You are on page 1of 10

Trường THCS&THPT Thanh Bình

Câu 1: (B) Động vật đơn bào


A. không có hệ tuần hoàn. B. có hệ tuần hoàn. C. có hệ tuần hoàn kín. D. có hệ tuần hoàn hở.
Câu 2: (B) Trong hoạt động của hệ tuần hoàn, dịch tuần hoàn (máu và dịch mô) được vận chuyển đi
khắp cơ thể nhờ thành phần nào?
A. Tim và hệ mạch. B. Động mạch và tĩnh mạch.
C. Tim và tĩnh mạch. D. Mao mạch và động mạch.
Câu 3: (B) Nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A. Thân mềm và chân khớp. B. Thân mềm và bò sát.
C. Chân khớp và lưỡng cư. D. Lưỡng cư và bò sát.
Câu 4: (B) Hệ tuần hoàn kín có ở động vật nào?
A. Chỉ có ở động vật có xương sống.
B. Mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.
C. Chỉ có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp.
D. Chỉ có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu.
Câu 5: (B) Huyết áp là lực co bóp của
A. tâm thất tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
B. tâm nhĩ tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
C. tim tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
D. tim tống nhận máu từ tĩnh mạch tạo nên huyết áp của mạch.
Câu 6: (B) Trong hệ tuần hoàn kín, máu lưu thông
A. với tốc độ chậm và trộn lẫn dịch mô. B. với tốc độ nhanh và trộn lẫn dịch mô.
C. với tốc độ chậm và không trộn lẫn dịch mô. D. với tốc độ nhanh và không trộn lẫn dịch mô
Câu 7: (B) Trong hệ tuần hoàn hở, máu lưu thông
A. với áp lực lớn, tốc độ máu chảy cao. B. với áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
C. với áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh. D. với áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
Câu 8: (B) Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín như thế nào?
A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.
Câu 9: (B) Hệ tuần hoàn kép chỉ có ở động vật
A. cá, lưỡng cư và bò sát. B. lưỡng cư, bò sát, chim và thú.
C. mực ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu. D.mực ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu và cá.
Câu 10: (B) Diễn biến của hệ tuần hoàn kín diễn ra như thế nào?
A. Tim  Động Mạch  Tĩnh mạch  Mao mạch  Tim.
B. Tim  Động Mạch  Mao mạch  Tĩnh mạch  Tim.
C. Tim  Mao mạch  Động Mạch  Tĩnh mạch  Tim.
D. Tim  Tĩnh mạch  Mao mạch  Động Mạch  Tim.
Câu 11: (H) Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào?
A. Nút xoang nhĩ  Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất  Bó his  Mạng Puôc – kin  Các tâm nhĩ, tâm
thất co.
B. Nút nhĩ thất  Hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ  Bó his  Mạng Puôc – kin  Các tâm nhĩ, tâm
thất co.
C. Nút xoang nhĩ  Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất  Mạng Puôc – kin  Bó his  Các tâm nhĩ, tâm
thất co.
D. Nút xoang nhĩ  Hai tâm nhĩ  Nút nhĩ thất  Bó his  Mạng Puôc – kin  Các tâm nhĩ, tâm
thất co.
Câu 12: (H) Vì sao hệ tuần hoàn của thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở?
A. Vì giữa mạch đi từ tim (động mạch) và các mạch đến tim (tĩnh mạch) không có mạch nối.
B. Vì tốc độ máu chảy chậm.

Bộ môn Sinh học


Trường THCS&THPT Thanh Bình
C. Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn.
D. Vì còn tạo hỗn hợp dịch mô – máu.
Câu 13: (H) Vì sao ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch?
A. Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn. B. Vì mao mạch thường ở xa tim.
C. Vì số lượng mao mạch lớn hơn. D. Vì áp lực co bóp của tim giảm.
Câu 14: (H) Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kép so với tuần hoàn đơn?
A. Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.
B. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng.
C. Máu giàu O2 được tim bơm đi tạo áp lực đẩy máu đi rất lớn.
D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa hơn.
Câu 15: (H) Ý nào không phải là đặc tính của huyết áp?
A. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn.
B. Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.
C. Càng xa tim, huyết áp càng giảm.
D. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử máu với nhau
khi vận chuyển.
Câu 16: (H) Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?
A. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng.
B. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.
C. Máu đến các cơ quan nhanh nên dáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.
D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.
Câu 17: (H) Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kép so với tuần hoàn đơn?
A. Máu đến các cơ quan nhanh nên dáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.
B. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng.
C. Máu giàu O2 được tim bơm đi tạo áp lực đẩy máu đi rất lớn.
D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa hơn.

