You are on page 1of 17

AZR Chem – Chemistry For Future

ĐỀ LUYỆN TẬP HÓA HỮU CƠ – THÁNG 10/2022


(dành cho HSG Hóa học THPT)
CÂU HỎI – ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1.
1) Sắp xếp các vị trí A, B, C, D theo thứ tự tăng dần tính acid và giải thích.

- Vị trí A có tính acid kém nhất do nguyên tử N có thể liên hợp với một nhóm C=O.
- Anion sinh ra từ B có thể liên hợp với 2 nhóm C=O nhưng tương tác tĩnh điện giữa
cặp e trên N và O- kế cận sẽ giảm tính bền của anion sinh ra khi deproton hóa vị trí B.
- Anion sinh ra từ D được bền hóa bởi hai nhóm C=O, nhóm NH kế cận (vị trí C) gây
hiệu ứng cảm ứng sẽ làm tăng tính acid ở vị trí này. Tuy nhiên sự cộng hưởng của anion
N- sinh ra từ D vào vòng 6 cạnh sẽ làm mất tính thơm sẵn có của hệ.
- Vị trí C sẽ có tính acid cao nhất do liên hợp tốt với hai nhóm C=O, anion sinh ra do
cộng hưởng vẫn giữa được tính thơm và nhóm NH kế cận (vị trí D) tạo hiệu ứng cảm
ứng.
Vậy tính acid tăng dần: A < B < D < C.

2) Ba đồng phân lập thể 1, 2, 3 tham gia phản ứng tách trong dung dịch NaOH,
ethanol 76% với hằng số tốc độ phản ứng bậc 2 là 2,1.10-4; 0,15 và 0,5 (không theo
thứ tự trên). Hãy cho biết giá trị tốc độ phản ứng trên ứng với đồng phân nào? Giải
thích ngắn gọn.

Phản ứng tách bậc 2 → phản ứng diễn ra theo cơ chế E2. Phản ứng tách E2 diễn ra
theo hướng tách anti. Chất 3 có 2 nguyên tử chlorine có vị trí anti là H cả 2 bên. Chất

[1]
AZR Chem – Chemistry For Future

1 có 2 nguyên tử chlorine có vị trí anti là H ở một bên. Trong khi chất 2 không có
nguyên tử chlorine nào mà vị trí anti là H.

3) Ở cấu dạng ghế năng lượng thấp của tetracyclohexane, hai nhóm thế ở các nguyên
tử nitrogen ở các vị trí axial, còn hai nhóm khác lại ở vị trí equatorial, nói cách khác là
1b bền hơn 1a. Hãy giải thích.

Cấu dạng 1b bền hơn do cặp e chưa liên kết của nitrogen tham gia vào sự liên hợp:

Câu 2.

1) Đề xuất cơ chế cho các phản ứng sau:


a)

[2]
AZR Chem – Chemistry For Future

b)

[3]
AZR Chem – Chemistry For Future

c)

d)

[4]
AZR Chem – Chemistry For Future

2) So sánh tính acid của hai hydrocarbon A và B. Giải thích ngắn gọn.

Chú ý cả A và B đều có hệ vòng azulene.

[5]
AZR Chem – Chemistry For Future

• Xét base liên hợp của A:

Ta thấy điện tích âm nằm cạnh điện tích dương nên được giải tỏa → base liên hợp
bền.
• Xét base liên hợp của B:

Điện tích âm nằm cạnh điện tích âm, không được giải tỏa.
Vậy base liên hợp của A bền hơn base liên hợp của B nên tính acid của A lớn hơn B.

3) Hợp chất dưới đây có thể tồn tại ở ba cấu dạng khác nhau. Hãy cho biết cấu dạng
nào chiếm ưu thế nhất? Tại sao?

Dựa vào thuyết FMO.


Trước hết, ta nhận xét các cấu dạng. Xoay 90o ta thấy được:

- Cấu dạng A có 2 liên kết C – O ở vị trí e – e.


