You are on page 1of 99

FULL CÁC CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI HSG 8.9.10.11.

12
CÁC CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI HSG
NGÂN HÀNG ĐỀ HSG CẤP TỈNH, QUỐC GIA, QUỐC TẾ CÓ ĐÁP ÁN
CHI TIẾT
NGÂN HÀNG ĐỀ HSG CÓ CẢ: TỰ LUẬN, TRẮC NGHIỆM, KẾT HỢP CẢ
TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM
THẦY CÔ GIÁO ĐỒNG NGHIỆP CẦN NHẮN TIN THẦY TRUNG CHIA SẺ
HỖ TRỢ TỐI ĐA
ZALO: 0979556922

Câu 1: Những phát biểu sau là đúng hay sai và hãy giải thích?

a) Bộ máy Gôngi có chức năng tiêu hóa nội bào và tham gia phân hủy các tế bào già, các tế
bào bị tổn thương.
b) O2 và CO2 được vận chuyển qua màng tế bào qua các kênh prôtêin xuyên màng và cần tiêu
tốn năng lượng.
c) Trong pha sáng của quang hợp đã tạo ra các sản phẩm: ATP, NADP và O 2. Các sản phẩm
này đều được sử dụng trong pha tối để tổng họp chất hữu cơ.
d) Ađênôzin triphôtphat (ATP) là hợp chất cao năng duy nhất cung cấp năng lượng trong tế
bào.
e) Hóa tổng hợp là khả năng ôxi hóa một số chất hữu cơ để lấy năng lượng sử dụng cho việc
tổng hợp cacbohiđrat.
g) Ở vi sinh vật, dựa vào nguồn cung cấp CO2 người ta phân biệt có 4 kiểu dinh dưỡng.
h) Vi khuẩn E.coli có thời gian thế hệ (g) là 20 phút ở nhiệt độ 40°C. No = 106 thì sau 3 giờ số
lượng tế bào là: 9x106.
i) Một loài có bộ NST 2n =14. Khi quan sát tế bào của loài này đang phân bào dưới kính hiển
vi, một học sinh đếm được 7 nhiễm sắc thể kép đang tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi
phân bào. Bạn cho rằng tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân. Biết rằng không có đột biến xảy
ra.
Hướng dẫn
Những phát biểu sau ỉà đủng hay sai và hãy giải thích?
a. Sai. Vì bộ máy Gôngi có chức năng thu gom, biến đổi, bao gói và phân phối các sản phẩm.
b. Sai. Vì O2 và CO2 được vận chuyển qua màng té bào bằng hình thức vận chuyển thụ động, không
tiêu tốn năng lượng.
c. Sai. Vì trong pha sáng của quang hợp đã tạo ra các sản phẩm: ATP, NADPH và O2. Và chỉ có ATP,
NADPH được sử dụng trong pha tối để tổng hợp chất hữu cơ.
d. Sai. Vì trong tế bào, hợp chất cao năng cung cấp năng lượng ngoài ATP còn có GTP, TTP,
e. Sai. Vì hóa tổng hợp là khả năng oxi hóa các chất của môi trường để tạo ra năng lượng và một phần
năng lượng tạo ra được vi khuẩn sử dụng cho việc tổng hợp cacbohiđrat.
f. Sai. Vì ở vi sinh vật, dựa vào nguồn cung cấp năng lượng và nguồn cung cấp các bon chủ yếu người
phân biệt 4 kiểu dinh dưỡng.
g. Sai.Số lượng tế bào được tạo thành là: 29x106.
h. Sai. Vì tế bào đang ở kì giữa của giảm phân II.

Câu 2:
Cho sơ đồ chuyển hoá sau:

NH3
chất hữu cơ
Q ( hoá năng) + CO2
a. Cho biết tên VSV tham gia sơ đồ chuyển hoá trên.
b. Hình thức dinh dưỡng và kiểu hô hấp của VSV này? Giải thích?
c. Viết phương trình phản ứng chuyển hoá trong sơ đồ trên.
ĐA:
a. Tên VSV tham gia sơ đồ chuyển hoá trên: Nitrosomonas, Nitrobacter.
b. Hình thức dinh dưỡng và hô hấp:
- Hoá tự dưỡng vì nhóm VSV này tổng hợp chất hữu cơ nhờ nguồn năng lượng thu được từ các quá
trình oxi hoa các chất,nguồn cacbon từ CO2
- Hiếu khí bắt buộc vì nếu không có O2 thì không thể oxihoa các chất và không có năng lượng cho
hoạt động sống.
c. Phương trình phản ứng:
- Vi khuẩn nitric hoá ( Nitrosomonas)
2NH3 + 3O2 → 2HNO2 + 2H2O + Q
CO2 + 4H + Q′ (6%) → 1/6C6H12O6 + H2O
- Các vi khuẩn nitrat hóa ( Nitrobacter)
2HNO2 + O2 → 2HNO3 + Q
CO2 + 4H + Q′ (7%) → 1/6C6H12O6 + H2O
Câu 3:
a. Hoàn thành các phương trình sau
C6H12O6 Vi khuẩn êtilic ? + ? + Q