Câu 1: (B) Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường
A. trong tế bào. B. trong mô.
C. trong cơ thể. D. trong cơ quan.
Câu 2: (B) Tuỵ tiết ra hoocmôn nào?
A. Anđôstêrôn, ADH. B. Glucagôn, Insulin.
C. Glucagôn, renin. D. ADH, rênin.
Câu 3: (B) Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi nào?
A. Điều hoá huyết áp. B. Cơ chế duy trì nồng độ glucôzơ trong máu.
C. Điều hoà áp suất thẩm thấu. D. Điều hoá huyết áp và áp suất thẩm thấu.
Câu 4: (B) Hoocmon của tuyến nội tiết có tác dụng làm tăng tái hấp thụ Na+ ở thận là
A. tuyến yên. B. tuyến tụy. C. tuyến trên thận. D. tuyến giáp.
Câu 5: (B) Vùng dưới đồi là bộ phận điều khiển cơ chế
A. điều hòa thân nhiệt. B. điều hòa áp suất thẩm thấu.
C. điều hòa glucozo trong máu. D. điều hòa pH trong máu.
Câu 6: (B) Các chất đệm của môi trường trong cơ thể là những chất
A. không có vai trò đối với các quá trình sinh lí. B. duy trì độ quánh của máu.
C. có khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu. D. có khả năng trung hòa ion H+ hay OH− của
môi trường trong cơ thể.
Câu 7: (B) Cơ chế duy trì cân bằng nội môi diễn ra theo trật tự nào?
A. Bộ phận tiếp nhận kích thích  Bộ phận điều khiển  Bộ phận thực hiện  Bộ phận tiếp nhận
kích thích.

Bộ môn Sinh học


Trường THCS&THPT Thanh Bình
B. Bộ phận điều khiển  Bộ phận tiếp nhận kích thích  Bộ phận thực hiện  Bộ phận tiếp nhận
kích thích.
C. Bộ phận tiếp nhận kích thích  Bộ phận thực hiện  Bộ phận điều khiển  Bộ phận tiếp nhận
kích thích.
D. Bộ phận thực hiện Bộ phận tiếp nhận kích thích  Bộ phận điều khiển  Bộ phận tiếp nhận
kích thích.
Câu 8: (H) Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là
A. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.
B. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…
C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
D. Cơ quan sinh sản
Câu 9: (H) Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là
A. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. B. Trung ương thần kinh.
C. Tuyến nội tiết. D. Các cơ quan như: thận, gan, tim, mạch máu…
Câu 10: (H) Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng
A. điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
B. làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn
định.
C. tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.
D. tác động vào các bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn.
Câu 11: (H) Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng
A. điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
B. làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn
định.
C. tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thần xung thần kinh.
D. làm biến đổi điều kiện lý hoá của môi trường trong cơ thể.
Câu 12: (H) Ý nào dưới đây không có vai trò chủ yếu đối với sự duy trì ổn định pH máu?
A. Hệ thống đệm trong máu. B. Phổi thải CO2.
C. Thận thải H+ và HCO3- D. Phổi hấp thu O2.

