You are on page 1of 9

BÀI TẬP HIỆU ỨNG VÀ TÍNH CHẤT-tờ 1

Câu 1:
1. Sắp xếp các hợp chất: phenol (I), p-metylphenol (II), m-nitrophenol (III) và p-nitrophenol (IV) theo thứ tự
tăng dần tính axit. Giải thích.
2. Sắp xếp các hợp chất: axetamit (I), DBN (II) và guianidin (III) theo thứ tự tăng dần tính bazơ. Giải thích.

3. Sắp xếp các hợp chất: purin (I), benzimiđazol (II) và inđol (III) theo thứ tự tăng dần nhiệt độ nóng chảy.
Giải thích.

4. Cho hợp chất (CH3)2CH-CH2-CH=C(Br)-CH2-CH(CH3)-C2H5.


a) Viết tên của nó theo danh pháp IUPAC.
b) Hợp chất này vừa có thể tồn tại ở dạng đồng phân hình học (E/Z) và đồng phân quang học (R/S). Vẽ cấu trúc
của đồng phân khi có cấu hình (E) và (S).
Giải:
1. Phenol (I), p-metylphenol (II), m-nitrophenol (III) và p-nitrophenol (IV).
Nhóm NO2 là nhóm hút e mạnh, nên làm tăng tính axit; nhóm metyl là nhóm đẩy e, nên làm giảm tính axit.
Ngoài ra, ion p-nitro phenoxide được bền do có cộng hưởng (điện tích âm giải tỏa rộng hơn) nên đồng phân p-
có tính axit cao hơn đồng phân m-nitrophenol (III).

Vậy, II < I < III < IV


2. Ở hợp chất amit, đôi electron trên ocbital p của Nsp2 xen phủ với nhóm cacbonyl nên làm cho tính bazơ của
amit rất thấp (gần như trung tính).
Amidin được tạo thành khi thay cacbonyl của amid bằng nhóm C=NH. Giống như ở amit, cộng proton xẩy ra
trên Nsp2 lúc đó điện tích dương sẽ giải tỏa trên cả hai nitơ. Như vậy, cả hai đôi electron tự do trong amidin
được sử dụng khi proton hóa trên Nsp2 (Amidin là một bazơ mạnh, pKaH=12,4).

Trọng Nhân-01206153341 trang 1


Guanidin có 3 nguyên tử N là bazơ rất mạnh. Khi bị proton hóa, điện tích dương có thể giải tỏa trên ba nguyên
tử N, tạo nên một cation rất bền. Tất cả ba đôi e tự do kết hợp với nhau tạo nên mật độ electron cao trên N sp2
nên guanidin là bazơ mạnh (pKaH 13.6, mạnh gần như NaOH).

3. Liên kết-H có ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ nóng chảy. Liên kết này càng bền và càng nhiều thì điểm nóng
chảy càng cao.
Inđol: chỉ có liên kết hiđro liên phân tử rất yếu giữa N-H và dị vòng 5 cạnh.
Benzimiđazol: N-H tạo liên kết hiđro liên phân tử khá bền với: N< (có tính bazơ).
Purin: N-H có thể tạo liên kết hiđro liên phân tử khá bền với nhiều (3) nguyên tử :N<. Vậy,
Inđol (52 oC) < Benzimiđazol (171 oC) < Purin (217 oC)
4. a) (E) (S)-5-Brom-2,7-dimetyl-4-nonen
b)

Câu 2:
So sánh tính axit của: Axit bixiclo[1.1.1]pentan-1-cacboxylic và axit 2,2-đimetyl propanoic
b) So sánh tính bazơ của:

Giải:
Tính axit: Axit bixiclo[1.1.1]pentan-1-cacboxylic > axit 2,2-đimetyl propanoic là do:

Bị solvat hóa tốt hơn Bị solvat hóa kém do hiệu ứng không gian
b) Tính bazơ:

