You are on page 1of 9

Trường THPT Thiên Hộ Dương Tổ Toán – Sinh- Thiết bị

NHCH KIỂM TRA CUỐI HK1- MÔN SINH 11- NĂM HỌC(2023-2024)

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1: Máu trao đổi chất với tế bào qua thành


A. tĩnh mạch và mao mạch B. mao mạch
C. động mạch và mao mạch D. động mạch và tĩnh mạch
Câu 2: Pha co của tim được gọi là?
A. Tâm trương B. Giãn chung
C. Pha trung gian D. Tâm thu
Câu 5: Chức năng của hệ tuần hoàn là?
A. Vận chuyển máu từ tim đến phổi, từ phổi đến ruột
B. Vận chuyển các chất từ bộ phận này sang bộ phận khác, đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể
C. Vận chuyển máu từ tim đến các tinh mạch trong cơ thể
D. Vận chuyển máu đến các tế bào
Câu 6: Ở người trưởng thành, chu kỳ tim khoảng?
A. 3s B. 0,8s C. 8s D. 0,3s
Câu 7: Chức năng của van tim?
A. Cho máu đi qua theo một chiều B. Đóng mở theo nhịp đẩy của tim
C. Ngăn không có máu đi qua D. Cho máu đi qua theo hai chiều
Câu 8: Hệ tuàn hoàn của giun đốt là?
A. hệ tuần hoàn hở B. hệ tuần hoàn kín
C. hệ tuần hoàn bán kín D. hệ tuần hoàn thông
Câu 9: Hệ tuần hoàn có hai dạng là?
A. Hệt uần hoàn hở và hệ tuần hoàn kép
B. Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn hở
C. Hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn kép
D. Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín
Câu 10: Hệ tuần hoàn ở châu chấu?
A. hệ tuần hoàn hở B. hệ tuần hoàn kín
C. hệ tuần hoàn bán kín D. hệ tuần hoàn dọc
Câu 11: Tim của người có mấy ngăn?
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
Câu 12: Hệ tuần hoàn kín gồm?
A. Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép
B. Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn hở
C. Hệ tuần hoàn kép và hệ tuần hoàn hở
D. Hệ tuần hoàn kép và hệ tuần hoàn kín
Câu 13: Trong hệ tuần hoàn mở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực
A. Cao, Tốc độ máu chảy nhanh B. Thấp, tốc độ máu chảy chậm
C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh D. Cao, tốc độ máu chạy chậm
Câu 14: Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở là
A. Tim → Động mạch→ khoang cơ thể→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu - dịch mô→ tĩnh
mạch→ tim
1
Trường THPT Thiên Hộ Dương Tổ Toán – Sinh- Thiết bị
B. Tim→ động mạch→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu→ dịch mô→ khoang cơ thể→ tĩnh
mạch→ tim
C. Tim→ động mạch→ hỗn hợp máu - dịch mô→ khoang cơ thể → trao đổi chất với tế bào→ tĩnh
mạch→ tim
D. Tim→ động mạch→ khoang cơ thể→ hỗn hợp máu - dịch mô→ trao đổi chất với tế bào → tĩnh
mạch→ tim
Câu 15: Huyết áp là lực co bóp của
A. Tim đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch
B. Tâm nhĩ đầy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch
C. Tâm thất đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch
D. Tim nhận máu từ tĩnh mạch tạo ra huyết áp của mạch
Câu 16: Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là
A. Tim → Động mạch→ tĩnh mạch→ mao mạch→ tim
B. Tim → động mạch→ mao mạch→ tĩnh mạch→ tim
C. Tim → mao mạch→ động mạch→ tĩnh mạch→ tim
D. Tim → động mạch→ mao mạch→ động mạch→ tim
Câu 17: Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài
A. 0,1 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây
B. 0,8 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,9 giây
C. 0,8 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây
D. 0,6 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây
Câu 18: Trật tự đúng về cơ chế duy trì cân bằng nội môi là?
