You are on page 1of 16

Giải phẫu sinh lý người – TS.

Nguyễn Công Thùy Trâm 15

Chương 2. GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN


2.1. Đại cương về hệ thống tuần hoàn
Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Khi tim co bóp, máu
được đẩy vào các động mạch và khi tâm giãn ra, máu từ các tĩnh mạch được hút về tim. Hệ thống
tuần hoàn được chia làm 2 vòng: vòng đại tuần hoàn và vòng tiểu tuần hoàn.
2.1.1. Vòng đại tuần hoàn
Tâm nhĩ trái chứa máu giàu O2 được đẩy xuống tâm thất trái. Khi tâm thất co lại, máu được
đẩy vào động mạch chủ, từ đó phân bố đến khắp cơ thể. Qua hệ mao mạch, quá trình trao đổi chất và
khí diễn ra giữa máu và mô, máu giàu O 2 chuyển thành máu nghèo O2, sau đó máu theo các tĩnh
mạch nhỏ đổ vào tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới rồi cùng đổ vào tâm nhĩ phải.
2.1.2. Vòng tiểu tuần hoàn
Máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải, sau đó vào động mạch phổi đến mao mạch phổi.
Tại mao mạch phổi, quá trình trao đổi khí được diễn ra chuyển máu nghèo O 2 thành máu giàu O2.
Máu giàu O2 (màu đỏ tươi) sẽ theo tĩnh mạch phổi đổ về tâm nhĩ trái.

Hình 2.1. Vòng tuần hoàn máu ở người


Giải phẫu sinh lý người – TS. Nguyễn Công Thùy Trâm 16

2.2. Giải phẫu – Sinh lý tim


2.2.1. Đặc điểm giải phẫu của tim
2.2.1.1. Hình thể giải phẫu của tim
Tim là một khối cơ đặc biệt, bao bọc lấy một khoang rỗng có 4 ngăn.
Vị trí của tim nằm trong trung thất giữa của lồng ngực, trên cơ hoành, sau xương ức, giữa hai
phổi, hơi lệch về phía trái.
Trọng lượng của tim người trưởng thành nặng khoảng 270g ở nam và 260 ở nữ.
Hình dạng của tim giống như hình tháp 3 mặt, một đáy, một đỉnh.
- Đỉnh tim (mỏm tim) nằm chếch sang trái xuống dưới và ra trước ở ngay sau thành ngực
tương ứng ở khoang liên sườn IV và V ngay dưới núm vú trái hay trên đường giữa xương đòn trái.
- Đáy tim nằm phía trên,
quay ra phía sau, ứng với mặt
sau của hai tâm nhĩ. Giữa hai
tâm nhĩ có một rãnh dọc gọi là
rãnh gian nhĩ.
+ Bên phải rãnh gian nhĩ
là tâm nhĩ phải: phía trên tâm
nhĩ phải nhận tĩnh mạch chủ trên
đổ vào, phía dưới có tĩnh mạch
chủ dưới. Nơi tĩnh mạch chủ
trên và dưới đổ vào nhĩ phải hơi
Hình 2.2. Cấu tạo tim nhìn từ phía ngoài
phình ra phía sau tạo nên xoang
tĩnh mạch chủ
+ Bên trái rãnh gian nhĩ là tâm nhĩ trái hoàn toàn quay ra sau, có các tĩnh mạch phổi đổ vào.
- Tim có ba mặt:
+ Mặt ức sườn, gọi là mặt trước, có rãnh vành chạy ngang ngăn cách phần tâm nhĩ trên và tâm
thất ở phía dưới.
+ Mặt hoành, gọi là mặt dưới, liên quan với cơ hoành và qua cơ hoành liên quan với thùy trái
gan và đáy của dạ dày
Giải phẫu sinh lý người – TS. Nguyễn Công Thùy Trâm 17

+ Mặt phổi, gọi là mặt trái, liên quan với phổi và màng phổi trái.
2.2.1.2. Hình thể trong của tim
Tim được chia làm 4 ngăn: hai tâm nhĩ và hai tâm thất được chia làm 2 nữa riêng biệt, nữa
phải và nữa trái. Mỗi nữa gồm 1 tâm nhĩ ở trên và một tâm thất ở dưới. Giữa tâm nhĩ và tâm thất có
van nhĩ thất đảm bảo cho máu chỉ chảy một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất (giữa tâm nhĩ phải và
tâm thất phải là van 3 lá, giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái là van 2 lá). Van tim có cấu tạo bởi mô
liên kết, không có mạch máu, một đầu gắn cố định vào mấu lồi cơ ở thành trong tâm thất bằng các
dây chằng, một đầu gắn với bờ ngăn tâm nhĩ với tâm thất của tim. Ngoài van nhĩ – thất, giữa tâm
thất với động mạch chủ và động mạch phổi có van bán nguyệt.

