You are on page 1of 9

CHUYÊN ĐỀ: TUẦN HOÀN MÁU VÀ CÂN BẰNG NỘI MỞ ĐỘNG VẬT - PHẦN 1

Câu 1: Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín?


Tiêu chí Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín
Đa số ĐV thân mềm, chân khớp Mực ống, bạch tuộc giun đốt và ĐV có
Đại diện
xương sống
Cấu tạo tim Đơn giản Phức tạp
- Hệ mạch hở (giữa ĐM và TM ko có - Hệ mạch kín (Giữa ĐM và TM có mao
mạch nối) mạch nối)
- Máu từ tim→ Động mạch → Khoang - Máu từ tim→ Động mạch → Mao mạch
Tuần hoàn máu
máu (TĐC trực tiếp với TB)→Tĩnh (TĐC gián tiếp với TB)→ Tĩnh mạch→
mạch→ Tim Tim.
- Không vận chuyển khí - Có vận chuyển khí.
Hiệu quả tuần hoàn. - Máu luân chuyển chậm với áp xuất thấp. - Máu luân chuyển nhanh với áp suất cao.
Câu 2: Phân tích những điểm khác nhau giữa hệ tuần hoàn của cá và hệ tuần hoàn của lưỡng cư.
Hệ tuần hoàn cá Hệ tuần hoàn lưỡng cư
1. Số vòng tuần Chỉ có một vòng tuần hoàn Có 2 vòng tuần hoàn là vòng tuần hoàn nhỏ
hoàn và vòng tuần hoàn lớn
2. Cấu tạo tim - Tim 2 ngăn: 1 tâm thất phía trước, 1 tâm - Tim 3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất
nhĩ phía sau
3. Máu trong tim - Cả tâm nhĩ và tâm thất đều chứa máu đỏ - Tâm nhĩ phải chứa máu đỏ thẫm, tâm nhĩ
thẫm giàu CO2. trái chứa máu đỏ tươi, tâm thất chứa máu
pha.
4. Sự lưu thông - Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. - Máu đi nuôi cơ thể là máu pha
của máu trong hệ - Máu sau khi trao đổi khí không trở về tim - Máu sau khi trao đổi khí được trở về tim
mạch mà trực tiếp đi nuôi cơ thể. Máu chảy trong và được tim bơm đi nuôi cơ thể. Máu chảy
động mạch lưng dưới áp lực trung bình. trong động mạch chủ dưới áp lực cao.
Câu 3: Nêu đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá? Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ
tuần hoàn hở?
+ Tim bơm máu giàu CO2 → vào động mạch → mang → lên hệ thống mao mạch mang (trao đổi khí) → máu
giàu O2 → tiếp đó vào động mạch lưng → vào hộ thống mao mạch (trao đổi chất với tế bào) → máu giàu CO 2 →
về tĩnh mạch và trở về tim.
+ Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở: Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới
áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa, điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh, do vậy,
đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao.
Câu 4: Nêu đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thú? Ưu điểm của hệ tuần hoàn kép so với hệ
tuần hoàn đơn?
+ Vòng tuần hoàn lớn: Máu giàu O2 (đỏ tươi) từ tâm thất trái rồi theo động mạch chủ phân làm 2 nhánh đến các
động mạch nhở hơn và đến mao mạch ở các cơ quan phần trên và cơ quan phần dưới. Tại đây xảy ra quá trình
trao đổi chất giữa máu và tế bào, máu chuyển cho tế bào O2 và chất dinh dưỡng, đồng thời nhận CO2 và chất thải
từ tế bào trở thành máu đỏ thẩm. Máu đỏ thẩm theo tĩnh mạch chủ trên và dưới trở về tâm nhĩ phải.
+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu nghèo O2 (đỏ thẩm) từ tâm thất phải rồi theo động mạch phổi phân nhánh đến 2 lá
phổi. Tại các mao mạch phổi xảy ra quá trình trao đổi khí giữa máu và phế nang của phổi, máu chuyển cho phế
nang khí CO2, đồng thời nhận O2 từ phế nang trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.
- Ưu điểm:
+ Máu từ cơ quan trao đổi khí về tim và được tim bơm đi, do vậy tạo ra áp lực đẩy máu rất lớn, tốc độ máu chảy
nhanh và máu đi được xa → Tăng hiệu quả cung cấp O 2 và chất dinh dưỡng cho tế bào, đồng thời thải nhanh các
chất thải ra ngoài.
+ Lượng máu đến các cơ quan và quá trình trao đổi chất ở mao mạch phụ thuộc vào áp lực máu chảy trong động
mạch.
Ở hệ tuần hoàn đơn của cá, khi máu từ tim đi qua hệ thống mao mạch ở mang thì huyết áp giảm nhanh. Do vậy
máu chảy trong động mạch lưng đi đến các cơ quan dưới áp lực trung bình.
Ở hệ tuần hoàn kép, sau khi trao đổi khí ở mao mạch phổi, máu quay về tim và dược tim bơm đến các cơ quan
dưới áp lực cao, máu chảy nhanh, đi xa, tạo ra áp lực thuận lợi cho quá trình trao đổi chất ở mao mạch.
1
Câu 5: Trình bày chiều hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn?