Tính bazơ của piperidin là mạnh nhất do N chịu ảnh hưởng đẩy e của 2 gốc hidrocacbon no, do đó làm
tăng mật độ e trên nguyên tử N nên làm tăng tính bazơ.
Với pyridin, mặc dù N lai hóa sp2, song đôi e riêng của N có trục song song với
mặt phẳng vòng thơm nên cặp e riêng này không liên hợp vào vòng, do đó đôi e riêng của N gần như được bảo
toàn, do đó pyridin thể hiện tính chất của một bazơ
Với pyrol, cặp e riêng của N liên hợp với 2 liên kết pi trong vòng, sự liên hợp này làm cho mật độ e trên
nguyên tử N giảm mạnh, pyrol gần như không thể hiện tính bazơ.

Trọng Nhân-01206153341 trang 2


Câu 3:
a) So sánh nhiệt độ sôi của các chất sau , giải thích:

(A) (B) (C) (D) (E)


b) So sánh và giải thích tính bazơ trong dãy sau:
- CH3-CH(NH2)-COOH (A), CH2=CH-CH2-NH2 (B), CH3-CH2-CH2-NH2 (C), CHC-CH2-NH2 (D) .
- -NH-CH3 (A), -CH2-NH2 (B), C6H5-CH2-NH2 (C), p-O2N-C6H4-NH2 (D).

Giải:
a) Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi:
D< A < C < B < E.
Giải thích:
E có nhiệt độ sôi cao nhất vì giữa các phân tử E có khả năng hình thành liên kết hidro liên phân tử.
B: Có mo men lưỡng cực lớn do có nguyên tử N có độ âm điện lớn, hút e mạnh làm tăng mo men lưỡng cực.
C có nhiệt độ sôi tăng ít so với ben zen vì có nguyên tử S liên kết trong vòng làm tăng mo men lưỡng cực tăng
nhẹ .
A phân tử không phân cực nhưng do khối lượng phân tử lớn hơn D.
D. Có nguyên tử O vừa gây hiệu ứng liên hợp dương (+C), vừa gây hiệu ứng cảm ứng âm (-I), kết quả momen
lưỡng cực nhỏ, đồng thời phân tử khối nhỏ hơn A.vì vậy nhiệt độ sôi của D thấp nhất.
b)
- CH3-CH-COOH < CHC-CH2-NH2 < CH2=CH-CH2-NH2 < CH3-CH2-CH2-NH2
NH2
Giải thích: (A)Tồn tại ở dạng ion lưỡng cực nên có tính bazơ yếu nhất. (D) Chứa C lai hóa sp hút e mạnh nên
tính bazơ giảm. (B) Chứa C lai hóa sp 2 hút e mạnh hơn C lai hóa sp 3 nhưng yếu hơn C lai hóa sp.(C) Chứa C
lai hóa sp3 hút e yếu nhất.
-
O2N- -NH2 < -CH2-NH2 < -CH2-NH2 < -NH-CH3

(A) (B) (C) (D)


