You are on page 1of 19

Tết tưng bừng, vui mừng học Hóa

CHUYÊN ĐỀ: DỰ ĐOÁN SẢN PHẨM CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ


Bài 1: Cho hỗn hợp X gồm Mg, Fe2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch CuSO4 (dư), sau phản
ứng thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Cho toàn bộ Z tác dụng với dung dịch HCl (dư), sau
phản ứng thu được dung dịch A và phần không tan B. Hoà tan B trong dung dịch H2SO4 đặc,
nóng (dư) thu được khí C. Hấp thụ khí C vào dung dịch Ba(OH)2 thu được kết tủa D và dung
dịch F. Cho dung dịch KOH (dư) vào dung dịch F lại thấy xuất hiện kết tủa D. Cho từ từ dung
dịch KOH đến dư vào dung dịch A, được kết tủa G. Hãy viết các phương trình hoá học của các
phản ứng xảy ra.
Bài 2: Nung nóng hỗn hợp Cu, Ag trong O2 dư, sau phản ứng thu được chất rắn A. Cho A vào
dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được dung dịch B và khí C. Khí C tác dụng với dung dịch
KOH thu được dung dịch D. Dung dịch D vừa tác dụng với BaCl2, vừa tác dụng với NaOH.
Xác định thành phần các chất có trong A, B, C, D. Viết phương trình các phản ứng xảy ra trong
thí nghiệm trên.
Bài 3: Nhiệt phân hỗn hợp gồm BaCO3, MgCO3, Al2O3 được chất rắn A và khí B. Hòa tan A
vào nước dư được dung dịch D và chất rắn không tan C. Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào
dung dịch HCl vào dung dịch D thì xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan dần. Chất rắn C tan một
phần trong dung dịch NaOH dư, phần còn lại tan hết trong dung dịch HCl dư . Xác định các
chất trong A,B,C,D và viết phương trình hóa học xảy ra. Biết các phản ứng xảu ra hoàn toàn.
Bài 4: Dẫn luôn khí oxy qua bình đựng A chứa lượng dư than nung đỏ, thu được một chất khí X.
Dẫn khí X vào bình B chứa hỗn hợp hai oxit Al2O3 và Fe2O3 nung nóng ở nhiệt độ thích hợp,
thu được một chất khí Y và hỗn hợp rắn Z. Dẫn khí Y vào bình C đựng dung dịch Ba(OH)2 dư
thấy xuất hiện kết tủa trắng. Cho rắn Z và bình đựng D dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được
dung dịch B và không thấy có bất kỳ bọt khí thoát ra. Biết rằng dung dịch T không hòa tan được
kim loại Fe hãy xác định các thành phần các chất trong X,Y,Z,T và viết các phương trình hóa học
xảy ra.
Bài 5: Chất rắn màu trắng A tan được trong nước tạo thành dung dịch màu xanh lam. Cho dung
dịch NaOH vào dung dịch A thì tạo ra kết tủa B màu xanh lơ. Khi nung nóng B thu được chất X
màu đen. Nếu sau đó tiếp tục đun nóng chất X và có dòng khí H2 đi qua thì tạo ra rắn C màu đỏ.
Chất rắn C tác dụng với axit vô cơ đậm đặc tạo ra dung dịch chất A ban đầu và khí E. Sục khí E
đến dư vào dung dịch nước Brom thu được dung dịch F không màu. Dung dịch F làm quỳ tím
hóa đỏ và tạo kết tủa G với dung dịch BaCl2. Hãy xác định các chất A,B C,D,E,G,X và viết các
phương trình hóa học xảy ra.
Bài 6: Cho hỗn hợp X gồm AL và Fe vào dung dịch chứa AgNo3 và Cu(NO3)2. sau phản ứng
thu được hỗn hợp Y gồm hai kim loại và dung dịch Z. Cho NaOH dư vào dung dịch Z thu được
hai hiđrôxít kim loại. Xác định các chất trong hỗn hợp Y và dung dịch Z. Viết các phản ứng hóa
học xảy ra.
Tết tưng bừng, vui mừng học Hóa
Bài 7: Nung muối mangan (II) nitrat ở 300 °C thu được một chất rắn A và một chất khí B có màu
nâu đỏ. Chất rắn A được dùng trong pin khô. Đun nóng nhẹ A với dung dịch HCL đậm đặc thu
được chất rắn C và khí D. Cho khí D phản ứng với dung dịch NaOH thu được dung dịch B. Kim
loại sắt nung đỏ phản ứng với khí D tạo thành chất rắn F. Dung dịch muối mangan(II) nitrat phản
ứng với amoniac và cácbon điôxít tạo thành kết tủa G và dung dịch chứa chất H. Chất H thường
được ứng dụng làm phân bón hóa học. Xác định công thức hóa học của các chất và viết các
phương trình hóa học.
Bài 8: Cho hỗn hợp X gồm Cu,Ag,Al,Fe tác dụng với ôxy dư đun nóng được chất rắn Y. Cho Y
vào dung dịch HCL dư, khuấy kỹ, sau đó lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch
NaOH loãng dư. Lọc lấy kết tủa tạo thành đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi
thu được chất rắn Z. Biết có phản ứng xảy ra hoàn toàn viết các phương trình phản ứng và cho
biết chất rắn Z chứa những chất nào.
Bài 9: Nung nóng hỗn hợp gồm BaCO3, Cu, FeO (trong điều kiện không có không khí), sau một
thời gian được chất rắn A và khí B. Hấp thụ khí B vào dung dịch KOH, thu được dung dịch C,
biết rằng dung dịch C tác dụng được với các dung dịch CaCl2 và NaOH. Cho A vào nước dư, thu
được dung dịch D và chất rắn E. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí B và dung
dịch F và chất rắn G. Nếu cho A vào dung dịch H2SO4 đặc dư, đun nóng thì thu được hỗn hợp
khí H, dung dịch I và kết tủa K. Xác định các chất chứa trong A, B, C, D, E, F, G, H. I, K và viết
các phương trình phản ứng.
Bài 10: Hỗn hợp A gồm CaCO3, Cu, FeO và AI. Nung nóng A (trong điều kiện không có không
khí) một thời gian thu được chất rắn B. Cho B vào nước dư, thu được dung dịch C và chất rắn D
(không thay đổi khối lượng khi cho vào dung dịch NaOH). Cho D tác dụng với dung dịch H2SO4
đặc nóng, dư. Xác định thành phần của B, C, D và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 12: Cho hỗn hợp gồm Cu và Ag tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư. Khí tạo ra thu vào bình
đựng khí oxy có mặt V2O5 sau đó nung nóng một thời gian. Dẫn toàn bộ khí thu được vào dung
dịch BaCL2. Viết phương trình hóa học.
