You are on page 1of 11

CHƯƠNG 20: SINH LÝ BỆNH ĐẠI CƯƠNG CHỨC NĂNG TIÊU HÓA

Câu 1: Tiêu chảy thẩm thấu:


A. Là do sự hiện diện trong lòng ruột một chất tan có hoạt tính thẩm thấu nhưng
hấp thu kém.
B. Là do nước bị kéo vào lòng ruột theo khuynh độ thẩm thấu.
C. Gây mất muối nhiều hơn mất nước.
D. Có khuynh hướng giảm natri máu.
E. Sẽ ngưng lại khi bệnh nhân ngưng ăn uống.
ĐĐSSĐ
Câu 2: Trong hội chứng kém hấp thu
A. Tiêu chảy do tăng tiết dịch và giảm hấp thu nước và các chất điện giải.
B. Sụt cân do kém hấp thu mỡ, protein, glucid.
C. Dị cảm và co giật do kém hấp thu Ca và vitamine.
D. Vọp bẻ, yếu cơ do mất nhiều muối Na.
E. Phù do tổn thương thận.
ĐĐĐSS
Câu 3: Các hậu quả sau đây xảy ra sau khi dạ dày bị nhiễm H.Pylori, NGOẠI
TRỪ:
A. Viêm dạ dày bề mặt mãn tính.
B. Tăng gastrin trong máu.
C. Tăng tiết acid ở dạ dày.
D. Dị sản niêm mạc tá tràng ở dạ dày.
E. Viêm tá tràng, loét tá tràng.
D
Câu 4: Thuốc kháng viêm không steroid làm giảm prostaglandin ở dạ dày gây
nên các ảnh hưởng sau dây lên niêm mạc dạ dày, ngoại trừ:
A. Tăng tiết HCL.
B. Giảm tiết chất nhầy.
C. Giảm tiết bicarbonat.
D. Tăng sinh tế bào.
E. Giảm tiết phospholipid hoạt động bề mặt.
D
Câu 5: Enterotoxine của vi khuẩn Vibrio cholerea gây ra:
A. Tăng AMP vòng nội bào.
B. Tăng GMP vòng nội bào.
C. Tăng Ca2+ nội bào.
D. a và b.
E. b và c.
A
Câu 6: Tình trạng tăng AMP vòng nội bào sau khi enterotoxine của vi khuẩn
Vibrio cholerae bám vào niêm mạc ruột sẽ gây ra:
A. Ức chế sự hấp thu Natri trung tính.
B. Ức chế sự hấp thu Natri đi kèm glucose.
C. Gia tăng tính thấm của màng tế bào vùng hẻm tuyến đối với ion Cl-.
D. a và c.
E. a và b.
D
Câu 7: Tiêu chảy tiết dịch gây:
A. Mất nước nhiều hơn mất NaCl.
B. Mất NaCl nhiều hơn mất nước.
C. Nước và NaCl bị mất tương đương nhau.
D. Giảm Ca máu.
E. Tăng Kali máu.
C
Câu 8: Tiêu chảy thẩm thấu:
A. Mất nước nhiều hơn mất NaCl.
B. Mất NaCl nhiều hơn mất nước.
C. Mất nước nội bào do độ thẩm thấu dịch ngoại bào cao hơn nội bào.
D. a và c.
E. b và c.
D
Câu 9: Tắc ruột cơ học có tắc nghẽn mạch máu gây ra rối loạn sinh lý sau đây:
A. Tích lũy nước và hơi phía trên chỗ tắc.
B. Hoại tử đoạn ruột bị tắc.
C. Phù nề và thoát huyết tương vào lòng ruột.
D. Thủng ruột.
E. Các câu trên đều đúng.
E
Câu 10: Cơ chế gây hội chứng kém hấp thu do sự phát triển vi khuẩn đường
ruột quá mức:
A. Vi khuẩn phân cắt muối mật kết hợp thành acid mật tự do làm giảm nồng độ
muối mật trong ruột.
