết các bán phản ứng ở
anot, catot và phương trình phản ứng chung của pin nhiên liệu.

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
46  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Bài 5
Cho phản ứng: 2NO(k) + O2 → 2NO2(k) v = k[NO]2[O2]
Với phản ứng này có hai giả thiết:
a) Phản ứng đơn giản.
b) Phản ứng có cơ chế sau:
2NO(k) N2O2(k) (1)
N2O2(k) + O2(k) → 2NO2 (2)
Thực nghiệm xác định rằng khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng giảm. Hỏi cơ chế nào trong hai
cơ chế này phù hợp với thực nghiệm?

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
47  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Đề số 3
Bài 1
Sơ đồ tổng hợp dưới đây là sơ đồ tổng hợp một hydrocacbon mà bộ khung của nó xuất hiện rất
nhiều trong các hợp chất thiên nhiên có cấu trúc terpen.
Cl
NO2
2 Me2 NH to
+ A B C D
N MeONa (C 12H 15 N) (C 10 H8 )
NO2

a) Xác định CTCT các chất từ A đến D.


b) Đề nghị cơ chế phản ứng chuyển B thành C.
 

Bài 2
Khi khảo sát cấu tạo của một hợp chất X (C14H18N2) có hai nhóm đimetylamino bằng phương
pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân thì ngoài các proton của nhóm metyl người ta chỉ thu được ba
tín hiệu proton của vòng thơm. Chất X này có một tính chất hết sức đặc biệt là nó có thể
đeproton hóa phenol một cách hoàn toàn ở nhiệt độ thường nhưng không hề tương tác với
đinitrometan mặc dù chất này có tính axit cao hơn phenol.
a) Xác định CTCT X.
b) Giải thích tính chất kỳ lạ của X.

Bài 3
Dung dịch kali pemanganat được chuNn hóa bằng dung dịch natri oxalat. Hòa tan 0,1702 gam
natri oxalat tinh khiết vào nước rồi chuNn độ bằng kali pemanganat đến điểm tương đương thấy
tốn hết 26,70 mL KMnO4.
a) Viết phản ứng xảy ra và xác định nồng độ ion pemanganat.
b) Hòa tan 0,2250g hỗn hợp sắt và sắt (III) oxit vào axit rồi xử lý dung dịch thu được bằng
SO2 bão hòa trong nước. Lượng dư SO2 bị loại đi bằng cách thêm axit vào và đun sôi.
Khi tiến hành chuNn độ dung dịch này thì thấy tốn hết 37,50 mL dung dịch đã chuNn hóa
ở trên. Viết tất cả các phản ứng xảy ra và tính % hàm lượng các chất trong hỗn hợp đầu
c) Hòa tan hoàn toàn 0,200g một mẫu thép chứa ~10% niken và ~70% sắt vào axit rồi pha
loãng đến 200 mL thì sắt sẽ kết tủa ở dạng sắt (III) hiđroxit, nung kết tủa đến khối lượng
không đổi. Tính khoảng pH mà ở đó sự kết tủa sắt (III) hiđroxit xảy ra hoàn toàn định

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
48  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
lượng mà không bị ảnh hưởng bởi niken. Cho rằng sau hi kết tủa thì lượng sắt lớn nhất
còn lại trong dung dịch là 0,1%. Biết Ksp(Fe(OH)3) = 4.10-38 còn Ksp(Ni(OH)2) = 6.10-16.

Bài 4
Các cụm kim loại có kích thước nano có những tính chất rất khác so với các vật liệu dạng kết
khối bình thường. Để khảo sát tính chất điện hóa của các cụm nano bạc thì người ta khảo sát các
pin điện hóa sau đây (ở bên phải là các bán phản ứng có thế cao hơn).
(I) Ag(r) | AgCl (bão hòa) || Ag+ (aq, C = 0,01M) | Ag(r) E1 = 0,170V
+
(II) Pt | Agn (cụm nano rắn), Ag (aq, C = 0,01M) || AgCl (bão hòa) | Ag(r)
Với n = 10 thì E2 = 0,430V còn với n = 5 thì E3 = 1,030V
a) Tính tích số tan của AgCl
b) Các cụm nano Ag5 và Ag10 đều gồm bạc kim loại nhưng thế chuNn của nó hoàn toàn khác
với thế chuNn của bạc kim loại bình thường. Tính thế chuNn của cụm nano Ag5 và Ag10.
c) Giải thích tại sao lại có sự thay đổi thế chuNn đối với các cụm nano của bạc khi kích
thước các tiểu phân dao động từ các cụm nhỏ đến khối lớn ?