- Từ chưa có hệ tuần hoàn (ĐV đơn bào) → có hệ tuần hoàn hở (giun, chân khớp, thân mềm) → hệ tuần hoàn kín
(ĐV có xương sống)
- Từ tuần hoàn đơn (ở cá) → tuần hoàn kép (lưỡng cư, bò sát, chim và thú)
- Từ chỗ chưa phân hoá, chỉ là phần phình lên của mạch máu (ở giun đốt, chân khớp) → có cấu tạo phức tạp và
hoàn chỉnh hơn: tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn (ở cá) → tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu pha nhiều (ở lưỡng
cư) → tim 4 ngăn có vách hụt, 2 vòng tuần hoàn, máu pha ít hơn (bò sát) → tim 4 ngăn hoàn toàn, máu không
pha trộn (ở chim và thú)
Câu 6: Huyết áp là gì? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến huyết áp?
* Huyết áp: là áp lực máu tác dụng lên thành mạch do tim co bóp
* Các yếu tố ảnh hưởng:
+ Nhân tố thuộc về tim: - Sức co bóp của tim: tim co bóp mạnh, áp lực thu tâm tăng → huyết áp tăng
- Nhịp đập tim: tim đập nhanh → HA tăng và ngược lại
+ Nhân tố thuộc về mạch:
- Sức cản của động mạch: sức cản động mạch tăng → HA tăng vì tim sẽ tăng áp lực tâm thu
- Sức ma sát của máu vào thành mạch: mạch máu càng hẹp, sức ma sát càng tăng → HS tăng
- Sự đàn hồi của động mạch: Động mạch có khả năng đàn hồi lớn → HA càng thấp
+ Nhân tố thuộc về máu: - Độ quánh của máu: máu càng quánh, HA càng cao và ngược lại
- Khối lượng máu: KL máu càng tăng => HA tăng, mất máu: HA giảm
Câu 7: Xét các nhóm loài động vật sau : chim, lưỡng cư, sâu bọ, cá, bò sát.
a. Hãy sắp xếp các nhóm loài trên theo chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn và chỉ ra đặc điểm tiến hóa
của từng nhóm loài trên về hệ tuần hoàn.
b. Trong các nhóm loài nêu trên, chức năng của hệ tuần hoàn ở nhóm loài nào có sự khác biệt với các
nhóm loài còn lại? Sự khác biệt đó là gì?
a. Trình tự theo chiều hướng tiến hóa : (1) Sâu bọ : hệ tuần hoàn hở → (2) Cá : hệ tuần hoàn kín, 1 vòng tuần
hoàn, tim 2 ngăn → (3) Lưỡng cư : hệ tuần hoàn kín, 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, máu pha nhiều (4) Bò sát :
hệ tuần hoàn kín, 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, vách ngăn hụt, máu pha ít (5) Chim : hệ tuần hoàn kín, 2 vòng
tuần hoàn, tim 4 ngăn, máu không pha.
b. Trong các nhóm loài nêu trên, chức năng của hệ tuần hoàn ở sâu bọ có sự khác biệt với các nhóm loài còn lại.
Sự khác biệt đó là máu không có chức năng vận chuyển các chất khí
Câu 8:
a. Nêu những điểm khác nhau giữa động mạch với tĩnh mạch về cấu tạo và chức năng.
b. Mao mạch là gì? Nêu chức năng của mao mạch và giải thích các đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức
năng của mao mạch (ở người).
a. Khác nhau giữa động mạch và tĩnh mạch:
Động mạch Tĩnh mạch
Cấu tạo - Thành dày hơn tĩnh mạch - Thành mỏng hơn
- Có các sợi đàn hồi - Không có sợi đàn hồi
- Không có van riêng - Có thể có van ở TMạch chân
Chức năng - Chuyển máu từ tim đến các cơ quan - Chuyển máu từ các cơ quan về tim
b. - Mao mạch là những mạch rất nhỏ nối liền hệ động mạch với hệ tĩnh mạch.
- Chức năng: là nơi xảy ra trao đổi chất và khí với các tế bào.
- Thành mao mạch rất mỏng giúp thuận lợi cho khuếch tán các chất và khí giữa máu và tế bào.
- Đường kính mao mạch rất nhỏ làm máu di chuyển chậm thuận lợi cho việc trao đổi hết các chất và khí.
Câu 9: a. Vì sao càng xa tim huyết áp trong hệ mạch càng nhỏ?
b. Ở một người có huyết áp là 120/80, em hiểu điều đó như thế nào?
a.Càng xa tim huyết áp trong hệ mạch lại càng nhỏ vì áp lực do tâm thất co đẩy máu lên thành mạch càng giảm
b. Huyết áp là 120 / 80 là cách nói tắt được hiểu:
+ Huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) là 120 mmHg/cm2 (lúc tâm thất co)
+ Huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) là 80 mmHg/cm2 (lúc tâm thất giãn)
Đó là người có huyết áp bình thường.
Câu 10: Vận tốc máu chảy trong hệ mạch như thế nào? Giải thích tại sao có sự khác nhau đó?
*Đặc điểm: - Tốc độ máu giảm dần từ động mạch chủ đến tiểu đông mạch
- Tốc độ máu thấp nhất trong mao mạch và tăng dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ.
2
* Giải thích: - Tốc độ máu tỉ lệ thuận với diện tích của mạch.
- Trong hệ động mạch tổng tiết diện tăng dần từ đông mạch chủ đến tiểu động mạch → tốc độ máu giảm dần.
- Trong hệ tĩnh mạch tổng tiết diện giảm dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ → tốc độ máu tăng dần.
- Tổng tiết diện lớn nhất ở mao mạch → máu chảy với vận tốc chậm nhất.
Câu 11: Bảng nhịp tim của thú:
Động vật Nhịp tim/ phút
Voi 25 – 40
Trâu 40 – 50
Bò 50 – 70
Lợn 60 – 90
Mèo 110 – 130
Chuột 720 – 780
a.Cho biết mối liên quan giữa nhịp tim với khối lượng cơ thể?
b.Tại sao có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật?