B. Vi khuẩn và acid mật tự do gây tổn thương niêm mạc ruột.
C. Vi khuẩn phân hủy các enzyme của tụy.
D. a và b.
E. b và c.
D
CHƯƠNG 19: SINH LÝ BỆNH ĐẠI CƯƠNG CHỨC NĂNG HÔ HẤP
Câu 1: Giữa O2 và CO2
A. O2 hòa tan vào lớp dịch phế bào dễ dàng hơn nhờ trong không khí tỷ lệ O2 >
CO2
B. CO2 hòa tan vào lớp dịch phế bào dễ dàng hơn nhờ hệ số hòa tan CO2 > O2
C. CO2 hòa tan vào lớp dịch phế bào dễ hơn vì phân tử lượng nhỏ hơn.
D. CO2 hòa tan vào lớp dịch phế bào dễ hơn nhờ cấu trúc phân tử của nó.
E. O2 và CO2 hòa tan vào dịch phế bào như nhau vì có trộn với khí cặn.
SĐSSS
2: Trong quá trình hô hấp bình thường
A. Cổ chướng làm giảm chức năng hô hấp vì ảnh hưởng đến cử động hô hấp
B. Trong thì hít vào, thể tích lồng ngực tăng lên chủ yếu nhờ vào sự di động của
cơ hoành
C. Thì thở ra là thì thụ động vì thì nảy yếu hơn thì hít vào
D. Thì thở ra là thì thụ động vì thì này không tiêu hao năng lượng
E. Khấu kính của tiểu phế quản trong thì thở ra nhỏ hơn trong thì hít vào
ĐĐSĐS
Câu 3: Trên lâm sàng, "hô hấp" được hiểu như
A. Hô hấp ngoài
B. Hô hấp trong
C. Thông khí
D. Hô hấp tế bào
E. Khuếch tán
A
Câu 4: Hen phế quản là bệnh lý gây:
A. Rối loạn giai đoạn thông khí do giảm cử động hô hấp
B. Giới hạn thông khí
C. Rối loạn hô hấp tế bào
D. Tắc nghẽn thông khí
E. Thiểu năng hô hấp do ức chế trung tâm hô hấp
D
Câu 5: Rối loạn giai đoạn thông khí do rối loạn cử động hô hấp là cơ chế của các
bệnh sau đây NGOẠI TRỪ:
A. Sốt bại liệt
B. Gù vẹo cột sống
C. Các thuốc ức chế hô hấp
D. Cổ chướng
E. Hen phế quản
E
Câu 6: Ở tư thế đứng máu đến đáy phối nhiều hơn đình phối vì các lý do sau
đây ngoại trừ
A. Áp suất màng phổi ở đáy âm sớm hơn đỉnh phổi
B. Áp suất màng phổi ở đáy âm nhiều hơn đỉnh phổi
C. Áp suất thủy tĩnh ở đáy lớn hơn đỉnh phổi
D. Mạch máu ở đáy phổi nhiều hơn đỉnh phối
E. Đáy phổi nhiều máu hơn đỉnh phổi
E
Câu 7: Diện tích khuyếch tán là
A. Diện tích bề mặt của phổi
B. Tổng diện tích các phế nang
C. Tổng diện tích các phế nang được thông khí tốt
D. Tổng diện tích các phế nang được thông khí tốt và tưới máu tốt
E. Tổng diện tích các phế nang có V/Q = 0,8
D
Câu 8: Phế nang hoạt động như một shunt là phế nang có nồng độ các khí trong
máu rơi khỏi nó gần giống với máu tĩnh mạch vào mao mạch phổi vì:
A. Khí lưu thông ở phế nang quá ít
B. Máu đến tưới phế nang quá nhiều
C. Khí lưu thông ở phế nang so với má tưới quá ít
