You are on page 1of 22

SINH LÝ ĐỘNG VẬT

HỆ THẦN KINH
1. Não
2. Tủy sống
3. Noron (dây thần kinh)
4. Synapse -> kích thích thần kinh
1. Điện sinh vật
2. Lịch sử
Mô động vật chứa một nguồn sống bẩm sinh -> animal electricity
3. Các loại
Điện thế nghỉ: thường trực giữa bên trong và bên ngoài tế bào khi
chúng không hoạt động chức năng
✓ Khi 2 điện cự đặt trên bề mặt tế bào => không có sự chênh lệch về điện thế
✓ Khi 1 điện cực bên trong + 1 điện cực bên ngoài tế bào -> xuất hiện mộ
hiệu điện thế
✓ Khi 2 điện cực xuyên qua màng tế bào -? không có sự chênh lệch về điện
thế
-> Giữa bên trong và bên ngoài tế bào luôn tồn tại một hiệu điện thế
-> Sự chênh lệch điện thế này gọi là điện thế nghỉ
Điện thế nghỉ có 2 đặc điểm:
- Mặt trong màng tế bào sống luôn có điện thế so với mặt ngoài (điện
thế nghỉ có chiều không đổi)
- Điện thế nghỉ có độ lớn biến đổi rất chậm theo thời gian
Giá trị điện thế nghỉ: -50mV - -95mV
- Tế bào lông (ốc tai): -15 đến -40mV
- Tế bào cơ xương: -95mV
- Tế bào cơ trơn: -60mV
- Hồng cầu: -8.4mV
Lý thuyết ion màng về điện thế nghỉ:
Tăng gradient nồng độ K+ sẽ tăng diện
Giảm fradient nồng nộ K+ sẽ giảm điện thế màng
Nếu đổi chiều điện thế màng (trong dương ngoài âm)
Nếu thay đổi gradient nồng nộ ion Na+ bên ngoài thì điện thế
nghỉ không thay đổi
=> Điện thế nghỉ do ion K+ quyết định
Điện thế hoạt động: xuất hiện khi tế bào và mô hoạt động chức năng
✓ Chỉ xuất hiện khi tế bào và mô thực hiện chức năng
✓ Có sự thay đổi cực (trong dương ngoài âm)
✓ Điện thế hoạt động chỉ xuất hiện khi cường độ kích thích đạt giá trị tới
ngưỡng
✓ Theo quy luật có tất cả hoặc không có gì
✓ Trong điều kiện bình thường, các tế bào và mô khác nhau có trị ĐTHĐ
khác nhau
Lý thuyết ion màng về điện thế hoạt động
- Giảm nồng độ Na+ bên ngoài tế bào sẽ làm giảm biên độ của điện thế
hoạt động
- Nếu thay đổi toàn bộ ion Na+ bên ngoài màng tế bào bằng Choline thì
biên độ điện thế hoạt động =0
-Thay đổi nồng độ K+ không làm thay đổi đáng kể điện thế màng
=> Điện thế hoạt động do ion Na+ quyết định
Điện thế tổn thương: xuất hiện giữa vùng bị tổn thương với vùng
không bị tổn tương
Có hai đặc điểm:
- Nơi tổn thương âm hơn vùng không bị tổn thuơng
- Không phụ thuộc vào tác nhân gây tổn thương
- Giá trị ĐTTT của tế bào và mô khác nhau cũng khác nhau
- Giá trị ĐTTT giảm dần theo thời gian thậm chí đổi chiều trước khi
bằng không
- Có tính khuếch tán sang vùng lân cận
Điện thế trao đổi chất: xuất hiện giữa các vùng có cường độ trao đổi
chất khác nhau
➢ Nơi có cường độ trao đổi chất cao hơn sẽ âm hơn nơi có cường độ trao đổi
chất thấp hơn
➢ Giá trị ĐTTĐC của tế bào và mô khác nhau cũng khác nhau
4. Synapse
Là khe nhỏ, nơi truyền tín hiệu điện hoặc tín hiệu hóa tế bào thần kinh
và tế bào thần kinh hoặc tế bào thần kinh và tế bào cơ hay tế bào tuyen
khi có dòng điện vào trong sẽ kích.
5. Cấu tạo hệ thần kinh
Hệ thần kinh gồm hệ thần kinh trung ương (não, tủy sống) giúp kiểm
soát, hệ thần kinh ngoại biên giúp kết nối hệ thần kinh trung ương với các bộ
phận khác
Thần kinh động vật:dây, hạch, đám rối từ trung ương đi ra -> điều khiển
các hoạt động của cơ thế tiếp xúc mt ngoài
Thần kinh thực vật: hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm
Não: đại não gồm (thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy thái dương).
Tủy sống: truyền xung thần kinh đến và ra khỏi não, là trung tâm tích
hợp các phản xạ. Bao bên ngoài bởi màng tủy, gồm 3 lớp và xương cột sống
- Chất xám (có hình cánh bướm): tế bào thần kinh trung gian và tế bào
thần kinh vận động. Khi có kích thích ở bên ngoài thì sẽ có dẫn truyền thần
kinh theo thần kinh hướng tâm để về tủy sống theo sừng sau, đến thần kinh
trung gian và thần kinh ly tâm.
- Chất trắng: sợi trục myelin và các nhánh của tế bào thần kinh trung
gian.
Giữa tủy sống có 1 ống trong suốt gọi là ống trung tâm, là nơi mà dịch
não tủy lưu thông, như 1 cái đệm chống sốc.
Hệ thần kinh ngoại biên: hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Có tác
dụng trái ngược nhau tại điểm đích. Xuất phát từ sừng trung gian là giao cảm,
còn phó giao cảm xuất phát từ thân não và dưới thân não.
Dịch não tủy: là chất lỏng, không màu. Lưu thông bên trong và quanh
não và tủy sống. Do đám rối mạch mạc tạo ra. Được hấp thu và bổ sung liên
tục. Khi dịch não tủy được tạo ra từ đám rối mạch mạc sẽ đi từ não thất bên,
vào não thất thứ ba qua lỗ vào lỗ thất thứ tư qua ống, từ não thất thứ tư vào các
ống trung tâm của tủy sống vào khoang dưới nhện (nằm dưới màng nhện và
màng nuôi), lưu thông liên tục. 1 ngày dịch tủy được thay mới 3 lần.
Thành phần: tế bào lympho TB hoặc TB đơn nhân , không có
hồng cầu => hầu như không có tế bào, các thành phần khác như protein,
glucose, lipid, ion
Chức năng: đểm và giảm xốc cho hệ thần kinh trung ương, lưu
thông các chất dinh dưỡng từ máu, loại bỏ các chất thải từ hệ thần kinh
Hàng rào máu não: bảo vệ não khỏi các tác nhân gây bệnh, độc tố từ
máu, cung cấp kiểm soát chất dinh dưỡng đến não. Tế bào nội mô bên trong
mao mạch đi đến não, tế bào quanh mạch sẽ áp sát vào mao mạch, như vậy các
chất trong mao mạch muốn vào phải qua tế bào nội mô, tế bào quanh mạch và
tế bào sao. 3 thành phần này tạo nên hàng rào máu não
Cấu tạo mô thần kinh: gồm các tế bào thần kinh noron, tế bào thần
kinh đệm nhiều hơn tế bào thần kinh noron khoảng 50 lần. Các tế bào thần kinh
đệm không có chức năng tiếp nhận và dẫn truyền tín hiệu thần kinh.
Tế bào thần kinh noron: gồm thân là nơi thực hiện các chức năng
chính, các nhánh để vận chuyển điện hoạt động. Sợi nhánh là nơi tiếp nhận
thông tin truyền về tb thần kinh, còn sợi trục là nơi truyền thông tin đi, chiều