A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận
kích thích
B. Bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận
kích thích
C. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận
kích thích
D. Bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận
kích thích
Câu 19: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là
A. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm
B. các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu…
C. trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết
D. cơ quan sinh sản
Câu 20: Vận tốc máu ở các mạch thay đổi theo chiều hướng giảm dần như thế nào ở các mạch máu?
A. Động mạch → tĩnh mạch → mao mạch.
B. Động mạch → mao mạch → tĩnh mạch.
C. Tĩnh mạch → động mạch → mao mạch.
D. Mao mạch → tĩnh mạch → động mạch.
Câu 21: Xét các đặc điểm sau
(1) Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể
(2) Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô
(3) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh
(4) Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim
2
Trường THPT Thiên Hộ Dương Tổ Toán – Sinh- Thiết bị
(5) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm Có bao nhiêu đặc điểm đúng
với hệ tuần hoàn hở?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 22: Cơ chế cân bằng nội môi trong điều hoà hàm lượng glucôzơ trong máu tăng diễn ra theo trật
tự nào?
A. Tuyến tuỵ → Insulin → Gan và tế bào cơ thể → Glucôzơ trong máu giảm.
B. Gan → Insulin → Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể → Glucôzơ trong máu giảm.
C. Gan → Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể → Insulin → Glucôzơ trong máu giảm.
D. Tuyến tuỵ → Insulin → Gan → tế bào cơ thể → Glucôzơ trong máu giảm.
Câu 23: Triệu chứng huyết áp cao ở người biểu hiện khi?
A. Huyết áp cực đại lớn quá 180mmHg và kéo dài.
B. Huyết áp cực đại lớn quá 170mmHg và kéo dài.
C. Huyết áp cực đại lớn quá 110mmHg và kéo dài.
D. Huyết áp cực đại lớn quá 150mmHg và kéo dài.
Câu 24: Vì sao khi ở người lớn tuổi, khi huyết áp tăng cao dễ dẫn đến bị xuất huyết não?
A. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp dễ làm vỡ mạch..
B. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
C. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi hyết áp cao dễ làm vỡ
mạch.
D. Vì thành mạch bị dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết cao dễ làm vỡ
mạch.
Câu 25: Bệnh xơ vữa động mạch là bệnh làm cho các mạch máu bị thô cứng dễ vỡ có mối liên hệ
mật thiết với loại lipit nào dưới đây?
A. Phôtpholipit B. Ơstrôgen
C. Côlesterôn D. Testosterôn
Câu 26: Albumin là một protein cân bằng nội môi có tác dụng như một hệ đệm?
A. Làm tăng áp suất thẩm thấu của huyết tương, cao hơn so với dịch mô, có tác dụng giảm nước và
giúp cho các dịch mô thấm trở lại máu.
B. Làm tăng áp suất thẩm thấu của huyết tương, cao hơn so với dịch mô, có tác dụng giữ nước và
giúp cho các dịch mô không thấm trở lại máu.
C. Làm giảm áp suất thẩm thấu của huyết tương, thấp hơn so với dịch mô, có tác dụng giữ nước và
giúp cho các dịch mô thấm trở lại máu.
D. Làm tăng áp suất thẩm thấu của huyết tương, cao hơn so với dịch mô, có tác dụng giữ nước và
giúp cho các dịch mô thấm trở lại máu.
Câu 27: Cơ tim trong cấu tạo của tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” có nghĩa là?
A. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim co bóp nhẹ, nhưng khi kích thích với cường độ tới
ngưỡng, cơ tim co tối đa.
B. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với
cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa.
C. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với
cường độ tới ngưỡng, cơ tim co bóp bình thường.
D. Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với
cường độ trên ngưỡng, cơ tim không co bóp.
Câu 28: Để duy trì được huyết áp trong cơ thể luôn ở mức ổn định thì phải có cơ chế duy trì huyết
áp, vậy cơ chế duy trì huyết áp diễn ra theo trật tự nào?
3
Trường THPT Thiên Hộ Dương Tổ Toán – Sinh- Thiết bị
A. Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não
→ Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực ở mạch
máu.