C6H12O6 Vi khuẩn lactic ? + Q

b. Hai nhóm vi khuẩn trên thực hiện kiểu chuyển hóa dinh dưỡng nào? Phân biệt kiểu
chuyển hóa đó với các kiểu chuyển hóa còn lại của vi sinh vật hóa dưỡng theo bảng sau:
Kiểu chuyển hóa dinh dưỡng Chất nhận electron cuối cùng
1.
2.
3.
ĐA:
a. Hoàn thành phương trình :
Vi khuẩn etilic
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 + Q

C6H12O6 Vi khuẩn lactic 2CH3CHOHCOOH + Q


b.
- Hai nhóm vi khuẩn trên chuyển hóa dinh dưỡng theo kiểu lên men.
- Phân biệt các kiểu chuyển hóa dinh dưỡng:
Kiểu chuyển hóa dinh dưỡng Chất nhận electron cuối cùng
1. Lên men là các phân tử hữu cơ .
2. Hô hấp hiếu khí là O2 .
3. Hô hấp kị khí . là 1 chất vô cơ như

Câu 4:
a. Hô hấp là gì? Lên men là gì?
b. So sánh quá trình lên men của vi khuẩn với hô hấp ở cây xanh?
ĐA: a. Khái niệm hô hấp và lên men
- Hô hấp là quá trình chuyển hóa năng lượng của các hợp chất hữu cơ thành năng lượng ATP
gồm hô hấp kị khí và hô hấp hiếu khí
- Lên men là sự phân giải không hoàn toàn cacbohidrat xúc tác bởi enzim trong điều kiện kị khí
b. So sánh:
*Giống nhau:
- Đề là quá trình phân giải cacbonhidrat để sinh năng lượng
- Nguyên liệu là đường đơn
- Có chung giai đoạn đường phân
enzim
C6H12O6 2CH3CO COOH (axitpi ruvic) + NADH + 2 ATP
*Khác nhau:
Lên men Hô hấp hiếu khí ở cây xanh
- Xảy ra trong điều kiện yếm khí - Xảy ra trong điề kiện kị khí
- Điện tử được truyền cho phân tử hữu cơ - Điện tử được truyền cho oxi, chất nhận điện tử
oxihoá¸, chất nhận điện tử là chất hữu cơ oixi phân tử
- Chất hữu cơ bị phân giải hoàn toàn
- Sản phẩm tạo thành là chất hữu cơ, CO2 - Chất hữu cơ bị phân giải hoàn toàn
- Năng lượng tạo ra ít (2 ATP) - Sản phẩm tạo thành là CO2, H2O, ATP

- Năng lượng tạo ra nhiều (38ATP)