dài và đường kính thay đổi tùy vào tế bào thần kinh và cơ quan đích. Ở người,
sợi trục từ thắt lưng đến gót chân là dài nhất, tùy vào chiều cao.
Phân loại noron theo cấu trúc: đơn cực, lưỡng cực, giả đơn cực,
đa cực. Giả đơn cực là noron cảm giác, đơn cực có ở động vật không xương
hoặc đv có sương bậc thấp, đa cực là phổ biến nhất
Phân loại noron theo chức năng: cảm giác, vận động và trung
gian
Tế bào thần kinh đệm:
A. Vi bào thần kinh đệm: thực bào giúp loại bỏ những tế bào thần kinh cần bỏ
B. Tế bào thần kinh đệm ít nhánh: cuốn xung quanh sợi trục của tế bào thần
kinh, gọi là bao myelin.
C. Tế bào sao: là một phần tạo ra hàng rào máu não, cung cấp chất dinh dưỡng
cho tế bào thân kinh và giúp ổn định cấu trúc của mô thần kinh
D. Tế bào biểu mô vuông đơn: cọi là tế bào màng nội tủy, chứa dịch não tủ và
lưu thông dịch não tủy.
Tế bào thần kinh đệm ngoại vi: gồm các tế bào vệ tinhgiúp ổn dinh85 mt
xung quanh, tế bào Schwam (cũng là bao myelin) cuôn xung quanh trục cuộn
chặt tế bào thần kinh
HỆ TUẦN HOÀN
1. Tim: van (4 van tim như 2 lá, 3 lá, ), ngăn tim, nút (hạch)
2. Mạch máu: động, tĩnh và mao mạch
3. Máu: tế bào máu
I. Cấu tạo và sinh lý tim
Cơ thể đơn bào: vận chuyển vật chất bằng khuếch tán
Động vật đa bào: vận chuyển vật chất bằng hệ tuần hoàn
✓ Hệ tuần hoàn hở: động vật thân mềm và chân khớp.
✓ Hệ tuần hoàn kín: cá, lưỡng cư, bò sát, thú. Máu đến mao mạch sẽ lấy Oxi
thải CO2. lưỡng cư có hai nơi trao đổi khí là da và phổi. Bò sát thì vòng
tuần hoàn của nó không còn trao đổi khí ở da nữa, khi máu nghèo oxi đưa
lên mạng mao mạch của phổi sẽ có sự trao đổi khí và đi trở về tim, tim đưa
máu giàu oxi nuôi cơ thể.
1. Vòng tuần hoàn
Người và động vật có vú có 2 vòng tuần hoàn:
a. Vòng tuần hoàn nhỏ (tuần hoàn phổi): đưa máu về từ tim đến phỗi và trở
về tim.
b. Vòng tuần hoàn lớn (tuần hoàn hệ thống): đưa máu từ tim đến các cơ quan
và trở về tim. Tại tâm thất trái lực bơm rất mạnh 120mmHg ,khi đi tới tĩnh
mạch từ lực giảm chỉ còn 15mmHg nhưng vẫn cao hơn tâm thất phải nên
đủ chảy về tim. Khi tâm nhĩ dãn ra sẽ giúp hút máu trở về tâm nhĩ, đồng
thời tâm thất dãn ra cũng tạo sức hút máu. Khi hút vào lồng ngực nở ra.
Trong các tĩnh mạch có các van 1 chiều, khi chúng ta vận động cơ thì tác
dụng co của cơ cũng dẫn máu đi, cùng với tác động 1 chiều cũng đẩy máu
đi. Do cấu tạo mạch trong cơ thể, sức dồn đẩy máu của động mạch. Do
trọng lực hút xuống giúp máu chảy về tim
2. Màng tim
Giới hạn trên là màng cổ, dưới là cơ hoành, trước là xương ngực, hai
bên là phổi. Bao xung quanh là màng tim
Màng trong tim tiếp xúc với máu. Bè cơ tim là phần nhô ra. Vai trò của
màng tim: bảo vệ cơ tim không làm tim trương quá mức, giữ cho quả tim nằm
gọn trong trung thất.
Màng ngoài tim gồm 2 mặt, màng ngoài tim sợi (mặt sợi) bảo vệ nguyên
phần bên trong và giúp tim không trương quá. Tiếp đến là mặt thanh mạc gồm
2 lớp là lá thành và lá tạng, giữa 2 lá này là dịch màng tim từ 15-50ml giúp cho
các lá khi dịch chuyển thì không bị ma sát
Màng tiếp xúc với máu là màng trong có các tế bào nội mô và bè cơ tim,
và bè cơ tim này giúp cho khi bơm hút máu sẽ không làm cho máu bị hút
ngược trở lại giúp giữ máu tốt hơn.
3. Cơ tim
Tế bào cơ tim có rất nhiều ti thể vì nó hoạt động liên tục, mà ti thể giúp
cung cấp ATP. Kích thước nhỏ hơn so với cơ vân. Bth actin và myosin dãn ra
song song nhau nhờ tropomyosin không cho 2 cái gặp nhau, khi có Canxi thì
nó nhập lại nhờ troponin và trượt lên nhau làm cơ co lại.
Các bệnh lý về cơ tim: cơ tim dãn, cơ tim phì đại, cơ tim hạn chế
4. Các buồng tim
Gồm 4 buồng: tâm nhĩ phải nhận máu từ tĩnh mạch về, tâm thất phải đưa
máu đi lên phổi, tâm thất trái nhận máu từ phổi về, tâm nhĩ trái tâm thất trái
đưa máu đi khắp cơ thể qua động mạch chủ. Giữa tâm nhỉ phải và tâm thất phải
là van 3 lá. Giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái và van 2 lá, van bán nguyệt sẽ
đóng mở theo dòng máu, máu từ tâm thất vào động mạch chủ thì van đóng chặt
lại.
5. Van tim
Giữa tâm nhĩ và tâm thất phải là van 3 lá. Giữa tâm nhị và tâm thất trái
là van 2 lá, van 2 lá bền hơn vì nó phù hợp với việc bơm máu lưu thông cho
động mạch chủ. Tâm thất phải và động mạch phổi là van động mạch phổi, tâm
thất trái và động mạch chủ là van động mạch chủ, van động mạch chủ còn gọi
là van tổ chim hay bán nguyệt.
6. Nút
Nút xoang nhĩ: tế bào có kích thước rất nhỏ, bào quan chỉ bao gồm các
cấu trúc sợi, khi tế bào phát xung thần kinh sẽ truyền đi khắp tim
Nút nhĩ thất: ngăn giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải, xung thần kinh
đến đấy
Bó his: sau đó đến đây
Dây thần kinh phó giao cảm, nồng độ các ion trong huyết tương (đặc
biệt là K+)
7. Mạch máu tim
✓ Động mạch vành phải
✓ Động mạch vành trái
✓ Động mạch chủ
✓ Động mạch xuống trước trái (động mạch liên thất trước)
✓ Tĩnh mạch vành
Bắt đầu từ chân đm chủ, đm vành phải sẽ cung cấp máu cho tâm nhĩ
phải, tâm thất phải và 1 phần dưới của tâm thất trái. Đm vành trái xuất phát từ
đm chủ và phân ra 2 đm, đm mủ sẽ cung cấp máu cho phần sau tim, phần tâm
nhĩ trái và tâm thất sau tim. Nhánh 2 là đm liên thất trước sẽ cung cấp máu cho
phần dưới và tâm thất trái. Sau đó máu sẽ tập trung vào tĩnh mạch vành để trở
về tâm nhĩ phải. 75% máu từ tĩnh mạch vành, còn lại là từ các chỗ khác
Đặc điểm sinh lý của tim
1. Chu kỳ tim: tâm thu - tâm trương
Tâm nhĩ thu (0.1s)
Tâm nhĩ trương (0.7s)
Tâm thất thu (0.3s) = thời kỳ tăng áp suất + thời kỳ tống máu
Tâm thất trương (0.5s)
Một chu kì tim: 0.8s => nhịp tim ở người bình thường là 75 lần/phút
2. Tính tự động
Nút xoang nhĩ (S-A): xung 120 lần/phút => tạo nhịp cho toàn bộ tim
Nút nhĩ thất (A-V): xung 50-60 lần/phút
Bó His
Mạng Pukinje: xung 30-40 lần/phút