* Khối lượng cơ thể càng lớn nhịp tim càng chậm, số nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.
* Vì:
- Động vật càng nhỏ tỉ lệ S/V càng lớn, tốc độ chuyển hóa càng cao, tiêu tốn ôxi để giải phóng năng lượng cho
duy trì thân nhiệt càng nhiều do đó nhịp hô hấp và nhịp tim càng tăng.
- Động vật càng nhỏ khối lượng tim càng nhỏ, lực co bóp tim yếu nên tim phải co bóp nhanh hơn để kịp thời
cung cấp máu cho cơ thể.
Câu 12: Hình bên là sơ đồ biểu diễn mối tương quan giữa tiết diện các
mạch, huyết áp và vận tốc máu. Hãy điền tên tương ứng với các chữ cái
A, B, C.
A: Huyết áp. B: Vận tốc máu. C: Tiết diện các mạch

Câu 13.Tế bào hồng cầu của người trưởng thành có những khác biệt cơ
bản nào với các loại tế bào khác trong cơ thể? Cho biết ý nghĩa của sự khác biệt đó.
- Tế bào hồng cầu trưởng thành của người: Không có nhân, không có ti thể, có chứa các sắc tố hô hấp có dạng
hình đĩa lõm hai mặt.
- Ý nghĩa:
+ Không có nhân giúp tăng diện tích chứa sắc tố hô hấp.
+ Không có ti thể giúp giảm khả năng sử dụng ôxi.
+ Hình đĩa lõm hai mặt giúp tăng khả năng tiếp xúc để trao đổi khí và tăng khả năng chịu áp lực, dễ dàng uốn
cong khi qua các mao mạch nhỏ.
+ Sắc tố hô hấp giúp vận chuyển khí, điều hòa pH máu.
Câu 14: a.Huyết áp ở loại mạch nào là thấp nhất? Vì sao?
b.Vận tốc máu chảy trong loại mạch nào là nhanh nhất, loại mạch nào là chậm nhất?Nêu tác dụng của việc
máu chảy nhanh hay chậm trong từng loại mạch đó?
a.Huyết áp thấp nhất là ở tĩnh mạch chủ vì: HA là áp lực máu tác dụng lên thành mạch do tim co bóp nên tĩnh
mạch chủ xa tim → trong quá trình vận chuyển máu do ma sát với thành mạch và giữa các phân tử máu với nhau
đã làm giảm áp lực máu
b. - Vận tốc máu chảy nhanh nhất ở động mạch, có tác dụng đưa máu và chất dinh dưỡng kịp thời đến các cơ
quan, chuyển nhanh ccác sản phẩm của hoạt động tế bào đến các nơi cần hoặc đến cơ quan bài tiết
- Vận tốc máu chảy chậm nhất ở mao mạch có tác dụng tạo điều kiện cho máu kịp trao đổi chất với tế bào
Câu 15. Hệ tuần hoàn kín xuất hiện từ giun đốt. Theo em chân khớp (xuất hiện sau giun đốt trong quá
trình tiến hoá) có hệ tuần hoàn kín hay hở? Giải thích?
- Côn trùng có hệ tuần hoàn hở.
- Do côn trùng tiến hành trao đổi khí qua hệ thống ống khí. Các ống khí phân nhánh trực tiếp đến từng tế bào. Do
đó côn trùng không sử dụng hệ tuần hoàn để cung cấp O2 cho tế bào và thải CO2 ra khỏi cơ thể nên chie cần hệ
tuần hở.

3
Câu 16: Cùng là động vật có xương sống nhưng vì sao ở cá tồn tại hệ tuần đơn trong khi chim, thú tồn tại
hệ tuần hoàn kép?
- Ở cá: + Cá sống trong môi trường nước nên cơ thể được môi trường nước đệm đỡ
+ Nhiệt độ nước tương đương thân nhiệt của cá nên giảm nhu cầu năng lượng, nhu cầu oxi thấp → có HTH đơn
- Ở chim, thú:
+ Thú là những động vật hằng nhiệt lại sống trong môi trường nhiều tác động và hoạt động nhiều nên cần nhiều
năng lượng hơn
+ Nhu cầu năng lượng cao nên cần nhều oxi, máu được oxi hoá từ các cơ quan trao đổi khí → tim
+ Từ tim, máu được phân phối khắp cơ thể → tuần hoàn kép giúp tăng áp lực máu và tốc độ dòng chảy
Vì thế, ở cá chỉ cần tồn tại 1 hệ tuần hoàn đơn là đủ trong khi chim, thú cần tồn tại hệ tuần hoàn kép mới cung
cấp đủ chất dinh dưỡng và oxi cho cơ thể
Câu 17: Tại sao khi tách rời tim ra khỏi cơ thể thì vẫn có khả năng co bóp bình thường nếu được cung cấp
đầy đủ chất dinh dưỡng và Oxi? Giải thích cơ chế của hoạt động này ở tim người?
*Do tính tự động của tim, do hệ thống nút và sợi đặc biệt phối hợp hoạt động: nút xoang nhĩ có khả năng tự phát
nhịp, xung thần kinh được truyền tới 2 tâm nhĩ và nút nhĩ thất, rồi truyền theo bó His tới mạng Puốckin phân bố
trong thành cơ giữa 2 tâm thất làm các tâm thất, tâm nhĩ co (hoạt động của hệ dẫn truyền tim)
*Cơ chế: + Hạch xoang nhĩ có khả năng tự phát nhịp
+ Xung thần kinh truyền tới 2 tâm nhĩ và nút nhĩ thất
+ Bó His nhận tín hiệu từ hạch nhĩ thất và truyền tín hiệu đến mạng Puôckin làm co thành cơ tâm thất.
