You are on page 1of 17

CHUYÊN ĐỀ 3: MÁU VÀ TUẦN HOÀN (TIẾP)

II. TIẾN HÓA CỦA HỆ TUẦN HOÀN

1. Tiến hóa của hệ tuần hoàn

Cô Ngô Phương Thanh- CYB -


0843460678

Tuần hoàn hở tuần hoàn kín


- ĐV KXS: thân mềm, chân khớp Giun đốt, bạch tuộc và toàn bộ ĐV CXS
Tim: kích thước nhỏ, cấu trúc đơn giản kích thước lớn, cấu tạo phức tạp từ 2, 3,
chỉ là 1 đoạn mạch phình to (=> có 4 ngăn
nhiều tim)
Hệ mạch : mạch hở kín, gồm: ĐM , MM, TM
- Sự tuần hoàn máu (còn gọi là bạch - Máu từ tim -> ĐM -> MM -> TM ->
huyết): tim bơm máu vào ĐM và tràn tim. TĐC với TB thông qua thành mao
vào xoang cơ thể, dịch tuần hoàn tiếp mạch.
xúc trực tiếp với TB để thực hiện trao
đổi chất sau đó tập trung thành hệ thống
mạch góp đổ về tim.
- Máu chứa sắc tố hô hấp -> tăng khả - Máu có chứa sắc tố HH -> tăng khả
năng vận chuyển O 2. Sắc tố HH chứa năng vận chuyển O 2. STHH chứa Fe
đồng (hemoxianin) nên máu có màu nên máu có màu đỏ
xanh nhạt (1 số động vật không xương
sống thì chỉ có bạch huyết – máu không
màu)
- Máu chảy trong ĐM với áp lực thấp, - Máu chảy trong ĐM với áp lực cao,
tốc độ chậm tốc độ nhanh
- Khả năng điều hòa và phân phối máu - Điều hòa và phân phối máu tới các CQ
Cô Ngô Phương Thanh- CYB -
đến các cơ quan chậm nhanh
0843460678

2. Tiến hóa trong tuần hoàn kín


Tim Vận chuyển máu Hình minh họa
Tim 2 ngăn (cá) Tâm thất bơm máu
- 1 vòng tuần giàu CO 2  MM
hoàn mang (trao đổi khí)
 ĐM lưng (giàu
O2)  MM các cơ
quan (TĐK)  TM
(giàu CO 2)  tâm
nhĩ.

Cô Ngô Phương Thanh- CYB -


0843460678
Tim 3 ngăn (lưỡng Máu nhĩ phải: giàu CO 2,
Phổi và da
cư) Máu nhĩ trái giàu O 2, Máu
- 2 vòng tuần hoàn thất là máu pha được bơm
- máu pha trộn đi nuôi cơ thể
(ưu điểm: Khi ở dưới
nước, ếch điều chỉnh tuần
hoàn của nó với phần lớn
các bộ phận, dòng máu
được ngăn không cho tới
phổi vì phổi lúc đó không
hoạt động. Dòng máu tiếp
tục tới da, nơi duy nhất
trao đổi khí khi ở dưới
nước)

Cô Ngô Phương Thanh- CYB -


0843460678

Tim 4 ngăn (bò sát trừ - máu từ tâm thất trái đổ vào
cá sấu), vách thất hụt ĐM chủ
- 2 vòng tuần hoàn - Máu từ tâm thất phải đổ
- máu pha trộn vào ĐM phổi
(ở cá sấu: vách ngăn hoàn
toàn nhưng các vòng tuần
hoàn phổi – da và vòng tuần
hoàn lớn lại nối với nhau ở
nơi các ĐM ra khỏi tim, khi
ở dưới nước, các van ĐM
điều khiển phần lớn dòng
máu từ vòng phổi – da tới
vòng TH lớn qua điểm giao
cắt này)

Cô Ngô Phương Thanh- CYB -


0843460678
tim 4 ngăn hoàn - vòng tuần hoàn lớn:
chỉnh + Máu từ tâm nhĩ trái
- 2 vòng tuần đổ xuống tâm thất trái
hoàn  ĐM chủ  mao
- máu không pha mạch các cơ quan 
trộn TM chủ  tâm nhĩ
phải.
- vòng tuần hoàn nhỏ
(vòng tuần hoàn phổi)
+ Máu từ tâm nhĩ phải
đổ xuống tâm thất phải
 ĐM phổi  mao
mạch phổi  TM phổi
 tâm nhĩ trái.