Bài 5
a) Phản ứng giữa natri nitrat với hỗn hống natri cũng như phản ứng giữa etyl nitrit với
hydroxylamin trong sự có mặt của natri etoxit đều cho ra cùng một sản phNm là muối của
một axit yếu không bền chứa nitơ. Xác định axit và cho biết CTCT của nó. Axit này sẽ
đồng phân hóa thành một chất thường được dùng làm nguyên liệu đNy của tên lửa. Viết
cấu trúc của đồng phân này.
b) Sử dụng mô hình VSEPR hãy giải thích dạng hình học của ion NO2- và NO2+. So sánh
chúng với NO2.
c) So sánh góc liên kết trong N(CH3)3 và N(SiH3)3. Giải thích.
d) Tại sao năng lượng của liên kết B–F trong BF3 là 646 kJ/mol còn N–F trong NF3 chỉ là
280 kJ/mol.

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
49  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Đề số 4
Bài 1
Đồng vị phóng xạ 210Bi là hạt nhân con của 210Pb và nó chịu sự phân rã  để tạo thành 210Po cũng
là một đồng vị phóng xạ. 210Po chịu sự phân rã  để tạo đồng vị bền 206Pb. Toàn bộ quá trình này
được biểu diễn như sau:

Pb Bi Bi Pb
T 22, 3 năm T 5,01 ngày T 138,4 ngày

Một mẫu đồng vị 210Bi tinh khiết phóng xạ được phân lập từ 210Pb và được để yên để làm tăng
dần lượng 210Po. Hoạt tính phóng xạ của mẫu 210Bi tinh khiết là 100 Ci.
(1Ci = 3,7.1010 phân rã/s )
a) Khối lượng ban đầu của mẫu 210Bi là bao nhiêu?
b) Tính thời gian để lượng 210Po trong mẫu đạt đến giá trị cực đại và cho biết giá trị này là
bao nhiêu?
c) Xác định tốc độ phân rã  của 210Po và phân rã  của 210Bi vào thời điểm đó.

Bài 2
Giản đồ pha là một phương pháp thuận tiện để xác định trạng thái của một chất ở điều kiện nhiệt
độ và áp suất xác định. Hãy dựa vào giản đồ pha của nước cho ở dưới để trả lời các câu hỏi sau:
a) Pha nào ứng với các điểm A, B và C?
b) Tại sao băng không chìm trong nước
lỏng?
c) Một bình thuỷ tinh có chứa ít nước bên
trong. Nối bình thuỷ tinh này với bơm
chân không. Hãy cho biết chuyện gì
xảy ra khi bơm chân không bắt đầu
hoạt động?
d) Một người đàn ông đang trượt tuyết
khi áp suất không khí là 1atm và nhiệt
độ là 0oC. Biến đổi nào sẽ xảy ra ở bề
mặt tiếp xúc giữa ván trượt và lớp
băng? Cho rằng băng không bị vỡ dưới
sức nặng của người đàn ông.

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
50  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Bài 3
Cho rằng khi cân bằng được thiết lập sau khi bão hòa dung dịch FeCl2 0,010 M bằng H2S khi sục
liên tục khí H2S qua dung dịch. Như vậy để hòa tan được nhiều FeS hơn thì ta nên tăng hay giảm
pH? Nếu tăng pH lên một đơn vị thì chuyện gì sẽ xảy ra đối với nồng độ ion Fe2+.
Biết các giá trị sau đây đo được ở 25oC: Ksp(FeS) = 8,0.10-19, K1(H2S) = 9,5.10-8, K2(H2S) =
1,3.10-14, Kw = 1.10-14

Bài 4
Hãy giải thích kết qủa thực nghiệm sau đây

O OLi
LDA OLi
+
Me
Et THF, -78 oC Et
Et
Me
77% (E) 23% (Z)  

E.J.Corey and Co-workers, Tetrahedron letter, 1894, 25, 491, 495

Bài 5
Trong những nỗ lực nghiên cứu nhằm phát triển các loại kháng sinh mới với hoạt tính tăng, độc
tính giảm và ít bị đề kháng thì các nhà khoa học ở Bộ môn Hóa hữu cơ, khoa Dược của trường
Đại học Y Dược TPHCM đã xây dựng một sơ đồ tổng hợp sau để tổng hợp của quinolon và
isoquinolon có hoạt tính kháng sinh:
CH2 (COOH)2 AcOH/Ac 2O SOCl2 NaN 3
A B C D
CH3 COONH4 AlCl3 / CH2 Cl2
CHO

PCl5 / Et2O
E F 

a) Xác định CTCT các chất chưa biết.


b) Đề nghi cơ chế phản ứng chuyển C thành D và E thành F.
c) Trong phản ứng chuyển E thành F thì trong thực tế các nhà khoa học phải sử dụng
CF3COOH/(CF3COO)2O ở bước tạo B thay cho AcOH/Ac2O thì F sẽ thu được với hiệu
suất cao hơn. Giải thích điểu này.