Hình 2.3. Cấu trúc bên trong của tim và hệ thống van tim
2.2.1.3. Thành tim
Thành tim được cấu tạo bởi ba lớp:
- Lớp ngoại tâm mạc (màng ngoài tim) là một túi kín gồm 2 bao:
+ Bao sợi gọi là ngoại tâm mạc sợi, bao bọc phía ngoài tim, có các thớ dính vào các cơ quan
lân cận.
Giải phẫu sinh lý người – TS. Nguyễn Công Thùy Trâm 18

+ Bao thanh mạc gọi là ngoại tâm mạc thanh mạc ở trong, có hai lá: lá thành ở ngoài và lá
tạng ở trong dính sát vào cơ tim, giữa 2 lá là một khoang ảo, trong khoang có ít thanh dịch làm cho
co bóp được trơn, dễ dàng. Khi bị viêm sẽ có nhiều dịch trong khoang này.
- Lớp cơ tim:
+ Cơ tim được biệt hóa một cách rất đặc biệt để phù hợp với chức năng co bóp của tim và
chiếm gần 50% khối lượng của tim. Cơ tim được tạo thành bởi những tế bào hay sợi cơ tim. Các sợi
tim tạo nên một lớp dày mỏng tùy chỗ, mỏng ở tâm nhĩ và dày ở tâm thất, đặc biệt là tâm thất trái.
Các sợi cơ tim có cấu tạo giống sợi cơ vân, chúng có những vân dọc và vân ngang. Tuy nhiên khác
với sợi cơ vân, mỗi sợi cơ tim có cấu trúc rất phức tạp, bên trong tế bào có nhiều nhân, bên ngoài
mỗi sợi đều có màng riêng bao bọc, dọc hai bên của
mỗi sợi kề nhau, màng hòa nhau một đoạn làm
thành một cầu dẫn truyền sung động từ sợi cơ này
sang sợi cơ khác. Do đó, tim hoạt động như một
hợp bào. Phần lớn các sợi cơ tim là các sợi co rút,
một phần nhỏ là các sợi cơ kém biệt hóa mang tính
chất thần kinh gọi là “hệ dẫn truyền của tim” nhờ
vậy mà tim co bóp nhanh, nhịp nhàng và tự động,
không bao giờ trở nên co cứng
+ Hệ thống dẫn truyền của tim: là một hệ
Hình 2.4. Hệ thống dẫn truyền hưng
thống sợi đặc biệt gồm các sợi kém biệt hóa, nằm phấn của tim
lẫn bên trong các sợi co rút, giữ mối liên hệ về giải
phẫu và chức năng giữa tâm nhĩ và tâm thất, đóng vai trò chủ yếu trong sự co bóp nhịp nhàng và tự
động của tim. Hệ thống dẫn truyền bao gồm: hạch xoang nhĩ, hạch nhĩ thất, bó His, mạnh lưới
Purkinje
- Lớp nội tâm mạc (màng trong tim) là một màng mỏng, phủ và dính chặt lên tất cả mặt trong
các ngăn tim và liên kết với nội mạc của mạch máu về tim. Khi viêm nội tâm mạc có thể gây ra các
chứng hẹp hay hở van tim hoặc gây các cục huyết khối làm tắt nghẽn động mạch.
2.2.2. Các tính chất sinh lý của cơ tim
2.2.2.1. Tính hưng phấn
Giải phẫu sinh lý người – TS. Nguyễn Công Thùy Trâm 19