- Cấu dạng B có 2 liên kết C – O ở vị trí e – a.
- Cấu dạng C có 2 liên kết C – O ở vị trí a – a.
Do đó:
- Cấu dạng A không có hiệu ứng siêu liên hợp nên cấu dạng A kém bền nhất.
- Cấu dạng B có 1 hiệu ứng xen phủ nO → σ*C – O

[6]
AZR Chem – Chemistry For Future

-Cấu dạng C có 2 hiệu ứng xen phủ nO → σ*C – O

Vậy cấu dạng C chiếm ưu thế nhất.

4) Cho 2 phản ứng sau:

Giải thích tại sao phản ứng thứ nhất có hiệu suất thấp phản ứng thứ hai?
Hiệu suất phản ứng phụ thuộc vào ΔG0 của phản ứng. Trong cả 2 phản ứng đã cho, sự
cắt đứt và tạo liên kết giống nhau hoàn toàn, do đó ΔH0 tương đối nhỏ. Trong phản
ứng (1), 2 chất tác dụng với nhau để tạo thành 1 chất, trong khi phản ứng (2) là phản
ứng nội phân tử để tạo thành một sản phẩm duy nhất, do đó ΔS0 của phản ứng (1)
nhỏ hơn nhiều so với ΔS0 của phản ứng (2), làm ΔG0 (2) âm hơn ΔG0 (1), nên hiệu suất
của phản ứng (2) cao hơn so với phản ứng (1).

Câu 3.
1) Vào thế kỷ XIX, người ta đã phát hiện và phân lập được chất X với tên thường gọi là
strawberry aldehyde (Aldehyde dâu tây) do mùi đặc trưng, và cũng bằng các phản
ứng định tính, người ta đã xác định được các nhóm chức trong hợp chất này. Nó
thường được sử dụng trong nước hoa và công nghiệp thực phẩm để sản xuất các
sản phẩm có mùi dâu tây.
Để tổng hợp X, cho chất E và I phản ứng dưới tác dụng của NaH. Cả hai chất được
tổng hợp từ B và F có thể thu được bằng một bước chuyển hóa từ chất khí A quen
thuộc.
Một phương pháp khác để tổng hợp X là dựa vào phản ứng ghép mạch chéo giữa L
và phenylboronic acid để tạo tạo thành dẫn xuất styrene M. Chất bắt đầu chuỗi tổng
hợp, J, là đồng đẳng gần nhất của A.

[7]
AZR Chem – Chemistry For Future

Các chất E và G được tạo thành theo tỉ lệ 1:1 trong điều kiện ozone phân trong
Zn/CH3COOH hydrocarbon Y (có chứa liên kết đôi C=C). Nếu ozone phân trong dung
dịch H2O2 thì thu được chất E và H.
Vẽ công thức cấu tạo của các chất A – M, X và Y (đối với M, vẽ cấu trúc các nhóm thế R1
và R2). Gợi ý điều kiện để thực hiện các phản ứng A → B và A → F (xem các kí hiệu
“???”).
A B

F Y
H2C=CH2

G H

I C

D E

[8]
AZR Chem – Chemistry For Future

J K

L M

2) Vào năm 1999, những cây "hao-LAAM" được trồng ở Thái Lan, đã tách được
Markanin (L), đang được thí nghiệm cho khả năng chống ung thư và đặc tính chống
sốt rét, và vào năm 2000 từ một nhà máy Polyalthia suberosa thì Kalasinamid (K)
được tách ra, và là một chất gọi là tiền Markanin.Tổng hợp của các hợp chất K, L từ
nguồn naphthoquinone-1.4 đơn giản được mô tả vào năm 2009 bởi các nhà khoa
học Đức theo sơ đồ sau:

Viết công thức cấu tạo của các chất A, B, C, D, E, F, G, H, J, K và L, biết rằng
(NH4)2Ce(NO3)6, được sử dụng trong bước tổng hợp cuối cùng là một chất oxide hóa
mạnh.

[9]
AZR Chem – Chemistry For Future

Câu 4.
1) Hoàn thành chuỗi tổng hợp Quinine – chất có tác dụng hạ sốt, giảm đau và chống
loạn nhịp và thường được sử dụng trong điều trị bệnh sốt rét.