3. Tính hưng phấn


Là khả năng đáp ứng của tim đối với kích thích.
Quy luật “tất cả hoặc không có gì” - Ranvier
- Nếu cường độ kích thích tim thấp (dưới ngưỡng): cơ tim không đáp ứng
- Nếu cường độ kích thích tới ngưỡng: cơ tim co tối đa (tất cả)
- Nếu cường độ kích thích trên ngưỡng: cơ tim co tương tự kích thích tới
ngưỡng
Có cầu lan truyền xung giữa các sợi cơ (vạch bậc thang) => cơ tim hoạt
động như một khối thống nhất (hợp bào)
4. Tính trơ của cơ tim
- Nếu kích thích vào giai đoạn cơ tim đang co (tâm thu): cơ tim không
đáp ứng (không co thêm nữa) => kỳ trơ tuyệt đối
- Nếu kích thích vào giai đoạn cơ tim đang giãn (tâm trương): tim sẽ có
co bóp phụ (ngoại tâm thu), sau đó tim giãn ra và nghỉ lâu hơn bình thường
(nghỉ bù)
5. Điều hòa hoạt động của tim
a. Hệ thần kinh
- Hệ phó giao cảm: giảm nhịp tim, giảm lực co bóp, giảm tốc độ dẫn
truyền xung trong tim, giảm trương lực cơ tim, tăng hưng phấn của cơ tim
- Hệ giam cảm: tăng nhịp tim, tăng lực co bóp, tăng tốc độ dẫn truyền
xung trong tim, tăng trương lực cơ tim, giảm tính hưng phấn của cơ tim
b. Hệ thể dịch
- Hormone: adrealin (H tủy thượng thận), thyroxin (H tuyến giáp) làm
tim đập nhanh và mạnh
- Hàm lượng O2 và CO2 trong máu: hàm lượng O2 giảm, CO2 tăng làm
tim đập nhanh và mạnh
- Nồng độ ion trong máu: nồng độ Ca2+ cao làm tăng trương lực cơ tim,
nồng độ K+ cao làm giảm lực trương cơ tim
4. Hệ mạch máu
Cấu tạo: gồm 3 lớp ngoài (mô liên kết, màng đàn hồi ngoài), giữa (sợi
đàn hồi, tế bào cơ trơn) và trong (màng đàn hồi trong, mô liên, nội mô). vai
trò của nội mô: chống đông máu, kiểm soát đông máu, cho phép hấp thu và
thải các chất giữa máu và mô, ức chế viêm
Các loại
Cấu tạo:
Đặc điểm sinh lý:
a. Tuần hoàn động mạch
Đặc tính của động mạch:
✓ Tính đàn hồi: tâm thu => động mạch giãn, tâm trương => động mạch co
(động mạch có nhiều sợi đàn hồi)
✓ Tính co thắt: cơ trơn do => đường kính mạch giảm => giảm lượng máu
chảy qua
b. Huyết áp động mạch
Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành động mạch.
Huyết áp của một động mạch nào đó là tích số của áp suất thành mạch ở
đó nhân với bán kính r của nó
T=pr
Huyết ap tối đa: huyết áp tâm thu do lực co bóp của tim (110 -
129mmHg)
Huyết áp tối thiểu: huyết áp tâm trương phụ thuộc vào trương lực của
mạch máu (70 - 80mmHg)
Huyết áp thiểu số: là mức chên lệch huyết áo tối đa - huyết áp tối thiểu
(tạo áp lực tưới máy cho các cơ quan)
Huyết áp kẹp
c. Tốc độ chảy của máu
Tốc độ chảy của máy giảm dần từ động mạch lớn đến mao mạch rồi lại
tăng dần từ mao mạch đến tĩnh mạch
d. Trao đổi chất
Phụ thuộc sự chênh lệch áp suất giữa trong và ngoài mao mạch
HỆ SINH DỤC
1. Giới thiệu sinh sản ở động vật có vú
Sinh sản là quá trình sinh vật tạo ra cá thể con
Tất cả sinh vật sống đều sinh sản
Động vật có vú:
- Sinh sản hữu tính thông qua thụ tinh trong (sự kết hợp giữa noãn bào
trứng và tinh trùng)
- Chăm sóc con bằng sữa (từ tuyến vú)
Sinh sản hữu tính:
- Con cái được tạo ra khác nhau về mặt di truyền và khác với bố mẹ
của chúng
- Sinh sản hữu tnh1 dẫn đến sự đa dạng => làm tăng sự thích nghi của
sinh vật