Câu 18:Giải thích tại sao hệ tuần hoàn hở thích hợp cho ĐV có kích thước cơ thể nhỏ và hoạt động chậm?
Vì sao các ĐV có xương sống kích thước cơ thể lớn cần phải có hệ tuần hoàn kín?
- Những ĐV có kích thước cơ thể nhỏ, hoạt động chậm tốn ít năng lượng, nhu cầu cung cấp chất dinh dưỡng và
đào thải thấp
- HTH hở chưa có cấu tạo hoàn hảo, vận tốc vận chuyển máu chậm, dòng máu có áp lực thấp, không điều hoà
được do đó khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng và chất đào thải kém, chỉ đáp ứng được cho những cơ thể sinh
vật có nhu cầu cung cấp và đào thải thấp
- Những ĐV có kích thước cơ thể lớn, hoạt động mạnh tốn nhiều năng lượng, nhu cầu cung cấp chất dinh dưỡng
và đào thải cao
- HTH kín có cấu tạo hoàn hảo, vận tốc vận chuyển máu nhanh, dòng máu lưu thông liên tục trong mạch với áp
lực cao, có thể điều hoà được do đó khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng và chất đào thải tốt, đáp ứng được cho
những cơ thể sinh vật có nhu cầu cung cấp và đào thải cao
Câu 19. Tại sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích nghi với động vật ít hoạt động, trong khi đó côn trùng hoạt động
tích cực nhưng lại có hệ tuần hoàn hở ?
* Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật ít hoạt động vì:
- Máu chảy trong mạch và điều phối tới các cơ quan ở hệ tuần hoàn hở với tốc độ chậm.
- Không đáp ứng được nhu cầu O2, thải CO2 của động vật hoạt động tích cực chỉ đáp ứng được cho động vật ít
hoạt động.
* Côn trùng hoạt động tích cực nhưng lại có hệ tuần hoàn hở vì:
- Côn trùng không sử dụng hệ tuần hoàn để cung cấp O2 cho tế bào và thải CO2 ra khỏi cơ thể.
- Côn trùng sử dụng hệ thống ống khí, các ống khí phân nhánh tới tận các tế bào.
Câu 20. Tại sao khi chạy nhanh thì huyết áp tăng cao nhưng nghỉ ngơi lại trở lại bình thường?
- Khi hoạt động mạnh như chạy, tim đập nhanh, mạnh hơn để vận chuyển máu nhanh hơn nhằm cung cấp Oxi
cho các tế bào của cơ thể tạo nhiều năng lượng, đồng thời khử độc cho tế bào bằng thải CO2 ra khỏi tế bào. Khi
tim đập nhanh, mạnh nó sẽ bơm một lượng máu lớn lên động mạch. Lượng máu lớn gây ra áp lực mạnh lên động
mạch, kết quả là huyết áp tăng lên. Do đó, khi vừa chạy xong huyết áp tăng.
- Khi trở lại bình thường tim đập chậm và yếu, lượng máu được bơm lên động mạch ít, áp lực tác dụng lên thành
động mạch yếu, kết quả là huyết áp giảm. 
Câu 21: Một người ở vùng đồng bằng lên sống ở vùng núi cao có không khí nghèo O 2. Hãy cho biết trong
cơ thể người đó xảy ra những thay đổi nào về hoạt động và cấu trúc của hệ hô hấp và tuần hoàn?
Những thay đổi xảy ra:
- Nhịp thở tăng nhanh và mạnh hơn, tăng khả năng trao đổi O2, CO2, tăng dung tích trao đổi khí ở phổi.
- Tim đập nhanh hơn, tăng tốc độ tuần hoàn máu.
- Tuỷ xương sản xuất thêm hồng cầu đưa vào máu làm tăg khả năng vận chuyển O2 của máu.
Câu 22: Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi?
4
- Vì tim hoạt động có tính chu kì: thời gian co tâm nhĩ: 0,1 s, thời gian co tâm thất: 0,3s, thời gian giãn chung:
0,4s
- Thời gian nghỉ trong 1 chu kì tim đủ để phục hồi khả năng hoạt động của cơ tim. Nếu xét riêng hoạt động của
thành cơ thuộc các ngăn tim thì thời gian nghỉ co nhiều hơn thời gian co của các ngăn tim
Câu 23.
a.Mạch đập ở cổ tay có phải do máu chảy trong mạch gây nên hay không?
b.Trường hợp nào dưới đây làm thay đổi huyết áp và vận tốc máu? Giải thích.
- Đang hoạt động cơ bắp (ví dụ nâng vật nặng).
- Sau khi nín thở quá lâu.
- Hít phải khí CO.
- Tuyến trên thận tiết ra ít anđôsteron
a. Mạch đập ở cổ tay không phải do máu chảy trong mạch gây nên mà do nhịp co bóp của tim và sự đàn hồi của
thành động mạch gây ra.
b.
- Tăng huyết áp và vận tốc máu do tăng tiêu thụ O 2 ở cơ và tăng thải CO2 vào máu; nồng độ oxy trong máu thấp,
nồng độ CO2 trong máu cao, thụ quan hoá học ở xoang động mạch cảnh và cung động mạch chủ bị kích thích gửi
xung thần kinh về trung khu điều hoà tim mạch làm tim đập nhanh và mạnh, do vậy tăng liều lượng máu qua tim
làm tăng huyết áp và vận tốc máu.
