You are on page 1of 3

MUỐI

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM


1. Độ tan: Số gam chất tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt
độ xác định.
2. Muối ngậm nước: muối có chứa nước kết tinh
3. Muối kép: phèn chua (Al2(SO4)3.K2SO4.24H2O)
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CHUNG
1. Muối tác dụng với kim loại : có 2 trường hợp xảy ra
muối mới + kim loại mới
2. Muối tác dụng với axit
Muối + axit muối mới + axit mới
Điều kiện xảy ra phản ứng giữa muối và axit: muối tạo thành không tan hoặc axit sinh ra
là chất dễ bay hơi.
3. Muối tác dụng với muối
Muối + muối   muối mới
Điều kiện xảy ra phản ứng giữa muối và muối: 2 muối ban đầu phải tan.
1 hoặc cả 2 muối tạo thành phải là không tan.
4. Muối tác dụng với dd bazơ muối mới + bazơ mới
Điều kiện: Sau phản ứng có 1 chất không tan
5. Phản ứng phân huỷ muối
KClO3. KMnO4, M(NO3)3, NH4NO3, NH4NO2 (NaNO2 + NH4Cl), NaHCO3, M(HCO3)2.
III. PHẢN ỨNG ĐIỀU CHẾ MUỐI: Viết ít nhất 17 loại phản ứng khác nhau
1. kim loại + phi kim: Cu + Cl2 CuCl2
2. kim koại + axit: Na + HCl NaCl + 1/2 H2
3. kim loại + muối: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
4. kim loại có oxit, hiđroxit LT + bazơ : Al + NaOH + H2O NaAlO2 + 3/2H2
5. oxit bazơ + axit: MgO + 2HCl MgCl2 + H2O
6. oxit bazơ + oxit axit: CaO + CO2 CaCO3
7. oxit LT + bazơ : ZnO + 2NaOH Na2ZnO2 + H2O
8. bazơ + axit: NaOH + HCl NaCl + H2O
9. hiđroxit LT + bazơ : Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O
10. bazơ + muối: 2NaOH + CuCl2 2 NaCl + Cu(OH)2
11.bazơ + oxit axit: NaOH + SO2 NaHSO3
12. bazơ + phi kim: 2NaOH + Cl2 NaCl + NaClO + H2O
13.oxit axit + muối: SiO2 + Na2CO3 nc Na2SiO3 + CO2
14. phi kim + muối: 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3
15. muối + muối : BaCl2 + 2AgNO3 2AgCl + Ba(NO3)2
16. muối + axit: Na2S + 2HCl 2NaCl + H2S
17. muối nhiệt phân : 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
IV. Một số lưu ý khi giải bài tập muối
1. Xác định thứ tự của phản ứng
2. Xác định phản ứng có hoàn toàn hay không
3. Chất dư, thiếu
4. Chất rắn X, dung dịch Y, khí Z... là hỗn hợp hay nguyên chất và chứa chất gì?
----------------- HẾT -----------------

