You are on page 1of 4

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH VÒNG 2

LONG AN NĂM HỌC 2022 – 2023


Môn thi: HÓA HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 16/10/2022 (Buổi thi thứ hai)
(Đề thi có 04 trang, gồm 05 câu) Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
Họ và tên thí sinh: .....................................................................Số báo danh............................
Thí sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn.
Cho: H=1; C=12; O=16; Na=23.
Các chữ và ký hiệu viết tắt trong đề:
Ac: axetyl; Bu: butyl; t-Bu: tert-butyl; Et: etyl; Me: metyl; Ph: phenyl; IR: phổ hồng ngoại;
1
H-NMR: phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H.
Câu 1. (5,0 điểm)
1.1. Cho chất hữu cơ: CH 3-CH=CH-CH(C2H5)CH3.
Viết các công thức biểu diễn cấu trúc của chất trên, ghi rõ ký hiệu lập thể (Z, E, R, S).

1.2. Bốn hiđrocacbon A, D, E, G có công thức chung là CxH8 (với x  9). Biết rằng:
- A và D là hai hợp chất có cùng công thức phân tử. E và G có số nguyên tử cacbon hơn
kém A và D không quá 2. E có mạch cacbon không phân nhánh và có cấu tạo đối xứng.
- A, D và E đều có khả năng tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3, to.
- Cả 4 hợp chất trên đều tác dụng được với dung dịch Br2/CCl4 nhưng theo tỉ lệ số mol
phản ứng khác nhau. G cho phản ứng với tỉ lệ 1:1, A và D cho phản ứng với tỉ lệ 1:2 còn E thì
cho phản ứng với tỉ lệ 1:4.
- Đun nóng A, D với dung dịch KMnO4 dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau đó
thêm vào một lượng dư dung dịch HCl đặc thì thấy A tạo ra axit benzoic còn D tạo ra
axit terephtalic (là nguyên liệu để tổng hợp tơ lapsan).
- Thực hiện phản ứng đồng trùng hợp G với buta-1,3-đien thu được một loại polime có
tính đàn hồi, ứng dụng rộng rãi nhất là trong ngành sản xuất lốp xe, đế giày,…
Hãy viết công thức cấu tạo đúng của A, D, E, G (không cần giải thích).
1.3. X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở (MX < MY). Z là là este thuần chức tạo bởi
axit X, Y và ancol T (trong Z chứa không quá 5 liên kết π). E là hỗn hợp chứa X, Y, Z, T.
Thực hiện 2 thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần dùng 5,712 lít O2 (đktc), thu được
12,76 gam CO2 và 2,88 gam nước.
- Thí nghiệm 2: Đun nóng m gam E với 100 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), cô cạn
dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi chứa ancol T và hỗn hợp rắn F (chứa 2 muối với số
mol bằng nhau). Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 2,67 gam
đồng thời thoát ra 1,008 lít khí H2 (đktc).
a. Xác định công thức phân tử của các chất X, Y, Z, T.
b. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của Z trong m gam E.
1.4. Cho sơ đồ phản ứng sau:
2
a. Biết rằng J, L, M, R là bốn hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở không phân nhánh,
trong đó M là một ancol no, R làm quỳ tím hóa đỏ. Hãy xác định công thức cấu tạo đúng của
J, L, M, R (không cần giải thích).
b. R’ là một đồng phân đơn chức của R. Thực hiện phản ứng thủy phân R’ trong dung
dịch NaOH vừa đủ thu được một muối của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một
hợp chất hữu cơ T. Hãy xác định T và viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho T vào
dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng.