- Tăng huyết áp và vận tốc máu do giảm nồng độ O2 và tăng CO2 trong máu sau khi nín thở lâu.
- Tăng huyết áp và vận tốc máu do khí CO gắn với hemôglôbin làm giảm nồng độ ôxy trong máu.
- Huyết áp giảm và vận tốc máu giảm do Anđôsteron tiết ra ít làm giảm tái hấp thu Na + ở thận để trả về máu ->
giảm lượng nước trong máu (do Na+ có tác dụng giữ nước rất mạnh) vì vậy làm giảm lượng máu tuần hoàn .
Câu 24: Các câu sau đây đúng hay sai. Nếu sai thì giải thích tại sao sai:
1. Trong suốt chiều dài hệ mạch, vận tốc máu đạt cao nhất ở động mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch vì ở tĩnh
mạch, huyết áp đạt giá trị thấp nhất.
2. “Máu trong tĩnh mạch trên gan (tĩnh mạch rời gan) có màu đỏ thẫm và có rất ít chất dinh dưỡng”.
3. Ở thú, van nhĩ thất chỉ mở khi tâm nhĩ co.
4. Máu chảy trong động mạch luôn luôn là máu đỏ tươi và giàu O2.
5. Nhờ sự đàn hồi của thành động mạch mà huyết áp được duy trì tương đối ổn định trong suốt quá trình
lưu thông trong cơ thể.
6. Người lớn có chu kỳ tim ngắn hơn trẻ em
7. Tim của bò sát có 4 ngăn, máu vận chuyển trong cơ thể trong cơ thể là máu không pha.
1. Sai. Vận tốc máu thấp nhất ở mao mạch vì mao mạch có tổng tiết diện là lớn nhất.
2.
- Đúng ở chỗ: máu có màu đỏ thẩm vì giàu CO 2, vì máu đỏ tươi xuất phát từ động mạch chủ sau khi trao đổi khí
ở các cơ quan (dạ dày, ruột, lách,…) sẽ nhận CO2 thành máu đỏ thẫm theo tĩnh mạch trên gan đổ vào tĩnh mạch
chủ dưới trở về tim.
- Sai ở chỗ: “Rất ít chất dinh dưỡng” vì: chúng vừa mới được hấp thu các chất dinh dưỡng từ ruột non nên giàu
chất dinh dưỡng.
3. Sai, van nhĩ thất luôn mở, chỉ đóng khi tâm thất co.
4. Sai. Máu trong động mạch phổi là máu đỏ thẫm, giàu CO2.
5. Sai. Càng xa tim, hệ mạch càng phân nhánh, tiết diện càng lớn, ở mao mạch tiết diện rất lớn nên huyết áp
giảm.
6. Sai. Trẻ em có chu kỳ tim ngắn hơn. Trẻ em có tỉ lệ S/V lớn tiêu hao năng lượng để duy trì thân nhiệt
caođể đáp ứng nhu cầu cơ thể tim phải đập nhanh hơn do đó chu kỳ tim ngắn hơn người lớn.
7. Sai. Tim bò sát có 4 ngăn (thực chất là 3 ngăn có vách hụt) nên có sự pha trộn máu ở tâm thất.
Câu 25: Giải thích khi chữa bệnh truyền nhiễm ở trâu, bò bằng thuốc kháng sinh, người ta thường tiêm
vào máu chứ ít khi cho trâu, bò uống.
Kháng sinh có tác dụng ức chế hoặc giết chết các TB vi khuẩn. Trong ống tiêu hóa của trâu bò có một lượng lớn
các loài vi khuẩn sống cộng sinh giúp tiêu hóa xenlulôzơ, tạo nguồn prôtêin đơn bào cho trâu bò. Nếu cho trâu bò
uống kháng sinh sẽ giết chết các vi sinh vật trong dạ cỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa của
chúng.
Câu 26: Tại sao các vận động viên muốn nâng cao thành tích trong thi đấu thì thường lên vùng núi cao để
luyện tập ngay trước khi dự thi đấu?
5
Vì vùng núi cao có nồng độ O2 loãng hơn vùng đồng bằng thấp, nên khi luyện tập trên vùng núi cao thì:
+ Hồng cầu tăng số lượng
+ Tim tăng cường độ vận động, cơ tim khỏe, hô hấp khỏe, bền sức.
Câu 27: Ở người bình thường, mỗi chu kì tim kéo dài 0,8 giây. Giả sử mỗi lần tâm thất co bóp đã tống vào
động mạch chủ 70ml máu và nồng độ ôxi trong máu động mạch của người này là 21ml/100ml máu. Hãy
cho biết trong một phút, có bao nhiêu ml ôxi được vận chuyển vào động mạch chủ.
- Lượng máu tim bơm vào động mạch chủ trong 1 phút là: 70 x (60:0,8) = 5250ml.
- Lượng ôxi được vận chuyển vào động mạch chủ trong 1 phút: 5250:100 x 21 = 1102,5 ml.
Câu 28.
1. Nghiên cứu về huyết áp hãy cho biết:
a. Sự chênh lệch huyết áp giữa các phần khác nhau của hệ mạch có ý nghĩa gì? Nếu một người bị mất máu
làm mất sự chênh lệch huyết áp ở 2 đầu hệ mạch sẽ dẫn đến hậu quả gì?
b. Trong toàn bộ hệ mạch huyết áp giảm đi nhiều ở phần nào? Giải thích nguyên nhân?
2. Tại sao vận động viên sau khi thi đấu được khuyến cáo nên tiếp tục duy trì trạng thái vận động tiếp để
“hạ nhiệt” đến khi nhịp tim đạt tới mức lúc nghỉ ngơi, chứ không nên dừng vận động đột ngột?