- Tính hưng phấn là khả năng đáp ứng với kích thích ( bình thường cơ tim không phát xung
mà do hệ thống các hạch)
Tính hưng phấn theo định luật “Tất cả hoặc không có gì”. Tuy nhiên, định luật này chỉ có ý
nghĩa tương đối vì không phải bao giờ tim cũng đáp ứng lại kích thích tới ngưỡng bằng co tối đa mà
sức co bóp của tim còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: nhiệt độ, sức căng của cơ tim và
chuyển hóa của tế bào cơ tim.
Tính hưng phấn của tim là do giữa các sợi cơ tim có cầu nối nguyên sinh chất do đó cơ tim
hoạt động như một sợi cơ độc nhất.
Sự biến đổi hưng phấn cơ tim sau khi kích thích thể hiện qua sự biến đổi điện thế màng tế bào
và khả năng hưng phấn của cơ tim
Điện thế màng lúc nghỉ của cơ tim có giá trị khoảng -80 đến -95mV, của các sợi dẫn truyền
khoảng -90 đến -100mV, đây là trạng thái phân cực
Khi có điện thế hoạt động, ở màng có hiện tượng khử cực. Điện thế từ mức -80 đến -95mV
của trạng thái phân cực, điện thế tăng lên về phía không phân cực (có nghĩa là tăng về phía 0mV),
sau đó điện thế vẫn tiếp tục tăng lên và đặt giá trị khoảng +20mV đến +30mV và duy trì ở mức điện
thế này khoảng 0,2 đến 0,3 giây (cao nguyên), sau đó điện thế màng lại giảm xuống độ ngột, đánh
dấu sự kết thúc điện thế hoạt động và chuyển sang giai đoạn phân cực.
2.2.2.2. Tính dẫn truyền cơ tim
Tính dẫn truyền biểu hiện ở khả năng dẫn truyền các điện thế hoạt động của cơ tim và hệ
thống dẫn truyền hưng phấn trong tim (các hạch, bó His, màng lưới Purkinje). Tốc độ dẫn truyền
thay đổi tùy từng phần của tim.
Hưng phấn bắt nguồn từ hạch xoang nhĩ truyền tới tâm nhĩ theo kiểu nang hoa trong khoảng
thời gian từ 10-20ms với tốc độ 1m/s (hưng phấn truyền tới tâm nhĩ trái chậm hơn tâm nhĩ phải
khoảng 20-30ms), từ tâm nhĩ đến hạch nhĩ thất trong khoảng thời gian 12-13ms với tốc độ 0,1-
0,2m/s, hưng phấn được giữ lại ở hạch nhĩ thất khoảng 90-100ms, sau đó được truyền đến bó His (ở
thân bó His với tốc độ 2m/s, nhánh bó His với tốc độ 3 - 4m/s), đến sợi Purkinje (5m/s), đến sợi cơ
tim với tốc độ 0,3-0,4m/s.
Đặc điểm truyền chậm và khác nhau ở từng phần của tim do liên quan đến chức năng tạo nhịp
co bóp và bơm máu của tim.
Giải phẫu sinh lý người – TS. Nguyễn Công Thùy Trâm 20

2.2.2.3. Tính trơ có chu kỳ


Tính trơ có chu kỳ biểu hiện sự khác nhau về tính hưng phấn của cơ tim trong các giai đoạn
hoạt động của tim, được chi làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn trơ tuyệt đối tương ứng với quá trình khử cực của màng cơ tim
- Giai đoạn trơ tương đối tương ứng với giai đoạn tái phân cực màng
- Giai đoạn hưng vượng tương ứng với giai đoạn giảm phân cực màng
- Giai đoạn phục hồi hoàn toàn tương ứng với giai đoạn phân cực màng
2.2.2.4. Tính nhịp điệu của cơ tim
Tim có khả năng co bóp nhịp nhàng theo chu kỳ dưới ảnh hưởng của hệ thống tự động. Các
xung động từ hệ thống tự động truyền đến cơ tim sẽ làm cho tim đập chậm có tần số. Sựu co bóp có
tần số của tim gọi là tính nhịp điệu.
Bình thường tim đập do hạch xoang nhĩ phát xung động với tần số từ 70-80 nhịp/phút, nút
này có mức độ phát xung cao nhất và chi phối các phần khác của hệ dẫn truyền trong tim. Ngoài ra
các phần khác của tim cũng có khả năng phát xung: hạch nhĩ thất: 40-60 nhịp/phút; bó His: 30-40
nhịp/phút; các sợi Purkinje: 15-40nhịp/phút; cơ tâm nhĩ: 40 nhịp/phút; cơ tâm thất: 20-40 nhịp/phút.
Tính tự động của tim có nhiều cách giải thích khác nhau, song gần đây người ta cho rằng cơ
chế tự động phát nhịp của các tế bào phát nhịp ở các hạch do sự rò rĩ ion Natri.
2.2.3. Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim (chu chuyển tim) là toàn bộ hoạt động của tim kể từ khi tim co lần
trước đến khi tim bắt đầu co lần sau.
Ở người trưởng thành, trong trạng thái sinh lý bình thường, tần số co bóp của tim khoảng
75nhịp/phút, thời gian trung bình của một chu kỳ là 0,8s. Ở trẻ em khoảng 120-140 nhịp/phút.
Chu kỳ hoạt động của tim được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn tim co (pha tâm thu) kéo dài khoảng 0,4 s được chia làm 2 giai đoạn nhỏ
+ Giai đoạn tâm nhĩ co kéo dài khoảng 0,1s: đây là kết quả cử sự lan tỏa song điện thế dẫn
nhịp từ nút xoang ra toàn bộ hai tâm nhĩ, làm tâm nhĩ co lại. Khi tâm nhĩ co áp suất trong tâm nhĩ
cao hơn tâm thất khoảng 2-3mmHg, van nhĩ thất đang mở, lượng máu còn lại (khoảng ¼ lượng máu)
bị đẩy từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Kết quả áp suất tâm nhĩ giảm xuống đến mức có trị số âm (tháp
hơn áp suất khí quyển), áp suất trong tâm thất thất tăng. Khi tâm nhĩ bắt đầu giãn ra tâm thất bắt đầu
co.
Giải phẫu sinh lý người – TS. Nguyễn Công Thùy Trâm 21