Bài 13: Hỗn hợp rắn gồm 3 oxit của 3 kim loại bari, sắt và nhôm. Hòa tan hỗn hợp này vào nước
dư được dung dịch X và phần không tan Y. Tách phần không tan Y, sục khí CO, dư vào dung
dịch X thu được kết tủa Z. Cho khí CO dư qua Y nung nóng thu được chất rắn T. Cho T tác dụng
với dung dịch NaOH dư thấy tan một phần, còn lại chất rắn V. Hòa tan hết V trong dung dịch
H2SO4 loãng dư, dung dịch thu được tác dụng với dung dịch KMNO4. Viết các phương trình
phản ứng xảy ra, biết các phản úng xảy ra hoàn toàn.
Bài 14: Hòa tan hỗn hợp gồm BaO, Al2O3, FeO trong một lượng nước dư, thu được dung dịch
A và chất rắn B. Sục khí CO dư vào dung dịch A, phản ứng tạo kết tủa. Cho khí CO dư đi qua
phần chất rắn B, đun nóng thu được chất rắn C. Cho C tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy
tan một phần còn lại chất rắn D. Hòa tan hết D trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng rồi cho
Tết tưng bừng, vui mừng học Hóa
dung dịch thu được tác dụng với dung dịch KMnO4. Xác định thành phần các chất có trong A,
B, C, D và viết các phương trình hóa học xảy ra.
Bài 15: Cho một mẩu kim loai Na vào dung dich gồm Al(SO4)3 và CuSO4 thu được khí A , dung
dịch B chứa hai chất tan và kết tủa D. Nung kết tủa D đến khối lượng không đổi thu được chất
rắn E. Dẫn khí H, đư đi qua E nung nóng thu được chất rắn F. Hòa tan E trong dung dịch HCI dư
thì F chỉ tan một phần. Hãy xác định A, B, D, E, F. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy
ra. Biết các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn.
Bài 16: Chất kết tinh màu trắng X tác dụng với axit sunfuric đậm đặc, đun nóng sinh ra chất khí
không màu Y. Khí Y tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch có tính axit mạnh. Dung dịch đậm
đặc của Y tác dụng với mangan dioxit đun nóng nhẹ tạo ra chất khí Zcó màu vàng lục. Cho một
mẩu natri tác dụng với khí Z, đun nóng thì thu đuợc chất rắn X. Xác định các chất X, Y, Z và viết
phương trinh phản ứng hóa học minh họa.
Bài 17: Cho 5 hợp chất vô cơ A, B, C, D và E (có tổng phân tử khối là 661 đvC). Biết chúng tác
dụng với dung dịch HCl và đều tạo ra nước. Hỗn hợp 5 chất trên tác dụng vừa đủ với dung dịch
HCI tạo ra dung dịch X chứa 2 muối. Dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH du thu được
kết tủa Y. Nung Y trong không khí đên khối lượng không đổi thu được chất rắn chỉ gồm 1 chất.
Xác định các chất A, B, C, D, E và viết các phương trình hóa học.
Tết tưng bừng, vui mừng học Hóa
CHUYÊN ĐỀ: NÊU HIỆN TƯỢNG CHO CÁC PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
Bài 1: Thực hiện các thí nghiệm sau:
a. Điện phân dung dịch NaCl bão hòa không có màng ngăn
b. Trộn một ít bột CuO và bột than rồi cho vào đáy ống nghiệm khô, đốt nóng
c. Axit flohidric hòa tan dễ dàng vào silic đioxit
Xác định các khí được sinh ra ở mỗi phương trình, viết PTHH.
Bài 2: Cho biết những hiện tượng nào dưới đây xảy ra trong thí nghiệm ( đường saccorozo và
CuO, đun nóng) được mô phỏng qua hình vẽ:
a. CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ.
b. Bông từ màu trắng chuyển sang màu xanh.
c. Dung dịch nước vôi trong bị vẩn đục.
d. Dung dịch nước vôi trong bị vẩn đục, sau đó trở nên trong suốt.
Viết PTHH xảy ra với mỗi hiện tượng quan sát được.
Bài 3: Nêu hiện tượng và viết PTHH cho các phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a. Cho dung dịch H2SO4 đậm đặc và cốc thủy tinh chứa 2,0g tinh bột gạo.
b. Cho 20ml dầu ăn vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH ( dư), đun nóng một thời gian.
c. Cho nước ép quả nho chin vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng
nhẹ.
Bài 4: Mô tả hiện tượng và viết các phương trình hóa học đê rminh họa cho các thí nghiệm sau:
a. Điện phân dung dịch muối ăn với điện cực trơ có màng ngăn xốp
b. Nhỏ chậm nước vào nhôm cacbua
c. Nhỏ chậm dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Na2CO3.
Bài 5: Cho biết có thể quan sát được hiện tượng gì xảy ra khi thực hiện các phản ứng sau. Viết
PTHH xảy ra:
a. Cho sợi dây đồng vào ống nghiệm chứa dung dịch axit sunfuric 10% rồi đun nóng thật cẩn thận
trong thời gian dài sao cho dung dịch không trào ra khỏi ống nghiệm
b. Cho bột nhôm oxit vào dung dịch chứa dung dịch Ba(OH)2
c. Cho lá bạc vào dung dịch đồng (II) nitrat
d. Cho cát thạch anh vào dung dịch natri cacbonat 10%.
Tết tưng bừng, vui mừng học Hóa
Bài 6: Dung dịch A chứa đồng thời hai bazo NaOH và Ba(OH)2:
a. Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch A tới dư. Nêu hiện tượng và viết các PTHH.
