You are on page 1of 7

CÂN BẰNG NỘI MÔI

Tài liệu của: ______________________________________________________ Điểm:_________

Câu 1. Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, các thụ thể hoặc các cơ quan thụ cảm đóng vai trò là:
A. Bộ phận điều khiển B. Bộ phận tiếp nhận tín hiệu
C. Bộ phận thực hiện D. Bộ phận phân tích kích thích.
Câu 2. Thân nhiệt ở người bình thường:
A. Ở khoảng 36,7oC B. Chính xác ở 37oC
C. Dao động trong khoảng 35 - 37 C o
D. Dao động trong khoảng 37-38oC
Câu 3. Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, hệ thần kinh trung ương hoặc các tuyến nội tiết đóng vai
trò:
A. Các thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm B. Các cơ quan nội tạng hoặc hệ thống cơ xương.
C. Bộ phận tiếp nhận kích thích D. Bộ phận điều khiển.
Câu 4. Ở trong cơ thể người trưởng thành, ở trạng thái bình thường, sự cân bằng của môi trường bên trong
cơ thể được duy trì bởi:
A. Các hệ thống vận chuyển trên màng tế bào B. Cá hoạt động vận chuyển bên trong hệ mạch
C. Chỉ do hoạt động điều tiết của hệ thần kinh D. Sự chi phối của các cơ chế điều hòa cân bằng nội
môi.
Câu 5. Bộ phận đáp ứng kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:
A. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc thể dịch.
B. Làm tăng hay giảm hoạt động để điều hòa các trạng thái cơ thể ở mức độ cân bằng.
C. Tiếp nhận kích thích từ môi trường bên ngoài hay bên trong cơ thể từ đó truyền cho trung ương thần
kinh phân tích.
D. Tác động vào các bộ phận kích thích dựa trên các tín hiệu thần kinh và thể dịch.
Câu 6. Tuyến tụy tiết ra hormon insulin và glucagon nhằm mục đích điều hòa:
A. Giá trị pH trong máu B. Giá trị pH trong dịch não tủy
C. Giá trị về hàm lượng đường glucose trong máu D. Giá trị hàm lượng Na+ trong máu.
Câu 7. Tuyến tụy tiết ra hormon:
A. GH và FSH B. Insulin và glucagon C. Insulin và Adrenalin D. Chỉ insulin
Câu 8. Cân bằng nội môi được hiểu là:
A. Duy trì trạng thái cân bằng của môi trường bên trong cơ thể ở trạng thái ổn định, phù hợp với sự phát
triển của cơ thể.
B. Sự cân bằng về nồng độ các ion bên trong tế bào và dịch ngoại bào.
C. Cơ thể duy trì trạng thái cân bằng khối lượng nước, về nồng độ của các chất như glucose, axit amin,
các axit béo ở bên trong và bên ngoài cơ thể.
D. Nồng độ các chất ở môi trường bên trong cơ thể đạt được sự cân bằng với nồng độ các chất đó ở bên
ngoài cơ thể.
Câu 9. Để điều hòa hàm lượng đường trong máu, bộ phận nào sau đây là bộ phận tiếp nhận tín hiệu?
A. Thụ quan thành mạch B. Tuyến tụy
C. Gan D. Hệ thuần kinh
Câu 10. Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, bộ phận điều khiển có vai trò:
A. Trực tiếp làm tăng hoặc giảm hoặc động để điều hòa các chỉ tiêu của cân bằng nội môi.
B. Tiếp nhận các kích thích từ môi trường ngoài sau đó xử lý và đảm bảo trạng thái cân bằng nội môi.
C. Điều khiển hoạt động của các cơ quan đáp ứng bằng cách gửi đi tín hiệu thần kinh hoặc tín hiệu trong
máu.
D. Làm tăng hoặt giảm hoạt động trong cơ thể để đưa nội môi về trạng thái cân bằng và ổn định.
Câu 11. Yếu tố nào sau đây dễ dẫn tới hoạt động quá mức của thận, gây ra hậu quả suy thận?