B. Huyết áp tăng cao → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Thụ thể áp lực mạch máu →
Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực ở mạch
máu.
C. Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não →
Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực ở mạch
máu.
D. Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não →
Thụ thể áp lực ở mạch máu → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình
thường.
Câu 29: Đường đi của dịch tuần hoàn trong hệ tuần hoàn hở diễn ra như thế nào?
A. Tim → Động mạch → Khoang máu → trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô – máu →
Tĩnh mạch → Tim.
B. Tim → Động mạch → Trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô – máu → Khoang máu →
Tĩnh mạch → Tim.
C. Tim → Động mạch → Hỗn hợp dịch mô – máu → Khoang máu → Trao đổi chất với tế bào →
Tĩnh mạch → Tim.
D. Tim → Động mạch → Khoang máu → Hỗn hợp dịch mô – máu → Tĩnh mạch →Tim.
Câu 30: Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Bạch huyết = Huyết tương + bạch cầu + hồng cầu
B. Máu = Huyết tương + RBC + WBC + Tiểu cầu
C. Tế bào thần kinh = Cyton + Dendron + Axon + Synapse
D. Huyết tương = Máu - Tế bào bạch cầu
Câu 31: HIV là?
A. Một căn bệnh B. Một loại virus
C. Một loại kháng nguyên D. Một loại kháng thể
Câu 32: Cơ thể của con người và động vật có phòng tuyến nào để bảo vệ cơ thể hay không?
A. Có hệ thần kinh B. Có hệ hô hấp
C. Có hệ tuần hoàn D. Có hệ miễn dịch
Câu 33: Chọn đáp án đúng về các nhân tố gây bệnh?
A. Vi khuẩn, virus, nấm, giun, sán B. Ngô, khoai, sán, gạo
C. Các loại gia súc, gia cầm D. Các loại động vật hoang dã
Câu 34: Dị ứng là gì?
A. Phản ứng đồng điệu của cơ thể đối với kháng nguyên thể định (Cơ thể quá mẫn cảm với kháng
thể)
B. Phản ứng đồng điệu của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định (Cơ thể quá mẫn cảm với kháng
nguyên)
C. Phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng thể nhất định (Cơ thể quá mẫn cảm với kháng thể)
D. Phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định (Cơ thể quá mẫn cảm với kháng
nguyên)
Câu 35: Miễn dịch đặc hiệu gồm?
A. Miễn dịch dịch thể và miễn dịch phòng tránh
B. Miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào
4
Trường THPT Thiên Hộ Dương Tổ Toán – Sinh- Thiết bị
C. Miễn dịch tế bào và miễn dịch phòng tránh
D. Miễn dịch tế bào và miễn dịch cơ thể
Câu 36: Miễn dịch là gì?
A. Là cơ thể phản ứng một cách kịch liệt với môi trường xung quanh
B. Là khả năng cơ thể chống lại cá tác nhân gây bệnh, đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh, không mắc
bệnh
C. Là khả năng tự miễn nhiễm với mọi bệnh tật của cơ thể
D. Là khả năng của cơ thể cần được bổ sung các chất để chống lại tác nhân gây hại
Câu 37: Tiêm chủng Vaccine chủ động tạo ra?
A. Đáp ứng miễn dịch B. Thụ động miễn dịch
C. Phản ứng sốc phản vệ D. Kháng nguyên cho cơ thể
Câu 38: Có những tác nhân gây bệnh nào?
A. Các nhân tố do con người và động vật lây ngang qua nhau
B. Tác nhân sinh học, vật lý, hóa học và tác nhân bên trong cơ thể
C. Tác nhân bên trong cơ thể
D. Các yếu tố bên ngoài môi trường
Câu 39: Kháng nguyên là gì?
A. Là phần tử cơ thể sinh ra gây ra đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu
B. Là phần tử ngoại lai gây ra đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu
C. Là phần tử cơ thể sinh ra gây ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
D. Là phần tử ngoại lai gây ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
Câu 40: Bệnh là gì?