+ Giai đoạn tâm thất co kéo dài khoảng 0,3s gồm: đây là kết quả của co tâm thất khi sóng
điện thế lan khắp thất. Tâm thất co làm áp suất trong tâm thất tăng vọt và được chia làm 2 giai đoạn:
giai đoạn tăng áp và giai đoạn tống máu
. Giai đoạn tăng áp:
Giai đoạn cơ tâm thất co không đồng thời, kéo dài 0,05s: áp suất trong tâm thất
cao hơn áp suất trong tâm nhĩ, do đó van nhĩ thất đóng lại ngăn không cho máu
di chuyển ngược lên tâm nhĩ
Giai đoạn cơ co đẳng kế: kéo dài khoảng 0,03s, áp suất trong tâm thất tăng cao
khoảng 70-80mmHg ở thất trái và khoảng 10mmHg ở thất phải, kết quả van bán
nguyệt mở ra. Cuối thời kỳ tăng áp, áp suất tâm thất trái là 120-150mmHg,
trong thất phải là 30-40mmHg. Máu được tống vào trong động mạch
. Giai đoạn tống máu: máu từ tâm thất được tống ra động mạch
Giai đoạn tống máu nhanh, kéo dài khoảng 0,10-0,12s, đưa khoảng 4/5 lượng
máu vào động mạch
Giai đoạn tống máu chậm, kéo dài khoảng 0,1-0,15s, đưa 1/5 lượng máu còn lại
vào động mạch
- Giai đoạn tim giãn (pha tâm trương) là giai đoạn cả tâm nhĩ và tâm thất đều nghỉ, không có sóng
điện thế nào làm co cơ. Giai đoạn này kéo dài khoảng 0,4s được chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn tiền tâm trương: kéo dài khoảng 0,04s là giai đoạn mang tính chất quá độ giữa
tâm thu và tâm trương. Cơ tâm thất ngừng co, van bán nguyệt vẫn mở
+ Giai đoạn cơ tim giãn đẳng kế: kéo dài khoảng 0,08s, cơ tâm thất giãn, áp suất trong tâm
thất nhỏ hơn áp suất trong động mạch, kết quả van bán nguyệt đóng lại
+ Giai đoạn đầy máu: kéo dài khoảng 0,25s cơ tâm thất tiếp tục giãn, áp suất trong tâm thất
tiếp tục giảm xuống và nhỏ hơn áp suất trong tâm nhĩ. Máu từ tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ từ lúc tâm
nhĩ ngừng co được đây xuống tâm thất qua van nhĩ thất (van nhĩ thất bắt đầu hé mở). Giai đoạn này
chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn đầy máu nhanh (0,09s) và giai đoạn đầy máu chậm (0,16s).
Tâm nhĩ bắt đầu co một chu kỳ hoạt động tim mới được tiếp tục
Giải phẫu sinh lý người – TS. Nguyễn Công Thùy Trâm 22

Hình 2.5. Các giai đoạntrong chu kỳ hoạt động của tim
(a: Giai đoạn tâm nhĩ thu; b: Giai đoạn tâm thất thu; c: Giai đoạn tâm trương)
2.2.4. Điều hòa hoạt động tim.
Hoạt động của tim được điều hoà theo 2 cơ chế:
- Quá trình tự điều hoà theo lượng máu về tim (hiện tượng Frank - Starling). Máu đổ về tâm
thất nhiều dẫn đến: cơ tim thành tâm thất giãn ra, các sợi cơ tim bị kéo dài, dẫn đến các sợi cơ tim
đáp ứng co ngắn mạnh. Ngoài ra máu đổ về tâm thất nhiều vách tâm nhĩ bị kéo căng và kéo theo làm
tăng tần số co bóp của tim.
- Điều hoà bởi các yếu tố ngoài tim:
+ Điều hoà theo cơ chế thần kinh.
. Kích thích vào dây TK giao cảm làm tăng khả năng hưng phấn của cơ tim, tăng tốc
độ dẫn truyền hưng phấn trong tim, tăng nhịp co bóp của tim, tăng khả năng dinh
dưỡng của các tế bào cơ tim. Cơ chế tác dụng của hệ thần kinh giao cảm là thông qua
chất dẫn truyền noradrenalin
. Kích thích vào dây thần kinh phó giao cảm sẽ làm ức chế hạch xoang, hạch nhĩ thất,
do đó làm giảm hưng phấn của cơ tim, giảm tốc độ dẫn truyền hưng phấn trong cơ tim,
Giải phẫu sinh lý người – TS. Nguyễn Công Thùy Trâm 23

