You are on page 1of 4

Đề 1

Câu 1. (4,0 điểm)


1. Viết 6 phương trình hóa học có bản chất khác nhau tạo thành khí oxi.
2. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau:
FeCl3  Fe2(SO4)3  Fe(NO3)3  Fe(NO3)2  Fe(OH)2  FeO  Al2O3
3. Cho x mol Na tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch H2SO4 1M. Kết thúc phản ứng,
thu được dung dịch hòa tan vừa hết 0,05 mol Al2O3. Viết các phương trình phản ứng và tính
x.
4. Cho m gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl dư, phản ứng hoàn
toàn, còn lại 8,32 gam chất rắn không tan và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được 61,92
gam chất rắn khan.Viết các phương trình phản ứng và tính giá trị của m .
Câu 2. (5,0 điểm)
1. Cho Al vào dung dịch HNO3, thu được dung dịch A1, khí N2O. Cho dung dịch NaOH
dư vào A1, thu được dung dịch B1 và khí C1. Cho dung dịch H2SO4 đến dư vào B1. Viết các
phương trình phản ứng xảy ra.
2. Dung dịch A chứa hỗn hợp HCl 1,4M và H2SO4 0,5M. Cho V lít dung dịch chứa hỗn
hợp NaOH 2M và Ba(OH)2 4M vào 500 ml dung dịch A, thu được kết tủa B và dung dịch C.
Cho thanh nhôm vào dung dịch C, phản ứng kết thúc, thu được 0,15 mol H2. Tính giá trị của
V.
3. Nung 9,28 gam hỗn hợp gồm FeCO3 và Fe x O y với khí O2 dư trong bình kín. Kết thúc
phản ứng, thu được 0,05 mol Fe2O3 duy nhất và 0,04 mol CO2. Viết các phương trình phản
ứng và xác định Fe❑ x O y .
4. Cho a mol SO3 tan hết trong 100 gam dung dịch H 2SO4 91% thì tạo thành oleum có
hàm lượng SO3 là 71%. Viết các phương trình phản ứng và tính giá trị của a .
Câu 3. (5,0 điểm)
1. Xác định các chất A1, A2…A8 và viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa
sau:

Biết A1 chứa 3 nguyên tố trong đó có lưu huỳnh và phân tử khối bằng 51. A 8 là chất không
tan.
2. Trong một bình kín chứa hỗn hợp gồm CO, SO2, SO3, CO2 ở thể hơi. Trình bày
phương pháp hóa học để nhận biết từng chất và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
3. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp R gồm Fe và MgCO3 bằng dung dịch HCl, thu
được hỗn hợp khí A gồm H 2 và CO2. Nếu cũng m gam hỗn hợp trên tác dụng hết với dung
dịch H2SO4 đặc, nóng, dư; thu được hỗn hợp khí B gồm SO 2 và CO2. Biết tỉ khối của B đối
với A là 3,6875. Viết các phương trình phản ứng và tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn
hợp R.
4. Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe 3O4 tác dụng với dung dịch H 2SO4 đặc nóng. Kết
thúc phản ứng, thu được 0,1 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và còn 0,14 m gam kim loại
không tan. Hòa tan hết lượng kim loại này trong dung dịch HCl (dư 10% so với lượng cần
phản ứng), thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa hết với dung dịch chứa tối
đa 0,064 mol KMnO4 đun nóng, đã axit hóa bằng H2SO4 dư. Viết các phương trình phản ứng
và tính số mol Fe3O4 trong m gam hỗn hợp X.
Câu 4. (6,0 điểm)
1,Nung 9,28 gam hỗn hợp A gồm FeCO3 và một oxit sắt trong không khí đến khối
lượng không đổi. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8 gam một oxit sắt duy
nhất và khí CO2. Hấp thụ hết lượng khí CO2 vào 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M,
kết thúc phản ứng thu được 3,94 gam kết tủa. Mặt khác, cho 9,28 gam hỗn hợp A tác
dụng với dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Dẫn
448ml khí Cl2 (đktc) vào B thu được dung dịch D. Hỏi D hoà tan tối đa bao nhiêu
gam Cu?

2, Cho M là kim loại tạo ra hai muối MClx, MCly và tạo ra 2 oxit MO0,5x, M2Oy
có thành phần về khối lượng của Clo trong 2 muối có tỉ lệ 1 : 1,173 và của oxi trong 2
oxit có tỉ lệ 1 : 1,352.

a. Xác định tên kim loại M và công thức hóa học các muối, các oxit của kim loại M.

b. Viết các phương trình phản ứng khi cho M tác dụng lần lượt với MCly; H2SO4
đặc, nóng.

3, Hòa tan hoàn toàn 13,45g hỗn hợp 2 muối hidro cacbonat và cacbonat trung của
1 kim loại kiềm bằng 300ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng phải trung hòa HCl dư
bằng 75ml dung dịch Ca(OH)2 1M. a. Tìm công thức 2 muối.

b. Tính khối lượng mỗi muối có trong hỗn hợp ban đầu.