Cô Ngô Phương Thanh- CYB -


0843460678

III. TUẦN HOÀN MÁU Ở NGƯỜI


A. SINH LÝ TIM
1. cấu tạo tim người

a. Các ngăn tim: 4 ngăn tim gồm: tâm nhĩ trái, tâm nhĩ phải, tâm thất trái, tâm thất phải.
- Thành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ nhiều, thành thất trái dày hơn thành thất phải => tim
mất đối xứng

Áp lực trong các buồng tim


b. Hệ thống van tim
- Giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái có các van nhĩ thất (van 2 lá); giữa tâm nhĩ phải và tâm
thất phải có van 3 lá (van bán nguyệt).
- Giữa tâm thất trái và động mạch chủ, giữa tâm thất phải và động mạch phổi có van tổ chim
(van bán nguyệt – 3 lá)
+ Hệ dẫn truyền tim: gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, Bó His, mạng puốckin
- áp lực trong tâm nhĩ phải: 5mmHg; trái 15mmHg
=> tâm nhĩ trái có áp lực luôn cao hơn tâm nhĩ phải. Do: tĩnh mạch chủ dưới vận chuyển máu đến
tâm nhĩ phải bị kéo xuống bởi trọng lực  áp lực trong tâm nhĩ phải thấp. Máu đổ từ tĩnh mạch
phổi về tâm nhĩ trái  áp lực tâm nhĩ trái lớn
=> áp lực lên van 2 lá > áp lực lên van 3 lá
- ĐM chủ có nhánh: đi nuôi não; cánh tay, đm chủ dưới nuôi phần thân dưới.
* Nút xoang nhĩ tự phát xung TK  cơ tâm nhĩ  tâm nhĩ co  nút nhĩ thất  Bó His  mạng
puôckin  cơ tâm thất  tâm thất co
c. Sợi cơ tim
Các tế bào cơ tim có tính chất trung
gian giữa tế bào cơ vân và tế bào cơ trơn.
Đó là những tế bào nhỏ, có vân, chia
nhánh. Khác với cơ vân, các tế bào cơ tim
có các cầu nối, kết với nhau thành một khối
vững chắc, có những đoạn màng tế bào hòa
với nhau (đĩa liên đốt).

Hình 2. Cấu tạo cơ tim.


Như vậy, cơ tim là một hợp bào của nhiều tế bào cơ tim, trong đó các tế bào cơ tim
liên kết rất chặt chẽ, hoạt động như một đơn vị duy nhất khi đáp ứng với kích thích, lan truyền
điện thế giữa các sợi cơ tim nhanh chóng qua các cầu nối.
d. Hệ dẫn truyền tim
Gồm các tế bào có khả năng phát nhịp cho
toàn bộ tim, gồm :
- Nút xoang nhĩ: nằm ở cơ tâm nhĩ, chỗ tĩnh
mạch chủ trên đổ vào tâm nhĩ phải, là nút dẫn nhịp
cho tim.
- Nút nhĩ-thất:
- Bó His: đi từ nút nhĩ-thất tới vách liên thất
- Mạng Purkinje bao quanh sợi cơ tâm thất

Hình 3. Hệ dẫn truyền tim.

Note: Khi tách rời hệ thống nút ta thấy:


+ Nút xoang phát xung động với tần số 70-80 xung/phút (tối đa 120 – 150 chu kì/phút).
Tim đập theo tần số phát xung của nút xoang, còn theo các xung khác gọi là lạc chỗ.
+ Nút nhĩ thất phát xung động với tần số 40-60 chu kì/phút.
+ bó his phát xung động với tần số 30-40 chu kì/phút.
+ mạng purkinjer phát xung động với tần số 15-40 chu kì/phút
Nếu nút xoang nhĩ ko phát xung tự động thì nút nhĩ thất phát xung

2. Các đặc tính sinh lý của cơ tim


Đặc tính Biểu hiện Giải thích

Tính hưng - Là khả năng đáp ứng với các Do cấu tạo của sợi cơ tim (mục I.1.c): các tế
phấn kích thích của cơ tim. bào cơ tim liên kết chặt chẽ với nhau qua đĩa
- Cơ tim co tuân theo quy luật liên đốt, hoạt động như một đơn vị duy nhất khi
“tất cả hoặc không”, tức là: đáp ứng với kích thích, lan truyền điện thế giữa
các sợi cơ tim nhanh chóng qua các cầu nối.
+ Nếu kích thích có cường độ
dưới ngưỡng thì các cơ tim
không co.
+ Nếu kích thích có cường độ
ngưỡng hoặc trên ngưỡng thì tất
cả các cơ tim đều co mạnh.