1a.
- Giúp máu vận chuyển trong hệ mạch theo 1 chiều từ nơi huyết áp cao đến nơi huyết áp thấp.
- Nếu bị mất máu mất sự chênh lệch huyết áp ở 2 đầu hệ mạch máu không vận chuyển trong hệ mạch tại
phần máu không được vận chuyển đến sẽ có thể dẫn đến hoại tử.
b. Huyết áp giảm đi nhiều nhất ở phần cuối các tiểu động mạch nơi tiểu động mạch phân tán thành hệ mao mạch.
- Nguyên nhân: do
+ Tổng tiết diện các mao mạch lớn ma sát lớn giảm huyết áp
+ Đường kính các mao mạch nhỏ lực cản lớn
+ Phần đầu nhiều mao mạch có các cơ vòng co thắt có vai trò điều chỉnh lượng máu đến các cơ quan và hệ cơ
quan khi co làm  tăng lực cản với dòng máu.
+ Huyết áp càng giảm khi càng xa nơi xuất phát của dòng máu từ tim ra.
2. - Vận động viên khi vận động tim tăng cường hoạt động để đưa máu đến các cơ quan (tăng co bóp nhanh và
mạnh). Đồng thời vận động co dãn của cơ vân ở cơ quan vận động (chân, tay) thúc đẩy dồn máu về tim.
- Nếu vận động viên dừng hoạt động đột ngột, tim vẫn đang đập rất nhanh trong khi cơ vân ngừng co dãn máu
ứ đọng ở các cơ quan vận động, trở về tim ít. Dẫn đến máu cung cấp nuôi tim ít trong khi tim đang hoạt động
tăng cường cơ tim thiếu oxi và dinh dưỡng dễ dẫn tới suy tim.
Câu 29. Tại sao suy tim, xơ vữa động mạch, mất máu lại làm thay đổi huyết áp
- Huyết áp phụ thuộc vào 3 yếu tố: nhịp tim, lực co tim, sức cản của mạch máu, khối lượng và độ quánh của máu.
Khi có sự biến đổi về các yếu tố này sẽ làm thay đổi huyết áp của cơ thể. Cụ thể:
- Khi tim đập nhanh và mạnh → huyết áp tăng; tim đập chậm và yếu hoặc suy tim →huyết áp giảm.
- Khi lòng mạch hẹp lại do lão hóa, thành mạch bị xơ vữa →thành mạch kém đàn hồi → huyết áp tăng.
- Khi mất máu → huyết áp giảm; ăn mặn thường xuyên làm tăng khối lượng máu, độ quánh của máu → huyết áp
tăng.
Câu 30: Dựa vào kiến thức về hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ thần kinh của côn trùng, em hãy giải thích tại
sao loài gián sau khi bị tách đầu ra khỏi cơ thể vẫn có khả năng sống thêm được khoảng 1 tháng không
thức ăn hoặc 2 tuần không nước?
- Gián có hệ tuần hoàn hở, áp lực máu thấp, nên khi bị mất đầu máu không bị trào ra, ít mất máu  sẽ có đủ thời
gian để gắn liền vết thương; máu không có sắc tố hô hấp nên không có nhiệm vụ mang oxi đến cho các tế bào.
- Gián hô hấp bằng hệ thống ống khí thông với bên ngoài qua các lỗ khí hai bên thành bụng nên khi bị mất đầu,
hô hấp vẫn diễn ra, các tế bào vẫn được cung cấp khí oxi để hoạt động.
- Gián có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: các hạch thần kinh phân bố khắp cơ thể cho phép loài động vật này bay,
chạy và phản ứng với tác động bên ngoài ngay cả khi đầu mất → chính vì vậy gián có thể sống được thêm một
thời gian.
Câu 31. Khi huyết áp giảm hoặc tăng thì hoạt động của tim và hệ mạch sẽ thay đổi như thế nào?
- Khi huyết áp giảmThụ quan áp lực ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh  phát xung thần kinh 
Trung khu điều hòa tim mạch ở hành não  Tim đập nhanh, mạch co lại  huyết áp trở về trạng thái bình thường
- Khi huyết áp tăng  Thụ quan áp lực ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh  phát xung thần kinh
 Trung khu điều hòa tim mạch ở hành não  Tim đập chậm, mạch giãn ra  huyết áp trở về trạng thái bình
thường
6
Câu 32: Trình bày vai trò của thận trong sự điều hoà nước và muối khoáng?
* Trong điều hoà lượng nước:
+ Khi lượng nước trong cơ thể giảm → ASTT tăng, HA giảm → kích thích trung khu điều hoà trao đổi nước nằm
ở vùng dưới đồi gây cảm giác khát, từ đó kích thích thuỳ sau tuyến yên tăng tiết hoocmon ADH → cần cung cấp
nước cho cơ thể
+ Khi lượng nước trong cơ thể tăng → một cơ chế ngược lại làm tăng bài tiết nước tiểu giúp cơ thể cân bằng
nước
* Trong điều hoà muối khoáng:
Na+ là thành phần quan trọng tạo ASTT → khi hàm lượng Na + giảm, hoocmon anđosteron được tiết ra có tác
dụng tăng tái hấp thụ Na+ của các ống thận. Ngược lại khi lượng Na+ dư thừa sẽ được thải lọc qua nước tiểu để
cân bằng nội môi
Câu 33: Trình bày vai trò của gan trong điều hoà nồng độ glucozơ trong máu.
Gan có vai trò quan trọng trong điều hoà nồng độ của nhiều chất trong huyết tương, qua đó duy trì cân bằng áp
suất thẩm thấu của máu.