Câu 5:
a. Quá trình muối dưa, cà ứng dụng kĩ thuật lên men nào, cần tác dụng của loại vi sinh vật
nào
b. Tại sao muối dưa cà người ta thường dùng vỉ tre để nén chặt, bên trên lại đè hoàn đá
c. Trong kĩ thuật muối. dưa cà được ngâm trong dung dịch muối 4- 6%.việc sử dụng muối có
tác dụng gì?
ĐA:
a. Việc muối dưa, cà là ứng dụng quá trình lên men lactic. Tác nhân của hiện tựong lên men lactic
là VK lactic sống kị khí.
b. Để quḠtrình lên men diễn ra tốt đẹp người ta dùng vỉ tre để nén chặt sau đó dằn hòn đá lên để
tạo môi trường kị khí cho vsv hoạt động tốt.
c. Ngâm trong dung dịch nước muối tạo điều kiện để đường và nước từ không bào rút ra ngoài,
VK lactic có sẵn trên bề mặt dưa, cà phát triển tạo nhiều axit lactic. Lúc đầu VK lên men thối (chiếm
80- 90%) cùng phát triển với VK lactic nhưng do sự lên men lactic tạo nhiều axit lactic, làm pH của
môi trường ngày càng axit, đã ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây thối. cho sự phát triển của VK
gây thối. Nồng độ cao của axit lactic (1,2%) Vk gây thối bị tiêu diệt đồng thời cũng ức chế hoạt động
của vi khuẩn lactic giai đoạn muối chua coi như kết thúc.
Câu 6:
Để nghiên cứu kiểu hô hấp của 2 loại vi khuẩn : trực khuẩn mủ xanh(1), và trực khuẩn uốn ván
(2), người ta cấy sâu chúng vào môi trường (A) gồm: thạch loãng có nước thịt và gan với thành
phần như sau (g/l): Nước chiết thịt và gan- 30; Glucôzơ -2; Thạch - 6; Nước cất - 1
Sau 24 giờ nuôi cấy ở nhiệt độ phù hợp người ta thấy: (1) phân bố ở phía trên ống nghiệm; (2)
phân bố ở đáy ống nghiệm.
a. Môi trường (A) là loại môi trường gì?
b. Kiểu hô hấp của vi khuẩn 1, 2 ?
c. Chất nhận điện tử cuối cùng của vi khuẩn 1,2?
ĐA:
a. Bán tổng hợp
b. 1 – hô hấp hiếu khí ; 2- hô hấp kị khí
c. Chất nhận điện tử cuối cùng của vi khuẩn 1– O2 ; 2 – chất vô cơ ( NO-3 SO2-4.)
2. Giải thích các hiện tượng sau:
a. Nếu dưa muối để lâu sẽ bị khú.
b. Nếu siro (nước quả đậm đặc có đường) trong bình nhựa kín thì sau một thời gian bình sẽ căng
phồng. (Viết phương trình).
c. Khi làm sữa chua, sữa chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái đặc sệt (đông tụ) và có vị chua. (Viết
phương trình).
ĐA:
a. Giải thích :
b. Giải thích theo SGV NC (trang 162) + PT lên men rượu.
c. Giải thích
- Trong qu¸ tr×nh lµm s÷a chua ®· sö dông vi khuÈn lactic cho nªn trong s÷a chua thµnh phÈm cã,
1% axit lactic, rÊt nhiÒu lo¹i vitamin vµ pr«tein dÔ tiªu, chứa vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa.
- Trong qu¸ tr×nh lµm s÷a chua, s÷a tõ d¹ng láng sang tr¹ng th¸i ®Æc sÖt lµ do khi axit lactic ®-îc
h×nh thµnh, pH cña dung dÞch s÷a gi¶m, l-îng nhiÖt ®-îc sinh ra, cazªin (pr«tªin cña s÷a) kÕt tña
g©y tr¹ng th¸i ®Æc sÖt.
PT lên men lăctic
- C6H12O6 VK lactic CH3CHOHCOOH (axit lactic) + Q
Câu 7:
a. Nêu cơ chất, tác nhân, sản phẩm, phương trình phản ứng của quá trình lên men rượu?
b. Tại sao trong thực tế, quá trình lên men rượu thường phải giữ nhiệt độ ổn định? Độ pH thích
hợp cho quá trình lên men rượu là bao nhiêu? Tăng pH >7 được không? Tại sao?
ĐA:
- Cơ chât: tinh bột, đường glucôzơ
a. Tác nhân : nấm men có trong bánh men rượu, có thể có một số loại nấm mốc, vi khuẩn.
- Sản phẩm: về mặt lý thuyết có Etanol 48,6%, CO2 46,6%, glixeron 33, 3%, axit sucxinic 0, 6%, sinh
khôi tê bào 1,2% so với lượng glucô sử dụng.
- Phương trình (C6H10O5 )n + nH2O Nâm môc n C6H12O6
- C6H12O6 Nâm men rượu C2H5OH + CO2 + Q.

