You are on page 1of 15

Cộng đồng giáo viên Sinh học Giaoviensinhhoc.

vn

ÔN THI HỌC SINH GIỎI LỚP 10

NỘI DUNG: THÀNH PHẦN HÓA HỌC


CỦA TẾ BÀO
Thầy Đào Anh Phúc – Tổng hợp và biên soạn

1* Căn cứ vào đâu chia các nguyên tố trong cơ thể sống thành nguyên tố đa lượng và
nguyên tố vi lượng? Thế nào là nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng?
- Căn cứ vào tỉ lệ của khối lượng nguyên tố chứa trên tổng khối lượng của chất sống.
- Đa lượng: chiếm > 0,01% khối lượng chất sống (C, H, O, N, P, K, S, Ca, Na,...).
- Vi lượng: chiếm < 0,01% khối lượng chất sống (Zn, Mn, Cu,..).
2* Tại sao nói C là nguyên tố đặc biệt quan trọng cấu tạo nên các đại phân tử?
3* Những nguyên tố chủ yếu nào cấu tạo nên cấu trúc của tế bào? Trong chất nguyên
sinh các nguyên tố hóa học tồn tại ở dưới dạng nào?
- Nguyên tố chủ yếu cấu tạo nên cấu trúc của tế bào là: C, H, O, N vì
+ Chiếm 96,3% khối lượng khô.
+ Thường kết hợp với các nguyên tố khác.
+ Cacbon tạo sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ.
- Trong chất nguyên sinh các nguyên tố hóa học tồn tại ở dưới dạng
+ Các hợp chất hữu cơ (thành phần chính là C, H, O, N)
+ Anion: Cl-, NO3-, SO42-, PO43-,...
+ Cation: Na+, K+, Ca2+,...
+ Trong thành phần các chất hữu cơ: Mg trong diệp lục, Co trong vitamin B12, Fe trong
hêmôglôbin của hồng cầu,...
Các nguyên tố vi lượng là thành phần cấu trúc bắt buộc của một số enzim.
4* Trong các nguyên tố trong cơ thể sống, nguyên tố nào chiếm tỉ lệ về khối lượng lớn
nhất?
- Oxi (Ở người oxi chiếm 65% về khối lượng)
5* Tại sao phần lớn các thuốc chữa bệnh được sản xuất dưới dạng muối?
- Các hợp chất muối được hình thành nhờ các liên kết ion. Liên kết này làm cho muối rất bền
vững khi khô (bảo quản) nhưng khi sử dụng dễ dàng bị tách ra và tan trong nước cho cơ thể dễ
hấp thụ.
6* Khi phân tích thành phần hoá học ở tế bào mô giậu, người ta đã tìm thấy có nhiều hợp
chất hữu cơ và vô cơ có hàm lượng rất khác nhau. Theo em hợp chất hoá học nào có hàm
lượng lớn nhất, hợp chất hoá học nào có hàm lượng thấp nhất, vai trò của các hợp chất
đó?
+ Chất có hàm lượng lớn nhất là nước.
* Vai trò của nước:
- Là thành phần cơ bản của chất sống.
- Là dung môi hoà tan các chất.
- Môi trường của các phản ứng sinh hoá.
- Nguyên liệu tổng hợp chất hữu cơ trong quang hợp.
- Điều hoà nhiệt.
+ Chất có hàm lượng thấp nhất là các muối khoáng vi lượng.
* Vai trò:
- Thành phần cấu trúc của coenzim.
Thầy Đào Anh Phúc 1 Sinh học 10: Thành Phần Hóa Học Tế Bào
Cộng đồng giáo viên Sinh học Giaoviensinhhoc.vn
- Hoạt hoá enzim.
- Tham gia cấu trúc của lục lạp.
7* Cấu trúc hóa học và đặc tính lí hóa của nước?
8* Nguyên tử ôxy trong phân tử nước có thể tạo được bao nhiêu liên kết hidrô với các
phân tử nước khác?
Cho biết đặc điểm của các liên kết hidrô trong nước đá và nước thường. Tại sao giọt
nước lại có dạng hình cầu?
- Mỗi nguyên tử ôxi có thể hình thành được 2 liên kết hidrô với các phân tử nước khác.
- Ở nước đá các liên kết hidrô luôn bền vững.
- Ở nước thường các liên kết hidrô yếu hơn, luôn bị bẻ gãy và tái tạo
- Giọt nước có hình cầu vì:
+ Nước có tính phân cực
+ Các phân tử nước hút nhau, tạo nên mạng lưới nước.
+ Các phân tử nước ở bề mặt tiếp xúc với không khí hút nhau và bị các phân tử ở phía dưới
hút tạo nên lớp màng phim mỏng, liên tục ở bề mặt.
9* Nước đá khác nước thường như thế nào? Vì sao nước đá lại nhẹ hơn nước thường?
- Ở trạng thái nước (thường) ở trạng thái lỏng vì các phân tử nước được liên kết với nhau bởi
hệ thống liên kết hidro (liên kết yếu).
- Ở trạng thái nước đá, các phân tử nước hình thành cấu trúc mạng tinh thể. Khoảng cách của
các phân tử nước đá lớn hơn khoảng cách của các phân tử nước (thường) nên nước đá có thể
tích lớn hơn. Suy ra, tỉ trọng nhỏ hơn nước (thường) nên nổi trong nước.
10*Vai trò của nước đối với tế bào và cơ thể?
- Thành phần cấu tạo của tế bào.
- Môi trường sống của tế bào.
- Đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi nhiệt, đảm bảo sự cân bằng và ổn định
nhiệt độ trong tế bào và của cơ thể( do có khả năng dẫn nhiệt, tỏa nhiệt và bốc hơi cao
). .
- Dung môi hòa tan các chất..
- Môi trường xảy ra các phản ứng hóa học.
- Nguyên liệu cho các phản ứng hóa học (Phản ứng quang phân li nước, thủy phân các chất...)
- Tương tác tĩnh điện và kị nước với các thành phần của tế bào đảm bảo cấu trúc tế bào ổn
định (cấu trúc không gian protein, cấu trúc màng sinh chất...)
- Với cơ thể đa bào, nước là thành phần của dịch cơ thể, lưu chuyển trong cơ thể, đảm bảo sự
thống nhất của cơ thể đa bào.(máu, dịch bạch huyết...)
11*Những tính chất độc đáo nào của nước là kết quả từ khuynh hướng các phân tử nước
tạo liên kết hydro với nhau?
- Sức căng mặt ngoài
- Khả năng tích và thải nhiệt lớn (nhiệt dung riêng cao)
- Điểm sôi cao
12* Mô tả sự đóng băng của nước có thể phá vỡ các tảng đá?
- Khi nước đóng băng nó nở ra, vì các phân tử nước dịch ra xa nhau hơn để tạo tinh thể băng.
Khi có nước trong kẽ nứt của tảng đá, sự nở do đóng băng có thể làm vỡ đá.
13* Vì sao con nhện nước có thể đi được trên mặt nước?
- Nước có sức căng bề mặt được tạo ra do sức mạnh tổng cộng của các các liên kết hyđrogen
với nhau và với nước bên dưới làm cho nước được bao bọc bằng một lớp màng mỏng.
- Chân của con nhện nước được bao bằng các chất kị nước, các chất kỵ nước này đẩy nước,
giúp cho các ngón chân nhện không bị nước bao bọc và tụt xuống dưới mặt nước.Vì vậy chúng
đi hoặc chạy trên mặt nước mà không làm vỡ bề mặt nước. (Sự tác động của chân nhện nhỏ
hơn sức căng mặt ngoài của nước nên nó có thể di trên nước)