Hình 4: Đường ghi co cơ tim và co cơ vân theo


cường độ kích thích
Tính tự động - Tim bị cắt rời khỏi cơ thể, nuôi Do hoạt động của hệ dẫn truyền tim: Nút xoang
dưỡng trong dung dịch sinh lý đủ nhĩ có khả năng tự phát xung điện (trung bình
O2 và nhiệt độ thích hợp thì tim 70-80 lần/phút). Xung điện lan ra khắp cơ tâm
vẫn co dãn nhịp nhàng. nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất,
- Khả năng co dãn tự động theo bó His rồi theo mạng Purkinje lan khắp cơ tâm
chu kì của tim gọi là tính tự động thất làm tâm thất co.
của tim.
Tính trơ có - là tính không đáp ứng với kích
chu kì thích có chu kì:
+ Tim đang co, nếu kích thích thì
tim không đáp ứng, gọi là giai Hình 5: Đường ghi hoạt động của tim với nhịp
đoạn trơ tuyệt đối của tim. ngoại tâm thu và giai đoạn nghỉ bù
+ Nếu kích thích vào lúc tim Nghỉ bù là do: nút xoang nhĩ phát xung lan đến
đang dãn thì tim đáp ứng bằng 1 tâm thất rơi đúng vào giai đoạn trơ tuyệt đối
lần co bóp phụ gọi là ngoại tâm của ngoại tâm thu nên không co cơ tim, phải
thu. Sau ngoại tâm thu thì tim đợi đến đợt xung điện tiếp theo từ nút xoang
dãn nghỉ, thời gian dài hơn bình nhĩ lan truyền đến thì tim lại co bình thường.
thường gọi nghỉ bù.
Ý nghĩa: giúp tim ko bị co cứng
khi bị kích thích liên tục
3. Chu kì hoạt động của tim
Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì. Mỗi chu kì hoạt động của tim bắt đầu từ pha tâm
nhĩ co, tiếp đến là pha tâm thất co và cuối cùng là pha dãn chung. Trong mỗi chu kì tim, máu
được vận chuyển qua các ngăn tim theo các giai đoạn sau:

Hình: Các giai đoạn trong chu kỳ tim (a: nhĩ co, b: thất co, c: tâm trương toàn bộ)

Đóng
van A-V

Hình 6: Diễn biến trong chu kì tim đối với tim trái, thể hiện sự thay đổi trong áp suất nhĩ
trái, áp suất thất trái, áp suất động mạch chủ, thể tích tâm thất, điện tâm đồ và tâm thanh đồ,
A-V: Nhĩ – Thất.
- Pha tâm nhĩ thu (tâm nhĩ co): kéo dài khoảng 0,1s: Khi tâm nhĩ co áp suất tâm nhĩ
tăng cao hơn tâm thất, lúc này van nhĩ thất đang mở, máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất (khoảng
40 ml); sau thời gian co thì tâm nhĩ dãn (0,7s)
- Pha tâm thất thu (tâm thất co): kéo dài khoảng 0,3s, tiếp ngay sau pha tâm nhĩ co.
Pha này có thể chia thành 2 giai đoạn:
+ giai đoạn co đẳng tích (giai đoạn tăng áp): tâm thất co, áp suất tâm thất tăng cao hơn
tâm nhĩ làm van A-V (nhĩ – thất) đóng lại, nhưng van thất – động vẫn đóng do áp suất trong
tâm thất vẫn thấp hơn áp suất trong động mạch.
+ giai đoạn tống máu: Giai đoạn tăng áp kéo dài cho tới khi tâm thất tiếp tục co làm
cho áp suất trong tâm thất vượt xa huyết áp tối thiểu trong các động mạch chủ và động mạch
phổi làm van tổ chim ( van thất – động) mở ra  máu từ tâm thất vào động mạch (thể tích
máu tống vào động mạch khoảng 70ml) .
- Pha dãn chung: kéo dài khoảng 0,4s. Sau khi co, tâm thất bắt đầu dãn, trong lúc đó
tâm nhĩ vẫn đang dãn, khi cả tâm nhĩ và tâm thất cùng dãn gọi là dãn chung.
Khi tâm thất dãn, có thể được chia thành 2 thời kì nhỏ:
+ Dãn đẳng tích: Tâm thất dãn, áp suất trong tâm thất giảm xuống thấp hơn trong động
mạch chủ và động mạch phổi làm van thất – động đóng lại. Lúc này van nhĩ thất vẫn đóng.
+ giai đoạn hút máu: Áp suất trong tâm thất tiếp tục giảm xuống nhỏ hơn áp suất trong
tâm nhĩ làm van A-V(nhĩ- thất) mở, máu từ tâm nhĩ, từ trong các tĩnh mạch chủ chảy xuống
tâm thất (khoảng 30ml).
Hết pha dãn chung, tâm thất dãn thêm 0,1s, tức là tương ứng với pha co tâm nhĩ, mở
đầu cho một chu kì tim mới tiếp theo. Tâm nhĩ co, tống nốt lượng máu còn lại từ tâm nhĩ
xuống tâm thất.
Có thể mô tả mối quan hệ thể tích – áp suất trong tâm thất trái qua đồ thị dưới đây:

Hình 7: đồ thị thể tích – áp suất tâm thất trái trong 1 chu kì tim
Như vậy: Ở người trưởng thành, thời gian mỗi chu kì tim kéo dài khoảng 0,8s, nên có
khoảng 70-75 chu kì tìm/phút, tức là nhịp tim là 70-75 nhịp/phút.
Trẻ sơ sinh có nhịp tim là 120-140 lần/ phút. Trẻ càng lớn thì nhịp tim càng giảm.
Nguyên nhân do trẻ nhỏ, tỉ lệ S/V lớn, trao đổi chất mạnh  nhịp tim tăng, cung cấp máu phù
hợp nhu cầu của cơ thể.
4. Thể tích tâm thu, lưu lượng tim và thể tích cuối tâm trương
- Thể tích tâm thu: là thể tích máu mỗi tâm thất tống vào động mạch khi tâm thất co
(khoảng 70ml).
- Lưu lượng tim: lượng máu tâm thất trái hoặc phải bơm vào động mạch trong một
phút. Lưu lượng tim trái bằng lưu lượng tim phải.
Lưu lượng tim (ml/phút) = Thể tích tâm thu x nhịp tim.
- Thế tích cuối tâm trương = thể tích cuối tâm thu (khoảng 50-60ml) + thể tích máu
vào tâm thất ở pha dãn chung (khoảng 30ml) + thể tích được nhận thêm lúc tâm nhĩ co (khoảng
40ml) = khoảng 120 - 130 ml.
Dựa vào các số liệu về thể tích tâm thu, thể tích cuối tâm trương, áp suất trong tâm nhĩ,
áp suất tâm thất, áp suất động mạch mà người ta có thể xác định các bệnh tật về van tim ở
bệnh nhân.
=> Note:
+ Thường xuyên luyện tập thể thao, lao động nặng => lưu lượng tim tăng do tăng V tâm thu
+ ít tập luyện, lao động nặng => lưu lượng tim tăng do tăng nhịp tim
Lưu ý: đối với động mạch vành tim
- Khi tâm thất co tạo áp suất máu cao hơn nên hầu hết các cơ quan nhận được máu nhiều hơn so
với khi tâm thất giãn, huyết áp giảm. Trong khí đó lúc tâm thất co, các sợi cơ tim ép vào thành các
động mạch vành ở tim nên máu vào tim ít hơn
- Khi tâm thất giãn, máu có xu hướng dội lại tim ở gốc động mạch chủ cũng là nơi xuất phát của
động mạch vành tim. Lúc đó cơ tim giãn nên không gây cản trở việc cung cấp máu cho tim vì thế
lượng máu vào động mạch vành nuôi tim nhiều hơn so với khi tâm thất co
Hỏi: Nhịp tim tăng thì lượng máu đi nuôi tim có ảnh hưởng ko?
Nhịp tim tăng -> thời gian tim dãn giảm, mà máu về nuôi tim khi tim dãn -> lượng máu nuôi tim
sẽ giảm