làm chậm nhịp tim, giảm cường độ co bóp của tim, giảm trương lực cơ tim. Cơ chế tác
dụng của hệ thần kinh phó giao cảm là thông qua chất dẫn truyền acetylcholin
+ Điều hoà bằng các phản xạ với hoạt động của tim:
. Phản xạ gốc tim: khi máu trong tâm nhĩ tăng lên, thụ cảm thể áp lực phân bố trong
tâm nhĩ giữa 2 lỗ tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới bị kích thích tạo xung
động, xung động được truyền theo dây TK hướng tâm về tủy sống và lên hành tủy làm
giảm trương lực trung khu dây X và tăng trương lực dây TK giao cảm. kết quả tăng co
bóp của tim.
. Phản xạ qua các thụ cảm thể áp lực: khi áp lực quai động mạch chủ tăng lên, các thụ
cảm thể áp lực ở đây sẽ bị kích thích tạo ra xung động thần kinh truyền theo dây Cyon
về hành tủy kích thích vào trung khu giảm áp làm cho tim đập chậm lại và làm giảm
huyết áp. Khi áp lực trong xoang động mạch cảnh tăng lên các thụ cảm thể áp lực ở
đây sẽ bị kích thích tạo xung động truyền theo dây Hering tới hành tủy kích thích trung
khu giảm áp làm giảm sự co bóp của tim và giảm huyết áp.
. Phản xạ qua các thụ cảm thể hóa học: khi trong máu nồng độ O 2 giảm và CO2 tăng
lên sẽ kích thích vào các thụ cảm thể hóa học ở vùng động mạch chủ và xoang động
mạch cảnh tạo ra các xung động thần kinh truyền về hành tủy để gây phản xạ tăng
cường hoạt động của tim
. Phản xạ Goltz: khi kích thích vào vùng thượng vị hay co kéo các tạng vùng bụng dẫn
đến làm hoạt hóa đám rối thái dương tạo ra xung động thần kinh truyền về hành tủy
kích thích vào dây X làm tim đập chậm hoặc ngừng đập.
. Phản xạ mắt tim: khi dùng ngón tay tác động lên nhãn cầu sẽ gây ra kích thích vào
dây thần kinhV xung động thần kinh phát ra truyền về hành tủy hoạt hóa dây X làm
tim đập chậm.
+ Điều hoà theo cơ chế thể dịch:
. Ảnh hưởng của hormon: hormon adrenalin và noradrenalin của tuyến trên thận,
hormon thyroxin tuyến giáp trạng … có tác dụng làm tim đập nhanh và tăng huyết áp
. Ảnh hưởng của hàm lượng O 2 và CO2 trong máu: khi hàm lượng O 2 trong máu giảm
và hàm lượng CO2 trong máu tăng làm tim đập nhanh và ngược lại
Giải phẫu sinh lý người – TS. Nguyễn Công Thùy Trâm 24

. Ảnh hưởng của nồng độ các ion trong máu: nồng độ ion Ca 2+ trong máu làm tăng
trương lực cơ tim, nếu truyền một lượng lớn Ca 2+ vào co thể tim có thể ngừng đập lúc
tâm thu. Nồng độ ion K+ cao trong máu làm giảm trương lực cơ tim và nếu nồng độ K +
tăng trong máu thì rất nguy hiểm có thể gây chết.
2.2.5. Thăm dò chức năng tim
- Mõm tim đập có thể ghi dưới dạng đồ thị cơ học của tim hay còn gọi là tâm động cơ đồ.
- Tiếng tim là âm thanh phát ra trong quá trình hoạt động của tim. Trong một chu kỳ hoạt
động của tim có thể nghe được 2 âm phát ra:
+ Tiếng thứ nhất (tiếng tâm thu): xuất hiện đầu giai đoạn tâm thu, nguyên nhân gây ra tiếng
tim thứ nhất là do sự đóng van nhĩ thất, do cơ tâm thất và do máu đẩy vào động mạch. Đặc điểm của
tiếng tim thứ nhất mạnh, trầm dài.
+ Tiếng thứ hai (tiếng tâm trương): xuất hiện đầu giai đoạn tâm trương, nguyên nhân gây ra
tiếng tim thứ hai là do đóng van bán nguyệt ở gốc động mạch chủ và động mạch phổi. Đặc điểm của
tiếng tim thứ hai nhẹ thanh ngắn.
Giữa tiếng tim thứ nhất và tiếng tim thứ hai có khoảng thời gian yên lặng kéo dài 0,2-0,25s.
Giữa tiếng tim thứ hai và tiếng tim thứ nhất có khoảng thời gian yên lặng 0,5s
- Điện tim là tổng điện thế hoạt động của tim. Đồ thị ghi điện tim gọi là điện tâm đồ. Cách
mắc điện cực để ghi điện tim gọi là đạo trình (chuyển đạo)
- Điện tâm đồ có các sóng và phức hơp sóng sau:
+ Sóng P: biểu hiện qua trình hưng phấn ở tâm nhĩ
+ Phức hợp sóng QRS biểu hiện quá trình hưng phấn ở tâm thất trong đó:
. Sóng P: biểu hiện hưng phấn ở vách liên thất và dưới lớp nội tâm mạc cơ tim.
. Sóng R: biểu hiện hưng phấn bao trùm thành tâm thất
. Sóng S: biểu hiện hưng phấn lan truyền qua cơ tim tới ngoại tâm mạc.
+ Sóng T: biểu hiện sự tái phân cực của tâm thất
+ Khoảng PQ: biểu hiện thời gian dẫn truyền hưng phấn từ tâm nhĩ đến tâm thất
+ Khoảng ST: biểu hiện quá trình khử cực bao trùm toàn bộ tâm thất
+ Khoảng TP: thời gian tâm trương điện học lúc tâm thất giãn
Giải phẫu sinh lý người – TS. Nguyễn Công Thùy Trâm 25