Thầy Đào Anh Phúc 2 Sinh học 10: Thành Phần Hóa Học Tế Bào
Cộng đồng giáo viên Sinh học Giaoviensinhhoc.vn
14* Tại sao ngay đêm trước khi dự báo có băng, người nông dân tưới nước lên cây trồng
để bảo vệ cây?
Ngay đêm trước khi dự báo có băng, người nông dân tưới nước lên cây trồng để bảo vệ cây vì:
- Nước có tính phân cực nên giữa các phân tử nước hình thành các liên kết hidro.
- Khi nhiệt độ xuống dưới 0oC, nước bị khóa trong các lưới tinh thể, mỗi phân tử nước liên kết
hidro với bốn phân tử nước khác tạo ra lớp băng bao phủ bên ngoài lá.
- Lớp băng cách li lá với môi trường, bảo vệ nước trong lá không bị đóng băng.
15* Dựa trên đặc điểm cấu tạo và tính chất của phân tử nước, hãy giải thích các hiện
tượng sau:
a) Khi bảo quản rau quả tươi, người ta chỉ để trong ngăn lạnh để chứ không để
trong ngăn đá.
b) Khi cơ thể đang ra mồ hôi, nếu có gió thổi sẽ có cảm giác mát hơn.
c) Trên bề mặt phía ngoài của cốc đựng nước đá thường có các giọt nước hình
thành.
d) Một số côn trùng (nhện nước, gọng vó ...) có khả năng chạy trên mặt nước mà
không bị chìm
16*Kể tên các đại phân tử sinh học?
17*Cácbohiđrát là gì? Gồm những loại nào?
- Là hợp chất hữu cơ có khối lượng lớn, được cấu tạo từ C, H, O theo công thức chung
(CH2O)n.
- Gồm: Đường đơn, đường đôi và đường đa ( oligo và poli)
18*Cho biết đại diện, tính chất và vai trò của đường đơn?
- Khái niệm: đường có 3 - 7C trong phân tử.
- Đại diện:
+ Đường hêxô (6C): glucôzơ (nho), fructôzơ (đường quả), galactôzơ (đường sữa) - đều có
công thức phân tử C6H12O6 nhưng cấu tạo khác nhau -> đặc tính khác nhau.
+ Đường pentô (5C): ribôzơ C5H10O5, đêôxiribôzơ C5H10O4.
- Tính chất:
+ Tính tan.
+ Tính khử mạnh - do có nhóm chức CHO.
- Vai trò:
+ Nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào (Glicozo, fructozo được dùng làm nguồn nguyên liệu
chủ yếu cho hô hấp tế bào)
+ Nguyên liệu cho các phản ứng tổng hợp các hợp chất hữu cơ (ATP, tinh bột...).
+ Góp phần tạo áp suất thẩm thấu cho tế bào.
19*Vì sao đường đơn có tính khử mạnh? Các đường đơn khác nhau ở điểm nào?
- Do có nhóm chức - CHO.
- Các đường đơn khác nhau về
+ Số lượng C.
+ Một số đường có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về cấu tạo không gian của
phân tử (Sự phân bố các nhóm – OH, kiểu vòng 5 canh hoặc 6 cạnh).
+ Số lượng O (Đường deoxi ribozo và đường ribozo)
20*Đường đôi là gì ? Hoàn thiện các phương trình sau
- Đường đôi: được tạo thành do sự kết hợp giữa 2 phân tử đường đơn nhờ liên kết glicôzit.
(Liên kết anpha 1 – 4 glicozit)
- Ví dụ:
Tạo liên kết glicôzit
Glucôzơ + Fructôzơ Saccarôzơ + H2O

(đường đơn) Thuỷ phân (enzim hoặc To) (đường đôi)


Thầy Đào Anh Phúc 3 Sinh học 10: Thành Phần Hóa Học Tế Bào
Cộng đồng giáo viên Sinh học Giaoviensinhhoc.vn
(Phân huỷ liên kết glicôzit)

- Gluczơ + Fructozo --------> Xaccarozo


- Glucozo + Glucozo--------------> Mantozo
- Glucozo + Galactozơ---------------->Lactozo

21* So sánh đường đơn với đường đôi?


- Giống nhau:
+ Đều là cacbonhidrat. Có cấu tạo chung (CH2O)n
+ Tan mạnh trong nước.
+ Góp phần làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào.
+ Nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào.
- Khác nhau:
Đường đơn Đường đôi
Số lượng C Một phân tử đường đơn 2 phân tử đường đơn liên
từ 3 – 7 C kết với nhau bằng liên
kết glicozit
Tính khử Có tính khử Không có tính khử
Sử dụng trong hô Được sử dụng trực tiếp Phải phân giải thành
hấp trong quá trình hô hấp đường đơn
Nguyên liệu để Được sử dụng để tổng Phải phân giải thành
tổng hợp các chất hợp một số thành phần đường đơn
của tế bào
Loại đường được Glucozo là loại đường Saccarozo là đường được
vận chuyển trong được vận chuyển chủ yếu vận chuyển trong cơ thể
cơ thể ở động vật. thực vật
22*Cấu tạo, đại diện, tính chất, vai trò của đường đa? So sánh các loại đường đa?
- Đường đa: được tạo thành do nhiều phân tử đường đơn (glucozo) bằng phản ứng trùng
ngưng, nhờ các liên kết glicôzit
- Các đại diện: tinh bột, glicôgen, xenlulôzơ.
- Vai trò:
+ Hình thành cấu trúc thành tế bào (thực vật, tảo..)
+ Dự trữ năng lượng cho tế bào.
23* So sánh các loại đường đa:
- Giống:
+ Đều được cấu tạo từ đơn phân là glucozo.
+ Đều hình thành liên kết glicozit giữa các đơn phân.
+ Đều có khối lượng phân tử lớn.
- Khác
Tinh bột Glicogen Xenlulozo
Dạng mạch Phân nhánh Phân nhiều nhánh Không phân
nhánh
Loại liên kết 1 – 4 anpha glicozit 1 – 4 anpha glicozit 1 – 4 beta
glicozit glicozit
Các liên kết Liên kết 1 – 6 để Liên kết 1 – 6 để Không có
khác hình thành mạch hình thành mạch
nhánh nhánh
Chức năng Dự trữ năng lượng Dự trữ năng lượng Thành phần chính
của thành tế bào
thực vật, tảo.
Thầy Đào Anh Phúc 4 Sinh học 10: Thành Phần Hóa Học Tế Bào
Cộng đồng giáo viên Sinh học Giaoviensinhhoc.vn
Được thấy nhiểu Thực vật, tảo Động vật, nấm Thực vật, tảo