Nhược điểm
- Việc tìm kiếm bạn tình và sự giao phối có thể nguy hiểm và tốn thời
gian
- Một cá thể chỉ đóng góp một nửa thành phần di truyền của đời con

Một vài khái niệm đặc trưng:


Giao hợp là hành động đưa tinh trùng vào âm đạo của giới cái (nữ)
Thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng và noãn (trứng)
Sự rụng trứng là sự phóng thích noãn từ buồng trứng
Phân loại động vật có vú
- Monotremes: bộ đơn huyệt (thú mỏ vịt)
- Marsupials: thú có túi (kangaroo). Do không có nhau thai nên phải
sinh non rồi sau đó nuôi con trong túi
- Placemental mammals: động vật có nhau (chuột, thỏ, người…).
2. Tổng quan về sinh sản ở động vật có vú
Giải phẫu học và sinh lý học của hệ thống sinh sản đực
Cơ quan sinh sản đực: tùy vào kích thước cơ thể và tiến hóa thì cơ quan
này sẽ khác, nhưng đều đảm bảo có tinh hoàn được bao bọc bởi bìu và
bìu bên ngoài cơ thể. Mào tinh nối tiếp tinh hoàn tiếp nhận tinh trùng
bám sát vào tinh hoàn. ống dẫn tinh sau mào tinh. ở người có cấu trúc
đặc trưng là cấu trúc lưu giữ. Sau đó là tuyến tiền liệt và cuối cùng là
dương vật nhưng ở thú và người khác nhau hình dạng.
a. Tinh hoàn
- Sản xuất tinh trùng, nằm trong bìu
- Chứa các ống sinh tinh: sản xuất tinh trùng
- Sản xuất androgen (trong đó có hormone tes) bởi các tế bào Leydig.
Từ ngoài vào trong thì tinh trùng co xu hướng biệt hóa thành hình
dạng của tinh trùng trưởng thành
- Sinh tinh là quá trình hang triệu giao tử trưởng thành hoặc tinh trùng
được tạo ra hang ngày trong tinh hoàn. Để tiến hành giảm phân thì
nó phải sao chép đầu tiên thành 2n kép NST, sau lần giảm phân đầu
tiên sẽ còn n kép NST, sau lần giảm phân thứ hai nó sẽ còn n đơn
NST. Càng giảm phân thì tinh trùng sẽ càng rời khỏi mô sinh tinh,
nó sẽ không còn giữ hình dạng gốc mà dần dần biệt hóa, thành ống
sinh tinh có các ổ tế bào gốc sẽ là vi môi trường cung cấp tương tác
- Tế bào gốc tạo tinh (SSC): tính tự làm mới (self-renewal), tính biệt
hóa (differentiation)
- Tiền than tạo tinh cứ làm mới tinh trùng, cho nên nó sẽ phân chia
không giới hạn. một nửa đi về môi trường gốc, một nửa sẽ đi biệt
hóa. Nhưng càng già nó thì tinh trùng sẽ không còn có thể thực hiện
chức năng được nữa