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
51  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Đề số 5
Bài 1
Giản đồ sau đây biểu diễn đường cong thế năng của phân tử H2 và cation H2+.

Năng lượng
(kJ/mol)

rH – H (Å)
Sử dụng những thông tin được cung cấp trên giản đồ, cho biết câu trả lời bằng các số liệu với
đơn vị phù hợp cho các câu hỏi sau:
a) Độ dài liên kết tại trạng thái cân bằng của H2 và H2+ bằng bao nhiêu?
b) Năng lượng liên kết của H2 và H2+ bằng bao nhiêu?
c) Năng lượng ion hóa của phân tử H2 bằng bao nhiêu?
d) Năng lượng ion hóa của nguyên tử H bằng bao nhiêu?
e) Nếu chúng ta dùng bức xạ điện từ có tần số 3,9 × 1015 Hz để ion hóa H2, tốc độ của
electron tách ra sẽ bằng bao nhiêu? (bỏ qua năng lượng dao động phân tử).

Bài 2
Một cái hãm xung ôtô cổ được mạ crom. Cái hãm xung này được nhúng vào dung dịch K2Cr2O7
trong môi trường axit để đóng vai trò catot trong một tế bào điện phân (MCr = 51,996 và F =
96485 C)
a) Cho biết ở anot xảy ra quá trình oxy hóa nước. Viết phản ứng điện cực và phản ứng điện
phân.
b) Khi có 52,0 g crom kết tủa ở điện cực thì số mol oxy thoát ra là bao nhiêu?

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
52  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
c) Nếu cường độ dòng điện là 10,0A thì cần thời gian bao lâu để 52,0g crom kết tủa lên cái
hãm xung.
d) Về mặt hóa học thì tại sao crom hay dùng để mạ kim loại.

Bài 3
Tế bào cơ cần được cung cấp năng lượng tự do để có thể co dãn. Một con đường sinh hóa giúp
chuyển năng lượng là phân hủy glucozơ thành pyruvat trong tế bào trong quá trình glycol phân.
Khi có đủ oxi trong tế bào thì pyruvat bị oxy hóa thành CO2, H2O và cung cấp năng lượng. Ở
điều kiện khắc nghiệt như chạy đua nước rút 100m tại các kỳ thi Olympic thì máu không thể
cung cấp đủ oxi nên tế bào sẽ sinh lactat theo phản ứng:

Trong tế bào sống thì pH thường vào khoảng 7. Nồng độ proton vì thế mà không thay đổi và có
thể gộp vào ∆Go thành ∆Go’ là một đại lượng hay dùng trong nhiệt động hóa sinh.
a) Tính ∆G của phản ứng nêu trên
b) Tính hằng số cân bằng K’ (nồng độ proton được gộp vào trong K’ với K’ = K.C(H+)) của
phản ứng trên trong điều kiện nhiệt độ 25oC và pH = 7.
c) ∆Go’ cho biết entanpy tự do của phản ứng ở điều kiện tiêu chuNn nếu nồng độ các chất
tham gia (trừ H+) đều bằng 1,0M. Giả thiết các nồng độ trong tế bào như sau ở pH = 7;
pyruvat = 380 mol.L-1, NADH = 50 mol.L-1, lactat = 3700 mol.L-1, NAD+ = 540
mol.L-1. Tính ∆Go’ ứng với các nồng độ trong tế bào cơ ở 25oC.

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
53  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 
Chemistry: Art, Science and Fun
Forum Olympiavn
 
Bài 4
Hoàn chỉnh các chuyển hóa sau:

a)

H O P OA , / CO
b) xiclooctatetraen + anhydrit maleic G H I K

Bài 5
Cho biết các tác nhân cần thiết trong chuyển hóa sau:
CO2 CH 3
OH Cl CN
N N N Cl N OCH 3
COOH COOH
O O

I
O O
O O

CN CN CN
N N N OCH 3

HO HO

CN CO
N NH2 N NH

O O

Tài liệu được biên soạn bởi các thành viên box Hóa học Olympiavn, yêu cầu khi sao lưu tài 
54  liệu hãy giữ nguyên biểu tượng của diễn đàn. Những ý kiến đóng góp xin gửi đến hòm thư 
hoahoc.olympiavn@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn! 
 

You might also like