Câu 1: (B) Hai loại hướng động chính là


A. hướng động dương (hướng về phía có ánh sáng) và hướng động âm ( về trọng lực).
B. hướng động dương (tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (hướng tới nguồn kích thích).
C. hướng động dương (hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (tránh xa nguồn kích thích).
D. hướng động dương (hướng tới nước) và hướng động âm (hướng tới đất).
Câu 2: (B) Hướng động là hình thức phản ứng của
A. một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
B. cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
C. một bộ phận của cây truớc tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
D. cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
Câu 3: (B) Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?
A. Hướng sáng. B. Hướng đất C. Hướng nước. D. Hướng tiếp xúc.
Câu 4: (B) Khả năng phản ứng của thực vật đối với các kích thích của môi trường được gọi là
A. ứng động sinh trưởng. B. ứng động cảm ứng.
C. cảm ứng. D. hướng động.
Câu 5: (B) Thân và rễ của cây có kiểu hướng động như thế nào?
A. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực
dương.
B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.
C. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm.

Bộ môn Sinh học


Trường THCS&THPT Thanh Bình
D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực
dương.
Câu 6: (H) Hướng động thường xảy ra khi có sự sinh trưởng không đồng đều tại hai phía của
A. các cơ quan có cấu tạo dẹt kiểu lưng bụng.
B. các cơ quan sinh dưỡng.
C. các cơ quan sinh sản.
D. các cơ quan cấu tạo tròn (thân, cuống hoa, cuống lá).
Câu 7: (VD) Bộ phận nào trong cây có nhiều kiểu hướng động?
A. Hoa. B. Thân. C. Rễ. D. Lá.
Câu 8: (VD) Chọn phát biểu không đúng về hướng động ở thực vật.
A. luôn có ý nghĩa thích nghi. B. chỉ xảy ra khi kích thích tác động từ một phía.
C. luôn hướng tới nguồn kích thích. D. do ảnh hưởng của hoocmon sinh trưởng.

Câu 1: (H) Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm là


A. ứng động sinh trưởng. B. quang ứng động.
C. ứng động không sinh trưởng. D. điện ứng động.
Câu 2: (H) Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của
A. ứng động tiếp xúc và hóa ứng đông. B. quang ứng động và điện ứng đông.
C. nhiệt ứng động và thủy ứng đống. D. ứng động tổn thương.
Câu 3: (B) Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước
A. nhiều tác nhân kích thích.
B. tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng.
C. tác nhân kích thích không định hướng.
D. tác nhân kích thích không ổn định.
Câu 4: (B) Kiểu ứng động nào sau đây là ứng động sinh trưởng?
A. Ứng động sức trương B. Ứng dộng tiếp xúc C. Quang ứng động D. Hóa ứng động
Câu 5: (H) Vận động theo chu kì sinh học là
A. vận động của cơ thể theo thời gian trong ngày
B. vận động do các chấn động bên ngoài
C. vận động do sức trương nước
D. vận động sinh trưởng về mọi phía của cơ thể thực vật
Câu 6: (H) Hiện tượng nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.
D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
Câu 7: (H) Những ứng động nào sau đây là ứng động sinh trưởng?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí klhổng đóng mở.
D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí klhổng đóng mở.
Câu 8: (VD) Đặc điểm nào sau đây không thuộc ứng động sinh trưởng?
A. Vận động liên quan đến đồng hồ sinh học
B. Các tb ở 2 phía đối diện của cơ quan thực vật có tốc độ sinh trưởng khác nhau
C. Vận động liên quan đến hoocmon thực vật
D. Các tb ở 2 phía đối diện của cơ quan thực vật có tốc độ sinh trưởng giống nhau
Câu 9: (VD) Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào?
A. Tác nhân kích thích không định hướng. B. Có sự vận động vô hướng
C. Không liên quan đến sự phân chia tế bào. D. Có nhiều tácnhân kích thích.
Câu 10: (VDC) Cho các nội dung sau:

Bộ môn Sinh học


Trường THCS&THPT Thanh Bình
(1) Vận động liên quan đến đồng hồ sinh học
(2) Các tb ở 2 phía đối diện của cơ quan thực vật có tốc độ sinh trưởng khác nhau
(3) Vận động liên quan đến hoocmon thực vật
(4) Các tb ở 2 phía đối diện của cơ quan thực vật có tốc độ sinh trưởng giống nhau
(5) Vận động liên quan đến sức trương nước ở thực vật
Số ý đúng về ứng động sinh trưởng là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 11: (VD) Trong các hiện tượng sau:
(1) Hoa mười giờ nở vào buổi sáng (2) Khí khổng đóng mở
(3) Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng (4) Sự khép và xòe của lá cây trinh nữ
(5) Lá cây phượng vĩ xòe ra ban ngày và khép lại vào ban đêm
Những hiện tượng nào trên đây là ứng động không sinh trưởng?
A. (1), (2) và (3). B. (2) và (4).
C. (3) và (5). D. (2), (3) và (5).