Câu 2. (4,0 điểm)


2.1. Cho các chất sau:

Những chất nào tham gia phản ứng cộng được với anhiđrit maleic theo tỉ lệ mol 1:1 ở
nhiệt độ cao? Vẽ công thức lập thể của sản phẩm thu được.
Biết rằng phản ứng cộng đóng vòng có sự tham gia đồng thời của (4n + 2) electron π
(n = 1, 2,...) thì dễ xảy ra; anhiđrit maleic có cấu tạo là

2.2. So sánh lực bazơ của các chất sau: (NH2)2C=NH, (NH2)2C=O, (MeNH)2C=NH, (NH2)2C=S.
Giải thích ngắn gọn.

2.3. So sánh momen lưỡng cực của các cặp chất sau và giải thích.

2.4. Đề nghị cơ chế giải thích sự hình thành sản phẩm sau:

Câu 3. (4,0 điểm)


3.1. Hợp chất B1 có công thức phân tử C10H18. B1 phản ứng với hiđro có Pt làm xúc tác cho
hợp chất B2 có công thức phân tử C10H20. Trên phổ 1H-NMR, cả hai hợp chất B1 và B2 đều không
có tín hiệu của hiđro vinyl. B1 tác dụng với ozon sau đó cho tác dụng với bột Zn và H2O cho hai
hợp chất B3 (C3H6O) và B4 (C7H12O). Cả hai hợp chất B3, B4 đều phản ứng được với H2 (xúc tác
Ni), phản ứng với 2,4-đinitrophenylhyđrazon một cách nhanh chóng và trên phổ IR thấy xuất
hiện một dải hấp thu ở 1740 cm-1. B3 có phản ứng iodofom còn B4 thì không cho phản ứng này.
3
Xử lí hợp chất B3 với natriamit và CH3I dư cho hợp chất B6 (C9H18O); với cùng điều kiện trên
hợp chất B4 chuyển hóa thành chất mới B5 có công thức phân tử C9H16O. Hãy lập luận và
xác định cấu tạo từ B1 đến B6.
3.2. Nepetalacton D1 là một chất tự nhiên có công thức phân tử là C10H14O2. Cấu tạo của
hợp chất này được xác định qua chuỗi phản ứng sau:
+ Hiđro hóa D1 với xúc tác thích hợp cho ra axit D2 (C10H18O2). Qua khảo sát người ta
nhận thấy phản ứng hiđro hóa trên sử dụng đến 2 mol hiđro cho 1 mol D1, trong đó 1 mol dùng
để khử nối đôi C=C còn 1 mol dùng để mở vòng lacton và khử ancol.
+ Khử D2 bởi LiAlH4 cho ra ancol D3 (C10H20O). D3 tác dụng với anhiđrit axetic tạo một
este D4. Nhiệt phân D4 sẽ loại đi một phân tử axit axetic và tạo thành một anken D5 (C10H18).
Tiến hành ozon phân D5 thì thu được fomanđehit và 2-isopropyl-5-metylxiclopentanon.
a. Hãy xác định cấu tạo các chất trung gian D5, D4, D3 và D2. Từ đó suy ra cấu tạo
có thể có của D1, biết rằng vòng lacton ở D1 là vòng 6.
b. Hòa tan từ từ D1 trong dung dịch kiềm loãng và sau khi axit hóa dung dịch này,
người ta thu được axit F. Trong dung dịch nước, F tồn tại ở 3 dạng hổ biến F1, F2, F3.
Hãy đề nghị các dạng hổ biến F1, F2, F3 biết rằng F3 sẽ phải qua các quá trình hiđrat hóa
để tạo thành F2 và có một dạng dễ tạo oxim và thiosemicacbazon cũng như tham gia phản ứng
tráng gương. Suy ra cấu tạo thực của nepetalacton.