Nguyễn Đức Tửu – Sở GD & ĐT Quảng Trị


BÀI TẬP KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI
Câu 1: Cho 4,58 gam hỗn hợp A gồm Zn, Fe, Cu vào cốc đựng 85 ml dung dịch CuSO 4 1M. Sau
phản ứng thu được dung dịch B, kết tủa C. Nung C trong không khí đến khối lượng không đổi, thu
được 6 gam chất rắn D. Thêm NaOH dư vào B, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu
được 5,2 gam chất rắn E. Viết phản ứng và tính % (m) kim loại trong A. Cho phản ứng hoàn toàn.
Câu 2: Cho m gam bột Fe tác dụng với 500 ml dung dịch A gồm AgNO 3 và Cu(NO3)2. Sau phản ứng
xong thu được 17,2 gam chất rắn B, dung dịch nước lọc C. Cho Ctác dụng với dung dịch NaOH dư
được 18,4 gam kết tủa 2 hiđroxit kim loại. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi,
thu được 16 gam chất rắn. Xác định m và tính nồng độ mol/lít các muối trong A.
Câu 3: Cho 10,72 gam hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với 500 ml dung dịch AgNO 3. Sau phản ứng
hoàn toàn thu được dung dịch A và 35,84 gam chất rắn B.
1. Chứng minh B không hoàn toàn là Ag.
2. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa, nung ở nhiệt độ cao đến khối
lượng không đổi thu được 12,8 gam chất rắn. Tính % (m) mỗi kim loại và C M(AgNO3).
Câu 4: Cho 1,36 gam hỗn hợp Fe và Mg tác dụng với 400 ml dung dịch CuSO 4. Sau phản ứng hoàn
toàn thu được 1,84 gam chất rắn A và dung dịch B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy
kết tủa, nung ở nhiệt độ cao trong không khí, đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp oxit nặng
1,2 gam. Tính % (m) mỗi kim loại và CM(CuSO4).
Câu 5: Cho 0,774 gam hỗn hợp Zn và Cu tác dụng với 500 ml dung dịch Ag NO 3 0,04M. Sau phản
ứng hoàn toàn thu được chất rắn X nặng 2,288 gam.
1. Chứng minh X không hoàn toàn là Ag.
2. Tính (m) mỗi kim loại trong hỗn hợp và trong X.
Câu 6: Cho 12,9 gam hỗn hợp Zn và Cu tác dụng với 200 ml dung dịch Ag NO 3. Sau phản ứng hoàn
toàn thu được 28 gam chất rắn A, dung dịch B. Cô cạn được 18,9 gam muối khan C.
Tính %(m) mỗi kim loại trong hỗn hợp và C M (AgNO3).
Câu 7: Cho 13,44 gam Cu tác dụng với 500ml dung dịch AgNO 3 0,3M, sau thời gian thu được 22,56
gam chất rắn A và dung dịch B.
1. Tính CM các chất trong dung dịch B.
2. Nhúng thanh kim loại R nặng 15 gam vào dung dịch B, phản ứng hoàn toàn thu được thanh
kim loại nặng 17,205 gam. Hãy xác định R.
Câu 8: Cho 1,12 gam Fe và 0,24 gam Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO 4. Sau phản ứng thu
được 1,88 gam kim loại. Tính CM(CuSO4) và % (m) kim loại trong 1,88 gam.
Câu 9: Cho 2,144 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu tác dụng với 0,2 lít dung dịch AgNO 3, sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B và 7,168 gam chất rắn C. Cho B tác dụng với NaOH
dư, lọc kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2,56 gam chất rắn.
1. Tính % khối lượng các kim loại trong A và C M(AgNO3).
2. Nếu cho chất rắn C thu được ở trên tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thu được chất rắn D.
Hỏi khối lượng của D tăng trong khoảng bao nhiêu % so với khối lượng chất rắn C.
Câu 10: Hoà tan 2,16 gam hỗn hợp ba kim loại gồm: Na, Al, Fe trong nước dư thu được 0,448 lít khí
(đktc) và một lượng chất rắn. Cho chất rắn này tác dụng với 60 ml dung dịch CuSO 4 1M thì thu được
3,2 gam Cu và dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thì thu được kết tủa lớn
nhất. Nung kết tủa này trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn B.
Tính khối lượng các kim loại trong hỗn hợp ban đầu và khối lượng của chất rắn B.
Câu 11: Trộn hai dung dịch AgNO3 0,44M và Pb(NO3)2 0,36M với thể tích bằng nhau thu được dung
dịch A. Thêm 0,828 gam bột Al vào 100 ml dung dịch A được chất rắn B và dung dịch C.
1. Tính khối lượng của B.
2. Cho 20ml dung dịch NaOH vào dung dịch C thu được 0,936 gam kết tủa. Tính nồng độ
mol của dung dịch NaOH.
3. Cho chất rắn B vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 6,046 gam
chất rắn D. Tính % về khối lượng các chất trong D.
Câu 12: Khi lấy 14,25 gam muối clorua của một kim loại chỉ có hoá trị II và một lượng muối nitrat
của kim loại đó có số mol như trên, thấy khác nhau 7,95 gam.
1. Hãy cho biết công thức hai muối trên.
2. Viết phản ứng khi điều chế muối trên từ đơn chất và hợp chất của kim loại đó.
Câu 13: Cho a gam kim loại M có hóa trị không đổi vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm: Cu(NO 3)2
và AgNO3 đều có nồng độ 0,4M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn ta lọc được (a+27,2) gam