Hình 2.6. Các dạng sóng điện tâm đồ


- Đạo trình được chia làm 2 loại: đạo trình trực tiếp và đạo trình gián tiếp.
+ Đạo trình trực tiếp chỉ có thể dùng để ghi điện tim trong thực nghiệm trên động vật hoặc
người trong khi đang phẫu thuật.
+ Đạo trình gián tiếp bao gồm: đạo trình cơ bản, đạo trình đơn cực.
. Các đạo trình cơ bản:
Đạo trình I (D1): hai điện cực đặt ở tay trái và tay phải
Đạo trình II (D2): hai điện cực đặt ở tay trái và chân phải
Đạo trình III (D3): hai điện cực đặt ở tay trái và chân trái
. Các đạo trình đơn cực:
Đạo trình đơn cực chi
Đạo trình đơn cực trước tim
2.3. Giải phẫu – Sinh lý tuần hoàn động mạch
2.3.1. Đặc điểm cấu trúc của động mạch.
Động mạch là những mạch máu xuất phát từ tâm thất đi đến lưới mao mạch, động mạch càng
xa tim càng chia nhánh nhiều lần và thiết diện của mỗi động mạch càng nhỏ dần nhưng tổng diện
tích hệ động mạch càng lớn, do đó, máu chảy trong động mạch càng xa tim, tốc độ càng giảm.
Những nhánh nối với lưới mao mạch được gọi là tiểu động mạch.
Thành động mạch rất dày gồm 3 lớp:
- Lớp ngoài (áo ngoài): hợp thành bởi mô liên kết –sợi chun, chứa nhiều bó sợi keo chạy dọc
theo động mạch làm cho động mạch dai, bền khó bị dập vỡ. Lớp này còn giúp đề phòng túi phồng
động mạch ở các mạch máu không hoặc thiếu cơ trơn. Trong lớp ngoài chứa nhiều sợi thần kinh thực
Giải phẫu sinh lý người – TS. Nguyễn Công Thùy Trâm 26

vật, ở những động mạch lớn còn có các mạch máu


nuôi dưỡng thành động mạch.
- Lớp giữa (áo giữa): lớp này dày nhất, do
các sợi cơ trơn, sợi liên kết có khả năng chun giãn
theo chiều vòng và các sợi đàn hồi. Tỷ lệ giữa sợi
cơ trơn và sợi đàn hồi thay đổi tùy theo loại động
mạch. Ở những động mạch cơ như động mạch đùi,
sợi cơ trơn nhiều hơn, còn ở những động mạch chủ
thì sợi đàn hồi nhiều hơn. Lớp giữa quyết định tính
chất sinh lý của động mạch.
Lớp áo ngoài ngăn cách lớp áo giữa bằng
một màng chun gọi là lớp đàn hồi ngoài.
- Lớp trong (áo trong) còn gọi là lớp nội mạc động mạch, được tạo thành bởi lớp nội mô ở
trong cùng, bề mặt lớp tế bào này trơn nhẵn giúp cho máu vận chuyển được dễ dàng. Tiếp đến là lớp
liên kết lót mặt ngoài nội mô, lớp này ít được biệt hóa, còn khả năng tái tạo và phát triển. Trong
trường hợp bị viêm nội mạc động mạch, lớp này dày lên và có thể gây tắc mạch.
Lớp trong ngăn cách với lớp giữa bằng một màng chun gọi là lớp đàn hồi trong.
2.3.2.Các đặc tính sinh lý của động mạch
- Tính đàn hồi là tính chất đảm bảo cho thành động mạch có thể trở về dạng ban đầu mỗi khi
bị biến dạng.
+ do các sợi đàn hồi quyết định
+ có tác dụng điều hòa lưu lượng máu và làm cho
đường kính của mạch máu thích ứng với những thay đổi của
khối lượng máu trong mọi khu vực.
- Tính co thắt:
+ do các sợi cơ trơn của thành động mạch co lại dưới
ảnh hưởng của thần kinh
+ làm động mạch thay đổi tiết diện điều hòa lượng máu
đến các cơ quan và điều hòa huyết áp.
Giải phẫu sinh lý người – TS. Nguyễn Công Thùy Trâm 27