24* Tại sao thành xenlulozo có cấu trúc dai và chắc ?
Thành xenlulozo có cấu trúc dai và chắc do :
- xenlulozo là chất trùng hợp gồm nhiều đơn phân là glucose, các đơn phân này nối với
nhau bằng liên kết β 1-4 glicozit tạo nên sự đan xen 1 sấp – 1 ngửa.
- Các phân tử xenlulozo nằm như một cái băng duỗi thẳng, không phân nhánh
- Các liên kết hidro giữa các phân tử nằm song song và hình thành nên bó dài dưới
dạng vi sợi
- Các sợi này không hòa tan và sắp xếp dưới dạng các lớp xen phủ tạo nên cấu trúc dai
và chắc
25* Cơ thể người không tiêu hoá được xenluloz nhưng tại sao trong khẩu phần ăn
xenluloz lại là 1 thành phần quan trọng ?
- Xenllulozo tác động lên thành đường tiêu hoá, kích thích lớp lót tiết dịch nhày, giúp thức ăn
dẽ dàng đi qua đường tiêu hoá.
- Xenllulozo làm cho chất thải vón lại dạng viên (làm khuôn cho phân ở ruột già)nên dễ bài
thải ra ngoài.
26* So sánh tinh bột và xenlulozo?
- Giống:
+ Đều là đường đa.
+ Đơn phân là Glucozo.
+ Số lượng đơn phân lớn.
- Khác:
Tinh bột Xenlulozo
Cấu tạo mạch - Mạch thẳng, phân nhánh - Mạch thẳng
Liên kết giữa - Có liên kết α 1-4 glicozit ở - Liên kết β 1-4 glicozit
các đơn phân mạch thẳng và 1–6 glicozit
tạo mạch nhánh.

