You are on page 1of 5

AXIT SUNFURIC

Câu 1. Viết các phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho:

H2SO4 loãng tác dụng với Zn, Cu, Fe, Fe2O3, Fe3O4, Ba(OH)2, CaCO3.

Câu 2. Bổ túc và cân bằng các phương trình phản ứng oxi hoá khử sau bằng pp thăng bằng
electron:

1. Zn + H2SO4 đ,nóng ? + S + H2O

2. Mg + H2SO4 đ,nóng ? + H2S + ?

3. Cu + H2SO4 đ,nóng ? + SO2 + ?

4. S + H2SO4 đ,nóng ? + H2O

5. H2SO4đặc + Fe ? + SO2 + H2O

6. H2SO4đặc + FeO ? + SO2 + H2O

7. H2SO4đặc + Fe3O4 ? + SO2 + H2O

Câu 3. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:

1. BaCl2 BaSO3 SO2 H2SO4 Fe2(SO4)3Fe(OH)3Fe2O3FeCl3AgCl

2. FeS2 SO2 SO3 H2SO4 SO2 NaHSO3 Na2SO3 Na2SO4

3. S  SO2 BaSO3 BaCl2 BaCO3 Ba(NO3)2 BaSO4

4. Zn  ZnS  H2S  SO2 H2SO4 Fe2(SO4)3 Fe(NO3)3

Câu 4. Hoàn thành sơ đồ sau (ghi rõ điều kiện phản ứng)

1. FeS2 + O2 (A) + (B) (B) + CO (C) + (D)

(D) + H2SO4 (E) + (A) + H2O (B) + H2SO4 (E) + H2O

(E) + BaCl2 (F) + (G) (G) + NaOH (H) + (I)


(D) + O2 (J) (J) + H2SO4 (E) + (K) + H2O

(K) + H2SO4 (E) + (A) + H2O (E) + (D) (K)

2. FeS + (A) (B)khí + (C)

(B) + CuSO4 (D) đen + (E)

(B) + (F) (G) vàng + (H)

(C) + (K) (L) + NaCl

(L) + (A) (C) + (H)

Câu 5. A là oxit của phi kim X, trong đó oxi chiếm 50% về khối lượng. Tìm công thức oxit A.

Câu 6. Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các dung dịch sau:

1. Na2SO4, Na2CO3, NaOH, Na2S

2. Na2SO4, Ba(OH)2, Na2CO3, NaOH

3. H2SO4, HCl, KOH, Na2S, NaNO3

4. HCl, H2SO4, BaCl2, Na2CO3, MgSO4.

5. KCl ; Na2CO3 ; Ba(OH)2 ; H2SO4 ; HCl

6. H2SO4 ; KOH ; Ca(OH)2 ; HNO3 ; NaNO3 ; Na2SO4

7. K2CO3 , NaOH , Ba(OH)2 , AgNO3.

8. HCl , H2SO4 , Ba(OH)2 , NaCl, Ca(NO3)2.

Câu 7. Để trung hòa hết 25 ml dung dịch H2SO4 2M cần dùng V (ml) dung dịch KOH 2M. Tính
V?

Câu 8. Cho 855 gam dung dịch Ba(OH)2 10% vào 200 gam dung dịch H2SO4, lọc bỏ kết tủa,
trung hoà nước lọc bằng 125 ml dung dịch NaOH 25% , D=1,28 g/ml. Tính nồng độ % của

H2SO4 trong dung dịch đầu.


Câu 9. Cho 8 gam hỗn hợp Fe, Mg tác dụng vừa đủ với 200 ml dd H 2SO4 thu được 4,48 lít khí
H2 (đktc).

1. Tính khối lượng mỗi kim loại.

2. Tính nồng độ mol/l của dung dịch H2SO4 cần dùng.

3. Nếu cho 8 gam hỗn hợp trên tác dụng với H2SO4 đặc nguội thì thể tích khí thu được là bao
nhiêu? (Giả sử khí tạo thành là SO2). Các thể tích khí đo ở đktc.

Câu 10. Cho a gam hỗn hợp gồm Al và Mg tác dụng vừa đủ với 200 ml dd H 2SO4 đặc nóng thì
thu được dung dịch X và 3,69 lít khí H2S (ở 27o C, 2atm). Cô cạn dung dịch X thu được 140,4
gam muối khan.

1. Tính a.

2. Tính nồng độ mol/l của dung dịch H2SO4 đã dùng.

3. Nếu cho a gam hỗn hợp trên tác dụng với H2SO4 loãng thì thu được bao nhiêu lít khí ở đktc?

Câu 11. Chia a gam hỗn hợp X gồm Mg và Al làm 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Cho tác dụng hết với 400 ml dd H 2SO4 loãng 1M. Sau phản ứng thu được V lít khí ở
đktc.

- Phần 2: Cho tác dụng hết với H2SO4 đặc, nguội. Sau phản ứng thu được 224 ml khí có mùi hắc.

a. Tính a gam hh X.

b. Tính V (lít) khí thu được ở phần 1.

