You are on page 1of 3

HChemO Academy Bài tập luyện tập tổng hợp

Hoá chuyên cơ bản toàn diện Nội dung: Nguyên tố nhóm VA

Bài 1:
1. Dựa vào đặc điểm cấu tạo, hãy so sánh và giải thích:
a) Hằng số axit của các chất: H3PO2, H3PO3, H3PO4.
b) Tính bazơ của các chất: NH3, NF3, N(CH3)3, N(SiH3)3
c) Tính khử của các chất: NH3, N2H4, PH3, P2H4.
2. Một vài tính chất của một hợp chất vô cơ chưa biết A được liệt kê dưới đây:
• A là một chất rắn màu trắng hơi vàng, dễ chảy rữa và thăng hoa khi đun nóng. MA = 266g.mol-1.
• A phản ứng mãnh liệt với nước để cho dung dịch B. Khi một dung dịch hỗn hợp gồm NH3 và NH4Cl được thêm
vào dung dịch B thì nhận được kết tủa keo màu trắng.
• Một mẫu dung dịch B phản ứng với dung dịch hỗn hợp nitric axit và bạc nitrat cho kết tủa vón cục màu trắng
C. Kết tủa trắng này nhanh chóng tan đi khi thêm vào dung dịch NH3 mặc dù khi ta cho dư NH3 thì lại xuất hiện
kết tủa trắng D.
• Kết tủa D được lọc và hoà tan trong NaOH thu được dung dịch trong suốt E.
• Khi cho khí CO2 lội qua dung dịch E thì lại sinh ra kết tủa D.
• Chất A hoà tan không điện ly trong ete không lẫn nước. Khi dung dịch này phản ứng với LiH thì sẽ tạo thành
sản phẩm F. Nếu dùng dư LiH thì F sẽ chuyển thành G.
a) Xác định chất A.
b) Xác định các chất từ B đến G và viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 2: Một số muối trung hòa chứa Na và N (hoặc P) với phần trăm khối lượng các nguyên tố được cho trong
bảng dưới đây. Trạng thái oxi hóa của N và P nằm trên cùng một hàng là như nhau.
Muối chứa N Muối chứa P
Muối % Na %N Muối % Na %P
A 46.9 9.5 E 42.1 18.9
B 27.1 16.5 F 22.5 30.4
C 33.3 20.3 G 36.5 24.6
D 43.4 26.4 H 26.1 35.2
D và H là muối của axit tương ứng I và J. Cả hai axit này đều là chất rắn màu trắng, dễ bị phân hủy bởi nhiệt. I
phân hủy nhiệt theo một giai đoạn trong khi đó J qua hai giai đoạn như sau

1. Xác định công thức phân tử từ A – H và vẽ công thức cấu tạo của chúng.
2. Xác định công thức phân tử của I, J, K, L, M, Q và viết phương trình phân hủy nhiệt của I và J.
3. Vẽ công thức cấu tạo của K. Đề nghị các chất khác cho sản phẩm phân hủy giống sản phẩm phân hủy của I và
viết phương trình phản ứng tương ứng.

1
Bài 3: Hai bình kín A và B đều có dung tích 5,6 lít được nối với nhau bằng một ống có khoá K (dung tích ống
nối không đáng kể). Ban đầu khoá K đóng:
- Bình A chứa hỗn hợp H2, CO và HCl.
- Bình B chứa hỗn hợp H2, CO và NH3.
Số mol H2 trong bình A bằng số mol CO trong bình B, số mol H2 trong bình B bằng số mol CO trong A. Khối
lượng khí trong bình B lớn hơn trong bình A là 1,125g. Nhiệt độ hai bình đều ở 27,30C, áp suất khí trong bình A
là 1,32 atm và trong B là 2,2 atm.
Mở khoá K cho khí ở cả hai bình khuyếch tán lẫn nhau. Sau một thời gian, thành phần khí trong hai bình như
nhau. Đưa nhiệt độ bình đến 54,60C thấy áp suất trong mỗi bình đều là 1,68atm.
a) Tính % thể tích các khí trong A và B ở thời điểm ban đầu.
b) Tính % về khối lượng các khí trong bình ở thời điểm sau khi mở khoá K. Biết ở nhiệt độ đã cho chất rắn tạo
thành không khí bị phân huỷ và chiếm thể tích không đáng kể.
Bài 4. Một nguyên tố X có khả năng phản ứng với canxi cho chất Y. Mặt khác X tan được trong dung dịch kiềm
tạo ra một hợp chất A và khí B đều có chứa nguyên tố X. A phản ứng với clorua vôi thu được một kết tủa C. Kết
tủa này sẽ chuyển thành Y khi xử lý với nhôm ở nhiệt độ cao. Hòa tan chất Y trong dung dịch HCl loãng thu được
B. Biết rằng khi xử lý C với SiO2 và than cốc thu được X, còn trong trường hợp không có than cốc thu được D.
D tan được trong cả dung dịch axit loãng và kiềm loãng.
a. Lập luận xác định cấu trúc các chất chưa biết và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b. Đơn chất X tồn tại một dạng thù hình kém bền với không khí và dễ thăng hoa. Vẽ cấu trúc dạng thù hình này
và giải thích tại sao nó lại kém bền với không khí ?

Bài 5:
1.
a. Amoniac có tính oxi hóa hay tính khử? Viết phương trình phản ứng minh họa.
b. Trong dung môi amoniac lỏng, các hợp chất KNH2, NH4Cl, Al(NH2)3 có tính axit, bazơ hay lưỡng tính ? Viết
các phương trình phản ứng minh họa.