Chức năng - Chất dự trữ ở thực vật. - Là thành phần chính của
thành tế bào thực vật
(Ngoài ra là thành phần cấu
tạo thành tế bào của một số
loại nấm và là thành phần
chính của bao nhầy ở một số
vi khuẩn)
27*Chức năng của Cacbohiđrát?
- Nguyên liệu cung cấp năng lượng chủ yếu cho tế bào (Đường glucozo là nguyên liệu chủ yếu
cho hô hấp tế bào).
- Dự trữ năng lượng (Tinh bột ở thực vật. Glicogen ở động vật và nấm).
- Tham gia vào thành phần cấu trúc của tế bào (Pentozo tham gia cấu tạo của ADN, ARN.
Xenlulozo là tham gia vào cấu trúc của thành tế bào thực vật).
- Góp phần làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào (Đường đơn và đường đôi).
- Một số loại polisaccarit liên kết với protein, lipit trên màng tế bào tạo thành glicoprotein,
glicolipit có chức năng:
+ Dấu chuẩn đặc trưng cho từng tế bào.
+ Nhận diện tế bào lạ.
28* Tinh bột và Glicogen là các chất dự trữ chủ yếu trong tế bào thực vật và tế bào động
vật. Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo và tính chất giữa chúng?
Cách phân biệt chúng?
Thầy Đào Anh Phúc 5 Sinh học 10: Thành Phần Hóa Học Tế Bào
Cộng đồng giáo viên Sinh học Giaoviensinhhoc.vn
*Giống nhau.
- Đều là các đại phân tử, đa phân, đơn phân là Glucozơ, các đơn phân liên kết với nhau bởi
liên kết gluczit.
- Không có tính khử, không tan trong nước, khó khuếch tán.
- Chất dự trữ năng lượng.
*Khác nhau.
- Tinh bột là hỗn hợp chuỗi mạch thẳng amilozơ và amilopectin phân nhánh (24-30 đơn phân
thì có một nhánh).
- Glicogen mạch phân nhánh dày hơn (8-12 đơn phân thì phân nhánh).
*Nhận biết
Dùng dung dịch iot:
-Tinh bột : Tạo dung dịch xanh tím
-glicogen : Tạo dung dịch đỏ nâu
29* Tại sao tế bào thực vật sử dụng tinh bột và tế bào động vật sử dụng glicogen làm chất
dự trữ? Hai chất dự trữ này có ưu thế gì hơn so với chất dự trữ có bản chất là lipid?
- Đặc điểm quan trọng của các chất dự trữ trong cơ thể là tính chất không hòa tan trong nước,
đặc điểm này giúp các tế bào dự trữ không bị mất năng lượng để duy trì áp suất thẩm thấu.
- Tinh bột và Glicogen là các chất không tan trong nước, do đó không tạo ra thế nước làm
chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa tế bào dự trữ và dịch ngoài môi trường. Do đó tế bào không
mất năng lượng để duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu.
- Tinh bột và Glicogen là polime (monome là glucozo) nên dễ dàng cho việc dự trữ năng
lượng.
- Việc dự trữ Glicogen và tinh bột có ưu thế hơn dự trữ bằng lipid do :
+ Không mất nhiều không gian để dự trữ.
+ Không hòa tan vào các loại màng của các bào quan và màng tế bào.
+ Lượng Glucozo dư thừa có thể chuyển đổi đơn giản thành glicogen và tinh bột.
+ Phân giải tinh bột và glicogen ngay thành Glocozo cung cấp năng lượng cho tế bào khi
cần.(phân giải lipit chậm và phải trải qua nhiều giai đoạn)
30* Tại sao Tế bào thực vật không dự trữ glucôzơ mà thường dự trữ tinh bột?
- Tinh bột không tạo áp suất thẩm thấu, còn glucozơ tạo áp suất thẩm thấu.
- Tinh bột khó bị ôxi hóa, còn glucozơ dễ bị ôxi hóa (tính khử mạnh).
- Tinh bột không tan có thể tạo thành hạt tinh bột. Glucozo tan nên dễ bị trao đổi với bên
ngoài (nếu tế bào muốn giữ nhiều Glucozo trong tế bào thì phải cung cấp năng lượng-> Lãng
phí và không cần thiết).
31* Tại sao chất dự trữ (cacbonhidrat) ở thực vật và động vật khác nhau? Hãy giải thích
sự khác nhau đó.
- Chất dự trữ ở thực vật là tinh bột vì:
+ Tinh bột có dạng mạch thẳng ( amilo) và dạng mạch phân nhánh ( amilopectin), dạng phân
nhánh chiếm 80%, dạng này có liên kết yếu, dễ phân giải thành glucoz cung cấp cho hoạt động
sống.
+ Có thể làm chất dự trữ dài hạn, tích trữ trong tế bào hoặc các cơ quan chuyên trách ( củ,
quả..)
+ Thực vật sống cố định, năng lượng cung cấp chủ yếu là cho hoạt động trao đổi chất, cần ít
năng lượng hơn động vật do không di chuyển.
+ Tinh bột không có hiệu ứng thẩm thấu và khả năng khuếch tán.
- Chất dự trữ ở động vật là glicogen, vì:
+ Động vật thường xuyên hoạt động di chuyển nhiều nên cần nhiều năng lượng cho hoạt động
sống.
+ Glicogen là nguồn dự trữ ngắn hạn, tích trữ ở gan và cơ, dễ huy động, dễ phân giải tạo
năng lượng hơn tinh bột.
Thầy Đào Anh Phúc 6 Sinh học 10: Thành Phần Hóa Học Tế Bào
Cộng đồng giáo viên Sinh học Giaoviensinhhoc.vn
32* Tại sao động vật không dự trữ năng lượng dưới dạng tinh bột mà dự trữ dưới dạng
mỡ ?
Động vật không dự trữ năng lượng dưới dạng tinh bột mà dưới dạng mỡ vì:
- Năng lượng chứa trong mỡ nhiều hơn năng lượng chứa trong tinh bột (do nguyên tử C trong
axit béo ở trạng thái khử hơn so với tinh bột) do vậy quá trình oxi hóa nó sẽ cho nhiều năng
lượng (gấp đôi tinh bột)
- Lipit là phân tử không phân cực, kị nước, không tan trong nước (do có liên kết este hình
thành giữa nhóm –OH của glixeron và - COOH của axit béo -> khi vận chuyển không phải kéo
theo nước.
- Động vật hoạt động nhiều cần nhiều năng lượng -> Trong khi đó năng lượng chứa trong tinh
bột sẽ không đủ cung cấp cho hoạt động của động vật
( Một nguyên nhân khác liên quan đến hình thức dinh dưỡng :
- Động vật có hình thức dị dưỡng nên nguồn năng lượng có được phụ thuộc vào nguồn chất
hữu cơ từ sinh vật khác. Năng lượng cung cấp không sẵn có như thực vật (năng lượng ánh
sáng mặt trời). Vì vậy, việc dự trữ nhiều năng lượng là rất quan trọng đối với sự tồn tại.
- Cacbonhidrat dễ sử dụng nhưng lượng năng lượng tích lũy lại không cao. Do đó, động vật
dự trữ năng lượng dưới dạng lipit vì lipit mang lượng năng lượng lớn.
- Động vật dự trữ mỡ là dự trữ năng lượng dài hạn. )
33* Làm thế nào để phân biệt được đường glucozơ với đường đôi ? Nêu vai trò chủ yếu
của 2 loại đường này trong tế bào?
+ Đun dung dịch đường glucôzơ với vài giọt dung dịch phêlinh ta thấy tạo thành kết tủa màu
đỏ gạch.
Do glucôzơ có phản ứng với thuốc thử Phê linh tạo keo kết tủa màu đỏ gạch
Đường khử + 2CuO → Cu2O + 1/2 O2 + đường bị oxy hóa.
+ Đường khử đã khử Cu+2 thành Cu+1 , nhóm chức aldêhit của đường bị oxy hóa thành axit
hoặc muối tương ứng.
+ Đun dung dịch đường mía (saccarôzơ) với thuốc thử phê linh không thấy kết tủa màu gạch
vì đường đôi không có tính khử nên không có phản ứng với phê linh.
34* Tại sao cơm nếp hay xôi thường dính và dẻo hơn cơm tẻ?
- Gạo nếp và gạo tẻ đều chứa chủ yếu là tinh bột. Đại phân tử tinh bột được cấu tạo từ 2 cấu
tử amiloz và amilopectin, tỉ lệ amiloz và amilopectin quyết định độ dẻo của tinh bột khi bị đun
nóng, do:
+ Amiloz có cấu trúc dạng chuỗi không phân nhánh, xoắn theo kiểu lò xo nhờ các liên kết
hidro. Khi đun nóng, liên kết hidro bị cắt đứt, chuỗi amiloz chỉ duỗi thẳng nên ít làm thay đổi
đổi độ dính của dung dịch.
+ Amilopectin có cấu trúc phân nhánh nhiều, dung dịch có độ nhớt cao. Khi bị đun nóng, cấu
trúc của amilopectin bị biến đổi sâu sắc và không thuận nghịch gây ra trạng thái hồ hóa tinh
bột.
- Trong gạo nếp chứa lượng amilopectin rất cao so với gạo tẻ nên khi nấu lên, cơm nếp (hoặc
xôi) thường dính và dẻo hơn cơm tẻ rất nhiều.
35* Lipit ( chất béo ) là gì? Phân loại Lipit?
Là HCHC được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố C, H, O.
Tính chất: không tan trong nước (là chất kị nước), chỉ tan trong dung môi hữu cơ (ête,
benzen, clorofoooc).
Gồm 2 loại: Lipit đơn giản (Mỡ, dầu, sáp). Lipit phức tạp (Photpholipit và các steroit)
36* Thành phần hóa học, cấu tạo của Lipit đơn giản?

