You are on page 1of 2

Bài tập 1: Thực hiện thí nghiệm về trao đổi khí của một học sinh, người ta thu

được kết quả sau:


Thể tích thở ra bình thường là 500ml, hít vào gắng sức là 2100ml, thở ra gắng sức
là 800ml. Tổng dung tích phổi của học sinh đó là 4400ml.
a. Lượng khi cặn và dung tích sống của học sinh đó là bao nhiêu?
b. Trong lượng khí hít vào và thở ra bình thường người ta thấy có 20,96% lượng
khi Oxi, được hít vào và 16,4% lượng khí Ôxi, thải ra. Tính thể tích lượng khí Ôxi,
được vào và thở ra. Tại sao lượng khi O; thải ra lại giảm so với lúc hít vào?
c. Ý nghĩa của việc hô hấp sâu.
Bài tập 2
Cho biết tỉ lệ thể tích khí lưu thông và khí cứa trong phổi sau khi thở ra bình
thường là 1/5. Thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào gắng sức 5200ml,dung
tích sống 3700ml, thể tích khí dự trữ 1500 ml. hãy tính:
a.Thể tích khí chứa trong phổi sau khi thở ra gắng sức
b.Thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào bình thường và thở ra bình thường
Bài tập 3
Thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào bình thường là 3 lít.Tỉ lệ khí bổ sung:
khí lưu thông: khí dự trữ: khí cặn là 7:2:4:6. Tính
a. Thể tích khí bổ sung, khí lưu thông,khí dự trữ, khí cặn.
b. Thể tích khí trong phổi sau khi hít vào bình thường
c. Thể tích khí trong phổi sau khi thở ra bình thường
d. Dung tích sống
Bài tập 4
Thể tích khí chứa trong phổi sau khi thở ra bình thường là 3 lít.Tỉ lệ khí bổ sung:
khí lưu thông: khí dự trữ: khí cặn là 4:1:2:3. Tính
a. Thể tích khí bổ sung, khí lưu thông,khí dự trữ, khí cặn.
b. Thể tích khí trong phổi sau khi hít vào bình thường
c. Thể tích khí trong phổi sau khi thở ra bình thường
d. Dung tích sống
Bài tập 5
Dung tích sống là 3 lít.Tỉ lệ khí bổ sung: khí lưu thông: khí dự trữ: khí cặn là
4:2:4:5. Tính
a. Thể tích khí bổ sung, khí lưu thông,khí dự trữ, khí cặn.
b. Thể tích khí trong phổi sau khi hít vào bình thường,hít vào gắng sức
c. Thể tích khí trong phổi sau khi thở ra bình thường, thở ra gắng sức

You might also like