A. Hàm lượng muối cao trong khẩu phần ăn B. Hàm lượng mỡ cao trong khẩu phần ăn.
C. Hút thuốc lá D. Hàm lượng protein cao trong khẩu phần ăn.
Câu 12. Hoạt động nào sau đây trực tiếp ảnh hưởng đến hàm lượng nước trong cơ thể:
A. Áp suất thẩm thấu và huyết áp trong cơ thể B. Các tuyến nội tiết và hệ thần kinh
C. Hoạt động chuyển hóa của gan và thận D. Quá trình hấp thu của ruột và ống thận
Câu 13. Vai trò của gan trong việc điều hòa cân bằng nội môi của cơ thể:
A. Điều hòa lượng nước trong cơ thể qua đó duy trì cân bằng trong máu.
B. Điều hòa lượng muối khoáng trong cơ thể.
C. Điều chỉnh nồng độ các thành phần chất có trong cơ thể.
D. Điều chỉnh thành phần một số chất trong huyết tương.
Câu 14. Trong số các chất sau đây, chất nào có thể được coi là chất đệm trong cơ thể?
A. Có khả năng lấy đi proton hoặc giải phóng OH- trong môi trường nội môi.
B. Có khả năng lấy đi proton khi ion này xuất hiện trong nội môi.
C. Có khả năng lấy đi OH- khi ion này xuất hiện trong nội môi.
D. Có khả năng nhận hoặc giải phóng proton từ đó điều tiết pH của nội môi.
Câu 15. Cơ chế điều hòa cân bằng nội môi khi có sự kích thích của môi trường bên ngoài hoặc bên trong
cơ thể sẽ diễn ra theo trình tự:
A. Thụ quan → trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → bộ phận đáp ứng → thụ quan.
B. Bộ phận đáp ứng → thụ quan → trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → bộ phận đáp ứng.
C. Thụ quan → bộ phận đáp ứng → trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → thụ quan.
D. Thụ quan → bộ phận đáp ứng → thụ quan → trung ương thần kinh, tuyến nội tiết.
Câu 16. Một người bộ hành trên sa mạc trong một thời gian dài không uống nước, đặc điểm nội môi của
người này sẽ là:
A. Huyết áp giảm, áp suất thẩm thấu thấp. B. Huyết áp tăng, áp suất thẩm thấu tăng.
C. Huyết áp giảm, áp suất thẩm thấu tăng D. Huyết áp tăng, áp suất thẩm thấu giảm
Câu 17. Khi cơ thể rơi vào trạng thái mất nước do thoát nhiều mồ hôi và không được bổ sung nước kịp
thời sẽ dẫn đến:
A. Áp suất thẩm thấu của máu giảm. B. Tái hấp thu ở ống thận giảm.
C. Nồng độ urê trong nước tiểu giảm. D. Hoạt động tái hấp thu ở ruột và ống thận tăng.
Câu 18. Đối với người bệnh tiểu đường do thụ thể tiếp nhận insuline không hoạt động. Phương thức điều
trị nào sau đây là phù hợp?
A. Ăn nhiều đường dưới dạng tinh bột B. Bổ sung thêm insulin vào máu
C. Kiểm soát khẩu phần ăn D. Dùng sucrose thay cho glucose
Câu 19. Khi nói về vai trò của gan và thận trong việc điều hòa một số chỉ tiêu sinh lý của cơ thể, cho các
phát biểu sau đây:
I. Nồng độ các chất trong máu có ảnh hưởng tới huyết áp.
II. Nếu duy trì khẩu phần ăn nhiều muối, hoạt động tái hấp thu nước của thận sẽ duy trì liên tục.
III. Hàm lượng nhiều chất trong huyết tương của máu được điều hòa trong đó có sự tham gia của gan.
IV. Càng xa bữa ăn hàm lượng đường trong máu càng tăng do được tiếp nhận thêm đường từ ruột non sau
tiêu hóa.