D. Khí lưu thông ở phế nang so với máu tưới quá nhiều
E. Khí lưu thông và máu tưới hay thay đổi
C
Câu 9: Tỷ lệ V/Q tốt nhất cho sự trao đổi khí:
A. 0,5
B. 0,6
C. 0,7
D. 0,8
E. 1
E
Câu 10: Các bệnh lý sau đây làm giảm diện tích khuếch tán, NGOẠI TRỪ:
A. Phù phổi cấp
B. Viêm phổi thùy
C. Liệt cơ hoành
D. Khí phế thủng
E. Thiếu Surfactant
C
CHƯƠNG 18: SINH LÝ BỆNH ĐẠI CƯƠNG CHỨC NĂNG TUẦN HOÀN
Câu 1: Khi tim suy, có sự thay đổi chỉ tiêu hoạt động như sau:
A. Giảm lưu lượng tim
B. Hệ thần kinh giao cảm giảm hoạt động
C. Tăng thể tích máu
D. Tăng tốc độ tuần hoàn
E. Tăng huyết áp tĩnh mạch
ĐSĐSĐ
Câu 2: Hãy xếp thứ tự các sự kiện trong hoạt động co cơ:
A. Phức hợp thư duỗi được giải ức chế
B. Myosin ATPase giúp phóng thích ATP
C. Điện thế màng tế bào cơ tim thay đổi
D. Sợi actin đi vào trung tâm sarcomère
E. Ca2+ kết hợp phức hợp thư duỗi.
34152
Câu 3: Hiện tượng căn bản trong suy tim là:
A. Cơ tim tăng sử dụng năng lượng
B. Giảm sức co cơ tim
C. Cơ tim làm việc quá mức
D. Cơ thể thiếu máu nặng
E. Tất cả các câu trên đều sai
B
Câu 4: Bản chất cơ chế biểu hiện lâm sàng của suy tim trái là:
A. Ứ máu ngoại vi
B. Ứ máu ở phổi
C. Thiếu máu nuôi tim
D. Giảm thông khí phổi
E. Tất cả các câu trên đều đúng
B
Câu 5: Cơ chế bệnh sinh của phù phổi cấp:
A. Do ứ máu ở phổi .
B. Áp suất thủy tĩnh mao mạch phổi tăng thắng áp suất keo
C. Tim trái suy nhưng tim phải còn khỏe
D. Sự trao đổi khí tại phổi bị ngăn cản
E. Tất cả các câu trên đều đúng
E
Câu 6: Bản chất cơ chế biểu hiện lâm sàng của suy tim phải là:
A. Ứ máu ngoại vi
B. Ứ máu ở phổi
C. Thiếu máu nuôi tim
D. Giảm thông khí phổi
E. Tất cả các câu trên đều đúng
A
Câu 7: Cơ chế gây giảm bài tiết nước tiểu trong suy tim:
A. Máu đến thận giảm
B. Giảm độ lọc cầu thận
C. Cường aldosterone thứ phát
D. Tăng giữ nước và muối
E. Tất cả các câu trên đều đúng
E
Câu 8: Men chuyển (Converting enzyme) ảnh hưởng đến huyết áp thông qua
A. Histamin - Serotonin.
B. Prostaglandine - Leukotrien.
C. Proinsulin - Insulin.
D. Renin - Angiotensin.
E. Tất cả các câu trên đều đúng.
D
Câu 9: Hội chứng Conn gây cao huyết áp do:
A. Tăng tiết catecholamine
B. Tăng tiết glucocorticoid
C. Tăng tiết aldosterone
D. Tăng tiết testosterone
E. Tăng tiết Estrogen.
C

CHƯƠNG 16: RỐI LOẠN ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT


Câu 1: Các pyrogenic cytokin sau đây có thể gây sốt, ngoại trừ A. TNFα, IL1α,
IL18β.