Vai trò của gan trong điều hoà nồng độ glucozơ trong máu đó là:
+ Sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucozơ máu tăng, tuyến tụy tiết ra insulin. Insulin làm cho gan nhận và
chuyển glucozơ thành glicogen dự trữ, đồng thời làm cho các tế bào cơ thể tăng nhận và sử dụng glucozơ  nồng
độ glucozơ trở lại ổn định.
+ Ở xa bữa ăn, sự tiêu dùng năng lượng của các cơ quan làm cho nồng độ glucozơ trong máu giảm, tuyến tuỵ
tiết ra hoomon glucagôn. Glucagôn có tác dụng chuyển glicogen ở gan thành glucozơ đưa vào máu  nồng độ
glucozơ trong máu tăng lên và duy trì mức ổn định.
Câu 34. Khi huyết áp giảm, ở ống thận tăng cường tái hấp thu ion gì? Tại sao?
Khi huyết áp giảm (áp suất thẩm thấu tăng), tuyến trên thận sản xuất andosteron tăng cường tái hấp thu Na +, do
Na+ có tác dụng giữ nước rất mạnh nên khi Na + được trả về máu làm tăng lượng nước trong máu → huyết áp
tăng.
Câu 35. Khi thở nhanh và khi nhịn thở sẽ có ảnh hưởng gì lên pH của máu?
Thở nhanh sẽ làm nồng độ CO2 trong máu bị thải nhanh ra khỏi cơ thể làm nồng độ H+ hạ, pH sẽ tăng. Ngược lại
khi nhịn thở pH sẽ giảm xuống vì CO2 tích lũy trong máu làm tăng nồng độ H+
Câu 36: Cân bằng nội môi (nội cân bằng) là gì? Điều gì sẽ xảy ra khi nội cân bằng bị phá vỡ? Trình bày sự
điều hoà pH của môi trường trong để giữ vững cân bằng nội môi.
- Cân bằng nội môi là trạng thái ổn định của môi trường bên trong cơ thể để đảm bảo hoạt động sinh lý bình
thường của các tế bào và cơ quan trong cơ thể (ổn định nhiệt độ, áp suất, pH)
- Nếu nội cân bằng bị phá vỡ sẽ gây tình trạng rối loạn hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể, từ đó ảnh hưởng
tới sự chuyển hoá trong các tế bào,hoạt động của các cơ quan, thậm chí gây tử vong.
- Áp suất thẩm thấu thay đổi làm thay đổi lượng nước trong tế bào dẫn tới ảnh hưởng quá trình chuyển hoá.
pH, nhiệt độ thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các enzim do đó ảnh hưởng tới quá trình chuyển hoá của
các tế bào trong cơ thể.
- Điều hoà pH là nhờ các hệ đệm : bicacbonat, photphat, proteinat.
- Một số cơ quan như thận, phổi, gan tham gia vào quá trình điều hoà pH
Câu 37: Hãy giải thích ngắn gọn các trường hợp sau:
a. Tại sao người bị bệnh tiểu đường thường khát nước, uống nước nhiều, thường thấy đói, ăn nhưng vẫn
gầy ?
b. Tại sao những người bị tiểu đường lại thường tiểu tiện nhiều?
a. Người bị bệnh tiểu đường thường khát nước, uống nước nhiều, thường thấy đói, ăn nhưng vẫn gầy vì
- Gluco trong máu (dịch ngoại bào) cao → tăng Ptt → uống nhiều nước → đi tiểu nhiều.
- Không có gluco trong tế bào (dịch nội bào) → thiếu năng lượng→ gây đói, ăn nhiều nhưng gầy.
b. Những người bị tiểu đường lại thường tiểu tiện nhiều vì
- Nồng độ đường trong máu cao tạo ra áp lực thẩm thấu cao kéo nước từ dịch mô vào máu làm tăng thể tích máu
dẫn đến tăng áp lực lọc máu ở cầu thận.
- Nồng độ đường cao trong máu tạo ra áp lực thẩm thấu cao kéo nước từ dịch mô vào ống thận làm tăng lượng
nước tiểu.
Câu 37:
a. Một người bị tai nạn 10% lượng máu dẫn đến huyết áp giảm. Hãy cho biết cơ chế chủ yếu của cơ thể để
làm tăng huyết áp?
7
b. Tại sao những người nghiện thuốc lá thường mắc chứng huyết áp cao?
a. - Huyết áp giảm, tác động lên thụ thể áp lực ở mạch máu → Truyền về trung khu điều hòa tim mạch ở hành
não → tăng cường hoạt động thần kinh giao cảm→Tăng nhịp tim, co mạch máu ngoại vi, co mạch dồn máu từ
các nơi dự trữ máu (gan, lách, mạch máu dưới da) về đồng thời co mạch máu đến thận → Làm giảm dịch lọc ở
cầu thận
- Huyết áp giảm, tác động lên bộ máy cận quản cầu → Renin được tiết ra, chuyển angiotensinogen thành
angiotensin II, có tác dụng: Tăng tiết Aldosteron, kích thích thận tái hấp thu Na + → nước được kéo vào theo cơ
chế thẩm thấu, tăng cảm giác khát → Uống nước; tăng tiết ADH → tăng tái hấp thu nước ở ống góp
- Phản ứng đông máu để chống lại sự mất máu quá nhiều.
b. - Trong thuốc lá có khí CO→vào máu tranh Hb→HbCO→HbO2↓→vận chuyển O2 kém → [O2] trong máu
giảm.
- [O2] ↓ tác động thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh→kích thích hệ giao cảm→tim
tăng nhịp và lực co→HA tăng.