b. Mào tinh
Chức năng:
- Vận chuyển tinh trùng (co thắt cơ, long mao, 10-15 ngày)
- Cô đặc tinh trùng (initial segment)
- Bảo vệ tinh trùng
- Lưu trữ tinh trùng
- Trưởng thành tinh trùng: do sau khi rời khỏi tinh hoàn thì tinh trùng
không thể di động, vì vậy dịch ở mào tinh sẽ giúp tinh trùng di động
o Vật chất di truyền
o Tính di động
o Khả năng thụ tinh
c. Túi tinh
Chức năng tiết (70% tinh dịch):
o Chất lỏng kiềm: phù hợp cho sự phát triển của tinh trùng, pH
khoảng 7.2
o Fructose
o Prostaglandins: thúc đẩy quá trình di truyền của tinh trùng
o Các yếu tố đông kết: do âm đạo của giới cái có Ph khoảng 4.2,
sẽ ảnh hưởng đến tinh trùng, vì vậy chúng sẽ hình thành một
cấu trúc đóng gói để bảo vệ tinh trùng là mô đông kết, nhưng
theo quá trình thời gian thì pH sẽ dần dần được kiềm hóa, và
mô đông kết này sẽ được phá vỡ và đi vào bên trong. Nhưng
bên trong âm đạo thì vẫn còn tính acid, nếu tinh trùng nào có
khả năng tạo mô đông kết lần nữa thì sống, còn lại thì chết
d. Bìu
e. Tuyến tiền liệt: cấu trúc hình hạt đậu
- Hoạt hóa tinh trùng
- Tiết dịch có tính kiềm, bổ trợ phần trăm còn lại cho tinh tương
- Kết hợp giữa dịch túi tinh và tinh tương thì tinh trùng có thể thực
hiện chức năng
Tuyến hành – niệu quả: dịch của tuyến này xuất trước tinh trùng
xuất tinh và nệu quản cũng phóng thích nước tiểu qua niệu quả. Để
đảm bảo tinh trùng di chuyển ra bên ngoài không bị tác động bởi
aicd trong nước tiểu thì hành niệu quả sẽ tiết ra chất giảm acid trong
nước tiểu, rửa sạch giúp bảo vệ tinh trùng

f. Dương vật:
- Gốc: gắn dương vật với cơ thể
- Thân: chứa các thể hang, khi dương vật cương cứng tức là máu sẽ
chảy về đây làm dương vật cương cứng và thể hang phình to ra
- Đầu

Giải phẩu học và sinh lý học của hệ thống sinh sản cái
- Sinh 1 con
- Sinh nhiều con (chuột nhắt trắng)
a. Buồng trứng
- Tế bào nang noãn: noãn bào bên trong, bên ngoài là tế bào nang,
thúc đẩy sự phát triển của noãn bào bên trong. Một khi được đóng
gói vào nang noãn rồi thì noãn bào không thể phân chia được. từ 7tr
noãn bào ban đầu thì chỉ có khoảng 400k noãn bào rụng thôi, còn lại
thoái hóa.
- Xoang nang: hỗ trợ rụng trứng
- Sự hình thành và phát triển của nang noãn là một quá trình trong đó
một nang noãn nguyên thủy được tuyển chọn để tang trưởng và phát
triển thành một nang graafian (nang trội, sẵn sàng cho sự rụng trứng)
- Sự phát triển mô buồng trứng. đến khi dậy thì, thì nang noãn mới
được kích hoạt từ nang nguyên thủy rồi thành nang trội
b. Ống dẫn trứng
Tiết diện có 3 lớp:
- Thanh mạc
- Cơ trơn
- Biểu mô: biểu mô tiết, biểu mô có lông mao
c. Tử cung
- Hình quả lê ngược, tiết diện có 3 lớp: màng tử cung, cơ trơn, nội mạc
tử cung
- Nội mạc tử cung: hiện tượng hành kinh là hiện tượng bong tróc nội
mạc tử cung, lớp đáy sẽ có chức năng thay thế nội mạc đã bong
d. Lông mao
e. Âm đạo
- Dài 10cm
- Nằm giữa bang quang và trực tràng
- Vai trò
o ống dẫn dòng chảy kinh nguyệt
o tiếp nhận dương vật
o Kênh dẫn trẻ sơ sinh khỏi tử cung

Cơ quan sinh dục ngoài


- Âm hộ
o Mu
o Môi lớn
o Môi bé
o Âm vật
o Cửa âm đạo
f. Tuyến vú
- Sản xuất sữa

Sự phát triển giới tính: gồm hai quá trình riêng biệt, do 2 tác nhân. Một là do
yếu tố di truyền (X hoặc Y) hai là do giới tính não bộ (hormone)
- Xác định giới tính: là quá trình giới tính sinh học của con cái và kết
quả là các đặc điểm thuộc về giới tính sẽ phát triển. Quá trình này
bắt đầu ngay sau thụ tinj. Sẽ kết hợp của các nhiễm sắc thể giới tính
quyết định tính sinh học của nó
- Biệt hóa giới tính: quá trình biệt hóa giới tính của thai nhi là một loạt
các sự kiện phức tạp được lập trình ở những giai đoạn quan trọng của
thai kì. Bao gồm cả các yếu tố di truyền và hormone dẫn đến sự hình
thành giới tính khi sinh.

Sự thụ tinh
Thụ tinh là quá rình hai giao tử kết hợp để tạo ra một cá thể mang tiềm
năng đi truyền của cả bố và mẹ
Điều kiện thụ tinh
1. Sự sẵn sàng của giao tử
- Trưởng thành về hình thái
- Trưởng thành về chức năng
- Đảm bảo chỉ tiêu số lượng – chất lượng
2. Sự gặp gỡ của giao tử
3. Sự đặc hiệu loài
4. Điều kiện môi trường