Nguyễn Đức Tửu – Sở GD & ĐT Quảng Trị


chất rắn gồm 3 kim loại và một dung dịch chỉ chứa một muối tan. Xác định M và số mol muối tạo
thành trong dung dịch.
Câu 14: Cho 5,15 gam hỗn hợp bột A gồm Zn và Cu vào 140 ml dung dịch AgNO 3 1M. Sau khi phản
ứng xong, được 15,76 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch B. Chia dung dịch B thành hai phần bằng
nhau. Thêm một lượng dư dung dịch KOH vào phần thứ nhất, được kết tủa. Lọc lấy kết tủa, đem
nung đến khối lượng không đổi, được m gam chất rắn.
1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính giá trị của m.
2. Cho bột Zn tới dư vào phần thứ hai của dung dịch B, thu được dung dịch dung dịch D. Cho
từ từ V ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch D thu được 2,97 gam kết tủa. Tính giá trị của V. Giả
thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu 15: Cho 5,1 gam hỗn hợp A gồm Mg và Fe vào 250 ml dung dịch CuSO 4. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, lọc thu 6,9 gam chất rắn B và dung dịch C chứa 2 muối. Thêm dung dịch NaOH dư
vào dung dịch C. Lọc lấy kết tủa nung trong không khí tới khối lượng không đổi được 4,5 gam chất
rắn D. Tính:
1. Thành phần % (m) của mỗi kim loại trong A và nồng độ mol/lít của dung dịch CuSO 4.
2. Thể tích (đktc) khi hòa tan hết 6,9 gam B trong dung dịch H 2SO4 đặc nóng.
Câu 16: Cho 1,572 gam A gồm Al, Fe, Cu tác dụng hoàn với 40 ml dung dịch CuSO 4 1M thu được
dung dịch B và hổn hợp D gồm: hai kim loại. Cho từ từ NaOH vào B đến khi kết tủa lớn nhất. Nung
kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 1,82 gam hổn hợp hai oxit. Cho D tác
dụng hoàn với dung dịch AgNO 3 thì lượng Ag thu được lớn hơn khối lượng của D là 7,336 gam. Tính
số gam mỗi kim loại trong A.
Câu 17: Có 5,56 gam hỗn hợp A gồm Fe và 1 kim loại M (có hoá trị không đổi). Chia A làm 2 phần
bằng nhau. Phần 1 hoà tan hết trong dung dịch HCl được 1,568 lít khí. Hoà tan hết phần 2 trong dung
dịch HNO3 loãng dư thu được 1,344 lít khí NO duy nhất và không tạo ra NH 4NO3. Xác định kim loại
M và thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong A.
Câu 18: Cho 12 gam Mg vào 1 lít dung dịch ASO 4 và BSO4 có cùng nồng độ là 0,1M (tính khử
Mg>A>B).
1. Chứng minh A và B kết tủa hết.
2. Biết rằng phản ứng cho sản phẩm chất rắn C có khối lượng 19,2 gam. Khi cho C tác dụng
với dung dịch H2SO4 loãng, dư còn lại 1 kim loại không ta có khối lượng 6,4 gam. Xác định 2 kim
loại A, B.
3. Lấy 1 lít dung dịch ASO4 và BSO4 với nồng độ mỗi muối là 0,1M và thêm vào đó m gam
Mg. Lọc lấy dung dịch C. Thêm NaOH dư vào dung dịch D thu được kết tủa E. Nung E ngoài không
khí đến khối lượng không đổi thu được 10 gam chất rắn F. Tính giá trị của M.
Câu 19: Một loại muối Al2(SO4)3 lẫn các tạp chất FeSO4, Fe2(SO4)3 và CuSO4. Hoà tan 36,708 gam
muối này vào nước, chia dung dịch làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 phản ứng vừa đủ với 9 ml dung
dịch KMnO4 0,1M khi có mặt H 2SO4 dư. Ngâm một mẩu sắt kim loại vào phần 2 đến phản ứng hoàn
toàn, khối lượng mẩu sắt giảm đi 0,0396 gam. Dung dịch thu được phản ứng vừa đủ với 42 ml dung
dịch KMnO4 0,1M khi có mặt H2SO4 dư.
1. Tính phần trăm khối lượng từng tạp chất trong mẫu muối trên.
2. Tính lượng NaOH tối thiểu để chỉ kết tủa hết các tạp chất sắt và đồng dưới dạng hiđroxit.
Câu 20: Chia 1,5 gam hỗn hợp bột Fe, Al, Cu thành 2 phần bằng nhau.
1. Lấy phần 1 hoà tan bằng dung dịch HCl thấy còn lại 0,2 gam chất rắn không tan và có 448
ml khí bay ra (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong mỗi phần.
2. Lấy phần thứ hai cho vào 400ml dung dịch hỗn hợp AgNO 3 0,08M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau
khi kết thúc các phản ứng thu được chất rắn A và dung dịch B. Tính khối lượng chất rắn A và nồng
độ mol của các chất trong dung dịch B.
Câu 21: Cho hỗn hợp X gồm 0,06 mol Ag, 0,054 mol Pb và 0,034 mol Al vào 500 ml dung dịch
Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 18,138 gam chất rắn Y.
Tính % khối lượng các chất trong Y và nồng độ mol dung dịch Cu(NO 3)2.
Câu 22: Cho 3,78 gam bột Al phản ứng vừa đủ với dung dịch muối XCl 3 tạo thành dung dịch Y.
Khối lượng chất tan trong dung dịch Y giảm 4,06 gam so với dung dịch XCl 3. Xác định công thức
của muối XCl3. Cho dung dịch Y tác dụng với NaOH dư, sau đó sục khí CO 2 vào cho đến khi phản
ứng kết thúc thì thu được m gam chất kết tủa. Viết phương trình các phản ứng và tính m.
----------------- HẾT -----------------

Nguyễn Đức Tửu – Sở GD & ĐT Quảng Trị

You might also like