Cho: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Fe=56;
Cu=64.

ĐỀ 2
Câu 1 (2,0 điểm)
Nguyên tử nguyên tố X có tổng các loại hạt là 82. Trong hạt nhân nguyên tử X, số hạt mang điện ít
hơn số hạt không mang điện là 4 hạt. Biết nguyên tử khối của X có giá trị bằng tổng số hạt trong hạt
nhân nguyên tử.
a) Xác định nguyên tố X.
b) Coi nguyên tử X có dạng hình cầu với thể tích xấp xỉ 8,74.10 -24 cm3. Trong tinh thể X có 74%
thể tích bị chiếm bởi các nguyên tử, còn lại là khe trống. Cho số Avôgađro: N= 6,022.10 23. Tính
khối lượng riêng của tinh thể X.
Câu 2 (2,0 điểm)
a) Gọi tên những hợp chất có công thức hóa học sau: CaO, Fe(OH) 3, HClO, H2SO3, H3PO4, Na3PO4,
Ca(H2PO4)2, SO2, N2O4, AlCl3.
b) Hợp chất A có khối lượng mol phân tử bằng 134 g/mol. Thành phần phần trăm về khối lượng của
các nguyên tố trong A là 34,33% natri, 17,91% cacbon, còn lại là oxi. Lập công thức phân tử của A.
Câu 3 (2,0 điểm)
Trong một phòng thí nghiệm có hai dung dịch axit clohiđric (dung dịch A và dung dịch B) có nồng
độ khác nhau. Nồng độ phần trăm của B lớn gấp 2,5 lần nồng độ phần trăm của A. Khi trộn hai dung
dịch trên theo tỉ lệ khối lượng là 3:7 thì được dung dịch C có nồng độ 24,6%. Biết trong phòng thí
nghiệm, dung dịch axit clohiđric có nồng độ lớn nhất là 37%. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch
A, B.
Câu 4 (2,0 điểm)
Hoà tan hoàn toàn a mol Ba vào dung dịch chứa a mol HCl, thu được dung dịch X. Cho dung dịch
X lần lượt tác dụng với các chất sau: Al 2O3, NaOH, Na2SO4, AlCl3, Na2CO3, Mg, NaHCO3 và Al.
Viết phương trình các phản ứng hoá học xảy ra (nếu có).
Câu 5 (2,0 điểm)
Bằng phương pháp hóa học, hãy loại bỏ tạp chất trong các khí sau:
a) CO2 có lẫn tạp chất là SO2.
b) SO2 có lẫn tạp chất là SO3.
c) CO có lẫn tạp chất là CO2.
d) CO2 có lẫn tạp chất là HCl.
Câu 6 (2,0 điểm)
Một hỗn hợp X gồm CuO và MgO. Chỉ dùng thêm dung dịch HCl và bột Al, hãy nêu 2
cách để điều chế đồng nguyên chất từ hỗn hợp X (các dụng cụ và điều kiện cần thiết có đủ). Viết
phương trình các phản ứng hoá học xảy ra.
Câu 7 (2,0 điểm)
Cho một kim loại A tác dụng với dung dịch của một muối B (dung môi là nước). Hãy tìm một kim
loại A, một muối B phù hợp với mỗi thí nghiệm có hiện tượng như sau:
a) Kim loại mới bám lên kim loại A.
b) Dung dịch đổi màu từ vàng sang xanh lam.
c) Có bọt khí và kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần đến hết.
d) Có bọt khí và kết tủa màu trắng lẫn kết tủa màu xanh lơ.
Viết phương trình các phản ứng hóa học xảy ra.
Câu 8 (2,0 điểm)
Hấp thụ hoàn toàn 1,568 lít CO 2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 0,16M, thu được dung dịch
X. Thêm 250 ml dung dịch Y gồm BaCl 2 0,16M và Ba(OH)2 aM vào dung dịch X, thu được 3,94
gam kết tủa. Tính giá trị của a.
Câu 9 (2,0 điểm)
Đốt 11,2 gam Fe trong không khí, thu được m 1 gam chất rắn A. Hòa tan hoàn toàn A
trong 800 ml HCl 0,55M, thu được dung dịch B (chỉ chứa muối) và 0,448 lít khí (đktc). Cho
dung dịch AgNO3 dư vào B, thu được m2 gam kết tủa khan. Tính m1 và m2.
Câu 10 (2,0 điểm)
Trộn CuO với một oxit của kim loại M (M có hóa trị II không đổi) theo tỉ lệ mol tương ứng là
1:2 được hỗn hợp A. Dẫn một luồng khí CO dư đi qua 3,6 gam A nung nóng đến phản ứng hoàn
toàn, thu được hỗn hợp B. Để hòa tan hết B cần 60 ml dung dịch HNO 3 2,5M, thu được dung
dịch (chỉ chứa chất tan là muối nitrat của kim loại) và V lít khí NO duy nhất (đktc). Xác định
kim loại M và tính V.

You might also like