Có bao nhiêu phát biểu là chính xác?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 20. Về vai trò và hoạt động của các hệ đệm, cho các phát biểu sau:
I. Các hệ đệm đóng vai trò điều chỉnh giá trị pH của nội môi.
II. Phổi có vai trò trong việc điều hòa giá trị pH của môi trường trong cơ thể.
III. Hệ đệm HCO3- là hệ đệm mạnh nhất và có vai trò quan trọng trong điều hòa pH
IV. Các tế bào trong cơ thể hô hấp sẽ làm giảm pH của cơ thể.
Có bao nhiêu phát biểu là chính xác?
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
ÔN TẬP TUẦN HOÀN

Câu 1. Trong các cấu trúc chỉ ra sau đây, cấu trúc nào nằm trong thành phần của tim người?
A. Mao mạch B. Động mạch C. Van nhĩ thất D. Tĩnh mạch
Câu 2. Trong các thành phần sau đây của tim, thành phần nào có lớp cơ dày nhất và khoẻ nhất?
A. Tâm thất phải B. Tâm thất trái C. Tâm nhĩ phải D. Tâm nhĩ trái
Câu 3. Loại mạch nào sau đây cung cấp máu để nuôi tim?
A. Động mạch chủ B. Động mạch cảnh C. Động mạch vành D. Động mạch phổi
Câu 4. Trong chu kỳ hoạt động của tim, giai đoạn nào sau đây huyết áp trong mạch là cao nhất?
A. Tâm nhĩ co B. Tâm thất co C. Giãn chung D. Tâm trương
Câu 5. Đối tượng động vật nào sau đây hệ tuần hoàn không có mao mạch?
A. Gà B. Thỏ C. Lưỡng cư D. Tôm sông
Câu 6. Đối tượng động vật nào dưới đây không có hệ tuần hoàn?
A. Ốc sên B. Trai C. Sứa D. Bò sát
Câu 7. Hệ tuần hoàn có một vòng tuần hoàn kín, trong đó tim gồm 2 ngăn: 1 tâm thất, 1 tâm nhĩ có mặt
ở:
A. Cá B. Lưỡng cư C. Bò sát D. Chim và thú
Câu 8. Hệ tuần hoàn không đóng vai trò vận chuyển khí carbonic và oxy mà chỉ đóng vai trò vận chuyển
các dưỡng chất từ quá trình tiêu hoá cũng như chất thải cho quá trình bài tiết có mặt ở:
A. Cá B. Chim C. Chuồn chuồn D. Gà
Câu 9. Đóng vai trò quan trọng trong tính tự động của tim, cấu trúc nào sau đây tham gia phát xung điện
để khởi động các chu kỳ tim?
A. Nút xoang nhĩ B. Nút nhĩ thất C. Bó His D. Mạng puockin
Câu 10. Trong số các đối tượng động vật chỉ ra dưới đây, đối tượng nào có nhịp tim nhanh nhất?
A. Voi B. Hà mã C. Người D. Chuột cống
Câu 11. Trong giai đoạn nào của chu kỳ hoạt động tim, lượng máu trong tim là ít nhất?
A. Tâm nhĩ co B. Tâm thất co C. Giãn chung D. Tim luôn ít máu
Câu 12. Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là:
A. Tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch, tim.
B. Tim, động mạch, mao mạch, tĩnh mạch, tim.
C. Tim, mao mạch, động mạch, tĩnh mạch, tim.
D. Tim, động mạch, mao mạch, động mạch, tim
Câu 13. Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở thực hiện chức năng:
A. Vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy
B. Vận chuyển oxy và CO2
C. Vận chuyển các chất oxy và dinh dưỡng trong máu.
D. Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các sản phẩm bài tiết.
Câu 14. Trong các loại mạch máu, loại mạch nào đóng vai trò trao đổi chủ yếu và trực tiếp các chất giữa
máu và mô, tế bào?