Câu 12. Cho 12 gam Mg tác dụng với 100 gam dung dịch H 2SO4 98%, nóng (có dư) thì thu được
dung dịch X và hỗn hợp khí Y gồm SO2 và H2S. Tỷ khối hơi của hỗn hợp Y so với H2 bằng 24,5.

1. Tính thể tích hỗn hợp Y (đktc).

2. Để trung hòa hết lượng axit dư trong dung dịch X cần 2 lít dung dịch NaOH. Tính nồng độ
mol/l của dung dịch NaOH cần dùng.

Câu 13. Cho 20,8 gam hỗn hợp Cu và CuO tác dụng với H 2SO4 đặc, nóng thì thu được 4,48 lít
khí (đktc).
1. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.

2. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 80% đã dùng và khối lượng muối sinh ra.

Câu 14. Cho 45 gam hỗn hợp Zn, Cu tác dụng vừa đủ với dd H2SO4 98%, nóng thu được 15,68
lít khí SO2 (đktc).

1. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

2. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 98% đã dùng.

3. Dẫn khí thu được ở trên vào 500 ml dung dịch NaOH 2M. Tính khối lượng muối tạo thành.

Câu 15. Hoà tan 11,5 gam hỗn hợp Cu, Al, Mg vào dung dịch HCl thì thu được 5,6 lít khí (đktc)
và phần không tan. Cho phần không tan vào H 2SO4 đặc nóng thì thu được 2,24 lít khí (đktc). Xác
định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

Câu 16. Cho 12 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch H 2SO4
loãng thu được 2,24 lít khí (đkc) và chất rắn không tan. Chất rắn không tan tác dụng hết với dung
dịch H2SO4 đặc nóng thu được khí A.

1. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.

2. Tính nồng độ mol/l của dung dịch H2SO4 loãng.

3. Cho khí A vào 100 ml dd NaOH 1,5M. Xác định muối tạo thành và tính khối lượng muối.

Câu 17. Cho 18,4 gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch H 2SO4
nồng độ CM. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 25,6 gam muối khan.

1. Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.

2. Tính nồng độ CM của dung dịch H2SO4 đã dùng.

Câu 18. Để hòa tan 3,6 gam kim loại A có hóa trị III cần dùng 85,74 ml dung dịch H2SO4 20%,
khối lượng riêng 1,143 g/ml. Xác định tên kim loại A?

Câu 19. Hòa tan hoàn toàn 1,44 gam một kim loại A có hóa trị II bằng dung dịch H 2SO4 0,3M.
Sau phản ứng phải dùng hết 60 ml dung dịch NaOH để trung hòa hết axit còn dư. Xác định tên
kim loại A?
Câu 20. Cho 3,82 gam hỗn hợp 2 muối sunfat của kim loại có hóa trị I và II tác dụng vừa đủ với
dung dịch bari clorua thu được 6,99 gam kết tủa và 1 dd X. Cô cạn dd X thu được bao nhiêu gam
muối khan?

Câu 21. Tính khối lượng quặng pyrit có lẫn 15% tạp chất để điều chế 16 tấn dung dịch H 2SO4
60%. Biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 80%.

Câu 22. Từ 345 tấn quặng lẫn 20% tạp chất người ta điều chế được 563,5 tấn H 2SO4 60%. Tính
hiệu suất của quá trình trên.

Câu 23. Hoà tan hết 1,04 gam hỗn hợp nhiều kim loại (đứng trước H) bằng dung dịch H 2SO4
loãng, thu được 0,672 lít khí (đktc) và m (g) muối khan. Tính giá trị m.

Câu 24. Cho 2,81gam hỗn hợp các oxit Fe3O4, Fe2O3, MgO, CuO tác dụng vừa đủ với 300 ml dd
H2SO4 0,1M (loãng). Tính khối lượng muối khan thu được.

Câu 25. Hỗn hợp H gồm 2 kim loại X, Y thuộc hai chu kì liên tiếp ở phân nhóm IIA. Cho 0,88
gam H tác dụng hết với H2SO4 loãng thu được 672 cm3 khí (đktc) và m gam muối sunfat khan.
Tính giá trị m.

Câu 26. Nung nóng 16,8 gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được m gam hỗn
hợp X gồm các oxit sắt, và sắt dư. Hoà tan hết hỗn hợp X bằng H 2SO4 đặc, nóng thu được 5,6 lít
SO2 (đktc). Tính giá trị m.

Câu 27. Hỗn hợp bột gồm 3 kim loại Al, Zn, Mg có khối lượng 3,59 gam được chia làm hai
phần bằng nhau. Phần 1 đốt cháy hoàn toàn trong oxi dư thu được 4,355 gam hỗn hợp oxit. Phần
2 hoà tan hoàn toàn trong H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc). Tính giá trị V.

Câu 28. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Al, Mg, Zn bằng H 2SO4 đặc nóng thì thu được 4,48
lít SO2 (đktc). Mặt khác, hoà tan hết m gam X cần tối thiểu V lít dd HCl 1M. Tính V.

Câu 29. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Mg, Zn và Al thu được 3,6 gam hỗn hợp oxit.
Nếu cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,12 lít khí H 2 (đktc).
Tính m.

You might also like