Thầy Đào Anh Phúc 7 Sinh học 10: Thành Phần Hóa Học Tế Bào
Cộng đồng giáo viên Sinh học Giaoviensinhhoc.vn
Thành phần nguyên tố: C, H, O. Đặc biệt có lượng Oxi trong cấu tạo ít (đặc biệt trong mỡ,
đặc biệt là mỡ bò có công thức C57H110O6).
- Gồm:
+ Dầu, mỡ : Là hợp chất của glixêrôn và axit béo nhờ liên kết este.
+ Sáp: axit béo + 1 rượu mạch dài (thay cho glixêrôn).
- Trạng thái tồn tại ở nhiệt độ thường:
+ Dầu: lỏng vì chữa axit béo không no.
+ Mỡ: nửa lỏng nửa rắn vì chứa axit béo no.
+ Sáp: rắn.
- Tính kị nước của lipit do các liên kết không phân cực C-H trong axit béo.
37* Sáp là gì? Tại sao về mùa đông người ta dùng sáp để chống nẻ?
- Sáp là este giữa axit béo với 1 rượu mạch dài.
- Đặc điểm: Có tính kị nước.
- Do có tính kị nước nên khi bôi lên da sẽ hạn chế sự thoát hơi nước của da. Vì vậy chống
được nẻ.
38* Cấu tạo và tính chất của Lipit phức tạp?
39* Chức năng của Lipit?
40* Vì sao phôtpholipit có tính lưỡng cực?
- Phôtpholipit có cấu trúc gồm: 1 phân tử glixeron liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat
(nhóm này nối glixeron với 1 ancol phức).
- Đầu ancol phức ưa nước, đuôi axit béo kị nước. (2 cực – 1 cực ưa nước và 1 cực kỵ nước)
41* Sự khác biệt về cấu trúc của chất béo (triglyceride) với cấu trúc của phospholipit ?
- Glycerol của mỡ gắn kết với ba acit béo, trong khi glycerol của phospholipit gắn với hai acit
béo và một nhóm phosphat.
- phospholipit phân cực còn chất béo thì không.
42* Tại sao colesteron rất cần cho cơ thể nhưng cũng rất nguy hiểm cho cơ thể.
- Coleseron rất cần cho cơ thể vì :Là thành phần cấu tạo màng, là nguyên liệu để chuyển hóa
thành các hoocmon sinh dục quan trọng testostero, ostrogen..
- Nguy hiểm vì : khi quá thừa sẽ tích lũy trong các thành mạch máu gây xơ vữa động mạch có
thể dẫn đến đột quỵ.
43* So sánh Lipit và Sacarit?
- Giống nhau
+ Cấu tạo chính từ C, H, O.
+ Cung cấp năng lượng cho tế bào.
+ Tham gia vào thành phần cấu tạo của tế bào
- Khác nhau:
Đặc điểm Cacbohiđrrat Lipit
1. Tỉ lệ nguyên (CH2O)n Chứa lượng Oxi thấp
tố
2. Tính chất: - Tan nhiều trong nước, dễ phân huỷ hơn. - Kị nước, tan trong dung môi hữu
cơ, khó phân huỷ hơn.
3. Vai trò: - Đường đơn: cung cấp năng lượng, cấu tạo - Cấu trúc màng sinh chất.
đường đôi, đa. - Thành phần hoocmôn, vitamin.
- Đường đa: dự trữ năng lượng, cấu trúc - Dự trữ năng lượng,...
thành tế bào, vận chuyển các chất qua màng.
Tín hiệu nhận diện tế bào và môi trường.
44* Lipit và cacbohiđrat đều có thành phần hoá học là C, H, O. Để phân biệt 2 loại hợp
chất trên người ta căn cứ vào đâu?
- TPHH: cacbohiđrat có tỉ lệ H:O = 2:1, lipit có tỉ lệ O2 thấp.
- Tính chất: cacbohiđrat không kị nước, lipit kị nước.
Thầy Đào Anh Phúc 8 Sinh học 10: Thành Phần Hóa Học Tế Bào
Cộng đồng giáo viên Sinh học Giaoviensinhhoc.vn
45* Vì sao xà phòng lại tẩy được các vết dầu mỡ?
- Xà phòng là muối của K hoặc Na với axit béo bậc cao.Trong phân tử xà phòng có chứa
đồng thời các nhóm ưa nước ( Nhóm photphat nối với Glixeron) nhóm kị nước( Axit béo ) .
- Khi cho xà phòng vào dầu mỡ sẽ làm cho dầu mỡ tạo thành nhũ tương mỡ không bền. Các
phân tử xà phòng phân cực được hấp thụ trên bề mặt các giọt mỡ, tạo thành 1 lớp mỏng trên
giọt mỡ, nhóm ưa nước của xà phòng quay ra ngoài tiếp xúc với nước do dó các giọt mỡ không
kết tụ được với nhau và bị tẩy sạch
47* Trong điều kiện nào của cơ thể thì cơ thể chúng ta tổng hợp được các phân tử chất
béo?
- Khi chúng ta tiêu thụ nhiều thức ăn hơn cho các quá trình chuyển hoá vật chất, cơ thể chúng
ta tổng hợp chất béo như một cách dự trữ năng lượng cho sử dụng về sau.
48* Nêu những điểm giống nhau giữa dầu và mỡ. Tại sao các thức ăn nướng là một trong
những nguyên nhân gây bệnh xơ vữa động mạch?
- Những điểm giống nhau giữa dầu và mỡ:
+ Cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O.
+ Gồm có glixerol liên kết với axit béo.
+ Là các lipit đơn giản không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ.
+ Là nguồn năng lượng dự trữ cho tế bào và cơ thể
- Giải thích:
+ Các thức ăn nướng chứa nhiều các chất béo không no với các liên kết đôi Trans.
+ Ở các mạch máu bị tổn thương hoặc viêm, các chất béo không no với các liên kết đôi
Trans dễ bị lắng đọng thành mảng tạo những chỗ lồi cản trở dòng máu, giảm tính đàn hồi của
thành mạch.
49* Tại sao ăn nhiều mỡ ĐV lại dễ bị sơ vữa động mạch? Tại sao phải sử dụng Lipit hợp
lí?
50* Protêin là gì? Công thức tổng quát các axitamin? Phân biệt thuật ngữ: Axit amin,
polipeptit, protein?
51* Kể tên các loại liên kết hóa học tham gia duy trì cấu trúc của Protêin?
– Liên kết peptit hình thành giữa 2 axit amin. Các axit amin nối với nhau bởi liên kết peptit
hình thành nên chuỗi pôlipeptit tạo nên cấu trúc bậc 1 của prôtêin.
– Liên kết hiđrô. Cấu trúc bậc 2 của prôtêin được giữ vững nhờ liên kết hiđrô giữa các axit
amin ở gần nhau.
– Liên kết kỵ nước. Khi các gốc kỵ nước (ví dụ gốc -CH3 của các axit amin) ở gần nhau, giữa
chúng hình thành lực hút, đó là lực hút kỵ nước tạo nên liên kết kỵ nước.
– Liên kết đisunphua (-S-S-), góp phần hình thành cấu trúc bậc 3 và bậc 4 của prôtêin.
- Tương tác tĩnh điện giữa những gốc phân cực (ưa nước) của axit amin với với phân tử nước
trong dung dịch.
52* Hãy phân biệt các bậc cấu trúc của protein? Bậc cấu trúc nào quan trọng nhất? Vì
sao?
- Cấu trúc bậc 1: Mạch polipeptit dài có tính đặc thù do các axit amin được sắp xếp theo
một trật tự nhất định. Đây là yếu tố tạo nên tính đặc trưng của mỗi loại protein.
- Cấu trúc bậc 2: Cấu hình của mạch polipeptit trong không gian được bền vững nhờ các
liên kết hidro giữa các nhóm peptit ở gần nhau. Có dạng xoắn  hoặc gấp nếp  .
- Cấu trúc bậc 3: Hình dạng của protein trong không gian 3 chiều do xoắn bậc 2 cuộn xếp
theo kiểu đặc trưng tạo thành dạng viên.
- Cấu trúc bậc 4: Do 2 hoặc nhiều phân tử protein bậc 3 kết hợp với nhau tạo thành dạng
khối cầu.
- Bậc cấu trúc quan trọng nhất là bậc 1 vì: Mạch polipeptit làm cấu trúc cơ sở để tạo thành
các phân tử protein bậc cao hơn nhờ các mối liên kết hóa học khác nhau.
Thầy Đào Anh Phúc 9 Sinh học 10: Thành Phần Hóa Học Tế Bào
Cộng đồng giáo viên Sinh học Giaoviensinhhoc.vn
53* Yếu tố nào quy định tính đa dạng và đặc thù của protein?
- Prôtêin có tính đa dạng và đặc thù do: Với 20 loại aa được kết hợp tuỳ số lượng, thành phần,
trật tự sắp xếp của nó trong chuỗi polipeptit. Kết hợp 4 loại cấu trúc không gian.
54* Biến tính Pr? Cấu trúc bậc mấy cuả Pr là quan trọng nhất? Vì sao?
- Dưới tác dụng của các tác nhân vật lý như tia cực tím, sóng siêu âm, khuấy cơ học... hay tác
nhân hóa học như axit, kiềm mạnh, muối kim loại nặng,... các cấu trúc bậc hai, ba và bậc bốn
của protein bị biến đổi nhưng không phá vỡ cấu trúc bậc một của nó, kèm theo đó là sự thay
đổi các tính chất của protein so với ban đầu.
- Biến tính là biến đổi cấu trúc protein dẫn đến làm biến đổi chức năng của nó.
- Cấu trúc bậc một của protein có vai trò quan trọng nhất: vì trình tự các axit amin trên chuỗi
polypeptit sẽ thể hiện tương tác giữa các phần trong chuỗi polypeptit, từ đó tạo nên cấu trúc
không gian của protein và do đó quyết định tính chất cũng như vai trò của protein. Sự sai lệch
trong trình tự sắp xếp của các axit amin có thể dẫn đến sự biến đổi cấu trúc và tính chất của
protein.
55* Nêu các chức năng của Pr?
Loại Chức năng Ví dụ
prôtêin
Pr cấu trúc: Cấu trúc - Kêratin (lông, tóc, móng), côlagen (mô liên kết, tơ
Pr enzim: Xúc tác phản nhện)
Pr hoocmôn ứng - Lipaza, prôtêaza, amilaza,...
Pr dự trữ: chuyển hoá - Insulin điều chỉnh hàm lượng glucôzơ trong máu.
Pr vận Dự trữ axit - Albumin, prôtêin sữa, prôtêin trong hạt cây,...dự
chuyển amin trữ aa, phân giải aa tạo năng lượng
Pr thụ thể: Vận chuyển Hêmôglôbin vận chuyển O2, CO2; các prôtêin màng.
Pr vận động Nhận thông Các prôtêin thụ thể trên màng sinh chất.
Pr bảo vệ: tin Actin, miozin trong cơ, pr cấu tạo nên đuôi tinh
Co cơ, vận trùng.
động - Kháng thể, inteferôn chống lại sự xâm nhập của
Chống bệnh virus, vi khuẩn.
tật
56* Tại sao prôtêin có thể tham gia vào hầu hết các chức năng trong tế bào?
- Prôtêin có thể tham gia vào hầu hết các chức năng khác nhau trong tế bào là do prôtêin có
tính đa dạng cao về cấu trúc.
- Tính đa dạng về cấu trúc phân tử của prôtêin có được là do nó được cấu tạo từ 20 loại đơn
phân khác nhau và có cấu trúc nhiều bậc.
- Sự đa dạng về cấu trúc của prôtêin dẫn đến sự đa dạng về đặc tính lí hóa.
- Sự đa dạng về đặc tính lí hóa giúp cho prôtêin có thể tham gia vào rất nhiều chức năng khác
nhau trong tế bào.
57* Ở điều kiện nhiệt độ thường và khi nhiệt độ tăng quá cao thì cấu trúc không gian của
phân tử protein bị biến đổi như thế nào ?
– Khi điều kiện nhiệt độ bình thường protein có cấu trúc: Các đuôi kị nước quay vào trong và
các đầu ưa nước quay ra ngoài. Do đó ở dạng cấu trúc này thì protein có khả năng hòa tan
trong dung dịch.
- Khi nhiệt độ tăng cao phá vỡ các liên kết làm cấu trúc không gian của protein bị thay đổi.
Các đầu ưa nước quay vào trong và các đuôi kị nước quay ra ngoài. Các đuôi kị nước có xu
hướng liên kết với nhau vì vậy gây nên sự kết đặc (biến tính của protein).
58* Vì sao khi ta nấu canh cua (cua giã nhỏ và được lọc lấy nước để nấu canh) thì có hiện
tượng đóng lại từng mảng nổi lên mặt nước nồi canh?
- Hiện tượng đóng thành từng mảng là do protein bị vón cục lại.