3.3. Hợp chất G1 có công thức phân tử C6H8O4. G1 tác dụng với etanol và axit vô cơ cho
hợp chất G2 (C10H16O4). G1 còn phản ứng với H2O2 và axit HCOOH, tiếp theo là H2O cho
hợp chất G3 (C6H10O6). G3 không chuyển hóa thành dạng đối quang được. Hiđro hóa nhờ
chất xúc tác thích hợp, G1 biến thành G4 (C6H10O4). G4 mất nước biến thành hợp chất G5
(C6H8O3). Hai hợp chất G5 và G4 có thể chuyển thành những đồng phân đối quang. Hãy xác định
cấu trúc cho các hợp chất G1, G2, G3, G4, G5.
Câu 4. (3,0 điểm)
4.1. Đisacarit X là một đường có tính khử. Thủy phân hoàn toàn 1 mol X cho 1 mol D-glucozơ
và 1 mol D-mannozơ. Metyl hóa hoàn toàn X bằng CH3I/Ag2O thu được hợp chất Y không còn
tính khử. Đun nóng Y trong dung dịch axit HCl loãng thu được Z (2,3,6-tri-O-metyl của
D-glucozơ) và T (2,3,4,6-tetra-O-metyl của D-mannozơ). X có liên kết -1,4-glicozit. Cho biết
ở dạng vòng 6 cạnh, D-mannozơ chỉ khác D-glucozơ ở nhóm OH trên nguyên tử C2 nằm cùng
phía với nhóm OH trên nguyên tử C3.
a. Xác định cấu trúc vòng Haworth, cấu dạng bền nhất và tên hệ thống của X.
b. Thực hiện chuyển hóa X theo sơ đồ sau:

Hoàn thiện sơ đồ trên và xác định công thức cấu tạo của các chất có trong X3.
4.2. Cho một hỗn hợp gồm các amino axit: Alanin (pKa: 2,34; 9,69), axit Aspartic (pKa: 2,09; 3,86;
9,82) và Arginin (pKa: 2,17; 9,04; 12,48). Phân tách hỗn hợp này bằng phương pháp điện di.
Hãy cho biết mỗi amino axit sẽ di chuyển (hoặc không di chuyển) về cực nào khi môi trường áp
dụng có pH = 6,0? Giải thích.
4
4.3. Peptit E có khả năng ức chế một số chủng vi khuẩn. Để xác định cấu trúc bậc I của E,
tiến hành thí nghiệm như sau:
Peptit E không cho phản ứng với 2,4-đinitroflobenzen và không bị thủy phân bởi enzym
aminopeptiđaza. Thủy phân hoàn toàn E thu được các amino axit Gly3, Pro2, Phe, Tyr. Khi thủy
phân không hoàn toàn E bằng enzym pepsin, thu được tetrapeptit E1 và tripeptit E2.
Thành phần của E1 gồm Phe, Gly2 và Pro; thành phần của E2 gồm Tyr, Gly và Pro.
Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn E trong dung dịch axit loãng thu được hỗn hợp sản phẩm
trong đó có mặt tetrapeptit E3. Thành phần của E3 gồm Tyr và Gly3.
Hãy lập luận và xác định cấu trúc bậc I của E1, E2, E3 và E.
Cho biết công thức cấu tạo của một số aminoaxit như sau:

Câu 5. (4,0 điểm)


5.1. Hợp chất H1 (α-bisabolol) được tổng hợp trực tiếp từ hợp chất cơ magie H2 với H3.
Hợp chất 4-metylpentan-1,4-điol được tạo thành từ hợp chất đibrom H4. H4 tách HBr tạo thành
H5, H6, H7 với H7 là sản phẩm chính. H7 tác dụng với Mg tạo ra H2. H3 được tạo thành từ phản
ứng của isopren với metyl vinyl xeton. Hãy xác định công thức cấu tạo của tất cả các chất trên.

5.2. Fexofenađin – một dược chất kháng histamine không gây buồn ngủ được dùng làm giảm
ảnh hưởng của các tác động dị ứng trên cơ thể, nó có tác dụng điều trị chứng hắt hơi, chảy nước
mũi, ngứa mắt do dị ứng phấn hoa,... Trên thị trường, dược chất này thường được bán dưới dạng
muối clorua. Hãy xác định công thức cấu tạo của các hợp chất A, B, C, D, E, F, G, H để hoàn
thiện sơ đồ tổng hợp fexofenađin bên dưới.

5.3. Từ chất (1), các hợp chất hữu cơ và vô cơ cần thiết, viết các phản ứng tổng hợp chất (2).
Tiếp theo, từ chất (2) điều chế chất (3).

---------- HẾT ----------


(Thí sinh không được sử dụng tài liệu – Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

You might also like