You are on page 1of 2

ĐỀ KHẢO SÁT NÂNG CAO HÓA 9 LẦN 2

Câu 1
1. Cho lần lượt từng chất: Fe, BaO, Al2O3 và KOH vào lần lượt các dung dịch: NaHSO4,
CuSO4. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Một hỗn hợp gồm Al, Fe, Cu và Ag. Bằng phương pháp hoá học hãy tách rời hoàn toàn các
kim loại ra khỏi hỗn hợp trên.
3. Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 dung dịch: NaOH, KCl, MgCl2, CuCl2, AlCl3. Hãy nhận biết từng
dung dịch trên mà không dùng thêm hoá chất khác. Viết các phương trình phản ứng xảy ra
Câu 2
Đốt cháy a gam một sunfua kim loại M hoá trị II thu được chất rắn A và khí B. Hoà tan hết
A bằng lượng dung dịch H2SO4 24,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 33,33%. Làm lạnh dung
dịch này tới nhiệt độ thấp tách ra 15,625 gam tinh thể T, phần dung dịch bão hoà có nồng độ 22,54%.
1. Hỏi M là kim loại gì?
2. Xác định công thức tinh thể T biết a =12 gam.
Câu 3
Hoà tan 2,16 gam hỗn hợp (Na, Al, Fe) vào nước dư thu được 0,448 lít khí (ở đktc) và một
lượng chất rắn. Tách lượng chất rắn này cho tác dụng hết với 60 ml dung dịch (dd) CuSO 4 1M thì thu
được 3,2 gam Cu và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH để thu được
lượng kết tủa lớn nhất. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B.
a) Xác định khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp.
b) Tính khối lượng chất rắn B.

Câu 4
Trộn 100 ml dung dịch Fe2(SO4)3 1,5M với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 2M thu được kết tủa
A và dung dịch B. Nung kết tủa A trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được chất rắn
D. Thêm BaCl2 (dư) vào dung dịch B thì tách ra kết tủa E.
a)Tính khối lượng chất rắn D và khối lượng kết tủa E.
b) Tính nồng độ mol của chất tan trong dung dịch B (coi thể tích dd thay đổi không đáng kể
khi xảy ra phản ứng).
Câu 5
1. Chỉ dùng thêm phương pháp đun nóng, hãy nêu cách phân biệt các dung dịch mất nhãn
chứa từng chất sau: NaHSO4, KHCO3, Mg(HCO3)2, Na2SO3, Ba(HCO3)2.
2. Cho sơ đồ các phương trình phản ứng:
(1) (X) + HCl  (X1) + (X2) + H2O (5) (X2) + Ba(OH)2  (X7)
(2) (X1) + NaOH  (X3) + (X4) (6) (X7) +NaOH  (X8)  + (X9) + …
(3) (X1) + Cl2  (X5) (7) (X8) + HCl  (X2) +…
(4) (X3) + H2O + O2  (X6) (8) (X5) + (X9) + H2O  (X4) + …
Hoàn thành các phương trình phản ứng và cho biết các chất X, X 1,…, X9.
Câu 6:
Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của 2 nguyên tố M và X lần lượt là 82
và 52. M và X tạo thành hợp chất MXa (a: nguyên dương, trong hợp chất MXa thì X có số oxi
hóa bằng -1), trong phân tử của hợp chất MXa có tổng số hạt proton bằng 77. Xác định công
thức phân tử MXa.
Câu 7:
Cho 10,62 gam hỗn hợp gồm Fe, Zn vào 800 ml dung dịch hỗn hợp X gồm NaNO3 0,45 M và
H2SO4
0,9M. Đun nóng cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 3,584 lít khí NO (sản
phẩm khử
duy nhất, đo ở đktc). Dung dịch Y hòa tan tối đa m1 gam bột Cu và thu được V lít khí NO (đktc,
sản phẩm khử duy nhất của NO3-).
a. Tính % khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính giá trị m1 và V.
c. Cho m2 gam Zn vào dung dịch Y (tạo khí NO là sản phẩm khử duy nhất của NO 3-), sau
phản ứng thu được 3,36 gam chất rắn. Tính giá trị m2.
Câu 8
Hoàn thành các phản ứng hoa học sau:
a. SO2 + KMnO4 + H2O →
b. Fe3O4 + H2SO4 đặc, nóng→
c. Fe3O4 + H2SO4 loãng →
d. FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
e. FeS2 + H2SO4 đặc, nóng →
f. CO2 + H2O + CaOCl2 →

------HẾT--------

You might also like