A. Là sự sai lệch hoặc tổn thương về cấu trúc và chức năng của bất kỳ bộ phận, cơ quan, hệ thống
nào của cơ thể.
B. Là một sự mất đi tế bào của cơ thể
C. Là một nhân tố khiến cơ thể trở nên yếu dần về già
D. Là tác nhân làm cho cơ thể mất đi sự cân bằng vốn có ngay từ đầu
Câu 41: Hàng rào bảo vệ vật lý và hóa học, Thực bào, viêm, sốt,… là phương thức bảo vệ cơ thể của
miễn dịch loại nào?
A. Miễn dịch đặc hiệu B. Miễn dịch không đặc hiệu
C. Miễn dịch bán bảo toàn D. Miễn dịch môi trường
Câu 42: Hệ miễn dịch gồm?
A. Miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu B. Miễn dịch hoàn toàn và bán hoàn toàn
C. Miễn dịch tự phát và miễn dịch nhân tạo D. Miễn dịch cơ thể và miễn dịch môi trường
Câu 43: Loại tế bào nào sau đây phát sinh từ bạch cầu đơn nhân?
A. Tế bào plasma B. Đại thực bào
C. Tế bào lympho D. Nguyên bào sợi
Câu 44: Đâu là bước đầu tiên khởi động cho miễn dịch dịch thể?
A. Tế bào B tăng sinh và biệt hóa cho tế bào T
B. Tế bào B tìm kiếm các kháng thể và kích thích lên nó
C. Tế bào T tìm kiếm các kháng nguyên và kích độc lên nó
D. Các tế bào T hỗ trợ tiết ra Cytokine gây hoạt hóa tế bào B
Câu 45: Đâu là bước đầu tiên khởi động cho miễn dịch tế bào?
A. Các tế bào T hỗ trợ tiết ra Cytokine làm tế bào T độc hoạt hóa
B. Tế bào T tìm kiếm các kháng nguyên và kích độc lên nó
5
Trường THPT Thiên Hộ Dương Tổ Toán – Sinh- Thiết bị
C. Tế bào B tăng sinh và biệt hóa cho tế bào T gây độc
D. Tế bào B tìm kiếm các kháng thể và kích thích lên nó
Câu 46: Hàng rào bảo vệ cơ thể ở hệ tiêu hóa là?
A. Lớp dịch nhày trong khí quản, pH thấp, …
B. Lysosyme trong nước bọt, acid và enzyme pepsin trong dạ dày, …
C. Dòng nước tiểu cuốn trôi mầm bệnh
D. Vi khuẩn vô hại cạnh tranh với vi khuẩn có hại
Câu 47: Sốc phản vệ xảy ra khi nào?
A. Khi các đại thực bào đang tiêu diệt các kháng nguyên
B. Khi kháng nguyên bắt đầu đi vào cơ thể
C. Khi dị nguyên gây giải phóng lượng lớn histamine trên diện rộng
D. Khi các kháng thể đang ngăn chặn các kháng nguyên xâm nhập
Câu 48: Khi tế bào B hoạt hóa, phân chia tạo thành các ….. Các …. Sản sinh ra các ….. kháng nguyên
và đưa vào máu. Điền vào chỗ chấm?
A. Tương bào; tương bào; thụ thể
B. Kháng nguyên; kháng nguyên; kháng thể
C. Kháng thể; kháng thể; thụ thể
D. Tương bào; kháng thể; thụ thể
Câu 49: Điều nào sau đây sẽ là kích hoạt đầu tiên để đáp ứng với một tế bào cơ thể đã bị virus xâm
nhập?
A. Tế bào T gây độc tế bào B. Tế bào diệt tự nhiên
C. Kháng thể D. Đại thực bào
Câu 50: Bệnh nào sau đây là bệnh tự miễn?
A. Ung thư biểu mô tuyến B. Ung thư biểu mô
C. Pemphigoid bọng nước D. Bỏng cấp độ một
Câu 51: Điều nào sau đây ĐÚNG về hệ thống miễn dịch?