Thầy Đào Anh Phúc 10 Sinh học 10: Thành Phần Hóa Học Tế Bào
Cộng đồng giáo viên Sinh học Giaoviensinhhoc.vn
- Trong môi trường nước của tế bào, protein thường giấu kín phần kị nước ở bên trong và lộ
phần ưa nước ở bên ngoài.
- Khi có nhiệt độ cao, các phân tử chuyển động hỗn loạn làm cho các phần kị nước ở bên
trong bộc lộ ra ngoài nhưng do bản chất kị nước nên các phần kị nước của phân tử này ngay
lập tức lại liên kết với phần kị nước của phân tử khác làm cho các phân tử nọ dính với phân tử
kia.
59*Thế nào là axit amin thay thế? Axit amin không thay thế? Nguồn axit amin không
thay thế trong cơ thể người lấy từ đâu?
+ Axit amin thay thế là axit amin mà cơ thể có thể tự tổng hợp được trong quá trình chuyển
hoá các chất của tế bào.
+ Axit amin không thay thế là axit amin mà cơ thể không thể tự tổng hợp được trong quá trình
chuyển hoá các chất của tế bào.
+ Nguồn axit amin không thay thế ở người được lấy từ thức ăn chứa các axit amin đó. Có 8
loại axit amin không thay thế. Ví dụ: ngô cung cấp triptophan, metionin. Đậu cung cấp valin,
treonin.
+ Mỗi loại thực phẩm chứa những loại aa với tỉ lệ và thành phần nhất định. Vì vậy, để cung
cấp đủ aa cho cơ thể thì cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.
60* Tại sao ta lại phải ăn nhiều loại thức ăn khác nhau?
- Người là sinh vật dị dưỡng, phải lấy nguồn chất hữu cơ và năng lượng có trong thức ăn.
- Nhu cầu của cơ thể cần nhiều loại chất khác nhau (protein, lipit, đường.. nguyên tố khoáng).
Trong đó có một số chất con người có thể tự tổng hợp được từ nguồn nguyên liệu trong thức
ăn. Có một số chất con người không thể tự tổng hợp được như: Các aa không thay thế, các
khoáng chất, các loại vitamin…
- Trong khi đó, mỗi loại lương thực thực phẩm chỉ chứa một số loại thành phần nhất định. Như
gạo chứa nhiều tinh bột, cà chua chứa nhiều tinh bột và vitamin A nhưng lại nghèo protein.
Rau xanh nhiểu vitamin, nhiều chất sơ nhưng lại mang ít năng lượng….. Vì vậy cần phải ăn
nhiều loại thức ăn khác nhau để cân bằng đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
61* Trình bày vai trò của liên kết hidro trong cấu trúc của các phân tử: xenluloz và
protein.
Vai trò của liên kết hidro trong các cấu trúc:
- Xenluloz: các liên kết hidro giữa các chuỗi xenluloz cạnh nhau tạo thành các bó dài dạng
vi sợi, giúp cho cấu trúc xenluloz dai và chắc.
- Protein: Các chuỗi polipeptit bậc 1 hình thành liên kết hidro giữa nhóm C-O và N-H ở
các vòng xoắn gần nhau tạo thành cấu trúc bậc 2 của protein (xoắn anpha hoặc gấp beta).
62* Nêu chức năng của prôtêin xuyên màng, prôtêin bám màng, colesteron, prôtêin
tubulin.
63* AxitNucleic gồm những loại nào? Cấu tạo của đơn phân?
64* Trong phân tử ADN có những loại liên kết nào? Vai trò của các liên kết đó?
65* Trình bày cấu trúc của ADN theo mô hình Oatsown và Crick?
66* Tính đa dạng và đặc thù của ADN được quy định bởi những yếu tố nào? Yếu tố nào
quan trọng nhất?
67* Nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào trong cấu trúc di
truyền?
68* Chức năng của ADN? Tại sao trâu và bò cùng ăn cỏ nhưng Pr của trâu lại khác Pr
của bò?
69* Trình bày câú trúc và chức năng của 3 loại ARN? Vẽ cấu trúc ARN vận chuyển?
70* So sánh ADN và ARN về cấu trúc và chức năng?
71* Trình bày điểm Khác nhau giữa ADN với ARN?
Điểm so sánh ADN ARN
Số mạch, khối Mạch kép Mạch đơn
Thầy Đào Anh Phúc 11 Sinh học 10: Thành Phần Hóa Học Tế Bào
Cộng đồng giáo viên Sinh học Giaoviensinhhoc.vn
lượng phân tử M lớn M nhỏ
Thành phần -Đường - Đường Ribôzơ( C5H10O5 )
của 1 đơn phân đêôxiribôzơ(C5H10O4) - Bazơ nitơ: A, U, G, X
- Bazơ nitơ: A, T, G, X
Liên kết H - Có. - Chỉ có tARN, rARN có liên kết H.
- Hai mạch của ADN liên - Diễn ra giữa các Nu trên 1 mạch.
kết với nhau theo NTBS
bằng liên kết H
Chức năng - Lưu giữ, bảo quản, * Được tổng hợp ra từ khuôn ADN và là bộ máy tổng
truyền đạt thông tin di hợp protein
truyền. - mARN: truyền đạt thông tin di truyền từ ADN → ARN
+ ADN tự nhân đôi tạo → Prôtêin.
ra 2 ADN con giống nhau - tARN: vận chuyển các axitamin đặc hiệu → tổng hợp
và giống hệt nó đảm bảo Prôtêin.
truyền đạt ổn định thông - rARN: cấu trúc Ribôxôm → tổng hợp Prôtêin.
tin di truyền cho tế bào
con.
+ ADN phiên mã tạo ra
ARN để tổng hợp protein
(biểu hiện thông tin di
truyền trên ADN)
- Có khả năng đột biến để
tích lũy thông tin di
truyền. Làm nguồn
nguyên liệu cho quá trình
tiến hóa.
72* Cho 5 đoạn ADN có chiều dài bằng nhau thuộc 5 tế bào khác nhau.
ADN I: Có A = 2.107; G = 3.107
ADN II: Có A = 3.107; G = 2.107
ADN III: Có A = 10%; G = 40%
ADN IV: Có A = G
ADN V: Gồm toàn bộ A và I
Đoạn ADN nào có nhiệt nóng chảy cao hơn? Hãy giải thích?
* Vì các đoạn ADN có chiều dài bằng nhau nên phân tử nào có nhiều liên kết hidro hơn thì
càng bền vững với nhiệt độ
Tổng số nucleotit của các đoạn ADN như nhau  phân tử ADN có tỉ lệ G-X càng cao thì số
liên kết hidro càng lớn  nhiệt nóng chảy càng cao.
* Tỉ lệ G  X của các ADN là:
ADN I: G = 30% = X
ADN II: G = 20% = X
ADN III: G = 40% = X
ADN IV: G = 25% = X
ADN V: G = X = 0%
Vậy sự sắp xếp ADN theo thứ tự nhiệt nóng chảy nhỏ dần: III → I → IV → II → V.