Nhóm p-O2N-C6H4- Nhóm -C6H4-CH2- Nhóm -CH2-C6H11 Nhóm C6H11
Hút electron mạnh do Hút electron yếu đẩy e làm và -CH3 đẩy e
có nhóm -NO2 (-I -C) mật độ e trên Amin bậc 2
làm giảm nhiều mật nhóm NH2
độ e trên nhóm NH2
Câu 4:
a) So sánh nhiệt độ nóng chảy của các chất sau, giải thích.
Axit oxalic, axit maleic và axit fumaric
b) So sánh khả năng tan trong H2O của các chất sau, giải thích: Axit axetic, axit fumaric và axit maleic.
Giải:
a) Nhiệt độ nóng chảy giảm dần theo thứ tự
Axit fumaric> axit oxalic> axit maleic
Do axit fumaric có cấu hình trans thuận lợi cho sự tạo mạng lưới tinh thể, axit fumaric có hiệu ứng –C và –I
của nhóm COOH làm cho liên kết Hiđro giữa các phân tử lớn
Axit oxalic có hiệu ứng –I của nhóm COOH.
Axit maleic có cấu hình cis cản trở sự tạo mạng lưới tinh thể, có liên kết hiđro nội phân tử làm giảm liên kết
giữa các phân tử làm cho nhiệt độ nóng chảy của nó nhỏ nhất.
b) Khả năng tan trong H2O của axit axetic> axit oxalic > axit fumaric
Axit axetic có kích thước nhỏ, liên kết hiđro giữa các phân tử yếu nên tan tốt nhất(tan vô hạn). Axit fumaric tạo
liên kết hiđro giữa các phân tử lớn nhất(-C,-I) nên tạo mạng lưới tinh thể bền nhất, khả năng tan trong H 2O là
nhỏ nhất(0,7gam). Axit maleic có kích thước phân tử lớn, có 2 nhóm COOH nên tan kém hơn so với axit axetic
nhưng do cấu hình cis nên năng lượng mạng lưới nhỏ hơn so với axit fumaric dẫn đến tan trong H2O nhiều
hơn so với axit fumaric.(79gam)

Trọng Nhân-01206153341 trang 3


Câu 5:
Sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính bazơ

Giải:

Cặp e trên N đã Cả 2 N đều chịu N sp2, không có N sp2 chịu ảnh N sp3, vòng no
tham gia vào hệ ảnh hưởng của hiệu ứng –I hưởng của hiệu đẩy e
liên hợp hiệu ứng –I của ứng +C của NH
nhau (Nsp )
2

Câu 6:
So sánh tính chất của các chất trong các dãy sau (có giải thích):
b) Tính axit: CH3COOH, CH2=CH-COOH; Phenol, m-crezol, p- crezol.
c) Tính bazơ: đietyl amin; tetrametylen amin; anilin; CH3CONH2
Giải:
a) Tính axit tăng dần theo thứ tự:
p-Crezol < m-Crezol < Phenol < CH3COOH < CH2=CH-COOH
+I, +H(CH3-) +I (CH3-) +I -I,+C
- Nhóm OH của phenol có tính axit yếu hơn nhóm OH của nhóm caboxylic.
b) Tính bazơ tăng dần theo dãy:
CH3CONH2 < C6H5NH2 < (C2H5)2NH < (-CH2-)4NH
NH2 trong nhóm amit hầu như không còn tính bazơ do hiệu ứng –C của nhóm CO. Anilin có tính bazơ yếu hơn
NH3 do hiệu ứng – C của nhó phenyl
(C2H5)2NH; (-CH2-)4NH là các amin no bậc 2 có tính bazơ lớn hơn NH 3 nhưng 2 nhóm metyl cồng kềnh hơn
tetrametylen nên tính bazơ (C2H5)2NH < (-CH2-)4NH
Câu 7:
1. Xét cấu tạo 2-isopropyl-5-metylxyclohexanol.
a) Viết các đồng phân hình học tương ứng với cấu tạo này.
b) Vẽ cấu dạng bền nhất cho mỗi đồng phân hình học trên.
c) Mỗi cấu dạng đó tương ứng với chất nào trong bốn chất : mentol, neomentol, isomentol hay neoisomentol.
Biết rằng độ bền của các phân tử này được xếp theo trật tự mentol > neomentol > isomentol > neoisomentol.
2. Xét hai axit dicacboxylic đồng phân có M = 116. Oxi hóa mãnh liệt một trong hai chất đều tạo sản phẩm duy
nhất là axit oxalic. So sánh các hằng số phân ly axit (K1, K2) giữa hai axit dicacboxylic này.
Giải:
1. Đồng phân hình học, cấu dạng bền và chất xác định :

2. Gọi công thức của hai axit là R(COOH)2. Theo giả thiết R + 90 = 116
 R = 26 (C2H2). Vì oxi hóa mãnh liệt mỗi chất đều tạo axit oxalic, nên hai axit này có cùng cấu
tạo HOOC-CH=CH-COOH và là đồng phân hình học của nhau.