A. Động mạch phổi B. Tĩnh mạch thận C. Mao mạch D. Tĩnh mạch phổi
Câu 15. Nếu trong một chu kỳ hoạt động của tim, pha nhĩ co kéo dài 0,1 giây; pha thất co kéo dài 0,4 giây
và pha giãn chung kéo dài 0,5 giây thì nhịp tim của người này là:
A. 60 nhịp/phút B. 360 nhịp/giờ C. 75 nhịp/phút D. Một nhịp/phút
Câu 16. Về hệ tuần hoàn của các loại thân mềm, phát biểu nào sau đây chính xác?
A. Các loài trai, ốc có hệ tuần hoàn kín
B. Các loại mực, bạch tuộc có hệ tuần hoàn hở
C. Tốc độ máu trong hệ tuần hoàn của ốc chậm.
D. Các loài thân mềm đều có hệ tuần hoàn hở.
Câu 17. Tại sao vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất?
A. Tổng thiết diện của các mao mạch trong cơ thể là lớn nhất nên tốc độ máu chậm nhất.
B. Giúp sự trao đổi các chất dinh dưỡng trong máu với các tế bào, mô và cơ quan.
C. Màng mao mạch rất mỏng nên vận tốc máu phải chậm để tránh làm tổn thương.
D. Áp lực máu trong mao mạch rất nhỏ nên vận tốc máu trong mao mạch rất chậm.
Câu 18. Vận tốc máu trong hệ mạch được biến đổi theo chiều hướng nào dưới đây?
A. Nhanh nhất ở động mạch, thứ hai ở tĩnh mạch và nhanh thứ ba ở mao mạch.
B. Nhanh nhất ở động mạch, thứ hai ở mao mạch và nhanh thứ ba ở tĩnh mạch.
C. Chậm nhất ở tĩnh mạch, chậm thứ hai ở mao mạch và nhanh nhất ở động mạch.
D. Chậm nhất ở mao mạch, nhanh nhất ở tĩnh mạch và vận tốc máu ở động mạch đạt giá trị trung bình.
Câu 19. Để giải thích vì sao huyết áp giảm dần trong hệ mạch, cho các phát biểu sau đây:
I. Ma sát của các tế bào máu với chất lỏng trong máu.
II. Ma sát của các tế bào máu với thành mạch.
III. Tổng thiết diện của hệ mạch từ động mạch đến mao mạch tăng dần, vận tốc giảm và áp lực giảm.
IV. Số lượng tế bào máu tăng dần trong hệ mạch nên huyết áp giảm dần.
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 20. Khi nói về hệ tuần hoàn và hoạt động của hệ tuần hoàn, cho các phát biểu sau đây:
I. Động mạch phổi chứa máu giàu oxy.
II. Huyết áp tối đa trong hệ mạch xảy ra ở pha tâm giãn.
III. Thành tâm thất trái có cơ dày nhất và khỏe nhất trong số các thành phần của các ngăn tim.
IV. Các loài động vật đẳng nhiệt có kích thước cơ thể càng lớn thì nhịp tim càng nhanh.
Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu chính xác?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
ÔN TẬP CÂN BẰNG NỘI MÔI

Câu 1. Ở người, nồng độ đường glucose trong máu được duy trì cân bằng ở giá trị:
A. 0,1% B. 0,2% C. 0,3% D. 0,012%
Câu 2. Môi trường trong cơ thể được duy trì ổn định nhờ:
A. Cơ chế duy trì áp suất thẩm thấu B. Cơ chế duy trì thân nhiệt.
C. Các cơ chế duy trì cân bằng nội môi D. Chỉ do điều khiển của hệ thần kinh.
Câu 3. Bộ phận đóng vai trò nhận tín hiệu phản hồi ngược trong cơ chế điều chỉnh cân bằng nội môi là:
A. Bộ phận điều khiển B. Bộ phận thực hiện
C. Bộ phận đáp ứng D. Bộ phận tiếp nhận kích thích
Câu 4. Chất nào sau đây đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra áp suất thẩm thấu của máu?