Thầy Đào Anh Phúc 12 Sinh học 10: Thành Phần Hóa Học Tế Bào
Cộng đồng giáo viên Sinh học Giaoviensinhhoc.vn
73* Trong tế bào loại ARN nào kém bền vững nhất? Giải thích? Loại ARN nào chiếm tỉ
lệ nhiều nhất?
* Nêu những điểm khác biệt cơ bản về cấu trúc giữa prôtêin và ADN trong tế bào sinh
vật.
Prôtêin ADN
Thành phần
C, H, O, N, S C, H, O, N, P
hóa học
Đơn phân 20 loại axit amin 4 loại nucleotit
- Mỗi phân tử gồm 1 hoặc nhiều chuỗi - Mỗi phân tử gồm hai chuỗi
polipeptit liên kết với nhau, tạo nên hình polinucleotit song song ngược
dạng không gian ba chiều đặc trưng (hình chiều, liên kết với nhau bằng các
Cấu trúc
cầu hoặc hình sợi) liên kết H tạo nên cấu trúc xoắn đều
không gian
- Cấu trúc không gian dễ bị thay đổi dưới đặn.
tác động của các nhân tố môi trường. - Cấu trúc không gian tương đối ổn
định, phân tử có độ bền tương đối.
74* Trong tế bào có các phân tử sinh học: Lipit, ADN và prôtêin. Cho biết những phân
tử nào có liên kết hiđrô? Vai trò của liên kết hiđrô trong các phân tử đó?
* Những phân tử có liên kết hiđrô: ADN và prôtêin.
* Vai trò của liên kết hiđrô trong cấu trúc các phân tử:
- ADN: Các nuclêôtit giữa hai mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung tạo cấu
trúc không gian (mạch kép) của ADN
- Protein: Tham gia cấu trúc không gian của prôtêin. (Liên kết H giữa các aa với nhau và liên
kết H giữa Protein và nước trong dung dịch)
75* Cho ba loại acid nucleic sau: (A) là một loại acid nucleic 100% các nucleotit có liên
kết hiđro, thường được chứa trong cấu trúc của một số bào quan hoặc tế bào một số loài
vi khuẩn, B là một loại acid nucleic được sinh ra trong nhân được xem là bền nhất trong
tất cả các loại acid nucleic, (C) là một loại acid nucleic đóng vai trò như một enzim tham
gia xúc tác quá trình cắt bỏ intron, kết nối exon lại với nhau. Cho biết (A), (B), (C) là gì?
trình bày điểm khác nhau cơ bản của các acid nucleic đó.
. Xác đinh A, B, C: ( A): ADN dạng vòng; (B): ADN dạng thẳng; (C): rARN.
- Điểm khác nhau cơ bản:
+ (A): ADN dạng vòng gồm 2 mạch polinucleotid, không liên kết với protein Híston, có các
loại nucleotid là A, T, G, X.
+ (B): ADN dạng thẳng gồm 2 mạch polinucleotid, liên kết với protein histon, có các loại
nucleotid là A, T, G, X.
+ ( C): ARN gồm một mạch polinucleotid, có các loại nucleotid là A, U, G, X. 30% số đơn
phân không có liên kết hiđro theo nguyên tắc bổ xung.
76* Tinh bột, xenlulozơ, photpholipit và prôtêin là các đại phân tử sinh học.
a) Chất nào trong các chất kể trên không phải là polime?
b) Chất nào không tìm thấy trong lục lạp?
c) Nêu công thức cấu tạo, tính chất và vai trò của xenlulôzơ.
a. Chất trong các chất kể trên không phải là đa phân là photpholipit vì nó không được cấu tạo
từ các đơn phân (monome).
b. Chất không tìm thấy trong lục lạp là xenlulozơ
c. Công thức cấu tạo của xenlulozơ: (C6H10O5)n