- [O2] ↓ tác động đến gan và thận tiết erythopoeitin (EPO)→kích thích tủy xương tăng sinh hồng cầu→số lượng
hồng cầu↑→Tăng độ quánh của máu→HA tăng.
Câu 38. Hãy trình bày cơ chế điều hòa hoạt động tim mạch khi huyết áp giảm và khi nồng độ CO 2 trong
máu tăng?
- Khi huyết áp giảm thì lượng máu cung cấp cho não không đủ→ hình thành xung thần kinh từ các thụ quan áp
lực nằm trên cung động mạch chủ và xoang động mạch cổ → gây phản xạ làm tăng cường hoạt động của tim và
co mạch ngoại vi→ huyết áp được điều chinht tăng lên. Các mạch máu ở các khu vực không hoạt động co nhiều
hơn, ưu tiên máu dồn cho não.
- Khi nồng độ CO2 trong máu tăng → xung thần kinh từ các thụ quan hóa học nằm ở cung động mạch chủ và
xoang động mạch cổ truyền theo sợi hướng tâm về trung khu vận mạch trong hành tủy → tăng hoạt động tim
mạch, tăng lưu lượng máu → huyết áp tăng. Nồng độ CO2 trong máu tăng còn kích thích gây tăng sự thông khí ở
phổi ( tăng nhịp thở, lượng khí lưu thông)
Câu 39. Một người ăn mặn và uống nước nhiều nên cơ thể đã tiếp nhận 1 lượng muối và nước vượt mức
nhu cầu. Huyết áp, thể tích dịch bào, thể tích nước tiểu có thay đổi không? Vì sao?
Huyết áp, thể tích dịch bào, thể tích nước tiểu đều gia tăng, Vì ăn mặn và uống nước nhiều → tăng V máu →
tăng huyết áp. Huyết áp tăng làm tăng áp lực lọc ở cầu thận → tăng V nước tiểu. Huyết áp tăng làm tăng V dịch
ngoại bào.
Câu 40: Tại sao các hoạt động trong cơ thể luôn diễn ra nhưng không làm thay đổi pH nội môi ?
- Vai trò của hệ đệm ( bicacbonat, photphat…): chúng có thể lấy đi các ion H+, OH- khi các ion này xuất hiện
trong máu
- Hoạt động hô hấp: Phổi tham gia điều hòa pH máu bằng cách thải CO2 vì khi CO2 tăng sẽ làm tăng H+ trong
máu. H+ được hình thành sẽ kích thích trung khu hô hấp→hô hấp tăng
- Hoạt động bài tiết: Thận tham gia điều hòa pH nhờ khả năng thải H+, thải NH3, tái hấp thu Na+.
Câu 41. Một cụ già phải vào khoa cấp cứu vì vừa trải qua một trận đi tháo nặng. Da cụ rất xanh xao, nhịp
mạch nhanh, huyết áp tụt 80/50 mmHg, đi đứng không vững. Theo em phải sử dụng biện pháp nào trong
các biện pháp sau: truyền máu, truyền dung dịch đẳng trương. Giải thích?
Đi tháo gây mất nước, mất muối nhưng không làm mất tế bào máu Thể tích máu giảm, độ nhớt của máu tăng
 Phương pháp điều trị: truyền dung dịch đẳng trương.
- Nếu truyền máu độ nhớt của máu vẫn cao gây áp lực với tim ảnh hưởng xấu đến tim
Câu 42: Khi một người bị nôn mửa nhiều trong suốt 24 giờ thì không những cơ thể không thể tiếp nhận
được thức ăn, nước uống mà cũng bị mất đi nhiều dịch có độ axit cao của dạ dày. Hãy cho biết trong
trường hợp này cơ thể người bệnh có những đáp ứng như thế nào để điều chỉnh cân bằng nội môi như giữ
ổn định độ pH của máu cũng như huyết áp?
- Do mất nước nên huyết áp giảm. Cơ thể có phản ứng lại bằng cách tăng tái hấp thu nước ở thận.
- Tăng cảm giác khát để uống thêm nước bù lại lượng nước đó mất để duy trì huyết áp.
- Ngoài ra, do mất nhiều dịch vị có tính axit cao của dạ dày nên pH trong máu giảm. Hô hấp của cơ thể phải thay
đổi thì mới điều chỉnh lượng CO2, điều chỉnh pH máu

Câu 43. Hãy so sánh hoạt động của hệ tim mạch khi lao động và khi nghỉ ngơi? Nguyên nhân?

8
- Khi lao động tim đập nhanh, mạch dãn ra để máu chảy đưa dinh dưỡng và oxi nhiều, cung cấp năng lượng cho
hoạt động cơ bắp. Đó là do xung thần kinh trung ương điều hòa tim mạch theo dây thần kinh giao cảm đến làm
tim đập nhanh, mạnh.
- Ngược lại khi nghỉ ngơi thì tim đập bình thường nhờ tác dụng đối lập của dây thần kinh đối giao cảm.
Câu 44: Nguyên nhân của bệnh sỏi thận. Nêu cách phòng bệnh sỏi thận.
Trong nước tiểu của người có một hàm lượng lớn các chất muối (Na +, các ion, muối kim loại, ...). Khi lượng
nước tiểu bị tích tụ trong thận bóng đái, nếu không giải phóng kịp thời thì nước tiểu ứ đọng lại và kết tủa thành
muối có hình sỏi rất cứng.
Cách phòng tránh là không nên ăn quá mặn (Chỉ vửa đủ). Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay không nên kìm lại vì
sẽ gây ứ đọng kết tủa.

You might also like