Câu 1: (B) Cảm ứng của động vật là phản ứng lại các kích thích
A. của một số tác nhân môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
B. của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
C. định hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
D. vô hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
Câu 2: (B) Cảm ứng ở động vật có đặc điểm:
A. phản ứng chậm, dễ thấy, kém đa dạng hình thức.
B. phản ứng nhanh, dễ thấy, đa dạng hình thức.
C. phản ứng chậm, khó thấy, đa dạng hình thức.
D. phản ứng nhanh, dễ thấy, kém đa dạng hình thức.
Câu 3: (B) Phản xạ là phản ứng của cơ thể
A. thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể.
B. thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại các kích thích bên trong cơ thể.
C. thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
D. trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể.
Câu 4: (B) Khi thủy tức bị kích thích bởi 1 cành cây thì
A. điểm bị kích thích phản ứng. B. toàn thân phản ứng.
C. không có phản ứng. D.một vùng cơ thể phản ứng.
Câu 5: (B) Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được tạo thành do các tế bào thần kinh tập trung thành các
hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch
A. nằm dọc theo chiều dài cơ thể. B. nằm dọc theo lưng và bụng.
C. nằm dọc theo lưng. D. được phân bố ở một số phần cơ thể.
Câu 6: (B) Khi giun đốt bị kích thích bởi 1 vật nhọn thì
A. điểm bị kích thích phản ứng B. toàn thân phản ứng
C. không có phản ứng D. một vùng cơ thể phản ứng
Câu 7: (B) Hệ thần kinh ống gặp ở động vật nào?
A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. B. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt.
C. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, thân mềm. D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun tròn.
Câu 8: (B) Sinh vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
A. Cá. B. Châu chấu. C. Thủy tức. D. Ngựa.
Câu 9: (B) Ý nào không đúng với cảm ứng của ruột khoang?
A. Cảm ứng ở toàn bộ cơ thể. B. Toàn bộ cơ thể co lại khi bị kích thích.
C. Tiêu phí nhiều năng lượng. D. Tiêu phí ít năng lượng.
Câu 10: (H) Chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh ở động vật

Bộ môn Sinh học


Trường THCS&THPT Thanh Bình
A. hệ thần kinh dạng lưới  chưa có hệ thần kinh  hệ thần kinh dạng ống  hệ thần kinh dạng
chuỗi.
B. chưa có hệ thần kinh  hệ thần kinh dạng ống  hệ thần kinh dạng lưới  hệ thần kinh dạng
chuỗi.
C. chưa có hệ thần kinh  hệ thần kinh dạng lưới  hệ thần kinh dạng chuỗi hạch  hệ thần kinh
dạng ống.
D. hệ thần kinh dạng lưới  hệ thần kinh dạng ống  hệ thần kinh dạng hạch  chưa có hệ thần
kinh.
Câu 11: (H) Hệ thần kinh dạng ống được tạo thành từ hai phần rõ rệt là:
A. não và thần kinh ngoại biên. B. thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.
C. tuỷ sống và thần kinh ngoại biên. D. hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng
Câu 12: (H) Ý nào không đúng với phản xạ không điều kiện?
A. Thường do tuỷ sống điều khiển. B. Di truyền được, đặc trưng cho loài.
C. Có số lượng không hạn chế. D. Mang tính bẩm sinh và bền vững.
Câu 13: (H) Ý nào không đúng với đặc điểm phản xạ có điều kiện?
A. Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững.
B. Không di truyền được, mang tính cá thể.
C. Có số lượng hạn chế.
D. Thường do vỏ não điều khiển.
Câu 14: (VD) Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ co ngón tay?
A. Là phản xạ có tính di truyền. B. Là phản xạ bẩm sinh.
C. Là phản xạ không điều kiện. D. Là phản xạ có điều kiện.
Câu 14: (VD) Ý nào không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh chuổi hạch?
A. Số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới.
B. Khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên.
C. Phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới.
D. Phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới.