A. NaCl B. CaCl2 C. Glucose D. K+
Câu 5. Trong cơ chế điều hòa hàm lượng đường trong máu, loại hormone đóng vai trò làm tăng nồng độ
đường trong máu là:
A. Insulin B. Glucagon C. Glucocorticoid D. Tyrosine
Câu 6. Trong cơ chế điều hòa cân bằng nội môi, giá trị cân bằng nội môi được điều khiển bởi:
A. Hệ thần kinh và các tuyến nội tiết B. Các cơ quan như gan, thận, mạch máu
C. Thụ thể và các thụ quan D. Cơ và các tuyến tiết trong cơ thể
Câu 7. Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, hệ thần kinh trung ương hoặc các tuyến nội tiết đóng vai
trò:
A. Các thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm B. Các cơ quan nội tạng hoặc hệ thống cơ xương.
C. Bộ phận tiếp nhận kích thích D. Bộ phận điều khiển.
Câu 8. Giá trị trung bình pH trong máu người bình thường nằm trong khoảng:
A. 6,5 - 7,5 B. 7,35-7,45 C. 7,5-8,5 D. 2,5-5,0
Câu 9. Trong số các hệ đệm phổ biến ở người nhằm điều hòa giá trị pH, hệ đệm đóng vai trò quan trọng
nhất là:
A. Hệ đệm bicarbonat B. Hệ đệm phosphate
C. Hệ đệm proteinat D. Hệ đệm gluconate
Câu 10. Tuyến tụy sản xuất ra hormone nào tham gia vào điều hòa hàm lượng đường trong máu?
A. Chỉ insulin B. Insulin và glucagon C. Glucocorticoid D. ADH
MỨC ĐỘ TRUNG BÌNH
Câu 11. Bộ phận đáp ứng kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:
A. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc thể dịch.
B. Làm tăng hay giảm hoạt động để điều hòa các trạng thái cơ thể ở mức độ cân bằng.
C. Tiếp nhận kích thích từ môi trường bên ngoài hay bên trong cơ thể từ đó truyền cho trung ương thần
kinh phân tích.
D. Tác động vào các bộ phận kích thích dựa trên các tín hiệu thần kinh và thể dịch.
Câu 12. Khi cơ thể mất nhiều nước qua mồ hôi sẽ dẫn đến hiện tượng nào?
A. Áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp gia tăng B. Áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp giảm
C. Áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp gia tăng D. Áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp giảm
Câu 13. Trong cơ thể người, gan không đóng vai trò:
A. Tiết ra các hormone điều hòa hoạt động sống của cơ thể
B. Giải độc các sản phẩm từ quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
C. Tham gia điều hòa hàm lượng đường trong máu.
D. Tham gia điều hòa áp suất thẩm thấu thông qua việc tạo chất tan vào máu.
Câu 14. Cân bằng nội môi được hiểu là:
A. Duy trì trạng thái cân bằng của môi trường bên trong cơ thể ở trạng thái ổn định, phù hợp với sự phát
triển của cơ thể.
B. Sự cân bằng về nồng độ các ion bên trong tế bào và dịch ngoại bào.
C. Cơ thể duy trì trạng thái cân bằng khối lượng nước, về nồng độ của các chất như glucose, axit amin,
các axit béo ở bên trong và bên ngoài cơ thể.
D. Nồng độ các chất ở môi trường bên trong cơ thể đạt được sự cân bằng với nồng độ các chất đó ở bên
ngoài cơ thể.
Câu 15. Cơ chế điều hòa cân bằng nội môi khi có sự kích thích của môi trường bên ngoài hoặc bên trong
cơ thể sẽ diễn ra theo trình tự:
A. Thụ quan → trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → bộ phận đáp ứng → thụ quan.
B. Bộ phận đáp ứng → thụ quan → trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → bộ phận đáp ứng.
C. Thụ quan → bộ phận đáp ứng → trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → thụ quan.
D. Thụ quan → bộ phận đáp ứng → thụ quan → trung ương thần kinh, tuyến nội tiết.
Câu 16. Tại sao các hệ đệm có thể duy trì ổn định độ pH của nội môi?