2.3.3. Huyết áp động mạch.


Máu chảy trong động mạch là do hai yếu tố quyết định:
- Sự chênh lệch áp suất giữa 2 đầu đoạn mạch, tạo ra lực đẩy máu qua mạch máu và quyết
định sự lưu thông máu trong mạch máu.
- Sức cản của mạch máu.
Như vậy, sự khác nhau về áp suất giữa hai đầu của đoạn mạch quyết định sự lưu thông máu
trong mạch máu
Chính sự co bóp của tim tạo ra sự chênh lệch về áp suất giữa các điểm trong động mạch, càng
gần tim, áp suất càng cao và ngược lại, càng xa tim, áp suất càng nhỏ. Như vậy thực chất tuần hoàn
máu là kết quả của hai lực đối lập nhau, lực đẩy của tim và lực cản của thành mạch, nên máu chảy
được trong động mạch với một áp suất nhất định gọi là huyết áp.
- Huyết áp động mạch ở người có 4 thành phần huyết áp:
+ Huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu). Ở người Việt Nam, huyết áp tối đa bình thường là
110mmHg (giới hạn trong khoảng 90-140mmHg).
+ Huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương). Huyết áp tối thiểu bình thường khoảng 70mmHg
(giới hạn 50-90mmHg)
+ Huyết áp hiệu số là độ chênh lệch giữa huyết áp tối đa và huyết áp tổi thiểu.
+ Huyết áp trung bình
Huyết áp trung bình thường được tính như sau:
Huyết áp trung bình= huyết áp tối thiểu + 1/3 huyết áp hiệu số.
Huyết áp trung bình phản ánh thực chất hoạt động cơ học của tim, đây chính là lực đẩy máu
qua hệ thống tuần hoàn.
2.4. Giải phẫu – Sinh lý tĩnh mạch
2.4.1. Đặc điểm cấu trúc tĩnh mạch
Tĩnh mạch là những mạch máu dẫn máu từ các cơ quan, tổ chức về hai tâm nhĩ, nên dòng
máu chảy ngược chiều với dòng máu động mạch. Tĩnh mạch càng gần tim đường kính càng lớn.
Phần lớn tĩnh mạch thường đi kèm với động mạch nằm sâu trong cơ thể, nhưng cũng có nhiều tĩnh
mạch không đi kèm với động mạch, đó là tĩnh mạch da và một số tĩnh mạch sâu. Một số động mạch
Giải phẫu sinh lý người – TS. Nguyễn Công Thùy Trâm 28

có hai tĩnh mạch đi kèm và tĩnh mạch lại rộng lòng do đó, hệ tĩnh mạch có số lượng và dung tích lớn
hơn so với động mạch.
- Thành tĩnh mạch cũng có 3 lớp như động mạch, tuy nhiên, lớp giữa mỏng hơn, màng chun
kém phát triển, không có màng chun trong, thành phần cơ trơn cũng ít hơn động mạch nên khả năng
đàn hồi kém, dễ bị xẹp khi tĩnh mạch bị đứt và không có khả năng điều chỉnh dòng máu bằng cách
thay đổi đường kính lòng mạch được. Khi tĩnh mạch bị giãn quá nhiều, khả năng co lại sẽ khó.
- Thành phần keo phát triển mạnh
- Thành tĩnh mạch có nhiều mạch máu nuôi dưỡng hơn so với thành động mạch. Ở những tĩnh
mạch vùng dưới tim có những van tĩnh mạch (van bán nguyệt).
- Tĩnh mạch có các chức năng như: dẫn máu về tim, chứa máu, đẩy máu góp phần điều hòa
lưu lượng tim.
Tiểu tĩnh mạch là những mạch máu dẫn máu từ mao mạch về các tĩnh mạch, cấu tạo của
chúng gần giống mao mạch, nhưng kích thước lớn hơn.
2.4.2. Những nguyên nhân chuyển máu từ tĩnh mạch về tim
Máu trong tĩnh mạch chảy được về tim là nhờ các yếu tố:
- Sức bơm của tim
- Sức hút của tim:
- Sức hút của lồng ngực
- Ảnh hưởng của cơ và van tĩnh mạch
- Ảnh hưởng của nhịp đập động mạch
- Ảnh hưởng của trong lực
2.4.3. Huyết áp tĩnh mạch
Máu chảy trong tĩnh mạch có một áp suất gọi là huyết áp tĩnh mạch. Huyết áp tĩnh mạch được
đo bằng áp kế nước và có trị số thấp.
Áp suất nhĩ phải thường được gọi là áp suất tĩnh mạch trung tâm, thay đổi áp suất tĩnh mạch
nhĩ phải làm cho tuần hoàn tĩnh mạch bị ảnh hưởng. Áp suất tĩnh mạch nhĩ phải là kết quả của cân
băng giữa lượng máu bơm ra khỏi nhĩ phải và lượng máu từ ngoại vi về nhĩ phải, bình thường
khoảng 0mmHg (bằng áp suất khí quyển), giới hạn dưới của áp suất nhĩ phải là -3 đến -5 mmHg,
Giải phẫu sinh lý người – TS. Nguyễn Công Thùy Trâm 29