Câu 1: (B) Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang:
A. mất phân cực, đảo cực và tái phân cực. B. mất phân cực, đảo cực.
C. đảo cực, mất phân cực và tái phân cực. D. đảo cực và tái phân cực.
Câu 2: (B) Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn theo trình tự nào sau đây?
A. Mất phân cực – đảo cực – tái phân cực B. Mất phân cực – tái phân cực – đảo cực
C. Đảo cực – mất phân cực – tái phân cực D. Đảo cực – tái phân cực – mất phân cực
Câu 3: (B) Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao miêlin diễn ra như thế nào?
A. Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực đến tái phân cực
rồi đảo cực.
B. Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do đảo cực đến mất phân cực rồi
tái phân cực.
C. Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực đến đảo cực rồi
tái phân cực.
D. Xung thần kinh lan truyền không liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực đến đảo
cực rồi tái phân cực
Câu 4: (H) Điện thế hoạt động lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin nhanh hơn so với sợi thần
kinh không có bao miêlin vì xung thần kinh
A. lan truyền theo kiểu nhảy cóc. B. lan truyền liên tiếp từ vùng này sang vùng
khác.
C. không lan truyền theo kiểu nhảy cóc. D. không lan truyền liên tục.
Câu 5: (H) Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi
trục không có bao miêlin là dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”.

Bộ môn Sinh học


Trường THCS&THPT Thanh Bình
A. chậm và ít tiêu tốn năng lượng. B. chậm chạp và tiêu tốn nhiều năng lượng.
C. nhanh và ít tiêu tốn năng lượng. D. nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng.
Câu 6: (H) Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có
bao miêlin?
A. Dẫn truyền theo lối “Nhảy cóc” từ eo Ranvie này chuyển sang eo Ranvie khác.
B. Sự thay đổi tính chất màng chỉ xảy ra tại các eo.
C. Dẫn truyền nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.
D. Nếu kích thích tại điểm giữa sợi trục thì lan truyền chỉ theo một hướng.
Câu 7: (H) Phương án nào không phải là đặc điểm của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục
không có bao miêlin?
A. Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác.
B. Xung thần kinh lan truyền từ nơi có điện tích dương đến nơi có điện tích âm
C. Xung thần kinh lan truyền ngược lại từ phía ngoài màng.
D. Xung thần kinh không chạy trên sợi trục mà chỉ kích thích vùng màng làm thay đổi tính thấm.
Câu 8: (VDC) Cho các ý sau
(1) Lan truyền theo kiểu nhảy cóc (2) Lan truyền liên tiếp từ vùng này sang vùng
khác
(3) Không lan truyền theo kiểu nhảy cóc (4) Nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.
(5) Chậm chạp và tiêu tốn nhiều năng lượng
Số ý đúng về sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin là
A. 2. B. 3. C. 4. D.5.
Câu 9: (VD) Cho các trường hợp sau:
(1) Diễn truyền theo lối “nhảy cóc” từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác
(2) Sự thay đổi tính chất màng chỉ xảy ra tại các eo
(3) Dẫn truyền nhanh và tốn ít năng lượng
(4) Nếu kích thích tại điểm giữa sợi trục thì lan truyền chỉ theo một hướng
Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin có những đặc điểm nào?
A. (1) và (4). B. (2), (3) và (4).
C. (2) và (4). D. (1), (2) và (3).
Câu 10: (VD) Xung thần kinh xuất hiện và lan truyền trên trục sợi thần kinh có bao miêlin
(1) Tuân theo quy luật “tất cả hoặc không”
(2) Theo lối nhảy cóc nên tốc độ dẫn truyền nhanh
(3) Tốn ít năng lượng hơn trên sợi không có bao miêlin
(4) Có biên độ giảm dần khi chuyển qua eo Ranvie
(5) Không thay đổi điện thế khí lan truyền suốt dọc sợi trục
Những ý nào sau đây là đúng với xung thần kinh có bao miêlin?
A. (1), (2), (3) và (4). B. (1), (2), (3) và (5).
C. (1), (2), (4) và (5). D. (1), (3) và (5).