Thầy Đào Anh Phúc 13 Sinh học 10: Thành Phần Hóa Học Tế Bào
Cộng đồng giáo viên Sinh học Giaoviensinhhoc.vn
- Tính chất: Được cấu tạo từ hàng nghìn gốc β-D- Glucozơ liên kết với nhau bằng liên
kết 1,4- β Glicozit, tạo nên câu trúc mạch thẳng, rất bền vững, khó bị thuỷ phân.
- Vai trò:
+ Xenlulzơ tạo nên thành tế bào thực vật.
+ Động vật nhai lại: Xenlulozơ là nguồn năng lượng cho cơ thể.
+ Người và động vật không tổng hợp được enzim xenlulaza nên không thể tiêu hoá được
xenlulozơ nhưng xenlulozơ có tác dụng điều hoà hệ thống tiêu hoá, làm giảm hàm lượng
mỡ, Colesteron trong máu, tăng cường đào thải chất bã khỏi cơ thể.
+ Một số vi khuẩn tiết ra vỏ nhày có xenllulozo để dự trữ năng lượng ở phía ngoài tế bào.
+ Một số loại vi khuẩn có khả năng phân giải xenllulozo nhờ có enzim xenllulaza.
77* Có các loại đại phân tử sau: tinh bột, xenlulozơ, protein, phôtpholipit, ADN và ARN.
Hãy cho biết: a) Loại chất nào không có cấu trúc đa phân ?
b) Loại chất nào có cấu trúc đa phân? Đơn phân của mỗi loại chất đa phân đó là
gì?
a) Loại chất không có cấu trúc đa phân: phôtpholipit
b) - Loại chất có cấu trúc đa phân: Tinh bột, xenlulozơ, protein, ADN.
- Đơn phân của mỗi loại chất đa phân đó:
+ Tinh bột và xenlulozơ là: glucozơ
+ Protein là: axit amin
+ ADN là: nucleotit.
78* Cho các hợp chất sau: axit deoxiriboucleic, kiten, tinh bột, sáp, glicogen, colestron,
albumin, photphohpit.
a. Trong những hợp chất trên, những hợp chất nào cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?
b. Hãy nêu tên đơn vị cấu tạo của những hợp chất đa phân đó?
a. Các hợp chất cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
- albumin, tinh bột, glicogen, kitin,axit deoxihibonucleic
b. Các đơn phân
Hợp chất Đơn phân
Albumin Axit amin
Tinh bột Glucozơ
Glicogen Glucozơ
Kitin N- axetyl  Dglucozamin
Axit deoxiribonucleic Nucleotit

79* Các chất hữu cơ: Protein, Tinh bột, ADN, Glicogen. Những chất nào có tính chất đa
dạng đặc thù? Vì sao?
- Những chất hữu cơ có tính đa dạng, đặc thù: Protein, ADN-
* Giải thích:
- Tính đa dạng, đặc thù là: Chất hữu cơ có cấu trúc, chức năng đặc trưng.
- Tính chất này do:
+ Nguyên tắc đa phân
+ Gồm nhiều loại đơn phân
- Protein:
+ Một phân tử gồm nhiều đơn phân - axít amin
+ Được cấu tạo từ 20 loại axít amin
- ADN:
+ Một phân tử gồm nhiều đơn phân- Nucleotít
+ Được cấu tạo từ 4 loại nucleotít
Thầy Đào Anh Phúc 14 Sinh học 10: Thành Phần Hóa Học Tế Bào
Cộng đồng giáo viên Sinh học Giaoviensinhhoc.vn
80* Trong các chất sau đây: Pepsin, ADN và đường glucose. Nếu tăng dần nhiệt độ lên
thì mức độ biến đổi cấu trúc của chất nào là sâu sắc nhất? Giải thích.
- Chất biến đổi cấu trúc sâu sắc nhất là Pepsin: vì pepsin là enzim có bản chất là prôtêin. Cấu
trúc không gian của protein được hình thành bởi các liên kết cộng hóa trị và liên kết yếu. Khi
đun nóng dễ phá vỡ các liên kết yếu (liên kết hidro). Mặt khác pepsin cấu tạo gồm nhiều các
aa khác nhau nên tính đồng nhất không cao (có nhiều loại aa có đặc tính khác nhau)
- ADN khi bị đun nóng cũng bị biến tính do phã vỡ các liên kết hidro trên hai mạch đơn của
ADN. Tính đồng nhất cao nên khi nhiệt độ hạ xuống các liên kết hidro lại được hình thành.
ADN sẽ phục hồi được cấu trúc ban đầu.
- Glucose là một phân tử đường đơn, có nhiều liên kết cộng hoá trị bền vững, không bị đứt gãy
tự phát trong điều kiện sinh lí tế bào. Bền vững với tác dụng đun nóng của dung dịch.

Thầy Đào Anh Phúc 15 Sinh học 10: Thành Phần Hóa Học Tế Bào

You might also like