You are on page 1of 5

ĐỀ 1

Bài I (3,0 điểm)

1. Hình vẽ bên mô tả thí nghiệm điều


chế khí Z. Khí Z có thể là khí nào trong
các khí sau: H2, NH3, SO2, HCl. Viết
phương trình hóa học minh họa và chỉ
rõ các chất X, Y trong phản ứng.
2. Giải thích tại sao:
 Nước đá khô thường được dùng để
bảo quản thực phẩm?
 Khí CO2 không thể dùng để dập tắt
các đám cháy kim loại như Mg, Al?
3. Để AgCl (màu trắng) ra ngoài ánh
sáng, thấy chuyển dần thành chất rắn
màu đen. Giải thích hiện tượng và viết
phương trình hóa học minh họa.

Bài II (4,0 điểm)

1. Chọn các chất phù hợp và viết phương trình hóa học thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:

Cho biết khối lượng mol phân tử của các chất thỏa mãn: ; ;

2. Chọn các chất phù hợp và hoàn thành các phương trình hóa học sau:

a) (1) b) B1 + B2 BaSO4 + CO2 + (1)


KMnO4 A1 + A2 + O2
… +…
(2) B1 + BaCl2 BaSO4 + … + … (2)
A1 + HCl (đặc) Cl2 +…+
…+…
(3) B2 + H2SO4 BaSO4 + CO2 (3)
A2 + HCl (đặc) Cl2 +…+
… +…
B2 + NaOH B3 +…+… (4)
Bài III (4,0 điểm)

1. Đốt cháy hoàn toàn m gam đơn chất X (là chất rắn màu đỏ) trong oxi dư, thu được chất rắn Y
(chất Y tan trong nước tạo thành một axit tương ứng với Y). Cho toàn bộ chất rắn Y vào 500 ml
dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,5M và KOH 1M đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn
dung dịch sau phản ứng, làm khô các chất thu được 47,24 gam chất rắn khan. Tìm giá trị của m.

2. Đặt 2 cốc A, B có khối lượng bằng nhau lên 2 đĩa cân, cân ở vị trí thăng bằng. Cho 120 gam
hỗn hợp kali hiđrocacbonat và natri hiđrocacbonat vào cốc A; 85 gam bạc nitrat vào cốc B.
Thêm từ từ 100 gam dung dịch axit sunfuric 19,6% vào cốc A; 100 gam dung dịch axit clohiđric
36,5% vào cốc B. Sau thí nghiệm, cân có ở vị trí thăng bằng không? Nếu cân không ở vị trí cân
bằng thì cần thêm bao nhiêu gam dung dịch axit clohiđric 36,5% vào cốc nào để cân trở lại vị trí
thăng bằng? (Giả thiết khí CO2 không tan trong nước, bỏ qua quá trình bay hơi của nước và
hiđroclorua).

Bài IV (5,0 điểm)

1. Hòa tan một lượng hỗn hợp gồm Al và Al 2O3 trong dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thu được
dung dịch X, trong đó có số nguyên tử hiđro bằng 1,76 lần số nguyên tử oxi. Tính nồng độ phần
trăm của chất tan có trong dung dịch X.

2. Cho m gam Zn vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,15 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian
thu được 26,9 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Lọc bỏ kết tủa, thêm tiếp 5,6 gam bột sắt
vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6 gam kết tủa. Tìm giá trị của
m.

3. Cho 5,102 gam hỗn hợp X gồm hai muối M2CO3 và MHCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư,
dẫn toàn bộ khí thoát ra vào 500 ml dung dịch Y gồm KOH 0,024M và Ba(OH) 2 0,09M thu được
7,88 kết tủa. Xác định công thức và tính phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp X.

ĐỀ 2

Câu 1. (3,5 điểm)


1. Nung nóng hỗn hợp gồm BaSO 4, Na2CO3 và FeCO3 trong không khí (chỉ chứa O2 và N2)
đến khối lượng không đổi được chất rắn A và hỗn hợp khí B. Hòa tan A vào nước dư thu được
dung dịch C và chất rắn D. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào C thu được dung dịch E và khí F. Dung
dịch E vừa tác dụng với NaOH, vừa tác dụng với H2SO4. Viết phương trình hóa học của các phản
ứng xảy ra và xác định A, B, C, D, E, F.
2. Cho làn lượt các chất: Na2CO3, NaHSO4, CaSO3, P2O5, Ca(HCO3)2, Al2O3 tác dụng với
dung dịch Ba(OH)2 dư. Viết phương trình hóa học (nếu có) của các phản ứng xảy ra.
Câu 2. (2,0 điểm)
Khi điều chế axit sunfuric người ta hấp thụ khí SO 2 bằng dung dịch H2SO4 thu được oelum có
công thức tổng quát là H2SO4.nSO3. Tính khối lượng khí SO3 hấp thụ vào 200 gam dung dịch
H2SO4 96,4% để thu được một loại oleum có thành phần phần trăm theo khối lượng của SO 3 là
40,82%.
Câu 3. (2,5 điểm)
Tiến hành thí nghiệm với dung dịch của từng muối X, Y, Z ta thấy các hiện tượng được ghi
trong bảng sau:
Mẫu thử Thí nghiệm Hiện tượng
X hoặc Tác dụng với dung dịch HCl dư Đều có khí CO2
Y
Y hoặc Z Tác dụng với dung dịch NaOH dư Đều có chất kết tủa
X Tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng Có chất khí thoát ra
Z Tác dụng với dung dịch HCl dư Có kết tủa
Biết: MX + MZ = 249 ; MX + MY = 241 ; MZ + MY = 332. Xác định công thức của các muối
X, Y, Z và viết phương trình hóa học minh họa.
Câu 4. (2,0 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 4,741 gam đơn chất X trong oxi rồi cho toàn bộ sản phẩm thu được hấp
thụ hết vào 100 ml dung dịch NaOH 25% (D = 1,28 g/ml) được dung dịch A. Nồng độ của