Bài 7: Nêu hiện tượng và viết PTHH của phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a. Nhỏ vài giọt dung dịch NaOh vào ống nghiệm có chứa dung dịch FeCl3, lắc nhẹ ống nghiệm
b. Đốt một ít phopho đỏ bằng hạt đậu xanh trong bình thủy tinh miệng rộng. Sau khi photpho
cháy hết, cho 2-3ml nước vào bình, đậy nắp, lắc nhẹ. Thử dung dịch trong bình vào quỳ tím
Bài 8: Nêu hiện tượng xảy ra và viết PTHH trong mỗi trường hợp sau:
a. Cho từ từ dung dịch HCL đến dư vào dung dịch NaOh loãng có pha vài giọt quỳ tím.
b. Sục từ từ đến dư Co2 vào nước vôi trong
c. Nhỏ từ từ từng giọt HCl đến dư vào dung dịch Na2CO3.
d. Nhỏ vài giọt H2SO4 đặc vào ống nghiệm chứa một lượng đường kính trắng.
Bài 9: Nêu hiện tượng và viết PTHH cho các thí nghiệm sau:
a. Cho đinh sắt sạch vào dung dịch CuSO4
b. Cho mẫu kim loại Kali đến dư vào dung dịch Al2(So4)3
c. Cho FeS2 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư.
Bài 10: Nêu hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau và viết PTHH;
a. Cho từ từ dung dịch KHSO4 đến dư vào dung dịch K2CO3
b. Cho mẩu kim loại Natri vào dung dịch AlCl3 dư
c. Dẫn khí axetilen qua dung dịch AgNo3 trong Nh3 dư
Bài 11: Nêu hiện tượng và viết PTHH xảy ra:
a. Cho Na vào dung dịch CuSO4
b. Cho từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch AlCl3
Bài 12: Nêu hiện tượng và viết PTHH xảy ra của các thí nghiệm sau:
a. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3
b. Cho một mẫu nhỏ kim loại Na vào dung dịch FeCl3
c, Dẫn khí Cl2 vào cốc đựng nước sau đó nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được
d. Cho dung dịch CaCl2 dư vào dung dịch NaHCO3, sau đó đun nóng.
Tết tưng bừng, vui mừng học Hóa
Bài 13: Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng khi:
a) Dẫn dòng H2S đi qua dung dịch FeCl3
b) Cho vài giọt HCl đặc vào cốc đựng thuốc tím
c) Cho kim loại Na vào dung dịch AgNO3
Tết tưng bừng, vui mừng học Hóa
CHUYÊN ĐỀ: NHẬN BIẾT & PHÂN BIỆT CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ
1. Không dùng thêm hóa chất hoặc thuốc thử nào khác, hãy trình bày phương pháp hóa học
để nhận biết bốn dung dịch đựng riêng biệt trong các lọ bị mất nhãn: Magieclorua,
barihiđroxit, axit clohiđric và natricacbonat.
(HSG huyện Long Thành năm học 2010-2011)
2. Không dùng hoá chất nào khác, hãy nhận biết 3 ống nghiệm bị mất nhãn chứa các dung
dịch sau: HCl, K2CO3 và Ba(NO3)2
(HSG huyện Long Thành năm học 2011-2012)
3. Có các dung dịch HCl, nước và các chất vô cơ cần thiết, hãy phân biệt các chất rắn sau
NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4.
(HSG huyện Long Thành năm học 2012-2013)
4. Có 5 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau đây: NaHSO4, Mg(HCO3)2,
KHCO3, Ba(HCO3)2, Na2SO3 . Trình bày cách nhận biết từng dung dịch, không được dùng
thêm hóa chất nào khác? Biết các dụng cụ thí nghiệm đầy đủ.
(HSG huyện Long Thành năm học 2013-2014)
5. Có 4 bình chứa khí mất nhãn: khí Clo ẩm, khí amoniac, khí hidroclorua và khí oxi. Chỉ
được dùng thêm 1 chất duy nhất, hãy phân biệt các khí trên.
(HSG huyện Long Thành năm học 2015-2016)
6. Không dùng thêm hóa chất nào khác, bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung
dịch sau đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn là: HCl, NaOH, Ba(OH)2, K2CO3 ,
MgSO4.
(HSG huyện Long Thành năm học 2015-2016)
7. Không dùng thuốc thử khác, làm thế nào có thể nhận biết bốn lọ dung dịch mất nhãn sau:
HCl, H2SO4, BaCl2, Na2CO3. Viết PTHH minh hoạ (nếu có).
(HSG huyện Nhơn Trạch năm học 2015-2016)
8. Có 5 lọ không nhãn, biết 4 lọ đựng các dung dịch có cùng nồng độ mol là: NaHSO4, NaOH,
BaCl2, NaCl và 1 lọ đựng nước. Chỉ được dùng thêm thuốc thử là phenolphtalein, hãy trình
bày cách nhận biết từng lọ và viết phương trình phản ứng minh họa.
(HSG TX. Long Khánh năm học 2013-2014)
9. Cho 5 lọ đánh số 1, 2, 3, 4,5. Mỗi lọ chứa 1 trong các dung dịch: Ba(NO3)2, Na2CO3, MgCl2,
K2SO4, Na3PO4. Xác định lọ nào chứa dung dịch nào ? Biết rằng:
- Lọ 1 tạo kết tủa trắng với lọ 3 và 4.
Tết tưng bừng, vui mừng học Hóa
- Lọ 2 tạo kết tủa trắng với lọ 4
- Lọ 3 tạo kết tủa trắng với lọ 1 và 5
- Lọ 4 tạo kết tủa trắng với lọ 1,2 và 5
- Kết tủa sinh ra do lọ 1 tác dụng với lọ 3 bị phân hủy ở nhiệt độ cao tạo ra oxit kim loại.
Viết các phương trình phản ứng minh họa.
(HSG TX. Long Khánh năm học 2014-2015)
10.Có bốn gói bột trắng : đá vôi, cát trắng, xôđa, muối ăn .Hãy trình bày phương pháp hoá
học để phân biệt chúng .
(HSG TX. Long Khánh năm học 2015-2016)
11.Có 5 bột màu trắng NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. Chỉ dùng nước, khí cacbonic,
nêu phương pháp hóa học phân biệt 5 hóa chất trên, viết các phương trình hóa học.
(HSG huyện Tân Phú năm học 2009-2010)
12.
a/ Có 6 ống nghiệm lần lượt chứa dung dịch của các chất sau: NaOH, Na2SO4, NH4Cl, NaCl,
BaCl2, AgNO3. Chỉ dùng thêm quỳ tím hãy nhận biết các dung dịch trên, viết các phản ứng xảy
ra.
b/ Chỉ dùng kim loại, hãy nhận biết các dung dịch sau đây: HCl, HNO3đặc, AgNO3, KCl, KOH.