A. Hệ đệm tạo ra tín hiệu thần kinh để não và tủy sống điều khiển giá trị pH phù hợp.
B. Hệ đệm tạo ra tín hiệu thần kinh, điều khiển các tuyến nội tiết tiết ra H+ để điều chỉnh pH của cơ thể.
C. Hệ đệm vừa có thể cho H+ vừa có thể nhận H+ nên khi pH giảm, hệ đệm tăng hấp thu H+, khi pH tăng,
hệ đệm tăng giải phóng H+.
D. Hệ đệm tạo ra các môi trường ổn định giá trị pH bên trong cơ thể, giúp duy trì ổn định trạng thái cân
bằng cho sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
MỨC ĐỘ KHÓ
Câu 17. Tại sao khi “ăn mặn” dẫn đến khát nước rất nhanh?
A. Khi ăn mặn, lượng Na+ trong máu giảm → làm tăng áp suất thẩm thấu →kích thích trung khu điều
hòa trao đổi nước →cơ thể cần cung cấp thêm nước.
B. Khi ăn mặn, lượng Na+ trong máu giảm →làm giảm áp suất thẩm thấu →kích thích trung khu điều
hòa trao đổi nước →cơ thể cần cung cấp thêm nước.
C. Khi ăn mặn, lượng Na+ trong máu tăng →làm tăng áp suất thẩm thấu →kích thích trung khu điều
hòa trao đổi nước →cơ thể cần cung cấp thêm nước.
D. Khi ăn mặn, lượng Na+ trong máu tăng →làm giảm áp suất thẩm thấu →kích thích trung khu điều
hòa trao đổi nước →cơ thể cần cung cấp thêm nước.
Câu 18. Khi nói về vai trò của các hệ đệm trong việc điều hòa pH nội môi và các vấn đề liên quan, cho
các phát biểu dưới đây:
I. Hệ đệm duy trì pH của máu được ổn định do chúng có thể lấy đi H+ hoặc OH- khi các ion này xuất hiện
trong máu.
II. Trong hệ đệm có 2 hệ đệm quan trọng nhất đó là hệ đệm photphat và hệ đệm bicacbonat.
III. Hệ đệm bao gồm một bazơ yếu, ít phân ly và muối kiềm của nó.
IV. Hệ đệm prôtêin đóng vai trò quan trọng nhất trong việc điều chỉnh cân bằng pH nội môi.
Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu chính xác?
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 19. Khi nói về vai trò của gan và thận trong việc điều hòa một số chỉ tiêu sinh lý của cơ thể, cho các
phát biểu sau đây:
I. Nồng độ các chất trong máu có ảnh hưởng tới huyết áp.
II. Nếu duy trì khẩu phần ăn nhiều muối, hoạt động tái hấp thu nước của thận sẽ duy trì liên tục.
III. Hàm lượng nhiều chất trong huyết tương của máu được điều hòa trong đó có sự tham gia của gan.
IV. Càng xa bữa ăn hàm lượng đường trong máu càng tăng do được tiếp nhận thêm đường từ ruột non sau
tiêu hóa.
Có bao nhiêu phát biểu không chính xác?
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 20. Về vai trò và hoạt động của các hệ đệm, cho các phát biểu sau:
I. Các hệ đệm chỉ tham gia vào điều chỉnh áp suất thẩm thấu nội môi.
II. Phổi có vai trò trong việc điều hòa giá trị pH của môi trường trong cơ thể.
III. Hệ đệm HCO3- là hệ đệm mạnh nhất và có vai trò quan trọng trong điều hòa pH
IV. Các tế bào trong cơ thể hô hấp sẽ làm tăng pH của cơ thể.
Có bao nhiêu phát biểu không chính xác?
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4

You might also like