2. Hòa tan 4,8 gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 đặc nóng dư, hay hòa tan 2,4 gam muối sunfua kim loại
này cũng trong dung dịch HNO3 đặc nóng, thì đều cùng sinh ra khí NO2 duy nhất có thể tích bằng nhau trong
cùng điều kiện.
a. Viết các phương trình phản ứng dưới dạng phương trình ion.
b. Xác định kim loại M, công thức phân tử muối sunfua.
c. Hấp thụ khí sinh ra ở cả hai phản ứng trên vào 300 mL dung dịch NaOH 1M, rồi thêm vào đó một ít
phenolphtalein. Hỏi dung dịch thu được có màu gì? Tại sao?

Bài 6.
1. Chất rắn màu đỏ (A) khi được nung trong môi trường trơ (không có không khí) bay hơi sau đó ngưng tụ
thành chất sáp màu vàng (B). (A) không phản ứng được với không khí ở nhiệt độ phòng nhưng (B) có thể tự
bốc cháy tạo ra khói trắng là các hạt chất rắn (C). (C) tan trong nước tỏa nhiều nhiệt tạo dung dịch của axit 3 lần
axit (D). (B) phản ứng với lượng thiếu khí clo tạo thành chất lỏng không màu dễ bốc khói (E), chất này dễ phản
ứng tiếp với clo tạo chất rắn màu trắng (F). Khi hòa tan (F) vào nước thu được hỗn hợp gồm (D) và axit
clohidric. Khi cho (E) vào nước, (E) tạo ra axit 2 lần axit (G) và axit clohidric.
a) Xác định công thức các chất từ A tới G và viết phản ứng xảy ra.
b) Cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và dạng hình học của phân tử E.

2
2. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong 320 ml dung dịch KHSO4 1M. Sau phản
ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 59,04 gam muối trung hòa và 0,896 lit NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc).
Cho dung dịch NaOH dư vào Y thấy có 0,44 mol NaOH tham gia phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Xác định m và thành phần % về khối lượng mỗi chất trong X.

Bài 7: Khi đun nóng magie kim loại với khí nitơ tạo thành hợp chấtA màu xám nhạt. A phản ứng với nước sinh
ra kết tủa B và khí C. Khí C phản ứng với ion hypoclorit thu được chất lỏng D không màu. Chất lỏng D phản
ứng vớiaxit sunfuric theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra hợp chất ion E. Dung dịch trong nước của E phảnứng vớiaxit nitrơ,
sau đó trung hòa dung dịch thu được với amoniac tạo thành muối F có công thức thực nghiệm là NH. Khí C
phản ứng với natri kim loại đun nóng thu được chất rắn G và khí hydro. Chất G phản ứng với đinitơ oxit theo tỉ
lệ mol 1:1 sinh ra chất rắn H và nước. Anion trong H và F là giống nhau. Xác định các chất từ A tới H, gọi tên,
viết phương trình phản ứngđã xảy ra.

Bài 8: Photpho đỏ tác dụng với Cl2 dư thu được hợp chất A. Đun nóng A với NH4Cl trong dung môi hữu cơ thu
được hợp chất B có dạng [NP2Cl6][PCl6]. Nếu tiếp tục đun, anion của B phản ứng với NH4+ để tạo ra chất trung
gian C có công thức Cl3P=NH, cation của B phản ứng với C lần lượt tạo ra các cation D [N2P3Cl8]+ và E
[N3P4Cl10]+. Sau đó E tách đi cation F để tạo ra hợp chất thơm G (N3P3Cl6).
1. Viết công thức cấu tạo của các chất hoặc ion A, C, D, E, F.
2. Viết công thức cấu trúc của các ion trong B và xác định trạng thái lai hóa của N, P trong B, G.

Bài 9: A là một hợp chất của nitơ và hidro với tổng điện tích hạt nhân bằng 10. B là một oxit của nitơ, chứa
36,36% oxi về khối lượng.
a. Xác định các chất A, B, X, D, E, G và hoàn thành các phương trình phản ứng:
A + NaClO → X + NaCl + H2O
X + HNO2 → D + H2O
D + NaOH → E + H2O
A + Na → G + H
G + B → E + H2 O
b. Viết công thức cấu tạo của D. Nhận xét về tính oxi hóa - khử của nó.
c. D có thể hòa tan Cu tương tự HNO3. Hỗn hợp D và HCl hòa tan được vàng tương tự cường thủy. Viết phương
trình của các phản ứng tương ứng.

Bài 10: Cho một hợp chất A chưa biết màu nâu sẫm, trong đó có nguyên tố X chiếm 34,06 % khối lượng. A
phản ứng mãnh liệt với nước giải phóng một khí B rất độc (trong B thì X chiếm 91,18% khối lượng) và một hợp
chất ít tan C. B lập tức bốc cháy ngay khi tiếp xúc với không khí sinh ra ngọn lửa màu xanh và chuyển thành
được hợp chất D. Khi sục B qua dung dịch muối E sẽ xuất hiện kết tủa F. Biết 1,00 g muối E phản ứng được với
lượng dư KBr sinh ra 1,11 g kết tủa H. Hợp chất I có công thức tương tự như công thức hợp chất A nhưng
nguyên tố X trong hợp chất này đã được thay thế bằng nguyên tố Y cùng phân nhóm chính, trong đó Y chỉ
chiếm 18,9 % khối lượng. Hợp chất I phản ứng với nước sinh ra một khí Z có khả năng hòa tan hoàn toàn kết tủa
H. Xác định các chất chưa biết trong đề bài.

You might also like