NaOH trong A giảm đi so với nồng độ của nó trong dung dịch ban đầu. A có khả năng hấp
thụ tối đa 17,92 lít khí CO2 (đktc). Xác định X và tính nồng độ phần trăm của chất tan trong A.
Câu 5. (2,0 điểm)
Cho m gam hỗn hợp A gồm MgCO 3, Mg, CuCO3, FeCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu
được 4,8 gam hỗn hợp khí B có thể tích là 6,72 lít (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu
được 40,9 gam muối khan. Tính m.
Câu 6. (2,5 điểm)
Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, MgO, MgSO 4 tan hoàn toàn trong 163,68 gam dung dịch
H2SO4 28,74%, sau phản ứng thu được dung dịch Y (có chứa H 2SO4 4,9%) và 6,048 lít H2 (đktc).
Lấy 120 gam dung dịch Y cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa Z và dung dịch
T. Lọc lấy kết tủa Z và nung đến khối lượng không đổi thu được a gam chất rắn. Sục khí CO 2
đến dư vào dung dịch T thu được 9,36 gam kết tủa. Xác định giá trị của m, a và phần trăm khối
lượng của các chất trong hỗn hợp X.
ĐỀ 3
Câu 1. (1,0 điểm)
Cho 5 nguyên tố A, X, Y, Z, T thuộc 5 ô liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa
học, có điện tích hạt nhân tăng dần. Tổng số hạt mang điện trong 5 nguyên tử của 5 nguyên tố
trên bằng 180 hạt.
a. Xác định 5 nguyên tố đã cho.
b. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho các đơn chất của 5 nguyên tố trên tác dụng với
nhau từng đôi một.
Câu 2. (1,0 điểm)
Hãy chọn một bộ hóa chất (A); (B); (C); (D); (E) là các muối vô cơ có gốc axit khác nhau để các
phản ứng hóa học xảy ra theo hiện tượng sau và hoành thành các phương trình phản ứng
(A) + (B) + H2O → có kết tủa trắng keo và có khí thoát ra.
(C) + CO2 + H2O → có kết tủa trắng keo.
(D) + (B) + H2O → có kết tủa trắng keo và có khí thoát ra.
(A) + (E) → có kết tủa trắng.
(E) + (B) → có kết tủa trắng.
(D) + Cu(NO3)2 → có kết tủa màu đen.
Câu 3. (1,0 điểm)
Dung dịch A là NaOH, dung dịch B là HCl. Cho 200 gam dung dịch A vào cốc chứa 160 ml
dung dịch B, tạo ra dung dịch C chỉ chứa một chất tan. Cô cạn dung dịch đó thu được 18,9 gam
chất rắn C. Nung chất rắn C đến khối lượng không đổi thì còn lại 11,7 gam chất rắn. Xác định
công thức của C, tính nồng độ phần trăm của dung dịch A và nồng độ mol/l của dung dịch B.
Câu 4. (1,0 điểm)
Cho 20 gam hỗn hợp A gồm FeCO 3; Fe; Cu; Al vào bình chứa 60 ml dung dịch NaOH 2M thu
được 2,688 lít hiđro. Thêm từ từ vào bình sau phản ứng 740 ml dung dịch HCl 1M và đung nóng
đến khi ngừng thoát khí được hỗn hợp khí B, lọc tách được cặn C (không chứa hợp chất của Al).
Cho B hấp thụ từ từ vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 10 gam kết tủa. Cho C phản ứng
hết với H2SO4 đặc, nóng, dư thu được dung dịch D và 0,56 lít một khí duy nhất. Cho D phản ứng
với dung dịch NaOH dư được kết tủa E. Nung E đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn.
Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A, tính m. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể
tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Câu 5. (1,0 điểm)
Cho m gam hỗn hợp kim loại Ba, Na (được trộn theo tỉ lệ số mol 1: 1) và nước thu được 3,36 lít
H2 (đktc) và dung dịch X. Cho CO 2 hấp thụ từ từ vào dung dịch X. Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ
thuộc của số mol kết tủa theo số mol CO2 được hấp thụ.
Câu 6. (1,0 điểm)
Trong khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa lưu
huỳnh đioxit. Khi lưu huỳnh đioxit là một trong những khí chủ yếu gây ra mưa axit. Mưa axit
phá hủy những công trình, tượng đài làm bằng đá, bằng thép. Bằng kiến thức hóa học hãy giải
thích cho vấn đề trên.
-----------------------------HẾT---------------------------------

You might also like