(HSG huyện Tân Phú năm học 2010-2011)
13.Chỉ dùng thêm một hóa chất khác, hãy nhận biết 7 lọ dung dịch bị mất nhãn sau: MgCl2;
NaCl; AlCl3; FeCl3; NH4Cl; FeCl2 và (NH4)2SO4
(HSG huyện Tân Phú năm học 2011-2012)
14.Chỉ được dùng một hóa chất, hãy nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: NaOH, H2SO4,
BaCl2, KCl, MgCl2.
(HSG huyện Tân Phú năm học 2012-2013)
15.Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất, hãy phân biệt các chất bột có màu tương tự nhau, chứa
trong các lọ mất nhãn sau: CuO, Fe3O4 , Ag2O, MnO2, (Fe + FeO). Viết các phương trình
hóa học xảy ra.
(HSG huyện Tân Phú năm học 2013-2014)
16.Có 4 ống nghiệm, mỗi ống chứa một dung dịch muối (không trùng kim loại cũng như gốc
axit) là: clorua, sunfat, nitrat, cacbonat của các kim loại Ba, Mg, K, Pb
Tết tưng bừng, vui mừng học Hóa
a/ Hỏi mỗi ống chứa dung dịch nào?
b/ Nêu phương pháp nhận biết 4 ống đó ?
(HSG huyện Tân Phú năm học 2014-2015)
17.Có 8 chất ở dạng bột: Na2O, CaO, Ag2O, Al2O3, Fe2O3, MnO2 CuO và CaC2. Bằng những
phản ứng đặc trưng nào có thể phân biệt các chất đó.
(HSG huyện Tân Phú năm học 2015-2016)
18.Có các lọ riêng biệt bị mất nhãn đựng lần lượt các dung dịch sau: NH4Cl; Zn(NO3)2;
(NH4)2SO4; NaCl; phenolphtalein; Na2SO4; HCl. Chỉ dùng thêm một thuốc thử, hãy nêu
cách nhận ra từng dung dịch bằng phương pháp hóa học.
(HSG huyện Vĩnh Cửu năm học 2015-2016)
19.Có 5 lọ hoá chất bị mất nhãn chứa các chất rắn: NaCl, BaCO3, Na2SO4, Na2CO3, BaSO4.
Chỉ được dùng CO2 và H2O hãy nhận biết các hoá chất trên.
(HSG huyện Cẩm Mỹ năm học 2011-2012)
20.Trình bày cách nhận biết các chất bằng phương pháp hóa học trong các trường hợp cho
dưới đây và viết phương trình phản ứng (nếu có):
a/ Các bình riêng biệt, chứa từng chất khí sau: O2, H2, N2, CO, CO2.
b/ Các dung dịch riêng biệt sau: H2SO4, Na2SO4, Na2SO3, HCl, NaCl.
(HSG huyện Cẩm Mỹ năm học 2012-2013)
21.Cho các dung dịch sau, mỗi dung dịch được đựng trong một lọ riêng mất nhãn: KHSO4,
KHCO3, K2CO3, Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2. Hãy nêu phương pháp nhận biết các chất trên
nếu chỉ được dùng thêm cách đun nóng. Viết phương trình hóa học minh họa.
(HSG huyện Cẩm Mỹ năm học 2013-2014)
22.Có bốn gói bột trắng : đá vôi, cát trắng, xôđa, muối ăn .Hãy trình bày phương pháp hoá
học để phân biệt chúng
(HSG huyện Cẩm Mỹ năm học 2015-2016)
23.Được dùng thêm một thuốc thử, hãy tìm cách nhận biết các dung dịch (trong các lọ mất
nhãn). NH4HSO4, Ba(OH)2, BaCl2, HCl, NaCl, H2SO4. Viết các phương trình phản ứng.
(HSG TP. Biên Hòa năm học 2013-2014)
24.Chỉ được dùng CO2 và H2O, hãy trình bày cách phân biệt 4 lọ chứa 4 chất rắn: K2CO3,
BaCO3, HNO3, BaSO4. Viết phương trình phản ứng để minh họa?
(HSG TP. Biên Hòa năm học 2013-2014)
Tết tưng bừng, vui mừng học Hóa
25.Chỉ dùng một thuốc thử, hãy phân biệt các dung dịch không màu chứa trong các lọ riêng
biệt mất nhãn sau: K2SO4, K2SO3, K2CO3, Ba(HCO3)2, Ba(HSO3)2 và K2S. Viết phương
trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có).
(HSG TP. Biên Hòa năm học 2015-2016)
26.Có các bình khí sau: a) H2 và CO ; b) O2 và N2 ; c) O2 và CO2 ; d) H2 và CO2 .
Hãy nhận biết các bình khí trên bằng phương pháp hóa học . Viết phương trình phản ứng (nếu
có).
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2003-2004)
27.Trình bày cách nhận biết các chất bằng phương pháp hóa học trong các trường hợp cho
dưới đây và viết phương trình phản ứng (nếu có):
a/ Các bình riêng biệt, chứa từng chất khí sau: oxi, hidro, nitơ, cacbonmonoxit, cacbonđioxi.
b/ Các dung dịch riêng biệt sau: H2SO4, Na2SO4, Na2SO3, HCl, NaCl.
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2005-2006)
28.Có các dung dịch muối nitrat riêng biệt sau (các bình đựng hóa chất bị mất nhãn): NaNO3,
Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Al(NO3)3, AgNO3, NH4NO3. Hãy nhận biết các
dung dịch trên bằng phương pháp hoá học.
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2010-2011)
29.Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch riêng biệt bị mất nhãn sau:
NaHSO4; Na2CO3; Na2SO3; BaCl2; Na2S bằng quỳ tím.
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2011-2012)
30.Cho 4 dung dịch riêng biệt sau: FeSO4; KOH; FeCl3; MgSO4. Hãy chọn một thuốc thử thích
hợp để nhận biết chúng ở trong phòng thí nghiệm. Viết các phương trình phản ứng nhận
biết.
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2012-2013)
31.Cho 6 lọ hóa chất bị mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các hóa chất rắn sau: Fe; MnO2;
Na2SO3; KHCO3; FeS; CaC2. Hãy chọn phương pháp hóa học thích hợp để nhận biết chúng
ở trong phòng thí nghiệm (nếu có dùng dung dịch làm thuốc thử thì chỉ sử dụng một dung
dịch duy nhất). Viết các phương trình phản ứng nhận biết.