Trọng Nhân-01206153341 trang 4


- K1(M) > K1(F) là do M có khả năng tạo liên kết hidro nội phân tử, liên kết O-H của M trong
quá trình phân ly thứ nhất phân cực hơn so với F và bazơ liên hợp M’ cũng bền vững hơn F’.

- K2M < K2F là do liên kết hidro nội phân tử làm cho M’ khó nhường proton hơn so với F’ và
bazơ liên hợp của M’ là M” lại kém bền hơn (do thế năng tương tác giữa các nhóm -COO - lớn)
bazơ liên hợp của F’ là F’’.

Câu 8:
Giải thích sự khác nhau về nhiệt độ sôi trong dãy chất sau:

Giải:
Nhiệt độ sôi:

Vì hai chất này không có liên kết hidro nên có nhiệt độ sôi thấp nhất và nhiệt độ sôi phụ thuộc vào phân tử
khối. Và hai chất

Có nhiệt độ sôi cao hơn vì chúng đều tạo liên kết hidro.
Nhưng

Hình thành liên kết hidro liên phân tử

Trọng Nhân-01206153341 trang 5


Còn

Hình thành liên kết nội phân tử tạo thành dạng dime

Vậy: Nhiệt độ sôi

Câu 9:
1. Axit squaric có công thức phân tử C 4H2O4. Ở điều kiện thường axit squaric ở trạng thái tinh thể màu trắng,
tan tốt trong nước. Axit squaric là axit tương đối mạnh so với các axit hữu cơ thường gặp (CH 3COOH có pKa =
4,76). Hằng số phân ly axit của axit squaric là pKa1 = 1,5 và pKa2 = 3,4. Trong ion squarat C4O42- độ dài các liên
kết CC bằng nhau (1,47 Ao), các liên kết CO bằng nhau (1,26 Ao).
Đề xuất công thức cấu tạo của axit squaric. Biểu diễn cấu trúc của ion squarat. Giải thích tại sao axit squaric có
tính axit tương đối mạnh.
2. Axit maleic và axit fumaric là đồng phân hình học của nhau. Công thức của hai axit như sau:

Hai axit có các giá trị pKa như sau: 1,9; 3,03; 4,44; 6,07. Hãy cho biết pK a1 và pKa2 của hai axit tương ứng với
các giá trị nào? Giải thích ngắn gọn.
Giải:
1. Axit squaric là axit 2 nấc mà có 2 nguyên tử H  cả 2 nguyên tử H đều là H axit.
Trong phân tử ion squarat C4O42- độ dài các liên kết CC bằng nhau (1,47 A o), các liên kết CO bằng nhau (1,26
Ao). Suy ra trong ion có sự giải tỏa electron mạnh. Hơn nữa, chính sự giải tỏa e này làm anion sinh ra bền dẫn
đến tính axit tăng lên. Anion squarat là một hệ thơm bền vững. Vậy cấu trúc của ion squarat là

Công thức cấu tạo axit squaric:

Trọng Nhân-01206153341 trang 6


2. Sắp xếp giá trị pKa:
Axit maleic: pKa1 = 1,9 và pKa2 = 6,07.
Axit fumaric: pKa1 = 3,03 và pKa2 = 4,44.
Giá trị pKa1 của axit maleic nhỏ hơn axit fumaric do hiệu ứng không gian loại II, cản trở sự liên hợp. Anion của
axit maleic sinh ra bền hơn do có liên kết H nội phân tử.
Giá trị pKa2 của axit maleic lớn hơn axit fumaric do anion có liên kết H nội phân tử làm H khó tách ra. Hơn
nữa axit maleic sau khi phân ly nấc 2, hai nhóm mang điện âm gần nhau, tăng sức đẩy làm anion kém bền, dẫn
đến làm giảm tính axit.
Câu 10:
a) Metyl da cam là chất chỉ thị màu axit-bazơ có công thức:

Cho biết nguyên tử N nào có tính bazơ mạnh nhất ? Giải thích.
b) Pentapeptit X: Lys-Val-His-Glu-Met có một dãy các pKa là: 2,3 – 4,3 – 6,0 – 9,0 – 10,5.