giới hạn trên là 4 đến 6 mmHg. Áp suất nhĩ phải giảm khi tim bơm khỏe, áp suất nhĩ phải tăng trong
trường hợp tim bơm yếu (như suy tim).
Ở trạng thái đứng im, áp suất nhĩ phải là 0mmHg, vùng bụng là 20mmHg, vùng ngang đùi là
trên 40mmHg, vùng dưới chân là 80-90mmHg. Áp suất tĩnh mạch trong sọ âm do sọ ở trên tim và sọ
cứng.
2.5. Sinh lý tuần hoàn mao mạch.
Mỗi cơ quan có một mạng lưới mao mạch đặc biệt phù hợp với nhhu cầu của cơ quan đó.
Toàn thể cơ thể người có khoảng 10 tỷ mao mạch với diện tích trao đổi từ 500-700m2.
- Mao mạch là nơi trực tiếp xảy ra sự trao đổi chất giữa máu với các tế bào và mô. Chúng là
những mạch máu nhỏ, kích thước tương đối đồng đều, đường kính mao mạch khoảng 4-9µm, nối
tiểu động mạch với tiểu tĩnh mạch tạo thành lưới mao mạch. Thành của mao mạch rất mỏng khoảng
0,5µm và được cấu tạo bởi: 1 lớp tế bào nội mô, màng đáy, ngoại mạc.
+ Lớp nội mô dày từ 1-3µm, được tạo bởi 1 lớp tế bào dẹt, đứng sát nhau, lồi về phía lòng
mạch
+ Lớp màng đáy dày khoảng 30-300 milimicromet và có những lỗ thủng để các chất qua lại
giữa lòng mạch với bên ngoài mạch. Có hai loại lỗ gọi là khe và kênh.
Khe là một lỗ hẹp giữa hai tế bào nội mô tiếp giáp nhau, có đường kính rất nhỏ khoảng
6-7nm.
Kênh là những lỗ xuyên qua thành mao mạch để dịch và các phân tử có kích thước lớn
và protein đi qua.
Màng đáy được coi là yếu tố quyết định tính bền vững của mao mạch. Khi thiếu vitamin C
màng đáy của mao mạch có thể bị tổn thương.
+ Lớp ngoại mạc là lớp tế bào không liên tục, phủ phía ngoài màng đáy, lớp này phát triển
nhiều hay ít tùy thuộc vào từng loại mao mạch.
- Mao mạch được chia làm 2 loại:
+ Mao mạch dinh dưỡng
+ Mao mạch thẳng hay mao mạch nối
Khi nghiên cứu dưới kính hiển vi điện tử, mao mạch được chia làm 3 loại:
+ Mao mạch kín: là mao mạch mà tế bào biểu mô và màng đáy không có lỗ thủng.
Giải phẫu sinh lý người – TS. Nguyễn Công Thùy Trâm 30

+ Mao mạch có lỗ thủng nội mô bao gồm: những mao mạch có lỗ thủng giả (do những màng
của hai mặt tế bào dính với nhau tạo ra) và những mao mạch mà nội mô có lỗ thủng thật (mao mạch
ở các tuyến ngoại tiết, một số mao mạch thận)
+ Mao mạch có lỗ thủng ở cả nội mô và màng đáy như mao mạch thuộc tủy đỏ và lách.
- Đặc điểm tuần hoàn mao mạch:
+ Tại mao mạch xảy ra quá trình trao đổi chất giữa máu và dịch kẽ. Khi máu đến mao mạch,
O2 và các chất dinh dưỡng trong máu được vận chuyển qua thành mao mạch vào dịch kẽ. Ngược lại,
CO2 và các sản phẩm của quá trình trao đổi chất được vận chuyển từ dịch kẽ qua thành mao mạch
vào máu. Quá trình trao đổi chất tại mao mạc diễn ra theo phương thức khuếch tán và chịu tác dụng
của các yếu tố: áp suất thủy tĩnh của máu (huyết áp), áp suất keo của protein huyết tương.
- Máu chảy trong mao mạch là do sự chênh lệch áp suất ở đầu và cuối mao mạch. Áp suất
máu của tận cùng tiểu động mạch là 30mmHg và của điểm bắt đầu tiểu tĩnh mạch là 10mmHg.
- Các mao mạch thường ngắn (khoảng 0,5-1mm) tốc độ máu chảy qua mao mạch chậm
(khoảng 0,7mm/s) nên thời gian cần thiết cho máu qua mao mạch khoảng 1-2 giây. Với tốc độ và
thời gian trên tạo điều kiện cho quá trình trao đổi chất.
- Lượng máu trong mao mạch chiếm khoảng 1/20 khối lượng máu của cơ thể

You might also like