B. SINH LÝ HỆ MẠCH
1. Cấu tạo hệ mạch

Hình 10: Sơ đồ cấu tạo các mạch máu


Hệ mạch bao gồm: Hệ thống động mạch, mao mạch, tĩnh mạch
- Hệ thống động mạch bắt đầu từ động mạch chủ, tiếp đến là các động mạch có đường kính
nhỏ dần và cuối cùng là tiểu động mạch.
- Hệ thống tĩnh mạch bắt đầu từ tiểu tĩnh mạch, tiếp đến là các tĩnh mạch có đường kính lớn
dần và cuối cùng là tĩnh mạch chủ.
- Hệ thống mao mạch nối giữa tiểu động mạch với tiểu tĩnh mạch.
Động mạch Tĩnh mạch mao mạch
Cấu tạo 3 lớp: từ trong ra ngoài: biểu mô 3 lớp như động mạch Chỉ có 1 lớp biểu mô
nội mạc, cơ trơn và mô liên kết. nhưng mỏng, trong lòng - gồm 2 loại:
Giữa biểu mô và cơ trơn còn có có hệ thống van tổ chim + mao mạch có cơ thắt
lớp màng đáy; lót trong và ngoài (bán nguyệt) + mao mạch không có cơ
cơ trơn có các sợi đàn hồi thắt
2. Đặc tính sinh lý của hệ mạch
a. Tính đàn hồi
Động mạch có tính đàn hồi là do thành động mạch có các sợi cơ trơn và sợi đàn hồi. Động
mạch lớn đàn hồi hơn động mạch nhỏ do có nhiều sợi đàn hồi hơn.
- Khi tim co  tim đẩy máu vào động mạch  động mạch dãn rộng ra tạo thế năng.
- Khi tim dãn  động mạch co lại, thế năng chuyển thành động năng đẩy máu đi trong động
mạch.
Như vậy, tim bơm máu vào động mạch theo đợt nhưng máu vẫn chảy liên tục thành dòng.
- Sự co dãn của gốc động mạch chủ mỗi khi tâm thất co để tống máu vào sẽ gây ra mạch đập
và truyền đi dưới dạng sóng gọi là Sóng mạch đập. Động mạch mới có mạch đập vì thành động mạch
có tính đàn hồi. Tĩnh mạch không có sóng mạch đập, do sóng mạch đập bị tắt khi đi qua hệ thống
mao mạch (thành mao mạch chỉ gồm một lớp biểu mô mỏng, không có các sợi đàn hồi). Như vậy,
sóng mạch đập không liên quan đến sự vận chuyển máu trong mạch mà liên quan đến nhịp tim, vận
tốc máu trong động mạch là 0,5m/s, còn sóng truyền đi với tốc độ lớn 7-9 m/s.
b. Tính co thắt
Là khả năng co lại của mạch máu làm cho lòng mạch hẹp lại, giảm lượng máu đi qua. Mạch
co lại do cơ trơn trên thành mạch co. Nhờ đặc tính này mà mạch máu có thể thay đổi tiết diện, điều
hòa lượng máu đến các cơ quan. Động mạch nhỏ có tính co thắt cao do có nhiều sợi cơ trơn.
Mao mạch gồm 2 loại:
+ Mao mạch có cơ thắt (cơ thắt cấu tạo từ các sợi cơ trơn bao quanh mao mạch): giúp co dãn
điều tiết máu.
+ Mao mạch không có cơ thắt: giúp máu chảy liên tục.
Như vậy, lưu lượng máu trong từng mô, cơ quan, trạng thái cơ thể sẽ khác nhau nhằm tiết
kiệm năng lượng và điều hòa thân nhiệt.
3. Các chỉ số liên quan đến vận chuyển máu trong hệ mạch
a. Huyết áp
Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch do lực co bóp của tim tống máu vào các động
mạch.
Tim bơm máu vào động mạch từng đợt gây nên huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
- Huyết áp tâm thu (hay còn gọi là huyết áp tối đa): tương ứng với lúc tâm thất co. Ở người
bình thường, huyết áp tối đa khoảng 110 – 120 mmHg.
- Huyết áp tâm trương (hay còn gọi là huyết áp tối thiểu): tương ứng với lúc tâm thất dãn. Ở
người bình thường, huyết áp tối thiểu khoảng 70-80 mmHg.
* Huyết áp là kết quả tác động của các yếu tố:
- Nhịp tim và lực co tim: Tim đập nhanh là huyết áp tăng; tim đập chậm hoặc suy tim thì
huyết áp giảm.
- Sức cản ngoại vi: sức cản là do tiếp xúc của máu với hệ mạch trong quá trình vận chuyển
từ tim đi, là kết quả của ma sát máu với thành mạch. Sức cản tỉ lệ với ba biến số: độ nhớt của máu,
độ dài và đường kính của mạch.
+ Độ nhớt của máu: chủ yếu do số lượng hồng cầu và tỉ lệ albumin trong máu. Độ nhớt máu
tăng, tăng sức cản, máu chảy chậm, huyết áp giảm.
+ Độ dài mạch: Máu vận chuyển càng xa tim, lực ma sát càng tăng, huyết áp càng giảm.
+ Đường kính của mạch: Mạch co thì huyết áp tăng, mạch dãn thì huyết áp giảm.
- Khối lượng máu: khối lượng máu giảm thì huyết áp giảm; khối lượng máu tăng thì huyết
áp tăng.
- Độ đàn hồi của mạch: Mạch kém đàn hồi làm tăng huyết áp.
Như vậy, bất kì tác nhân nào làm thay đổi nhịp tim, lực co tim, sức cản ngoại vi, độ đàn hồi
của mạch, khối lượng máu, độ nhớt máu đều có thể làm thay đổi huyết áp.
* Sự thay đổi huyết áp trong hệ mạch:
Huyết áp giảm dần từ động mạch đến mao mạch
và thấp nhất ở tĩnh mạch vì sức cản do ma sát
tạo nên.
* Ý nghĩa của sự thay đổi huyết áp trong
hệ mạch: Sự chênh lệch huyết áp từ đầu hệ mạch
(động mạch) tới cuối hệ mạch (tĩnh mạch) làm
cho máu vận chuyển trong toàn bộ hệ mạch từ
nơi có huyết áp cao đến nơi có huyết áp thấp
(ngoài ra còn giúp cho sự lưu chuyển của dịch
mô). Hình 11: Đồ thị biến động huyết áp trong hệ
mạch
b. Vận tốc máu
Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây.
* sự thay đổi vận tốc máu trong hệ mạch:
Vận tốc máu giảm dần từ động mạch chủ đến
tiểu động mạch, vận tốc máu thấp nhất trong
mao mạch và tăng dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh
mạch chủ.
* Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ nghịch
với tổng tiết diện của mạch.