Vị trí thụ tinh: diễn ra trong ống dẫn trứng, kết nối với buồng trứng và
tử cung, cụ thể ở 1/3 ngoài vòi trứng. niêm mạc tử cung khi trứng di
chuyển vào buồng tử cung đang ở giai đoạn phát triển đầy đủ nhất chuẩn
bị cho trứng làm tổ
Tiến trình làm tổ: sự di chuyển của giao tử => quá trình thụ tinh => cơ
chế ngăn đa thụ tinh
Quá trình sinh con
3. Tập tính sinh sản
Giao phối là sự kết hợp giữa cá thể đực và cái cùng loài để sinh sản
- Mối quan hệ giữa bạn tình thay đổi tùy theo loài
- Con trưởng thành có thể có nhiều bạn tình hoặc chúng có thể chỉ
giao phối với một cá thể
- Bạn tình chỉ có thể ở cùng nhau trong khi giao phối, trong cả mùa
sinh sản hoặc thậm chí suốt đời
- Con cái thường kén chọn hơn con đực trong việc chọn bạn tình
- Ở nhiều loài, con đực bày ra những màn tán tỉnh để khuyến khích
con cái chọn chúng làm bạn tình
HỆ TIÊU HÓA
Miệng (nuốt) => thực quản => dạ dày (có dịch vị, co bóp)
Cấu tạo hệ tiêu hóa
- Động vật đơn giản (tiêu hóa nội bào và ngoại bào)
Nhấn chìm thức ăn qua thành cơ thể
- Động vật phức tạp
Giun đất: mồm => hầu => hực quản => diều => mề (nghiền,
tán) => ruột
Côn trùng: tương tự giun đất
Kim nhọn: hút
Ruột tịt, túi tích trữ thức ăn
Động vật có xương sống ăn thịt: miệng có răng (xé, nghiền)
=> thực quản => dạ dày (đơn) => ruột non => ruột già
Động vật có xương sống ăn thực vật: miệng => thực quản=>
dạ dày (dạ tổ ong, dạ cỏ, dạ lá sách, dạ múi khế) => ruột non
=> ruột già
- Gồm: ống tiêu hóa và cơ quan tiêu hóa phụ
- Ống tiêu hóa: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già,
hậu môn
- Cơ quan tiêu hóa phụ: tuyến nước bọt, gan, túi mật, tụy
Hoạt động tiêu hóa:
- Cơ học: cắt, xé, nghiền nát, thấm dịch tiêu hóa, chuyển dần
xuống phần dưới để được hấp thụ, còn phần bã thì chuyển
xuống trực tràng để tống ra ngoài
- Hóa học: phân giải thức ăn thành các đơn vị nhỏ có thể hấp
thụ được nhờ các dịch tiêu hóa
1. Miệng và răng
2. Tuyến nước bọt
- Tuyến mang tai: lớn nhất
- Tuyến dưới hàm
- Tuyến dưới lưỡi
- Bình thường không ăn thì tuyến dưới hàm và dưới lưỡi tuyến
nươc bọt nhiều nhất
Nước bọt:
- Cơ chế bài tiết
- Tính chất: chất lỏng không màu, quánh, pH=6.5. Người (1L
– 1.5L/24h), lợn (15L), ngựa (40L), bò (60L)
- Thành phần: 99.5% nước, 0.5% chất rắn (chất nhày, protein,
enzyme (ptlyalin là amylase, lysozym…, kháng thể (A, G,
M), chất điện giải do tế bào tiết ra (Na+, K+, Mg2+)
- Tác dụng:
o Tẩm nhuận thức ăn => trơn, dễ nuốt
o Làm tan vị thức ăn => hưng phấn vị giác, kích thích
thèm ăn
o Tiêu hóa sơ bộ tinh bột chín thành đường maltose nhờ
ptyalin (amylase)
o Diệt khuẩn (lysozym)
o Bảo vệ niêm mạc miệng (chất nhầy)
o Giữ khoang miệng ẩm, không bị khô rát, khó chịu
o Hỗ trợ cầm máu (có TF – Tissue Factor liên quan đến
việc cầm máu)
o Góp phần thoát nhiệt có tuyến mồ hôi kém phát triển:
chó, trâu
3. Nuốt
- Là một hoạt động phản xạ phức tạp: nuốt có ý thức, họng
không có ý thức (phản xạ ruột)
- Là hoạt động cơ học kết hợp giữa miệng và thực quản để
đưa thức ăn xuống đoạn cuối thực quản
- Thức ăn ở trên lưỡi, lươi cong lên và đưa vào phia sau, đây
là phản xạ có ý thức. Vào họng, tiếp tục khẩu cái mềm sẽ
đóng lại để thức ăn không chạy lên mũi sẽ bị sặc, nắp thanh
quản đóng lại để không bị ngạt để thức ăn vào thực quản.
Nếu thức ăn dạng lỏng thì nó sẽ chạy thẳng xuống dạ dày,
còn rắn thì phải qua nhiều giai đoạn nữa
- Động vật ăn cỏ: đầu tiên thức ăn vào dạ cỏ là dạ lớn nhất, khi
thức ăn vào cùng VSV giúp tiêu hóa 1 phần thức ăn, sau đó
thức ăn chuyển vào dạ tổ ong, sau đó vào dạ lá sách giúp ép
thức ăn vào dạ múi khế
- Động vật ăn thịt: dạ dày đơn 4 túi rộng 12cm, dài 25cm, dày
8cm, dung tích 1200ml. Đầu tiên khi thức ăn vào sẽ qua tâm vị
là nơi thực ẳn đổ thức ăn vào, sau đó qua đáy vị là nơi chứa
thức ăn chưa tiêu hóa và phần bự nhất là thân vị, cuối cùng là
môn vị sẽ đổ vào tá tàng. Dạ dày có bờ cong nhỏ và bờ cong
lớn, 1 màng treo nhỏ sẽ nối bờ cong nhỏ và gan, màng treo lớn
sẽ nối màng cong lớn và thành bụng giúp cố định dạ dày.
o Cấu tạo chi tiết: cấu tạo bởi lớp ngoài cùng là thanh
mạc, đến lớp cơ dày (cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo) giúp
cho dạ dày co dãn, tiếp theo là lớp dưới niêm mạc
chứa hệ thống mạch máu, cuối cùng là niêm mạc
(nhiều nếp gấp, nhiều hốc chứa các tế bào có khả năng
tiết dịch vị, tế bào chủ, tế bào nhầy, tế bào vách, ngoài
ra còn có tế bào G hay tế bào tiết có khả năng tiết ra
hormone)
▪ Tế bào chủ: tiết enzyme tiêu hóa chủ yếu là
pepsine, lipase tiêu hóa mỡ
▪ Tế bào nhầy: tiết ra chất nhầy
▪ Tế bào vách: tiết ra HCl, ức chế anymlase của
nước bọt, hoạt hóa pepsinogen thành pepsine để
tiêu hóa thức ăn
▪ Tế bào G: tiết gastrin là 1 loại hormone vào
máu, gastrin theo dòng máu và đến tác độngvào
tế bào trong dạ dày để tăng tiết dịch vị
o Dịch vị: do các tuyến của dạ dày bài tiết, chất lỏng
trong suốt, không màu, pH 1.5-2.5, pepsin (ogen),
men sữa
▪ Ba giai đoạn tiết dịch vị:
• Giai đoạn đầu: khi nhìn, ngửi. nếm thức
ăn thì phản xạ thần kinh truyền tín hiệu
bởi dây thần kinh thuộc hệ thần kinh phó
giao cảm truyền đến dạ dày đê các té bào
tiết ra dịch vị khoảng 30 – 50% dịch vị
• Giai đoạn dạ dày: là giai đoạn chính, khi
thức ăn vào trong dạ dày thì tế bào dạ dày
tiết ra khoảng 50 – 60% dịch vị
• Giai đoạn ruột: thức ăn đến tá tràng,
nhưng việc tham gia tiết dịch vị của ruột
không đáng kể như 2 giai đoạn kia nữa.
o Chức năng tiêu hóa của dạ dày:
▪ Tiêu hóa cơ học:
• Trộn: nhu động, trộn thức ăn và dịch vị
thành vị tráp (thức ăn được tiêu hóa 1
phần do nhiều đợt co bóp dà đẩy của dạ
dày), mỗi lần co bóp và đẩy sẽ đẩy 3ml
thức ăn
• Tiêu hóa hóa học
o Ptyalin tiếp tục tiêu hóa thức ăn tập
trung ở đáy vị
o Dịch vị trộn lẫn với thức ăn
▪ Acid dịch vị bất hoạt ptyalin
và hoạt hóa lipase-cắt
triglyceride thành acid béo
tự do và monoglyceride,
deglyceride
4. Tiêu hóa ở ruột
- Cấu tạo: tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng. Hỗng tràng chiếm
khoàng 4/5 ruột non, ruột non dài khoảng 5-9m
- Ruột gồm thanh mạc ngoài cùng, cơ dọc, cơ vòng, lớp dưới
niêm mạc và niêm mạc
- Ruột non được treo bởi mạc treo ruột, mạc treo nối thành
ruột với thành lưng.
