You are on page 1of 3

RỐI LOẠN THĂNG BẰNG TOAN – KIỀM Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN

Mục tiêu học tập


1. Giải thích được các cơ chế kiểm soát thăng bằng kiềm toan của cơ thể.
2. Phân tích được mối liên quan giữa các tình trạng rối loạn thăng bằng kiềm toan với chức
năng thận.
3. Giải thích được triệu chứng lâm sàng và cách phát hiện, liệt kê được các thăm dò cận lâm
sàng thiết yếu của toan chuyển hóa ở bệnh nhân suy thận

Tình huống 1: Bệnh nhân nữ 44 tuổi vào viện vì phù 2 chân


Tiền sử: Bệnh thận mạn giai đoạn 5 do viêm cầu thận mạn đang điều trị bảo tồn. Một tuần nay
bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, phù 2 chân, tiểu 800ml/24h. 1 ngày nay bệnh nhân mệt mỏi tăng,
buồn nôn, nôn, kèm theo khó thở tăng dần, thở nhanh  vào viện. Khám lâm sàng lúc vào: bệnh
nhân ngủ gà G 14 điểm, thở nhanh sâu, HA : 100/60, M 100, SpO2: 98% (thở oxy khí phòng).
Xét nghiệm cận lâm sàng lúc vào
Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: HC: 2.67 T/l Hb: 70 g/L BC: 5.4 G/l TC: 160 G/l
Sinh hóa máu: Ure: 36.4 mmol/L Creatinin: 1142 µmol/L Glucose: 10.2 mmol/L Natri: 130
mmol/L K: 5.6 mmol/L Cl: 102 mmol/L
Ngày thứ 1 sau khi nhập viên bệnh nhân than phiền đau đầu tăng lên, đau nhức mắt, được đi
khám chuyên khoa mắt chẩn đoán: Tăng nhãn áp. Bác sĩ chuyên khoa mắt cho dùng
Acetazolamid điều trị tăng nhãn áp.

Câu 1: Trong các hệ thống đệm của cơ thể, hệ thống đệm quan trọng nhất với dịch ngoại bào là:
A. Hệ đệm bicarbonat
B. Hệ đệm hemoglobin
C. Hệ đệm protein
D. Hệ đệm phosphate
Câu 2: Acid được tạo ra do chuyển hóa gồm: Acid bay hơi và acid không bay hơi (cố định) Nhận
định nào sau đây là chính xác nhất:
A. Thận đào thải acid cả acid bay hơi và acid không bay hơi
B. Acid bay hơi: H2CO3 được thải trừ qua thận
C. Thận đào thải acid không bay hơi, phổi đào thải acid bay hơi
D. Phổi đào thải acid không bay hơi, thận đào thải acid bay hơi
Câu 3: Trong tình huống trên bệnh nhân biểu hiện thở nhanh sâu là do:
A. Do khó thở (thiếu oxy)
B. Tăng tần số thở để bù trừ
C. Do lo lắng, sợ hãi
D. Do nguyên nhân khác
Câu 4: Xét nghiệm thăm dò ưu tiên được tiến hành trong tình huống trên là
A. Chụp cắt lớp vi tính sọ não loại trừ tai biến mạch não
B. Chụp Xquang phổi
C. Điện tim đồ
D. Khí máu
Câu 5: Kết quả xét nghiệm khí máu: pH: 7.18 pCO2: 16.2 pO2: 95 HCO3: 5.9 BE: -2.7
SaO2: 97.5%. Chẩn đoán tình trạng rối loạn kiềm toan trong tình huống này:
A. Toan chuyển hóa
B. Kiềm chuyển hóa
C. Toan hô hấp
D. Kiềm hô hấp
Câu 6: Trong tình huống trên, cơ thể bù trừ bằng cách:
A. Tăng thải acid
B. Tăng tái hấp thu bicarbonat
C. Tăng thông khí phế nang
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7: Khoảng trống Anion trong tình huống trên (Anion Gap)
A. Tăng
B. Giảm
C. Bình thường
D. Không đủ dữ kiện xác định
Câu 8: Cơ chế hình thành toan chuyển hóa trong tình huống trên:
A. Giảm bài tiết H
B. Giảm tái hấp thu bicarbonat
C. Do tăng sản xuất acid cố định
D. Cả A và B
Câu 9: Nhận định nào sau đây là đúng nhất về nguyên nhân gây tăng Kali máu trong tình huống
này:
A. Do thuốc
B. Do chế độ ăn
C. Toan chuyển hóa làm Kali đi từ trong tế bào ra dịch ngoại bào
Toan chuyển hóa => tăng vận chuyển H+ vào trong tế bào (để kết hợp với
Phosphat, Hb,…) => đi qua kênh K+ - H+ => tăng vận chuyển K+
D. Do vỡ hồng cầu trong ống nghiệm
Câu 10: Tác dụng cần cân nhắc khi sử dụng Acetazolamid trong tình huống này là:
A. Toan chuyển hóa
B. Hạ Natri máu
C. Hạ Kali máu
D. Dễ gây ra quá liều do suy thận
ức chế enzyme CA => ức chế tái hấp thu HCO3- mà không ảnh hưởng đến H+ =>
mất cân bằng

You might also like