A. Viêm khớp là một bệnh tự miễn dịch.
B. Dị ứng có thể được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh.
C. Bệnh đa xơ cứng là do dị ứng.
D. Vắc-xin có thể chữa một số bệnh nhiễm vi-rút thông thường.
Câu 52: Bé trai 4 tuổi được bố mẹ đưa đến bác sĩ nhi khoa vì nôn mửa, đau đầu và đau ở xương cánh
tay và chân. Khi sờ nắn, bác sĩ lưu ý rằng nhiều hạch bạch huyết to ra, gan cũng vậy. Bác sĩ nhi khoa
nên yêu cầu xét nghiệm máu toàn phần tính để xác định xem có hay không trẻ có thể có…?
A. bệnh bạch cầu mãn tính. B. bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.
C. bệnh von Willebrand. D. bệnh bạch cầu cấp tính.
Câu 53: Lupus ban đỏ có thể biểu hiện ở nhiều cơ quan, xuất hiện ở nữ giới 70% - 90% (sau sinh đẻ).
Đây là bệnh lý ….?
A. Suy giảm miễn dịch B. Tự miễn mạn tính
C. Truyền nhiễm D. Di truyền đột biến
Câu 54: Một bệnh nhân nam 19 tuổi và mẹ của anh ấy đến phòng cấp cứu, cả hai với buồn nôn, nôn
và rối loạn thị giác. Các bác sĩ ghi chú lịch sử của họ rằng họ cả hai đều có đậu xanh đóng hộp có vị
lạ. Khả năng nào sau đây nên bác sĩ xem xét?
A. Loạn dưỡng cơ Duchenne B. Bệnh xơ cứng teo cơ bên
C. Ngộ độc thịt D. Bệnh nhược cơ.

6
Trường THPT Thiên Hộ Dương Tổ Toán – Sinh- Thiết bị
Câu 55: Tất cả những bệnh sau đều là bệnh tự miễn ngoại trừ?
A. viêm khớp B. bệnh ban đỏ
C. bệnh đa xơ cứng D. AIDS
Câu 56: Số lượng bạch cầu trung bình trên một mm khối máu là bao nhiêu?
A. 10.000 - 20.000 B. 6000 - 8000
C. 5 - 5,5 triệu D. 300 - 1000
Câu 57: Tế bào nào trong số các tế bào này thực bào?
A. Bạch cầu ái toan B. Tế bào bạch huyết
C. Bạch cầu đơn nhân D. Bạch cầu ái kiềm
Câu 58: Lớp kháng thể có nồng độ cao nhất trong máu là?
A. IgD B. IgA C. IgM D. IgG
Câu 59: Điều nào sau đây mô tả đúng nhất vai trò của chọn lọc vô tính trong sự phát triển của miễn
dịch với mầm bệnh?
A. Bạch cầu được kích thích do nhiệt độ cơ thể tăng lên trong quá trình nhiễm trùng biệt hóa với các
tế bào gốc tiền thân của chúng nhanh hơn.
B. Các tế bào lympho có các thụ thể có thể liên kết với các kháng nguyên của mầm bệnh một cách
nhanh chóng phân chia để tạo ra nhiều tế bào có khả năng nhận biết và tấn công mầm bệnh.
C. Tế bào diệt tự nhiên tạo ra kháng thể có khả năng tấn công tác nhân gây bệnh là được kích thích
để tạo ra nhiều kháng thể hơn so với các tế bào không tạo ra các kháng thể như vậy.
D. Thực bào ăn nhiều mầm bệnh trong thời gian ngắn phát triển và phân chia nhiều hơn nhanh hơn
so với những con chưa ăn nhiều mầm bệnh.
Câu 60: Cân bằng nội môi là?
A. Duy trì sự ổn định bên ngoài cơ thể B. Duy trì sự ổn định bên trong cơ thể
C. Duy trì sự bất ổn định bên trong cơ thể D. Duy trì sự bất ổn định bên ngoài cơ thể
Câu 61: Dị ứng là gì?
A. Phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định (Cơ thể quá mẫn cảm với kháng
nguyên)
B. Phản ứng đồng điệu của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định (Cơ thể quá mẫn cảm với kháng
nguyên)
C. Phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng thể nhất định (Cơ thể quá mẫn cảm với kháng thể)
D. Phản ứng đồng điệu của cơ thể đối với kháng nguyên thể định (Cơ thể quá mẫn cảm với kháng
thể)

Câu 62: Cơ quan bài tiết ra nước tiểu là?


A. Hệ tiêu hóa B. Da C. Phổi D. Thận
Câu 63: Bài tiết là gì?
A. Là là quá trình mà thận hoạt động đơn lẻ để bài tiết nước tiểu
B. Là quá trình loại bỏ ra khỏi cơ thể các chất sinh ra từ quá trình chuyển hóa mà cơ thể không sử
dụng, các chất độc hại, các chất dư thừa
C. Là khả năng của cơ thể đẩy chất độc ra ngoài
D. Là quá trình mà cơ thể tiếp nhận thức ăn đầu vào và thải ra chất cặn bã
Câu 64: Nội môi là?
A. Môi trường bên ngoài cơ thể được tạo bởi huyết tương, huyết thanh và hồng cầu
B. Là môi trường bên trong cơ thể được tạo ra bởi máu, bạch huyết và dịch mô
C. Là môi trường bên trong cơ thể được tạo ra mao mạch, bạch huyết và dịch mô
7
Trường THPT Thiên Hộ Dương Tổ Toán – Sinh- Thiết bị
D. Môi trường bên ngoài cơ thể được tạo bởi huyết tương, bạch cầu và hồng cầu
Câu 65: Những hoocmôn do tuyến tụy tiết ra tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào sau đây?
A. điều hóa hấp thụ nước ở thận B. duy trì nồng độ glucozơ bình thường trong máu
+
C. điều hòa hấp thụ Na ở thận D. điều hòa pH máu
Câu 66: Vai trò của gan trong cân bằng nội môi?
A. Điều hòa của nhiều chất hòa tan như protein, pH trong huyết thanh, qua đó duy trì cân bằng nội môi
B. Điều hòa của nhiều chất hòa tan như acid, base trong huyết tương, qua đó duy trì cân bằng nội môi
C. Điều hòa của nhiều chất hòa tan như protein, glucose, … trong huyết thanh, qua đó duy trì cân bằng
nội môi
D. Điều hòa của nhiều chất hòa tan như protein, glucose, … trong huyết tương, qua đó duy trì cân bằng
nội môi
Câu 67: Trật tự đúng về cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:
A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích
thích
B. Bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích
thích
C. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích
thích
D. Bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích
thích
Câu 68: Cấu tạo của một quả thận?
A. Cầu thận; Nang cầu thận (bọc Bowman); Cột thận; Ống lượn gần; Quai Henle; Quai Henle; Ống góp
B. Cầu thận; Nang cầu thận (bọc Bowman); Nhu mô thận; Ống lượn gần; Quai Henle; Quai Henle; Ống
góp
C. Cầu thận; Nang cầu thận (bọc Bowman); Cột thận; Nhu mô thận; Ống lượn gần; Quai Henle; Quai
Henle; Ống góp
D. Cầu thận; Nang cầu thận (bọc Bowman); Cột thận; Nhu mô thận; Ống lượn gần; Quai Henle; Ống
góp
Câu 69: Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự
A. tuyến tụy → insulin → gan và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
B. gan → insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
C. gan → tuyến tụy và tế bào cơ thể → insulin → glucozơ trong máu giảm
D. tuyến tụy → insulin → gan → tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
I/ PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu1: Ở người, khi ăn mặn sẽ có cảm giác khát nước nhiều hơn so với bình thường. Hiện tượng
này được giải thích như thế nào?