B. TNFα, MAF, IFNβ.
C. TNFβ, IL6, IL8.
D. TNFα, INFβ, INFα.
E. TNFα, INFα, INFβ.
B
Câu 2: Thân nhiệt có thể giảm, ngoại trừ
A. Khi có rối loạn chuyển hóa năng lượng như: tiểu đường, xơ gan . . .
B. Do phản xạ điều nhiệt mất tác dụng khi thân nhiệt giảm quá thấp (< 34,5°C)
C. Do rối loạn trung tâm điều nhiệt khi tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ thấp
D. Khi hạ thân nhiệt nhân tạo sau khi đã ức chế phản xạ điều nhiệt
E. Tiếp xúc với môi trường lạnh kéo dài dù phản xạ điều nhiệt vẫn bình thường
C
Câu 3: Chất gây sốt nội sinh (EP) có các tính chất sau, ngoại trừ
A. Là một protein có trọng lượng phân tử khoảng 13000
B. Không thể phát hiện được ở bệnh nhân đang sốt dù trên thực nghiệm gây
được sốt và không có hiện tượng dung nạp
C. Chất EP giống với IL1
D. Có thể mất tác dụng nếu mất nhóm SH tự do
B
Câu 4: Yếu tố gây sốt:
A. Các yếu tố gây sốt tác động lên trung tâm điều nhiệt làm sản xuất ra
arachdonic acid, lúc đó điểm điều nhiệt sẽ thay đổi
B. Virus, vi khuẩn, và các loại kháng nguyên đều có thể gây sốt
C. Các tế bào bướu có thể gây sốt do tác động trực tiếp lên trung tâm điều nhiệt
D. Các chất từ ổ viêm và ở hoại tử có thể hoạt hóa tế bào lympho gây sốt
E. Không có câu nào đúng
B
Câu 5: Sốt có lợi cho cơ thể vì các lý do sau đây, ngoại trừ:
A. Sốt làm tăng hệ đề kháng , giúp ích cho sự thực bào
B. Người ta thường dùng loài bò sát để nghiên cứu về lợi ích của sốt
C. Sốt có lợi vì có tác dụng diệt khuẩn
D. Sốt có lợi cho cơ thể nên không nên làm hạ sốt vì bất kì lí do nào vì như thế
là có hại cho sự chống đỡ của cơ thể
E. Tất cả các câu trên điều đúng
D
Câu 6: Chất gây sốt nội sinh tham gia vào sự bảo vệ cơ thể nhờ các tác động
sau đây, ngoại trừ
A. Thúc đẩy đáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào
B. Tăng sản xuất bổ thể
C. Tăng albumine huyết
D. Tăng fibrinogenne huyết
E. Tăng dự trữ sắt dưới dạng ferritine
C
Câu 7: Khi phát sốt, sự gia tăng thân nhiệt là do các thay đổi sau đây, ngoại trừ:
A. Tăng sản nhiệt, giảm thải nhiệt
B. Rối loạn trung tâm điều nhiệt
C. Do chất gây sốt gắn trên bề mặt tế bào ở hypothalamus
D. Do PGE2 gây tăng điểm điều nhiệt
E. Do cAMP gây tăng điểm điều nhiệt
...
Câu 8: Các chất sau đây có thể gây sốt do tác động lên trung tâm điều nhiệt vì là
chất gây sốt
A. Thyroxine
B. Interferon
C. Thuốc dùng để trị bệnh Parkinson
D. Amphotericine
E. Phenothiazine
B
Câu 9: Sốt là một phản ứng có lợi, tuy nhiên cũng gây nhiều bất lợi, hạ nhiệt là
cần thiết trong các trường hợp sau, ngoại trừ
A. Thiểu năng vành
B. Sốt kéo dài
C. Có tiền căn động kinh
D. Sốt quá cao (trên 41°C)
E. Có thai
B
Câu 10: Các bằng chứng sau đây chứng tỏ sốt là một phản ứng có lợi, ngoại trừ:
A. Sốt diệt được vi khuẩn
B. Sốt tồn tại trong quá trình tiến hóa
C. Người ta dùng loài lưỡng thể bị nhiễm khuẩn để nghiên cứu lợi ích của sốt
D. Sốt làm giảm sắt huyết thanh
E. Sốt làm tăng bổ thể.
C
CHƯƠNG 15: VIÊM
Câu 1: Rối loạn vận mạch tại ổ viêm:
A. Tại nơi tổn thương hiện tượng co mạch lúc đầu là do tác động của chất gây
co mạch
B. Chất gây dãn mạch trong viêm chủ yếu là histamine
C. Hiện tượng xung huyết động mạch và tĩnh mạch chủ yếu là do các chất gây
dãn mạch
D. Ứ trệ tuần hoàn trong viêm là do các mạch máu bị tổn thương, đông máu, tắc
mạch
E. Dãn mạch và ứ trệ tuần hoàn là một phản ứng có lợi trong viêm
C
Câu 2: Sự hình thành dịch viêm, có các tính chất sau đây, ngoại trừ:
A. Dịch viêm được hình thành là do tăng áp lực thủy tĩnh khi có xung huyết.
B. Dịch viêm được thành lập chủ yếu là do tăng tính thấm dưới tác dụng của
chất gây dãn mạch.
C. Chất gây dãn mạch gồm histamin, kininogene, PGE1, PGE2, LT.
D. Các chất gây dãn mạch tác động chủ yếu là tạo các khoảng trống trên màng
căn bản của mao mạch làm cho các chất có phân tử lớn có thể thoát ra.
E. Dịch viêm có thể ít, chỉ gây sưng phù tại chỗ hoặc nhiều gây ứ đọng ở các
xoang tự nhiên.
C
Câu 3: Thành phần của dịch viêm, có các tính chất sau, ngoại trừ:
A. Thành phần chủ yếu của dịch viêm là protein.
B. Protein trong dịch viêm nhiều nên phản ứng Rivalta (+), lúc đó protein trong
dịch viêm đã vượt 15mg/l.
C. Dịch viêm là dịch tiết vì được hình thành do xung huyết động mạch.
D. Dịch viêm có kháng thể, bạch cầu, fibrinogene nên luôn có lợi vì có thể tiêu
diệt yếu tố gây viêm.
E. BC ái toan ức chế sự tăng tính thấm thành mạch do đó có thể hạn chế sự tạo
quá mức dịch viêm.
E
Câu 4: Nguyên nhân gây viêm:
A. Viêm có thể do các nguyên nhân từ bên ngoài như vật lý, hóa học, sinh học.
B. Viêm có thể do chấn thương hoặc do tắc nghẽn mạch máu.
C. Viêm có thể do xuất huyết.
D. Viêm có thể gây ra do sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể tương
ứng.
E. Tất cả các câu trên đều đúng.
E
Câu 5: Các chất sau đây có thể gây xung huyết tại ổ viêm, ngoại trừ:
A. Histamine
B. Arachidonic acid
C. PG, LT
D. Bradykinin
E. C3a, C5a
B
Câu 6: Bạch cầu xuyên mạch do các chất gây hóa ứng động sau đây ngoại trừ:
A. N formiloligopeptid từ vi khuẩn
B. C3a, C5a
C. LTB4
D. LTC4
E. Protein từ vi khuẩn
D
Câu 7: Sự thành lập dịch viêm chủ yếu do:
A. Tăng áp lực tại ổ viêm trong giai đoạn xung huyết
B. Do sự tăng tính thấm thành mạch bởi histamine và các enzyme từ bạch cầu
C. Do bradykinin và các sản phẩm từ arachidonic acid
D. Câu a và c đúng
E. Câu a và b đúng
D
Câu 8: Các chất sau đây giúp tiêu hủy đối tượng thực bào ngọai trừ:
A. Neutralprotease
B. Hydrolase
C. Lysozyme
D. Cobalaminebinding prôtein
E. Myeloperoxydase
D
Câu 9: Hypochlorous acid có các tác động sau đây, ngoại trừ:
A. Tiêu hủy vi khuẩn
B. Gây tổn thương mô
C. Hủy hoại enzyme antiprotease
D. Hoạt hóa enzyme αl antitrypsine
E. Hoạt hóa enzyme elastase
D
Câu 10: Tình trạng nhiễm khuẩn tái đi tái lại do thiếu sót của hệ thống tế bào đơn
nhân thực bào, do các nguyên nhân sau đây, ngoại trừ:
A. Giảm bạch cầu do thuốc
B. Bạch cầu không vận động được
C. Do dùng corticoids
D. Do dùng kháng viêm không steroids
E. Do đái tháo đường
D
CHƯƠNG 13: RỐI LOẠN CÂN BẰNG NƯỚC VÀ ĐIỆN GIẢI
Câu 1: Nguyên nhân nào sau đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây giảm thể
tích đáng kể:
A. Xuất huyết.
B. Tiêu chảy.
C. Tắc ruột.
D. Nôn.
E. Đổ mồ hôi.
B
Câu 2: Cơ chế nào sau đây sẽ dẫn đến phù và tăng thể tích tuần hoàn hữu hiệu:
A. Tăng áp lực thủy tĩnh.
B. Giảm áp lực keo.
C. Tăng tính thấm thành mạch.
D. Tắc mạch bạch huyết.
E. Tăng áp lực thẩm thấu.
E
Câu 3: Rối loạn nào sau đây sẽ gây ra giảm natri huyết thật sự (true
hyponatremia):
A. Tình trạng tăng lipid/máu.
B. Tình trạng tăng protid/máu.
C. Tình trạng tăng tiết quá mức ADH.
D. Tình trạng tăng đường huyết.
E. Tình trạng tăng nitơ huyết.
C
Câu 4: Các nguyên nhân sau đây có thể gây ra lăng natri huyết, NGOẠI TRỪ:
A. Hôn mê khiến cho bệnh nhân không tự uống nước được.
B. Tiêu chảy thẩm thấu.
C. Lợi tiểu thẩm thấu.
D. Sốt cao.
E. Hội chứng tiết quá mức ADH (SIADH).
E
Câu 5: Tăng kali huyết có thể xảy ra trong các trường hợp sau, NGOẠI TRỪ:
A. Suy giảm độ thanh lọc cầu thận (như trong trường hợp suy thận mãn).
B. Tiêu chảy.
C. Tế bào bị phá hủy như trong trường hợp tán huyết).
D. Cơ thể bị nhiễm toan.
E. Có tình trạng giảm tiết aldosterone.
B
Câu 6: Các cơ chế sau đây sẽ dẫn đến giảm kali huyết, NGOẠI TRỪ:
A. Cơ thể giảm tiết insulin.
B. Lượng kali đưa vào cơ thể không đầy đủ.
C. Thận tăng thải trừ kali.
D. Mất dịch qua đường tiêu hóa (nôn ói, tiêu chảy).
E. Chuyển dịch kali từ ngoại bào vào nội bào.
A
Câu 7: Các nguyên nhân sau đây sẽ gây ra tình trạng giảm thể tích, NGOẠI
TRỪ:
A. Mất nước qua thận.
B. Tiêu chảy.
C. Bỏng, mất nước qua da.
D. Mất nước qua đường hô hấp.
E. Tăng tiết ADH quá mức.
E
Câu 8: Rối loạn cân bằng xuất nhập nước (giữa cơ thể và môi trường) sẽ biểu
hiện chủ yếu bằng:
A. Tình trạng tăng hoặc giảm thể tích.
B. Tình trạng tăng hoặc giảm nồng độ Natri huyết.
C. Tình trạng tăng hoặc giảm nồng độ Kali huyết.
D. Tình trạng tăng hoặc giảm tổng lượng Natri trong cơ thể.
E. Tình trạng tăng hoặc giảm tổng lượng Kali trong cơ thể.
B
Câu 9: Nồng độ Kali huyết không những phụ thuộc vào tốc độ đưa Kali vào cơ
thể và tốc độ thải trừ mà còn phụ thuộc vào 1 yếu tố quan trọng là:
A. Cân bằng xuất nhập nước (giữa cơ thể và môi trường).
B. Nồng độ Natri huyết.
C. Sự phân bố dịch giữa khu vực nội mạch và gian bào.
D. Sự chuyển dịch Kali giữa nội bào và ngoại bào.
E. Sự chuyển dịch Kali giữa nội mạch và gian bào.
D
Câu 10: Nguyên nhân nào sau đây hiếm khi gây tăng Kali huyết:
A. Nhiễm toan chuyển hóa.
B. Tán huyết.
C. Ly giải cơ vân.
D. Tăng lượng Kali ăn vào.
E. Thận giảm thải trừ Kali.
D
CHƯƠNG 10: RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA GLUCID
Câu 1: Insulin:
a. Do tế bào α tụy tiết
b. Do tế bào β tụy tiết
c. Do tế bào δ tụy tiết
d. Do tế bào ε tụy tiết
e. Do tế bào γ tụy tiết
B
Câu 2: Chất nào sau đây là thể cetone:
a. Acetic acid
b. Acetoacetic acid
c. Chlorhydric acid
d. Butyric acid
e. Becetone
B
Câu 3: Trong tiểu đường type 2, insulin kém tác dụng sinh học do:
a. Cấu trúc insulin bất thường
b. Trong máu chỉ có proinsulin
c. Trong máu chỉ có preproinsulin
d. Nồng độ insulin trong máu quá cao
e. Nồng độ insulin trong máu giảm
A
Câu 4: Rối loạn chuyển hóa glucid nội bào trong tiểu đường type 2 do:
a. Giảm sản xuất glucose ở gan, giảm tiêu thụ glucose ở gan, cơ, mỡ.
b. Giảm sản xuất glucose ở gan, tăng tiêu thụ glucose ở gan, cơ, mỡ.
c. Tăng sản xuất glucose ở gan, tăng tiêu thụ glucose ở gan, cơ, mỡ.
d. Tăng sản xuất glucose ở gan, giảm tiêu thụ glucose ở gan, cơ, mỡ
e. Tất cả các câu trên đều sai.
D
Câu 5: Trong bệnh tiểu đường, hậu quả của rối loạn chuyển hóa glucid gây:
a. Tăng dự trữ glycogen
b. Tăng tân tạo glucid bằng cách giáng hóa lipid, protid
c. Tăng khả năng đường vào chu trình Krebs
d. Tăng chuyển hóa theo chu trình pentose
e. Tăng quá trình tạo năng lượng cho cơ thể
B
Câu 6: Triệu chứng tiểu nhiều của bệnh tiểu đường do:
a. Bệnh nhân uống nhiều nước
b. Do tăng đường huyết
c. Do tăng đường huyết vượt ngưỡng đường của thận, glucose bị thải kéo theo
nước
d. Do đường có sẵn trong nước tiểu gây lợi tiểu thẩm thấu
e. Do độ lọc cầu thận tăng
C
Câu 7: triệu chứng uống nhiều trong bệnh tiểu đường do
a. Bệnh nhân ăn nhiều nên khát
b. Do tiểu nhiều gây mất nước điện giải
c. Do yếu tố thần kinh nội tiết
d. Do rối loạn cân bằng acid-base
B
Câu 8: Triệu chứng ăn nhiều trong bệnh tiểu đường do:
a. Tế bào không sử dụng được glucose
b. Bệnh nhân tiểu nhiều
c. Bệnh nhân uống nhiều nước
d. Đường trong máu cao
e. Cơ thể đòi hỏi nhiều năng lượng
A
Câu 9: Ngoài các triệu chứng tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, tiểu đường còn 1
triệu chứng điển hình nữa là:
a. Nhanh chóng lên cân
b. Gầy nhanh
c. Phù
d. Viêm thận
e. Sốt
B
Câu 10: Trong tiểu đường type 2, tại thụ thể của tế bào đích:
a. Số lượng thụ thể giảm
b. Số lượng thụ thể thay đổi do cơ chế điều hòa giảm bớt
c. Khả năng gắn insulin vào tế bào giảm
d. Có thể có tự kháng thể kháng thụ thể insulin
e. Tất cả các câu trên đều đúng.
E

You might also like