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2012-2013)
32.Chỉ dùng thêm dung dịch Ba(OH)2 (không được đun nóng) hãy nhận biết các lọ dung dịch
chứa riêng biệt các hoá chất sau: Na2CO3, Na2SO4, KHSO4, MgCl2, AlCl3, Fe2(SO4)3. Các
dụng cụ có đủ. Viết các phương trình phản ứng.
Tết tưng bừng, vui mừng học Hóa
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2013-2014)
33.Cho hai lọ dung dịch loãng chứa riêng biệt natricacbonat và axit clohidric. Nếu không dùng
thêm hoá chất (không được đun nóng hay làm lạnh) thì có thể nhận biết từng lọ hoá chất
không? Nếu được hãy trình bày phương pháp tiến hành và viết các phương trình phản ứng.
Các dụng cụ có đủ.
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2013-2014)
34.Cho 4 bình chứa khí mất nhãn chứa riêng biệt từng khí sau: CO, metan, sunfurơ, etilen.
Hãy trình bày cách nhận biết khí chứa trong các bình trên (một cách an toàn). Viết phản
ứng xảy ra (nếu có).
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2014-2015)
35.Chỉ được dùng thêm một thuốc thử, hãy trình bày cách nhận biết 6 dung dịch riêng biệt
chứa trong các bình mất nhãn sau: KOH, K2CO3, Ba(NO3)2, KHCO3, Mg(NO3)2, KAlO2.
Viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có).
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2015-2016)
36.Chỉ được dùng một dung dịch chứa một chất tan, hãy phân biệt 7 dung dịch sau đây bằng
phương pháp hoá học: NaCl; (NH4)2SO4; NH4NO3; Al(NO3)3; FeCl2; FeCl3; ZnSO4?
(HSG huyện Nhơn Trạch năm học 2014-2015)
37.Trong phòng thí nghiệm có các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn: KCl,
Al(NO3)3, NaOH, MgSO4, ZnCl2, AgNO3. Dùng thêm một thuốc thử, hãy nhận biết các
dung dịch trên. Viết các phương trình phản ứng (nếu có).
(Đề thi HSG Tỉnh Bắc Giang năm học 2011-2012)
38.Hãy chọn một hóa chất thích hợp để phân biệt các dung dịch muối sau: NH4Cl, (NH4)2SO4,
NaNO3, MgCl2, FeCl3. Viết các PTHH xảy ra.
(Đề thi HSG Tỉnh Bình Phước năm học 2011-2012)
39.Có 4 dung dịch không màu bị mất nhãn: MgSO4, NaOH, BaCl2, NaCl. Hãy nêu phương
pháp hóa học để nhận ra từng dung dịch khi chỉ được dùng thêm axit HCl làm thuốc thử,
viết phương trình hóa học. Dấu hiệu tỏa nhiệt trong phản ứng trung hòa không được coi là
dấu hiệu nhận biết.
(Đề thi HSG Tỉnh Cà Mau năm học 2011-2012)
40.Có 5 lọ mất nhãn đựng dung dịch: NaOH, KCl, MgCl2, CuCl2, AlCl3. Hãy nhận biết từng
dung dịch trên mà không dùng thêm hóa chất khác.viết cá phương trình phản ứng xảy ra.
(Đề thi HSG Tỉnh Đăk Nông năm học 2011-2012)
Tết tưng bừng, vui mừng học Hóa
41.Chỉ dùng thêm quì tím hãy nhận biết các dung dịch sau đựng trong các lọ riêng biệt bị mất
nhãn: Na2SO4, KOH, BaCl2, H2SO4, MgCl2. Viết các phương trình hóa học đã dùng.
(Đề thi HSG Tỉnh Điện Biên năm học 2011-2012)
42.Chỉ dùng thêm nước và khí cacbonic hãy trình bày phương pháp nhận biết các chất rắn:
Na2CO3, Na2SO4, NaCl, BaCO3 và BaSO4.
(Đề thi HSG Tỉnh Gia Lai năm học 2011-2012)
43.Chỉ dùng thêm nước, hãy nhận biết 4 chất rắn: Na2O, Al2O3, Fe2O3, Al chứa trong các lọ
riêng biệt. Viết các phương trình phản ứng.
(Đề thi HSG Tỉnh Gia Lai năm học 2013-2014)
44.Chỉ dùng một thuốc thử, trình bày cách nhận biết các chất bột màu trắng đựng trong các lọ
riêng biệt mất nhãn sau: BaCO3, BaSO4, Na2SO4, Na2CO3, MgCO3, CuSO4 (khan). Viết
các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).
(Đề thi HSG Tỉnh Hải Dương năm học 2011-2012)
45.Có 5 gói bột trắng là các chất: KHSO4, K2CO3, K2SO4, BaCO3, BaSO4 riêng biệt. Chỉ được
dùng thêm H2O, hãy trình bày cách nhận biết từng chất bột trắng nói trên và viết PTHH để
minh họa.
(Đề thi HSG Tỉnh Hưng Yên năm học 2013-2014)
46.Chỉ dùng thêm một thuốc thử và bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các chất Ca,
Al, MgO và Al2O3. Viết phương trình phản ứng minh họa.
(Đề thi HSG Tỉnh Quảng Trị năm học 2016-2017)
47.Có 5 lọ bị mất nhãn, mỗi lọ đựng riêng rẽ một trong các dung dịch không màu sau: HCl,
NaOH, Ba(OH)2, MgCl2, MgSO4. Nếu chỉ dùng thêm dung dịch phenolphtalein làm thuốc
thử, hãy trình bày cách phân biệt 5 lọ trên và viết phương trình hóa học của các phản ứng
xảy ra.
(Đề thi HSG Tỉnh Nam Định năm học 2016-2017)
48.Chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng, trình bày cách nhận biết các kim loại riêng biệt sau: Zn,
Ba, Mg, Cu, Fe.
(Đề thi HSG Tỉnh Phú Thọ năm học 2016-2017)
49.Trong một bình chứa hỗn hợp khí: SO2, CO2, C2H4. Trình bày phương pháp hoá học để
nhận ra sự có mặt các khí đó trong hỗn hợp.
(Đề thi HSG Tỉnh Quảng Bình năm học 2013-2014)
Tết tưng bừng, vui mừng học Hóa
50.Hỗn hợp A gồm: CuO, CuCl2, AlCl3, Al2O3. Trình bày phương pháp hóa học tách riêng
từng chất ra khỏi hỗn hợp A mà không làm thay đổi khối lượng của chúng.