Hình 12: Đồ thị biểu diễn huyết áp, vận tốc


máu tương quan nghịch
với tiết diện các mạch.
4. Trao đổi chất ở mao mạch
Khi máu chảy qua mao mạch, máu thực hiện trao đổi chất với tế bào của cơ thể.
Trong lòng mao mạch có hai loại áp suất: (1) áp suất thủy tĩnh của máu (BHP – Huyết áp) –
do máu tác động lên thành mao mạch, có tác dụng đẩy dịch và chất tan vào dịch kẽ và (2) áp suất keo
của máu (BCOP) – do các protein trong máu tạo nên, có tác dụng kéo dịch từ dịch kẽ vào máu.

Hình 13: Trao đổi chất ở mao mạch


Ví dụ: BHP có giá trị là 35 mmHg ở đầu động mạch và 16 mmHg ở đầu tĩnh mạch của mao
mạch.
Ở đoạn đầu của mao mạch (phía động mạch), BHP > BCOP (35 > 26 mmHg), tức là lực
đẩy dịch lớn hơn, do đó một lượng dịch và các chất như oxi, gluco, axit amin, hormon được đẩy từ
mao mạch vào dịch kẽ  hình thành nước mô từ máu và cung cấp các chất cần thiết cho tế bào.
Ở đoạn cuối mao mạch (phía đầu tĩnh mạch), BHP < BCOP (16 < 26 mmHg), tức là lực kéo
lớn hơn, nước và chất hòa tan từ dịch kẽ vào trong lòng mạch  Vận chuyển các sản phẩm của quá
trình chuyển hóa trong tế bào qua dịch mô trở về máu qua thành mao mạch (khoảng 85% dịch rời các
mao mạch do huyết áp ở đoạn đầu mao mạch được tái nhập lại các mao mạch nhờ áp suất thẩm thấu).
- Ngoài ra còn có các hoạt động vận chuyển tích cực, ẩm bào, khuếch tán (ví dụ: Các chất khí
vận chuyển khuếch tan phụ thuộc vào áp suất riêng phần)
5. Nguyên nhân tuần hoàn tĩnh mạch
Máu chảy trong tĩnh mạch và trở về tim là do các yếu tố sau:
- Sức bơm của tim: áp lực đẩy máu của tim giảm dần trong hệ mạch từ động mạch  mao
mạch  tĩnh mạch.
- Sức hút của tim: Khi tâm thất dãn, áp suất trong tâm thất giảm tạo ra lực hút từ tĩnh mạch về
tim.
- Áp suất âm trong lồng ngực: khi hít vào, áp suất trong khoang màng phổi càng âm, tạo điều
kiện để các tĩnh mạch lớn trong lồng ngực dãn ra, hút máu từ các tĩnh mạch nhỏ hơn về tim.
- Hoạt động của các cơ xương và van tĩnh mạch: tĩnh mạch nằm xen giữa các cơ xương nên
khi cơ xương co ép, dồn máu chảy trong tĩnh mạch, van tĩnh mạch làm máu chảy một chiều từ tĩnh
mạch về tim.
- Ảnh hưởng của trọng lực: khi đứng máu từ tĩnh mạch phía trên đầu, mặt, cổ chảy về tim theo
trọng lực.

Tại sao khi đang chạy nhanh mà dừng lại đột ngột -> nguy hiểm?
Nếu ngừng hoạt động đột ngột, các cơ chân dừng co và dãn, máu dồn về chân nhiều, ít máu trở về
tim, tim vẫn đập nhanh -> nếu tim yếu hoặc bị tổn thương sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

III. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG TIM MẠCH


1. Điều hòa bằng cơ chế thần kinh
Điều hòa hoạt động tim mạch theo nguyên tắc phản xạ:
a. Phản xạ tăng áp:
- Khi nồng độ O2 máu giảm, CO2 máu tăng  thụ thể hóa học ở xoang động mạch cảnh và
cung động mạch chủ  xung thần kinh  trung khu điều hòa tim mạch ở hành não  dây giảo cảm
 tim  tim đập nhanh, mạnh, mạch máu co  huyết áp tăng.
- Khi huyết áp giảm  kích thích thụ thể áp lực  xung thần kinh  trung khu điều hòa tim
mạch ở hành não  tăng cường hoạt động thần kinh giao cảm  tim đập nhanh, mạnh, co mạch ngoại
vi  huyết áp tăng.
- Khi huyết áp giảm, kích thích phần tuỷ tuyến thượng thận làm tăng tiết adrênalin tăng
nhịp tim  huyết áp tăng.
b. Phản xạ giảm áp:
Khi huyết áp tăng cao  giảm kích thích các thụ thể áp lực  giảm hoạt động của thần kinh
giao cảm; tăng hoạt động của thần kinh phó giao cảm  tim đập chậm, yếu, mạch máu dãn  huyết
áp giảm.
c. Phản xạ gốc tim Bainbridge:
Xuất phát từ thụ thể áp lực nằm ở nơi tiếp giáp giữa tĩnh mạch chủ và tâm nhĩ phải. Khi máu
dồn nhiều về tâm nhĩ  áp lực tăng lên, kích thích thụ thể áp lực gửi thông tin về hành não  dây
giao cảm  tim  tim đập nhanh, mạnh đẩy máu ra khỏi tim tránh ứ đọng máu.
2. Điều hòa bằng cơ chế thể dịch
a. Một số yếu tố làm tăng huyết áp:
- Adrenalin: tim đập nhanh, co mạch nội tạng, co mạch dưới da, dãn mạch cơ xương.
- Noradrenalin: co mạch toàn thân, tăng huyết áp.
- Nồng độ Ca2+ trong máu cao: tim đập nhanh, co mạch máu.
- Khi huyết áp giảm hoặc thể tích máu giảm  kích thích bộ máy cận quản cầu tiết Renin.
Renin làm biến đổi angiotensinogen thành angiotensin II. Angiotensin II gây co tiểu động mạch thận,
làm giảm áp lực lọc, giảm nước tiểu. Đồng thời angiotensin II kích thích vỏ tuyến trên thận tiết
aldosteron  kích thích ống lượn xa tăng cường tái hấp thu Na+, tăng kéo nước trở lại máu => Huyết
áp và thể tích máu tăng lên
b. Một số yếu tố làm hạ huyết áp:
- Axetylcolin: giảm hoạt động của tim, giảm huyết áp.
- Histamin: do các mô sản xuất ra, tăng tính thấm của mao mạch, gây dãn mạch.
- NO gây dãn mạch (NO do tế bào nội mạc tiết ra)
- Khi thể tích máu và áp lực trong tâm nhĩ tăng => tế bào thành tâm nhĩ phải sản xuất ANF
=> ức chế thận tiết renin, ức chế tuyến yên sản xuất ADH  kìm hãm tái hấp thu nước và Na+  tăng
nước tiểu, giảm thể tích máu và huyết áp.
3. Cơ chế tự điều hòa của tim
Thực hiện bằng Phản xạ Frank – starling: Nếu cơ tim càng bị kéo dãn căng thì lực co cơ
tim càng mạnh.
Ví dụ: giai đoạn tâm trương nếu máu trở về tim nhiều làm tim dãn rộng, thì giai đoạn tâm thu, tim co
bóp mạnh hơn đẩy máu vào động mạch  tăng lưu lượng tim, tránh ứ đọng máu trong tim
* khi V máu tăng -> H/a tăng -> giảm kích thích lên thần kinh giao cảm -> tim giảm nhịp (tần số
phát nhịp của nút xoang nhĩ giảm)
- tăng tiết adosteron -> giảm thải Na+, tăng thải H+, giảm pH máu -> giảm kích thích thụ thể hóa
học -> giảm kích thích thần kinh giao cảm -> giảm nhịp tim; nút xoang nhĩ giảm phát xung
Hoặc giải thích tăng hấp thụ Na+, tăng kéo nước -> tăng V máu … như trên
VI. TUẦN HOÀN BẠCH HUYẾT
1. Cấu tạo hệ bạch huyết
Hệ bạch huyết gồm dịch bạch huyết
và hệ mạch bạch huyết:
- Hệ mạch bạch huyết gồm mao
mạch bạch huyết và tĩnh mạch bạch huyết.
+ Mao mạch bạch huyết: cấu tạo từ
1 lớp tế bào giống mao mạch máu. Mao
mạch bạch huyết có 1 đầu bịt kín, 1 đầu
thông với tiểu tĩnh mạch bạch huyết.
Hình 21: Mao mạch bạch huyết và mao mạch máu