Trả lời:
Điều này có thể lý giải là do thuyết thẩm thấu trong tế bào. Khi chúng ta ăn mặn, nồng độ ion Natri sẽ
tăng lên trong khoảng gian bào và làm tăng áp lực thẩm thấu, dẫn đến nước được hút ra khỏi tế bào. Quá
trình này làm nước bị đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu, khiến cơ thể mất nước và khát.
Câu 2: hãy cho biết thận có vai trò như thế nào trong quá trình bài tiết nước tiểu.
Trả lời:
- Mỗi nephron gồm quản cầu thận có chức năng lọc máu

8
Trường THPT Thiên Hộ Dương Tổ Toán – Sinh- Thiết bị
- Các tế bào ở thành ống thận (Ống lượn gần, quai Henle và ống lượn xa) có chức năng tái hấp thu các
chất cần thiết từ dịch lọc trả về máu, tiết các chất độc vào dịch lọc và dẫn nước tiểu đến bàng quang trước
khi thải ra ngoài.
Câu 3: Nếu thận không hoạt động thì sẽ gây hậu quả gì đối với cơ thể?
Trả lời:
Thận đào thải đến 90% các sản phẩm bài tiết hòa tan trong máu, dó đó nếu thận không hoạt động sẽ khiến
thể tích và thành phần của dịch ngoại bào mất đi sự ổn định. Mất chức năng thận rất nghiêm trọng và có
khả năng gây tử vong. Biến chứng có thể xảy ra bao gồm: Giữ nước, có thể dẫn đến phù ở tay và chân,
tăng huyết áp, phù phổi cấp, tăng kali máu, có thể đe dọa tính mạng.
Câu 4: Cho biết vai trò của duy trì cân bằng nội môi đối với cơ thể
Trả lời:
- Sự ổn định về các điều kiện lý hóa của môi trường trong đảm bảo cho các tế bào, cơ quan trong cơ thể
hoạt động bình thường → đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.
- Khi điều kiện lí hóa của môi trường bị biến động → không duy trì được sự ổn định → rối loạn hoạt
động của các tế bào hoặc các cơ quan → bệnh lý hoặc tử vong.
Để duy trì được sự ổn định của cơ thể cần các cơ chế duy trì cân bằng nội môi.
Câu 5:
a, Mô tả cơ chế điều hòa hàm lượng nước khi cơ thể bị mất nước.
b, Trong trường hợp hàm lượng nước trong cơ thể tăng thì cơ chế điều hòa sẽ diễn ra như thế nào?
c, Nêu vai trò của thận trong điều hòa cân bằng nội môi.
Trả lời:
a, Khi cơ thể mất nước → áp suất thẩm thấu tăng → kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước → gây
cảm giác khát
b, Hàm lượng nước trong cơ thể tăng → áp suất thẩm thấu trong máu cân bằng
c, Thận tham có khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hoà tan trong máu.
- Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng do ăn mặn, đổ nhiều mồ hôi… → thận tăng cường tái hấp thu
nước, đồng thời động vật có cảm giác khát nước → uống nước → giúp cân bằng áp suất thẩm thấu.
- Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm → thận tăng thải nước → duy trì áp suất thẩm thấu.
Câu 6: hãy mô tả cơ chế điều hòa hàm lượng đường trong cơ thể. Từ đó giải thích tại sao gan đóng
vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng nội môi.
Trả lời:
- Sau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu tăng cao → tuyến tụy tiết ra insulin → gan chuyển glucose
thành glicogen dự trữ, đồng thời kích thích tế bào nhận và sử dụng glucose → nồng độ glucose trong
máu giảm và duy trì ổn định.
- Khi đói, do các tế bào sử dụng nhiều glucose → nồng độ glucose trong máu giảm → tuyết tụy tiết ra
glucagon → gan chuyển glicogen thành glucose đưa vào máu → nồng độ glucose trong máu tăng lên và
duy trì ổn định
- Gan điều hòa nồng độ nhiều chất trong huyết tương như: protein, các chất tan và glucose trong máu.

You might also like