(Đề thi HSG Tỉnh Quảng Bình năm học 2013-2014)
51.Chỉ dùng thêm PP đun nóng, hãy nêu cách phân biệt các dd mất nhãn chứa từng chất sau:
NaHSO4, KHCO3, Mg(HCO3)2, Na2SO3, , Ba(HCO3)2
(Đề thi HSG Tỉnh Phú Thọ năm học 2013-2014)
52.Phân biệt 5 hoá chất đựng trong 5 lọ riêng biệt bị mất nhãn (không dùng thêm hoá chất nào
khác): HCl, NaOH, Ba(OH)2, K2CO3, MgSO4.
(Đề thi HSG Tỉnh Thanh Hóa năm học 2013-2014)
53.Cho các lọ bị mất nhãn đựng riêng biệt các dung dịch sau: HCl, Al2(SO4)3, H2SO4, NaNO3,
phenol phtalein. Nếu chỉ dùng thêm một thuốc thử là dung dịch Ba(OH)2 thì có thể phân
biệt được bao nhiêu lọ hoá chất trên? Trình bày và viết phương trình hoá học minh hoạ.
(Đề thi HSG Tỉnh Tây Ninh năm học 2014-2015)
54.Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch riêng biệt trong các trường hợp
sau:
- Dung dịch AlCl3 và dung dịch NaOH (không dùng thêm hóa chất).
- Dung dịch Na2CO3 và dung dịch HCl (không dùng thêm hóa chất).
- Dung dịch NaOH 0,1M và dung dịch Ba(OH)2 0,1M (chỉ dùng thêm dung dịch HCl và
phenolphtalein).
(Đề thi HSG Tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2014-2015)
55.Có 5 dung dịch không có nhãn và cũng không có màu: NaCl, HCl, NaOH, Na 2SO4 ,
H2SO4 . Để nhận ra từng dung dịch, người ta đưa ra các phương án sau:
a/ Dùng quỳ tím và dung dịch AgNO3 .
b/ Dùng quỳ tím và dung dịch BaCl2 .
Phương án nào đúng ? Giải thích ? Viết phương trình phản ứng ?
(Đề thi HSG Tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2011-2012)
56.Cho 7 dung dịch NH4Cl; (NH4)2SO4; KCl; AlCl3; FeCl2; FeCl3; ZnSO4 mỗi dung dịch đựng
trong một lọ mất nhãn. Hãy nhận biết các dung dịch trên mà chỉ dùng một dung dịch chứa
một chất tan.
(Đề thi HSG Tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2010-2011)
Tết tưng bừng, vui mừng học Hóa
57.Cho các kim loại sau: Ba, Mg, Al, Ag. Chỉ dùng một dung dịch axit, hãy trình bày phương
pháp hóa học để phân biệt các kim loại trên? Viết phương trình hóa học minh họa.
(Đề thi HSG Tỉnh Thái Bình năm học 2012-2013)
58.Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt 4 chất khí đựng trong 4 bình mất nhãn sau: CO,
CO2, N2, SO2.
(Đề thi HSG Tỉnh Quảng Ninh năm học 2011-2012)
59.Chỉ dùng thêm một hoá chất hãy phân biệt các chất đựng trong các lọ riêng biệt, mất nhãn
sau bằng phương pháp hoá học: CuO, Al, Na2O, Al2O3.
(Đề thi HSG Tỉnh Ninh Bình năm học 2013-2014)
60.Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau : HCl, NaOH, NaCl,
NaHCO3. Chỉ dùng dung dịch phenolphtalein hãy nhận biết mỗi dung dịch trên bằng
phương pháp hóa học, viết phương trình hóa học (nếu có).
(Đề thi HSG Tỉnh Long An năm học 2014-2015)
61.Có 5 lọ hóa chất khác nhau, mỗi lọ chứa một dung dịch của một trong các hóa chất sau:
NaOH, HCl, H2SO4, BaCl2, Na2SO4. Chỉ được dùng thêm phenolphtalein (với các điều
kiện và dụng cụ thí nghiệm có đủ). Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận ra 5 lọ hóa
chất trên và viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có)
(Đề thi HSG Tỉnh Lào Cai năm học 2014-2015)
62.Có 7 lọ đựng 7 dung dịch mất nhãn được đánh số từ (1) đến (7) gồm: (NH4)2CO3, BaCl2,
MgCl2, H2SO4, Ba(OH)2, NaOH, Na2CO3. Thực hiện các thí nghiệm được kết quả như sau:
- Chất (1) tác dụng với chất (4) hoặc (5) đều tạo ra kết tủa; tác dụng với chất (2) hoặc (7) đều tạo
ra khí.
- Chất (2) tác dụng với chất (4) hoặc (5) đều tạo ra kết tủa; tác dụng với chất (3) tạo ra khí; tác
dụng với chất 6 thì tạo ra cả kết tủa lẫn khí.
- Chất (5) tác dụng với chất (3), (6) hoặc (7) đều tạo ra kết tủa.
- Chất (7) tác dụng với chất (4) hoặc (6) đều tạo ra kết tủa.
Hãy biện luận để xác định các chất từ (1) đến (7). (Học sinh không cần viết phương trình hóa học
của các phản ứng xảy ra ở câu này).
(Đề thi HSG Tỉnh Lạng Sơn năm học 2011-2012)
63.Chỉ dùng một thuốc thử thích hợp, hãy phân biệt 5 chất rắn gồm MnO2, Al2O3, Al4C3, CuO
và Ag2O đựng trong các lọ riêng biệt không nhãn. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
(Đề thi TS 10 chuyên Quảng Trị năm học 2017-2018)
Tết tưng bừng, vui mừng học Hóa
64.Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2, NaOH,
Na2SO4. Chỉ được dùng quì tím, làm thế nào để nhận biết các dung dịch trên bằng phương
pháp hóa học. Viết phương trình phản ứng minh họa.
(Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2009-2010)
65.Có 4 cốc đựng 4 chất sau: H2O, dung dịch NaCl,dung dịch HCl,dung dịch Na2CO3, không
dùng hóa chất nào khác, hãy nhận biết từng chất? (được dùng các biện pháp kĩ thuật thông
thường khác).
(Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2011-2012)
66.Có 3 dung dịch hỗn hợp A, B, C, mỗi dung dịch chỉ chứa hai chất trong số các chất sau:
KNO3, K2CO3, K3PO4, MgCl2, BaCl2, AgNO3.
a/ Hãy cho biết thành phần các chất trong mỗi dung dịch A,B, C.
b/ Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt 3 dung dịch trên bằng một thuốc thử duy nhất.
(Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2012-2013)
67.Có 5 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaHSO4, CaCl2, AlCl3,
FeCl3, Na2CO3. Chỉ được dùng phenolphtalein, làm thế nào nhận biết dung dịch đựng trong
mội lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học xảy ra. Biết Na2CO3 làm
quì tím chuyển sang màu xanh.
(Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2013-2014)
68.Dùng thêm một hóa chất làm thuốc thử,hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết
các hóa chất (đựng trong các lọ riêng biệt) sau đây: C2H5OH, dung dịch BaCl2, dung dịch
Ca(OH)2, dung dịch H2SO4, dung dịch Na2SO4, dung dịch MgCl2.
(Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2016-2017)
69.Chỉ dùng Ba hãy nhận biết các dung dịch sau: MgCl2, FeCl2, AlCl3, (NH4)2CO3.
(Đề thi TS 10 chuyên Bình Định năm học 2009-2010)
70.Cho các dung dịch riêng biệt mất nhãn sau: Na2SO4, AlCl3, FeCl2, NaHSO4, FeCl3. Một
học sinh cho rằng nếu dùng dung dịch Na2S thì có thể phân biệt các dung dịch trên ngay ở
lần thử đầu tiên. Kết luận của học sinh đó có đúng không? Vì sao?
(Đề thi TS 10 chuyên Cần Thơ năm học 2014-2015)
71.Có 5 bình đựng 5 chất khí: N2; O2; CO2; H2; CH4. Hãy trình bày phương pháp hóa học để
nhận biết từng bình khí.
(Đề thi TS 10 chuyên Đăk Nông 2010-2011)
Tết tưng bừng, vui mừng học Hóa
72.Trong phòng thí nghiệm chỉ có khí CO2, dung dịch NaOH không rõ nồng độ và hai cốc
thủy tinh chia độ , hãy điều chế dung dịch Na2CO3 không bị lẫn NaOH hoặc NaHCO3 mà
không dùng thêm bất cứ dụng cụ hay hóa chất nào khác .
(Đề thi TS 10 chuyên ĐHSP Hà Nội 2013-2014)
73.Có 3 mẫu phân bón hoá học ở thể rắn đựng trong các lọ riêng biệt không ghi nhãn là
NH4NO3, NH4Cl và (NH4)2SO4. Hãy phân biệt các mẫu phân bón trên bằng phương pháp
hoá học, viết phương trình hoá học minh hoạ.
(Đề thi TS 10 chuyên Hà Nội 2014-2015)
74.Có các kim loại riêng biệt sau: Ba, Mg, Al, Ag dạng bột. Chỉ dùng thêm một dung dịch
axit, hãy trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các kim loại trên. Viết phương trình
hóa học minh họa.
(Đề thi TS 10 chuyên Hòa Bình 2014-2015)
75. Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất hãy phân biệt các chất bột có màu tương tự nhau, chứa
trong các lọ mất nhãn sau: CuO, Fe3O4, Ag2O, MnO2, (Fe + FeO). Viết các phương trình
phản ứng hóa học xảy ra.
(Đề thi TS 10 chuyên Quốc học Huế 2008-2009)
76.Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 dung dịch: NaOH, KCl, MgCl2, CuCl2, AlCl3. Hãy nhận biết từng
dung dịch trên mà không dùng thêm hoá chất khác. Viết các phương trình phản ứng xảy
ra.
(Đề thi TS 10 chuyên Thanh Hóa 2010-2011)
77.Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 dung dịch: NaOH, KCl, MgCl2, CuCl2, AlCl3. Hãy nhận biết từng
dung dịch trên mà không dùng thêm hoá chất khác. Viết các phương trình phản ứng xảy
ra.
(Đề thi TS 10 chuyên Nam Định 2010-2011)
78.Chỉ dùng thêm dung dịch HCl (không sử dụng nhiệt độ để nhiệt phân), hãy nhận biết 4 chất
rắn: Na2CO3, BaCO3, NaHCO3, BaSO4 chứa trong các lọ riêng biệt.
(Đề thi TS 10 chuyên Nam Định 2015-2016)
79.Có sáu dung dịch HCl, H2SO4, NaOH, Ba(OH)2, NaCl và Na2SO4 được đánh thứ tự ngẫu
nhiên trong phòng thí nghiệm là A, B, C, D, E, F. Xác định các dung dịch A, B, C, D, E, F
và viết phương trình phản ứng minh hoạ (nếu có). Biết rằng:
- Cho quỳ tím vào mẫu thử của các dung dịch trên, thu được kết quả: A, B không làm đổi màu
quỳ tím; C, D làm quỳ tím hoá xanh; E, F làm quỳ tím hoá đỏ.
- Cho A tác dụng với mẫu thử các dung dịch còn lại, thấy chỉ tạo kết tủa với dung dịch D.
Tết tưng bừng, vui mừng học Hóa
- F tạo kết tủa với D, còn với các mẫu thử khác không có hiện tượng.
(Đề thi TS 10 chuyên Vũng Tàu 2013-2014)
80.Chỉ được dùng thêm 1 thuốc thử và các ống nghiệm, hãy trình bày phương pháp hóa học
nhận ra các dung dịch bị mất nhãn NaHSO4, Na2CO3, NaCl, BaCl2, Na2S.
(Đề thi TS 10 chuyên Vĩnh Phúc 2009-2010)
81.Chỉ được dùng một kim loại duy nhất (các dụng cụ cần thiết coi như có đủ), hãy phân biệt
các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: Na 2 SO4 , Fe(NO3 )3 , AlCl 3 , KCl .
(Đề thi TS 10 chuyên Ninh Bình 2009-2010)
82.Không dùng thêm thuốc thử, hãy trình bày cách phân biệt 5 dung dịch sau: NaCl, NaOH,
NaHSO4, Ba(OH)2, Na2CO3.
(Đề thi TS 10 chuyên Nghệ An 2011-2012)
83.Cho 4 dung dịch không màu có cùng nồng độ mol là NaOH, NaCl, HCl và Phenolphtalein,
chứa trong 4 bình mất nhãn. Chỉ dùng ống hút, ống nghiệm có chia độ (không dùng thêm
hóa chất nào khác kể cả nguồn điện, nguồn nhiệt), hãy nhận biết mỗi dung dịch trên.