+ Tĩnh mạch bạch huyết: gồm các tĩnh mạch từ nhỏ đến lớn. Hai tĩnh mạch bạch huyết lớn
nhất là ống bạch huyết ngực phải và trái. Trong tĩnh mạch bạch huyết có van, giúp bạch huyết đi một
chiều. Ngoài ra dọc theo mạch bạch huyết có các hạch bạch huyết (Mỗi hạch là 1 cấu trúc mô liên kết
như kiểu tổ ong có các khoảng trống lấp đầy các tế bào bạch cầu).
- Dịch bạch huyết: Dịch kẽ tế bào khuếch tán vào mao mạch bạch huyết hình thành dịch bạch
huyết, vì vậy thành phần bạch huyết tương tự thành phần của dịch kẽ tế bào nhưng có nhiều bạch
cầu hơn, riêng tĩnh mạch bạch huyết ở ruột có nhiều lipit sau bữa ăn.
(Dịch bạch huyết tương tự dịch kẽ TB: 3-4% pr, 1 số chất hòa tan, bạch cầu. Tp không ổn
định, phụ thuộc vào cơ quan nơi BH chảy ra.
+ BH chảy ra từ ruột, chứa mỡ đã nhũ tương hóa
+ BH chảy ra từ gan, chứa nhiều pr
+ BH chảy ra từ tuyến nội tiết: chứa nhiều hormon)
2. Tuần hoàn bạch huyết
Từ mao mạch bạch huyết  các tĩnh
mạch bạch huyết có kích thước lớn dần 
tĩnh mạch bạch huyết lớn (ống bạch huyết
ngực phải và trái)  tĩnh mạch dưới đòn
(thuộc hệ tuần hoàn máu) cùng với máu trở
về tim.

Hình 22: Tuần hoàn bạch huyết


3. Nguyên nhân tuần hoàn bạch huyết
Bạch huyết lưu thông trong mạch là do:
- Sự co bóp của cơ trơn trên thành mạch bạch huyết.
- Áp suất âm lồng ngực: áp suât âm lồng ngực tạo điều kiện để các tĩnh mạch bạch huyết lớn
trong lồng ngực dãn ra, hút bạch huyết về từ các tĩnh mạch nhỏ hơn.
- Hoạt động của cơ xương và van tĩnh mạch bạch huyết: cơ xương co ép vào các tĩnh mạch
bạch huyết, dồn bạch huyết chảy trong mạch; Van mạch bạch huyết chỉ cho bạch huyết chảy theo
một chiều.
Những gián đoạn trong vận chuyển của hệ bạch huyết thường gây phù, do tích lũy nhiều dịch
trong các mô, tắc dòng bạch huyết.
4. Chức năng hệ bạch huyết:
- Kiểm soát nồng độ protein trong dịch kẽ, điều hòa thể tích và áp suất dịch kẽ đưa trở lại
hệ thống tuần hoàn một lượng protein và một lượng dịch từ các khoang gian bào.
- Các hạch bạch huyết có nhiệm vụ thực bào virut, vi khuẩn, vật lạ và sản sinh bạch cầu limpho
và mono đưa vào dịch bạch huyết (Khi cơ thể đang chống lại một nhiễm trùng, các tế bào này nhân
lên nhanh chóng và các hạch bạch huyết phình ra và mềm hơn). Các hạch BH có chức năng lọc và
giám sát do đó có thể khám các hạch bạch huyết ở các bệnh nhân ung thư để phát hiện sự lan tỏa của
các tế bào bệnh.
VI. TUẦN HOÀN Ở THAI NHI
Chức năng của máu trong tuần hoàn ở thai lệ thuộc vào sự tuần hoàn máu của mẹ. Mối liên
hệ giữa 2 mẹ con là qua nhau thai.
Trong quá trình hình thành nhau thai, các mao mạch của thai được nhúng vào trong các hố
máu của mẹ trong nhau thai để thực hiện sự trao đổi chất giữa máu mẹ với máu con bằng hiện tượng
khuếch tán qua thành của hệ thống mao mạch thai trong bánh nhau, mà ko tiếp xúc trực tiếp giữa máu
mẹ và máu con.
Phổi của thai chưa hoạt động, trao
đổi khí thông qua máu mẹ, do đó vòng tuần
hoàn phổi chưa thực hiện chức năng trao đổi
khí. Máu từ nhau thai qua tĩnh mạch rốn
(máu đỏ, giàu O2)  tĩnh mạch chủ dưới 
tâm nhĩ phải  tâm thất phải  vào động
mạch phổi chuyển ngay sang động mạch
chủ qua ống Bôtan (ống thông giữa động
mạch phổi và động mạch chủ) để phân phối
khắp cơ thể; Chỉ một phần nhỏ máu từ động
mạch phổi được đưa vào phổi chỉ để nuôi
các mô phổi phát triển.
Mặt khác, khi về tâm nhĩ phải thì
một phần được chuyển qua lỗ bầu dục sang
tâm nhĩ trái  tâm thất trái  tống vào
động mạch chủ, khi tim co bóp sẽ hòa chung
với máu từ động mạch phổi  tế bào và cơ Hình 23: Tuần hoàn ở thai nhi
quan trong cơ thể.

You might also like