Đặt các giá trị pKa bên cạnh các nhóm chức thích hợp của X.
Giải:
a) Cặp electron không liên kết của N(1) có hiệu ứng +C vào vòng benzen nên N(1) có mật độ electron thấp hơn
so với 2 nguyên tử nitơ còn lại. Trong các công thức cộng hưởng ta nhận thấy N (3) có mật độ electron cao nhất
do điện tích âm được nằm trên nó trong khi N (2) thì không. N(3) có mật độ điện tích âm cao nhất, nó dễ dàng
nhận H+ nhất so với 2 nguyên tử nitơ còn lại. Do đó N (3) có tính bazơ mạnh nhất. (hay hs có thể vẽ hiệu ứng
(A, E))

b) Các giá trị pKa tương ứng của peptit X :

Trọng Nhân-01206153341 trang 7


Câu 11:
1. Dưới đây là các giá trị nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của pentan và neopentan. Giải thích sự khác biệt
nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi giữa các chất này.
pentan neo-pentan
Nhiệt độ sôi (0C) 36 9,5
Nhiệt độ nóng chảy ( C)
0
-130 -17
2. So sánh và giải thích vắn tắt độ mạnh lực axit của CH4, C6H5OH (phenol), CH3OH, CH3COOH, CH3SO2OH.
Giải:
1. Nhiệt độ sôi của neopentan thấp hơn pentan vì khi phân tử có càng nhiều nhánh, tính đối xứng cầu của phân
tử càng tăng, diện tích bề mặt phân tử càng giảm, làm cho độ bền tương tác liên phân tử giảm và nhiệt độ sôi
trở nên thấp hơn. Trái lại, tính đối xứng cầu lại làm cho mạng tinh thể chất rắn trở nên đặc khít hơn và bền
vững hơn, nên nhiệt độ nóng chảy cao hơn.
2. Trật tự độ mạnh lực axit là: CH4 < CH3OH < C6H5OH < CH3COOH < CH3SO3H

Câu 12:
1. So sánh tính bazơ của các hợp chất sau và giải thích:
CH3-CH(NH2)-COOH (I) ; CHC-CH2-NH2 (II) ; CH2CH-CH2-NH2 (III) ; CH3-CH2-CH2-NH2 (IV).
2. Hãy điền các giá trị nhiệt độ sôi sau: 240oC, 273oC, 285oC cho 3 đồng phân benzenđiol C6H4(OH)2. Giải thích
ngắn gọn.
Giải:
1. Tính bazơ được đánh giá bởi mật độ electron trên nguyên tử nitơ. Các nhóm có hiệu ứng làm giảm mật độ
electron thì làm cho tính bazơ giảm và ngược lại.
Chất I tồn tại ở dạng ion lưỡng cực
-I của chất II (Csp) > -I của chất III (Csp2)
Chất IV có +I.
Tính bazơ của các hợp chất: (I) < (II) < (III) < (IV)
2. Ta có: ortho-(240oC) < meta-(273oC) < para- (285oC)
Giải thích: Đồng phân ortho có 2 nhóm OH cạnh nhau tạo liên kết hiđro nội phân tử, liên kết này không làm
tăng lực hút giữa các phân tử nên nhiệt độ sôi thấp nhất:

Các đồng phân meta- và para- chỉ có liên kết hiđro liên phân tử, nhưng liên kết của đồng phân para- bền hơn
nên nhiệt độ sôi cao hơn:

( liên kết hiđro liên phân tử giữa các đồng phân meta-)
Trọng Nhân-01206153341 trang 8
( liên kết hiđro liên phân tử giữa các đồng phân para-)

Trọng Nhân-01206153341 trang 9

You might also like