(Đề thi TS 10 chuyên Nghệ An 2014-2015)
84.Có 5 dung dịch: HCl ; NaOH; Na2CO3; BaCl2; NaCl. Cho phép dùng quỳ tím hãy trình bày
cách nhận biết các dung dịch trên, biết rằng dung dịch Na2CO3 cũng làm quỳ tím hoá xanh.
(Đề thi TS 10 chuyên Phú Yên 2011-2012)
85.Có 4 dung dịch không màu bị mất nhãn: K2SO4, K2CO3, HCl, BaCl2. Không dùng thêm
thuốc thử nào khác, hãy nêu cách nhận ra từng dung dịch. Viết phương trình hóa học các
phản ứng xảy ra (nếu có).
(Đề thi TS 10 chuyên Quảng Bình 2012-2013)
86.Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết 5 dung dịch chứa trong các lọ mất nhãn riêng
biệt: NaOH, H2SO4, BaCl2, NaCl, HCl. Chỉ dùng thêm quỳ tím.
(Đề thi TS 10 chuyên Quảng Nam 2010-2011)
87.Chỉ được dùng thêm dung dịch axit HCl hãy nhận biết các chất rắn, màu trắng, đựng riêng
biệt trong các lọ mất nhãn: NaCl, Na2CO3, BaCO3, BaSO4.
(Đề thi TS 10 chuyên Quảng Ninh 2015-2016)
88.Chỉ dùng thêm một hóa chất, hãy phân biệt 5 chất rắn: Al ,FeO, BaO, ZnO, Al4C3 đựng
trong các lọ riêng biệt. Viết các phương trình phản ứng xảy ra
(Đề thi TS 10 chuyên Quảng Ngãi 2012-2013)
Tết tưng bừng, vui mừng học Hóa
89.
1/ Hãy viết các phương trình phản ứng (có bản chất khác nhau) để điều chế muối.
2/ Chỉ dùng thêm một chất, hãy nhận biết 5 chất rắn Al, FeO, BaO, ZnO, Al4C3 đựng trong các
lọ riêng biệt. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
3/ Cho hai dung dịch loãng FeCl2 và FeCl3 (gần như không màu). Có thể dùng chất nào sau đây:
dung dịch NaOH; nước brom; Cu; hỗn hợp dung dịch (KMnO4, H2SO4) để nhận biết hai dung
dịch trên? Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
(Đề thi TS 10 chuyên Quảng Trị 2008-2009)
90.Có 5 dung dịch chứa trong 5 lọ riêng biệt gồm các chất : Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4,
NaOH được đánh số bất kỳ 1, 2, 3, 4, 5. Thực hiện các thí nghiệm được kết quả như sau:
- Chất ở lọ 1 tác dụng với chất ở lọ 2 cho khí bay lên, và tác dụng với chất ở lọ 4 tạo thành
kết tủa.
- Chất ở lọ 2 cho kết tủa trắng với chất ở lọ 4 và lọ 5.
Hãy cho biết tên chất có trong từng lọ 1, 2, 3, 4, 5. Giải thích và viết phương trình phản ứng minh
hoạ.
(Đề thi TS 10 chuyên TPHCM 2008-2009)
91.Có 3 kim loại riêng biệt là kẽm, sắt, bạc. Hãy nêu phương pháp hoá học để nhận biết từng
kim loại (các dụng cụ hoá chất coi như có đủ). Viết PTHH của các phản ứng.
(Đề thi TS 10 chuyên Thái Nguyên 2012-2013)
92.Trình bày phương pháp hoá học nhận biết 3 dd không màu đựng trong 3 lọ riêng biệt không
nhãn: dd axit clohiđric, dd natri cacbonat, dd kali clorua mà không được dùng thêm thuốc
thử nào khác. Viết các PTHH của các phản ứng.
(Đề thi TS 10 chuyên Thái Nguyên 2012-2013)
93.Chỉ dùng một hoá chất, trình bày cách phân biệt: Kali clorua, amoni nitrat và supe photphat
kép.
(Đề thi TS 10 chuyên Thanh Hóa 2008-2009)
94.Hỗn hợp X gồm 4 chất khí sau : CO2, SO3, SO2 và H2. Trình bày phương pháp hoá học
nhận ra sự có mặt của các khí trong hỗn hợp X. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
(Đề thi TS 10 chuyên Thanh Hóa 2009-2010)
95.Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 dung dịch: NaOH, KCl, MgCl2, CuCl2, AlCl3. Hãy nhận biết từng
dung dịch trên mà không dùng thêm hoá chất khác. Viết các phương trình phản ứng xảy
ra.
Tết tưng bừng, vui mừng học Hóa
(Đề thi TS 10 chuyên Thanh Hóa 2010-2011)
96.Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các lọ mất nhãn đựng riêng biệt dung dịch các
chất sau: NaOH, H2SO4 loãng, NaNO3, NaCl.
(Đề thi TS 10 Thanh Hóa 2010-2011)
97.Cho từ từ đến dư dung dịch bari hiđroxit lần lượt vào các dung dịch: magie clorua, sắt (III)
clorua, nhôm sunfat, amoni cacbonat. Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học
của các phản ứng (nếu có) để giải thích hiện tượng đó.
98.Chỉ được dùng thêm hai thuốc thử (tự chọn) để phân biệt các chất bột sau: magie oxit,
điphotpho pentaoxit, bari oxit, natri sunfat, nhôm oxit. Viết phương trình hóa học của các
phản ứng xảy ra (nếu có).
(Đề thi HSG tỉnh Hưng Yên năm 2017-2018)
99.Có 6 chất rắn đựng trong 6 lọ riêng biệt, mất nhãn là: Na2CO3, Na2SO4, MgCO3, BaCO3,
BaSO4, CuSO4. Chỉ dùng thêm một thuốc thử, hãy nhận biết các chất rắn trên bằng phương
pháp hóa học (viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra).
(HSG TP.HCM năm 2017-2018)
100. Chỉ dùng chất chỉ thị phenolphtalein, hãy phân biệt các dung dịch riêng biệt chứa
NaHSO4, Na2CO3, AlCl3, Fe(NO3)3, NaCl, Ca(NO3)2. Viết các phương trình phản ứng xảy
ra.
(HSG tỉnh Quảng Trị năm 2017-2018)

You might also like