- Tiêu hóa ở ruột non:
o Chiếm vị trí quan trọng trong suốt quá trình tiêu hóa
=> các chất dinh dưỡng của thức ăn được phân giải
đén những sản phẩm
o Ba giai đoạn tiết dịch tụy:
▪ Dịch tụy do tuyến tiệt tiết (1L/ngày)
▪ Chất lỏng trong suốt, không màu, pH 7.8-8
▪ Enzyem tiêu hóa protein, lipid, carbohydrate,
acid nucleic, NaHCO3: trung hòa HCl
▪ Giai đoạn đầu (20%)
▪ Giai đoạn dạ dày (5-10%)
▪ Giai đoạn ruột (70-80%)
o Tiết dịch mật: do gan tiết khoảng 1L/ngày, trữ trong
túi mật, màu xanh đến vàng, khi hồng cầu già khoàng
120 ngày tuổi và được thực bào bởi đại thực bào sau
đó nhân của có tách ra hem và globin. Hem tách thành
sắt, và 1 cái nữa làm thay đổi màu dịch mật; globin
thành aa . Muối mật 50% tạo từ colesterol nhũ hóa
lipid
o Tiết dịch ruột:
▪ Tuyến brunner: bài tiết chất nhầy
▪ Các hốc Lieberkuhn bài tiết dịch ruột
▪ Dịch ruột:
• Do các tế bào biểu bì ruột, tế bào nhầy
• Chất lỏng đục (tb và mảnh vỡ tb), pH7-
8.5
• Các enyme tiêu hóa protein, lipid,
carbohydrate, acidnucleic
HỆ TIẾT NIỆU
Cấu tạo thận
- Thận: cơ quan đỏ thẫm, hình hạt đậu, dài 10cm, rộng 7cm, nặng 120 –
170g
- Thận gồm phần vỏ và phần tủy
- Mỗi thận có hơn 1 triệu nguyên thận
- Lọc các sản phẩm thải ra khỏi máu, và tạo thành nước tiểu
1. Nguyên thận
- Nguyên thận vừa là đơn vị cấu tạo, vừa lài đơn vị chức năng
- = cầu thận + ống thận
- Tái hấp thu: xảy ra trong suốt chiều dài của ống thận, khi muốn tái sử
dụng nước
a. Cầu thận
- = tiểu cầu thận (bứu mao mạch) + nang bowman (nơi bắt đầu của các
ống thận)
- Giữa động mạch đến và động mạch đi là 1 ngã ba có 1 đoạn của ống
lượn xa gọi là phức hợp thận cầu thận
b. Ống thận
- Ống lượn gần => quai henle => ống lượn xa => ống góp
- Các tế bào biểu mô trong ống lượn gần, trong tbc có rất nhiều ti thể, bởi
vì các tế bào biểu mô ở đây trao đổi chất rất nhiều, cần nhiều nl, và ti thể
hđ giúp tạo năng lượng cho hoạt động của biểu mô, có nhiều nếp gấp
- Quai henle: nhánh xuống và nhánh lên của quai có cấu trúc khác nhau,
nhưng đều có hình dẹt, có ít ti thể hơn
- Tế bào biểu mô của ống lượn xa, cũng có đoạn đầu, đoạn sau, đoạn đầu
là phức hợp cạnh cầu thận, tế bào biểu mô ở đây ít ti thể hơn, không có
nhiều nếp gấp
- Ống góp, ít ti thể nhất
c. Mạch máu thận
- 2 mạng mao mạch
o Mao mạch cầu thận => sản xuất dịch lọc (động mạch đến =>
động mạch đi)
o Mao mạch quanh ống =>hấp thu
o Mạch thẳng: mao mạch // quai henle (phần sâu nhất của tủy thận)
=> tham gia tích cực trao đổi chất ở quai henle
d. Phức hợp cạnh cầu thận
- Các tế bào cơ trơn động mạch => tế bào hạt => tổng hợp và tiết renin
(nhạy với huyết áp động mạch đến)
- Các tế bào biểu mô ống lượn xa =>macula densa (phản ứng với những
thay đổi thành phần chất dịch lọc (Cl-) trong lòng ống)
 Vai trò quan trọng trong điều hòa tốc độ tạo dịch lọc và huyết áp
 Tiết EPO là hormone tạo ra hồng cầu. khi máu đến thận bị thiếu oxy,
thì te thận cảm nhận được thì nó tiết ra EPO này để hormone này
theo dong máu đến tủy xương để sản sinh hồng cầu
Cơ chế tạo thành nước tiểu
- 1000 -1200ml máu chảy qua thận/p =. 650ml huyết tương => 120 –
125ml qua màng lọc vào nang bowman (dịch lọc)
- Thận lọc 180l dịch lọc/ngày => 1.5l nước tiểu 1%, còn lại là tái hấp thu
- Nhánh xuống của quai henle chỉ tái hấp thu nước, nhánh lên tái hấp thu
sodium
Quá trình lọc ở cầu thận
- 1000-1200ml máu chảy qua thận/1p => 650ml huyết tương => 120-
125ml qua màng lọc vào nang Bowman (dịch lọc)
- Thận lọc 180l dịch lọc/ngày => 1.5l nước tiểu (1%)
Áp suất lọc (Pi) là tổng huyết áp mạch (Ph) áp suất keo (Pk) áp suất thủy
tĩnh dịch lọc trong nang Bowman (Pb)
Huyết áp mao mạch (70mmHg): đẩy nước và các chất hòa tan từ lòng
mao mạch qua màng lọc và nang Bowman
Áp suất keo (25mmHg): giữ nước và các chất hòa tan ở lại lòng mao
mạch
Áp suất thủy tĩnh (6mmHg): đẩy nước và các chất hòa tan từ lòng
nang Bowman về phía lòng mao mạch
Tái hấp thu ở ống lượn gần
- Na+: 80%, khuếch tán Na+-K+- ATPase
- Cl- lượng lớn, đồng chuyển
- HCO3-
- K+: nhờ Na+-K+- ATPase
- Glucose: chỉ được tái hấp thu ở ống lượn gần nhờ chất tải chung Na+
- Protein nhỏ (ẩm bào): acid amin (chất tải đặc hiệu): tái hấp thu hoàn
toàn
- H2O nhờ áp suất thẩm thấu
 Ống lượn gần tái hấp thu hầu hết các chất có trong dịch lọc với tỷ lệ
rất cao
Tái hấp thu ở ống lượn xa
Dịch lọc ống góp => nước tiểu bể thận => niệu quản => bàng quang (áp
suất) => niệu đạo (tiểu tiện)
Cấu tạo bàng quang
- Lớp ngoài, giữa, trong (niêm mạc)
- Khi bàng quang đầy nước tiểu thì niêm mạc căng ra
- Khi ít hoặc không có nước tiểu => niêm mạc chun lại
- Khi tống nước tiểu ra niệu đạo => cơ hoành bàng quang ép chặt lỗ niệu
quản => nước tiểu không trào ngược
- Cổ bàng quang: co thắt trong + co thắt ngoài
- Trương lực co thắt trong: ngăn nước tiểu thoát vào niệu đạo (áp suất
bàng quang thắng trương lực này)
- Co thắt ngoài: đóng mở theo ý muốn
- Áp suất trong bàng quang tăng (V>400ml) => áp suất tăng nhanh => thụ
quan thành bàng quang => xung thần kinh => trung khu phản xạ tiểu
tiện => sợi phó giao cảm => cơ bàng quang co => áp suất tăng tác động
thụ quan mạnh hơn => kích thích co thắt ngoài (co giãn theo ý muốn)
=> cảm giác muốn tiểu tiện
- Tiểu tiện: trung khu kích thích ở võ não => trung khu kích thích + ức
chế trung khu kìm hãm ở cầu não => ức chế co thắt ngoài đang co =>
nước tiểu ra ngoài
Tính chất và thành phần của nước tiểu
- Các tính chất vật lý
o Độ đục trong: trong (mới), đục (nhiễm trùng). Dịch nhầy bàng
quang, tinh thể phosphate
o Màu: màu vàng nhạt đến đậm (bilirubin, cà rốt, thiếu nước), màu
bất thường (hemoglobin, myoglobin, biliverdin, xanh methylene)
o Mùi: thơm nhẹ sau đó có mùi amoniac (vi khuẩn chuyển hóa
ure), thuốc, rau, bệnh (tiểu đường) => mùi trái cây do aceton =>
thay đổi mùi
o pH: pH 6 (4.5-8.0) do chuyển hóa của cơ thể hoặc chế độ ăn, ăn
nhiều protein => aicd, nhiễm khuẩn => kiềm
o tỷ trọng: 1.0 (1:0.001 – 1:0.35 do nồng độ chất tan)
Chức năng của thận
- Ổn định thể dịch của cơ thể (thể tích, độ thẩm thấu, thành phần điện
giải, pH)
- Bài tiết các chất dư thừa từ sự chuyển hóa của cơ thể
- Kcih1 thích sản sinh hồng cầu
- Tổng hợp calcitriol