[10]
AZR Chem – Chemistry For Future

2) Dưới đây là sơ đồ tổng hợp terpenoid carvone – được tìm thấy với lượng lớn trong
tinh dầu của nhiều loài thực vật, ví dụ như thì là.

a) Xác định công thức cấu tạo của các chất A – E.


b) Đề nghị cơ chế chuyển hóa chất E thành Carvone.

[11]
AZR Chem – Chemistry For Future

a)

b) Cơ chế phản ứng aldol hóa.

Câu 5.

1) Đun hồi lưu but-2-eneoic acid với cyclopenta-1,3-diene rồi cho sản phẩm phản ứng
với O2 singlet/LDA thu được hợp chất A. Khử hóa A lần lượt bằng P(OEt)3 và LAH thu
được vic-diol B. Hydrogen hóa B bằng H2, Pd/C rồi oxide hóa bằng NaIO4 thu được
hợp chất C. Ở điều kiện -78oC, C phản ứng với 2-(2-idodoethyl)-1,3-
dioxolane/NaHMDS rồi xử lí hỗn hợp phản ứng bằng sulfuric acid loãng thu được
hợp chất D. Tiếp tục cho D phản ứng với ethyl-2-
(diethyloxyphotphoryl)propanoate/NaH, tách lấy đồng phân (Z) cho phản ứng với
CH2Br2/Zn/TiCl4 rồi cuối cùng khử hóa bằng LAH thu được β-santalol.

Xác định cấu trúc các chất A, B, C, D và β-santalol.

A B

[12]
AZR Chem – Chemistry For Future

C D

Đồng phân (Z) β-santalol

2) Oxide hóa hợp chất A (C8H14O2) bằng KMnO4 trong môi trường acid đun nóng thu
được hợp chất tetracarboxylic B (C8H10O8). A bị hydrat hóa khi đun với acid H2SO4
đặc tạo thành C (C8H12O). Đun nóng C với lưu huỳnh thu được D. Chất C phản ứng
với OsO4 tạo thành E, oxide hóa E bằng NaIO4 tạo thành chất trung gian F, trong môi
trường kiềm, đun nóng F thì thu được G.
a) Xác định A – G. Biết duy nhất chất G có tính quang hoạt và chất D có cấu tạo như
sau:

b) Viết sơ đồ tổng hợp A từ alhydride maleic và CaC2.

a)
A: B:

C: E:

[13]
AZR Chem – Chemistry For Future

G: F:

b)

3) Oxide hoa hồng (X) là một ether vòng có trong tinh dầu hoa hồng đóng vai trò quan
trọng để tạo nên mùi hương độc đáo của loài hoa này. Khi ozone phân X thu được
axeton và hợp chất A (C7H12O2). Có thể thu được X từ (S)-citronellol (hay 3,7-
dimethyloct-6-ene-1-ol) bằng cách cho chất này phản ứng với O2 singlet để thu
được peoxide B (C10H20O3). Xử lý B với Na2SO3 thu được diol C (C10H20O2), tiếp tục
đun C với H2SO4 đặc sẽ thu được X (C10H18O). Hãy xác định cấu trúc lập thể của A, B,
C và X.

Câu 6.
1) Quá trình sau đây mô tả phương pháp tổng hợp 2-deoxy-D-ribose (IV):

[14]
AZR Chem – Chemistry For Future

a) Tìm cấu trúc của II và III.


b) Đề nghị cơ chế của quá trình chuyển hóa III thành IV.
a)

[15]
AZR Chem – Chemistry For Future

b)

[16]
AZR Chem – Chemistry For Future

2) Từ ethyl piperidine-4-carboxylate, phenyl bromide, p-bromophenylacetonitrine và


các chất hữu cơ không vòng chứa không quá 4 nguyên tử carbon, các chất vô cơ,
điều kiện cần thiết có đủ, tổng hợp Fexofenadine, một loại thuốc điều trị các bệnh dị
ứng có công thức như sau:

---Hết---

[17]

You might also like