Câu 1: (B) Xinap là diện tiếp xúc


A. giữa các tế bào ở cạnh nhau.
B. chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến.
C. chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ.
D. giữa các tế bào thần kinh với nhau hay với các tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến…).
Câu 2: (B) Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự nào?
A. Khe xinap  Màng trước xinap  Chuỳ xinap  Màng sau xinap.
B. Màng trước xinap  Chuỳ xinap  Khe xinap  Màng sau xinap.
C. Màng sau xinap  Khe xinap  Chuỳ xinap  Màng trước xinap.
D. Chuỳ xinap  Màng trước xinap  Khe xinap  Màng sau xinap.

Bộ môn Sinh học


Trường THCS&THPT Thanh Bình
Câu 3: (B) Trong cơ chế truyền tin qua xi náp, chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau
làm cho màng sau
A. đảo cực. B. tái phân cực. C. mất phân cực. D. đảo cực và tái phân cực.
Câu 4: (B) Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap?
A. Màng trước xinap. B. Khe xinap. C. Chuỳ xinap. D. Màng sau xinap.
Câu 5: (B) Bóng chứa chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap?
A. Màng trước xinap. B. Chuỳ xinap. C. Màng sau xinap. D. Khe xinap.
Câu 6: (B) Khi các bóng xináp bị vỡ, các chất trung gian hóa học sẽ được giải phóng vào
A. dịch mô. B. dịch bào. C. màng trước xi náp. D. khe xi náp.
Câu 7: (H) Do đâu các bóng chứa chất trung gian hóa học bị vỡ?
A. K+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xináp.
B. Na+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xináp.
C. Ca2+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xináp.
D. SO42- từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xináp.
Câu 8: (B) Khi nào xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau xináp?
A. Chất trung gian gian hóa học đi vào khe xináp.
B. Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp.
C. Chất trung gian hóa học tiếp xúc màng trước xináp.
D. Xung thàn kinh ở màng trước lan truyền đến màng sau xináp.

Câu 1: (B) Tập tính động vật là


A. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể nhờ đó mà
động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.
B. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể nhờ đó mà động vật
thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.
C. những phản ứng trả lời các kích thích của trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà
động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.
D. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ
đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.
Câu 2: (B) Kiến lính sẵn sàng chiến đấu, hy sinh thân mình để bảo vệ kiến chúa và tổ. Đây là tập tính
A. thứ bậc. B. vị tha. C. bảo vệ lãnh thổ. D. di cư.
Câu 3: (B) Một số loài cá, chim, thú thay đổi nơi sống theo mùa. Đây là tập tính
A. kiếm ăn. B. bảo vệ lãnh thổ. C. sinh sản. D. di cư.
Câu 4: (B) Học tập không ý thức khi có nhu cầu kiến thức đó sẽ tái hiện lại giúp động vật giải quyết
được những vấn đề tương tự, việc làm đó thuộc loại tập tính nào?
A. Quen nhờn. B. Điều kiện hóa đáp ứng.
C. Học ngầm. D. Điều kiện hóa hành động.
Câu 5: (B) Tập tính quen nhờn là tập tính động vật không trả lời khi kích thích
A. không liên tục mà không gây nguy hiểm gì.
B. ngắn gọn mà không gây nguy hiểm gì.
C. lặp đi lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm gì.
D. giảm dần cường độ mà không gây nguy hiểm gì.
Câu 6: (B) In vết là hình thức học tập mà con vật
A. sau khi được sinh ra một thời gian bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên và
giảm dần qua những ngày sau.
B. mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên và giảm dần qua những ngày sau.
C. mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy nhiều lần và giảm dần qua những ngày
sau.
D. mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên và tăng dần qua những ngày sau.
Câu 7: (B) Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình

Bộ môn Sinh học


Trường THCS&THPT Thanh Bình
A. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
B. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền.
D. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, mang tính đặc trưng cho loài.
Câu 8: (B) Học ngầm là những điều học được một cách
A. không có ý thức mà sau đó động vật rút kinh nghiệm để giải quyết vấn đề tương tự.
B. có ý thức mà sau đó giúp động vật giải quyết được vấn đề tương tự dễ dàng.
C. không có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết được vấn đề tương tự một cách
dễ dàng.
D. có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết vấn đề tương tự dễ dàng.
Câu 9: (B) Tập tính sinh sản của động vật thuộc loại tập tính nào?
A. Số ít là tập tính bẩm sinh. B. Toàn là tập tính tự học.
C. Phần lớn tập tính tự học. D. Phần lớn là tập tính bẩm sinh.
Câu 10: (B) Điều kiện hoá đáp ứng là hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác
động của các kích thích
A. đồng thời. B. liên tiếp nhau. C. trước và sau. D. rời rạc.
Câu 11: (B) Điều kiện hoá hành động là kiểu liên kết giữa
A. các hành vi và các kích thích sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.
B. một hành vi với một hệ quả mà sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.
C. một hành vi và một kích thích sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.
D. hai hành vi với nhau mà sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.
Câu 12: (B) Tập tính kiếm ăn ở động vật có tổ chức hệ thần kinh chưa phát triển thuộc loại tập tính
nào?
A. Số ít là tập tính bẩm sinh. B. Phần lớn là tập tính học tập.
C. Phần lớn là tập tính bẩm sinh. D. Toàn là tập tính học tập.
Câu 13: (B) Hình thức học tập đơn giản nhất của động vật là
A. in vết. B. quen nhờn. C. học ngầm. D. điều kiện hoá hành động.
Câu 14: (H) Ý nào không phải là đặc điểm của tập tính bẩm sinh?
A. Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể.
B. Rất bền vững và không thay đổi.
C. Là tập hợp các phản xạ không điều kiện diễn ra theo một trình tự nhất định.
D. Do kiểu gen quy định.
Câu 15: (H) Tập tính nào sau đây thuộc tập tính bẩm sinh?
A. Chim xây tổ. B. Mèo bắt chuột.
C. Tò vò đào hố đẻ trứng. D. Người qua đường dừng lại khi gặp đèn đỏ.
Câu 16: (VDC) Cho các tập tính sau ở động vật:
(1) Sự di cư của cá hồi (2) Báo săn mồi (3) Nhện giăng tơ
(4) Vẹt nói được tiếng người (5) Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn
(6) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản (7) Xiếc chó làm toán (8) Ve kêu vào mùa hè
Những tập tính nào là bẩm sinh? Những tập tính nào là học được?
A. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (7).
B. Tập tính bẩm sinh: (1), (2), (6), (8) ; Tập tính học được: (3), (4), (5), (7).
C. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (5), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (6), (7).
D. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (7) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (8).
Câu 17: (VD) Khi thả tiếp một hòn đá vào cạnh con rùa thì thấy nó không rụt đầu vào mai nữa. Đây
là một ví dụ về hình thức học tập nào?
A. Học khôn. B. Học ngầm. C. Điều kiện hoá hành động. D. Quen nhờn.
Câu 18: (VD) Một con mèo đang đói, chỉ nghe thấy tiếng bày bát đĩa lách cách, nó đã vội vàng chạy
xuống bếp. Đó là hình thức học tập nào?
A. Quen nhờn. B. Điều kiện hóa đáp ứng. C. Điều kiện hoá hành động D. Học khôn

Bộ môn Sinh học


Trường THCS&THPT Thanh Bình
Câu 19: (VD) Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh thường tập trung về nơi thường cho ăn. Đây là ví dụ về
hình thức học tập nào?
A. Học ngầm. B. Điều kiện hoá đáp ứng.
C. Quen nhờn. D. Điều kiện hoá hành động.

Bộ môn Sinh học

You might also like