Tái háp thu ở ống lượn gần: tái hấp thu hầu hết các chất có trong dịch
lọc nhờ cầu tạo của các tế bào biểu mô trong lòng ống lượn gần, có rất
nhiều ti thể tạo nhiều năng lượng cho hoạt động, có nhiều lông…để tăng
diện tích tiếp xúc với dịch lọc. Một số chất như Na, Cl, HCO3, K,
glucose, protein nhỏ và acid amin. Protein chỉ được tái hấp thu hoàn
toàn ở ống lượn gần thôi. Ngoài ra ống lượn gần cũng tái hấp thu nước,
nước hầu như được tái hấp thu ở mọi ngóc ngách của ống thận ngoại trừ
nhánh lên của quai henle, ống lượn gần là tái hấp thu chủ động, còn ống
lượn xa và ống góp thì buộc phải có hormone thì mới được tái hấp thu.
Đoạn đầu của ống lượn xa, Cl được tái hấp thu, K cũng được tái hấp thu,
đoạn sau của ống lượn xa lúc này có sự can thiệp của các hormone.
Ngoài ra, đoạn sau của ống lượn xa còn tái hấp thu Na, tăng tiết
amoniac, việc tái hấp thu này phụ thuộc hormone… do tuyến thượng
thận phần vỏ tiết ra giúp điều khiển sự tái hấp thu của Na. tủy của tuyến
thượng thận tiết adrenaline.

You might also like