You are on page 1of 2

QUẢNG TRỊ (2017-2018)

Câu 1. (4,5 điểm)


1. Trình bày phương pháp hóa học để tách lấy từng kim loại ra khỏi hỗn hợp rắn gồm Na2CO3,
BaCO3, MgCO3 và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Xác định các chất vô cơ A1, B1, C1, D1, E1, F1 và viết các phản ứng theo sơ đồ sau:

3. Nung hỗn hợp R chứa a gam KClO3 và b gam KMnO4. Sau khi phản ứng kết thúc thì
khối lượng chất rắn do KClO3 tạo ra bằng khối lượng các chất rắn do KMnO4 tạo ra. Viết các
phương trình phản ứng và tính % theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp R.
4. Dung dịch X chứa 0,15 mol H2SO4 và 0,1 mol Al2(SO4)3. Cho V lít dung dịch NaOH 1M
vào dung dịch X, thu được m gam kết tủa. Thêm tiếp 450 ml dung dịch NaOH 1M vào thì thu
được 0,5m gam kết tủa. Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Viết các phương trình phản ứng
và tính V.
Câu 2. (4,5 điểm)
1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: a) Ba(H2PO4)2 + NaOH. b) Mg(HCO3)2+
KOH.
2. Cho BaO vào dung dịch H2SO4 loãng, sau khi phản ứng kết thúc, thu được kết tủa M và
dung dịch N. Cho Al dư vào dung dịch N thu được khí P và dung dịch Q. Lấy dung dịch Q cho tác
dụng với dung dịch K2CO3 thu được kết tủa T. Xác định M, N, P, Q, T và viết các phương trình phản
ứng.
3. Cho hơi nước qua cacbon nóng đỏ, thu được 11,2 lít hỗn hợp khí X (ở đktc) gồm CO,
CO2 và H2. Tỉ khối của X so với H2 là 7,8. Tính số mol mỗi khí trong X.
4. Cho 12,9 gam hỗn hợp A gồm Mg và Al tác dụng với khí clo, nung nóng. Sau một thời gian,
thu được 41,3 gam chất rắn B. Cho toàn bộ B tan hết trong dung dịch HCl, thu được dung dịch C và
khí H2. Dẫn lượng H2 này qua ống đựng 20 gam CuO nung nóng. Sau một thời gian thu được chất rắn
nặng 16,8 gam. Biết chỉ có 80% H2 phản ứng. Viết các phương trình phản ứng và tính số mol mỗi chất
trong A.
Câu 3. (5,0 điểm)
1. Hãy nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a) Cho lần lượt CO2, Al(NO3)3, NH4NO3 vào 3 cốc chứa dung dịch NaAlO2.
b) Hòa tan hết FexOy trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư. Khí thu được sục vào dung dịch KMnO4.
2. Chỉ dùng chất chỉ thị phenolphtalein, hãy phân biệt các dung dịch riêng biệt chứa
NaHSO4, Na2CO3, AlCl3, Fe(NO3)3, NaCl, Ca(NO3)2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
3. Cho 5,2 gam kim loại M tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư, thu được 1,008 lít hỗn
hợp hai khí NO và N2O (ở đktc, không còn sản phẩm khử khác). Sau phản ứng khối lượng dung
dịch HNO3 tăng thêm 3,78 gam. Viết các phương trình phản ứng và xác định kim loại M.
4. Chia m gam hỗn hợp gồm Al và Cu thành 2 phần. Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4
loãng dư, thu được 0,3 mol H2. Phần 2 nặng hơn phần 1 là 23,6 gam, tác dụng với dung dịch H2SO4
đặc nóng, dư, thu được 1,2 mol SO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Viết các phương trình phản
ứng và tính m.
5. Nung 25,28 gam hỗn hợp gồm FeCO3 và FexOy trong không khí tới phản ứng hoàn
toàn, thu được khí A và 22,4 gam Fe2O3 duy nhất. Cho khí A hấp thụ hoàn toàn vào 400 ml
dung dịch Ba(OH)2 0,15M thu được 7,88 gam kết tủa. Tìm công thức phân tử của FexOy.
Câu 4. (6,0 điểm)
1. Chia 156,8 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 thành hai phần bằng nhau. Cho phần 1
tác dụng hết với dung dịch HCl dư được 155,4 gam muối khan. Phần 2 tác dụng vừa đủ với
dung dịch Y là hỗn hợp gồm HCl và H2SO4 loãng thu được 167,9 gam muối khan.
a. Viết phương trình hoá học của các phản ứng.
b. Tính số mol của HCl trong dung dịch Y.
2. Xác định các chất và hoàn thành các phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau:

3. Hỗn hợp N gồm một ankan (X) và một anken (Y), tỉ khối của N so với H2 bằng 11,25. Đốt
cháy hết 0,2 mol N, thu được 0,3 mol CO2. Viết các phương trình phản ứng và xác định X, Y.
4. Hoà tan 19,2 gam kim loại Cu bằng 40 ml dung dịch H2SO4 98% (D = 1,84g/ml), sau
phản ứng thu được dung dịch A. Cho từ từ đến hết 536 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch
A, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Tìm giá trị của m.
Cho: H=1; C=12; N=14; O=16; Mg=24; Al=27; Cl=35,5; K=39; Mn=55; Cu=64; Zn=65.

You might also like