b. Phải giữa nhiệt độ ổn định vì ở nhiệt độ cao giảm hiệu suất sinh rượu, nhiệt độ thấp nấm kìm hãm
hoạt động của nấm men.
- Độ pH thích hợp cho quá trình lên men rượu : 4 - 4,5.
- Tăng pH lớn hơn 7 không được vì. Nếu pH lớn hơn 7 sẽ tạo glixêrin là chủ yếu.
Câu 8:
a. Vi khuẩn lam tổng hợp chất hữu cơ của mình từ nguồn C nào? Kiểu dinh dưỡng của chúng là
gì?
b.
Vì sao vi sinh vật kị khí bắt buôc chỉ có thể sống và phát triển trong điều kiện không có oxy
không khí?
c. Nêu ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống
ĐA:
Vi khuẩn lam có khả năng quang tự dưỡng: sử dụng nguồn C của CO2.
Vi khuẩn lam có khả năng cố định N2 tự do ( N2 thành NH3 nhờ hệ enzim nitrogenaza ).
2. Vi sinh vật kị khí bắt buộc chỉ có thể sống và phát triển trong điều kiện không có oxy không khí và
chúng không có enzim catalaza và một số enzim khác do dó không thể loại được các sản phẩm oxi hoá
độc hại cho tế bào như H2O2, các ion superoxit.
3. ứng dụng của VSV
- Xử lý nước thải, rác thải.
- Sản xuất sinh khối ( giàu prôtêin, vitamin, enzim,..)
- Làm thuốc.
- Làm thức ăn bổ sung cho người và gia súc.
- Cung câp O2.
Câu 9
a. Nêu các đặc điểm cơ bản của nấm men? Căn cứ vào nhu cầu O 2 cần cho sinh trưởng, nấm men
xếp vào nhóm vi sinh vật nào?
b. Hoạt động chính của nấm men trong môi trường có O2 và trong môi trường không có O2?
ĐA:
a- Đặc điểm cơ bản của nấm men: Đơn bào, nhân thực, sinh sản vô tính bằng nảy chồi hoặc phân cắt
là chủ yếu, dị dưỡng .
- Nấm men thuộc nhóm vi sinh vật: Kị khí không bắt buộc.
b. Hoạt động chính của nấm men:
- Trong môi trường không có O2 thực hiện quá trình lên men tạo rượu etylic.
- Trong môi trường có O2 thực hiện hô hấp hiếu khí -> sinh trưởng và sinh sản nhanh, tạo ra sinh khối
lớn
Câu 10
a. Vì sao nói hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên men đều là quá trình dị hoá? Căn cứ vào đặc
điểm nào người ta phân biệt 3 quá trình này?
b. Quá trình vận chuyển H+ từ xoang gian màng vào chất nền ti thể để tổng hợp ATP được thực
hiện theo hình thức vận chuyển nào? Điều kiện để xẩy ra hình thức vận chuyển đó?
ĐA:
a. Vì: Cả 3 quá trình này đều là quá trình phân giải chất hữu cơ, đồng thời giải phóng năng lượng.
* Căn cứ vào chất nhận e cuối cùng:
Hô hấp hiếu khí (Chất nhận e cuối cùng là O2),hô hấp kị khí (hợp chất vô cơ ), lên men (Chất nhận e
cuối cùng là chất hữu cơ)
b.
- Phương thức: Thụ động (khuếch tán) – H+ được vận chyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng
độ thấp.
- Điều kiện: Cần phải có chênh lệch nồng độ, kênh prôtêin (Với các chất cần kênh)
Câu hỏi 11:
a. + So sánh quá trình lên men rượu từ nguyên liệu đường và quá trình lên men lactic.
+Sự khác nhau cơ bản về cấu tạo cơ thể, hình thức sống và sinh sản của 2 nhóm vi sinh vật là
tác nhân gây nên 2 quá trình trên.
b.Vì sao trong quá trình làm rượu không nên mở nắp bình rượu thường xuyên?
c. Cấu tạo và hoạt động sống của virut có những đặc điểm nào khác so với các nhóm sinh vật
khác? Nêu một số ứng dụng và tác hại của virut.
Đáp án
-Giống nhau:
+Đều do tác động của vi sinh vật.
+Nguyên liệu glucôzơ.
+ Trong điều kiện kị khí. Điều qua giai đoạn đường phân, phân giải đường gluco thành 2 axit pyruvic
-Khác nhau:
Lên men từ nguyên liệu đường Lên men lactic
-Tác nhân: Nấm men -Tác nhân: Vi khuẩn lactic.
-Sản phẩm: Rượu êtilic, CO2.Qua chưng cất -Sản phẩm: Axit lactic. Không qua chưng cất.
mới thành phẩm. -Phương trình phản ứng:
-Phương trình phản ứng: C6H12O6  2C3H6O3 + Q .
C6H12O6  2C2H5OH + 2CO2 + Q
Sự khác nhau giữa 2 nhóm vsv này:
Nấm men Vi khuẩn lactic
-Tế bào nhân thực -Tế bào nhân sơ.
-Không có vỏ nhầy. Nhân hoàn chỉnh, tế bào -Có vỏ nhầy.Nhân chưa có màng.Tế bào chất
chất có nhiều bào quan. chưa có nhiều bào quan.
-Dị dưỡng hoại sinh -Tự dưỡng, dị dưỡng, có dạng di động .

-Sinh sản theo kiểu nảy chồi, bào tử hữu tính. -Sinh sản chủ yếu phân đôi.

Vì nấm men có khả năng hô hấp hiếu khí và thự hiện quá trình lên men.
-Khi không có O2 nấm men thực hiện quá trình lên men phân giải
đường thành rượu.
-Khi có O2 nấm men chuyển sang hô hấp hiếu khí phân giải glucozo thành CO 2 và H2O đồng thời kho
có O2 thì rượu bị ôxi hóa thành giầm. Do 2 quá trình này làm cho nồng độ rượu giảm và bị chua.
Câu 12: a. Trình bày phương thức đồng hóa CO2 của các sinh vật tự dưỡng
b. Điểm khác nhau cơ bản giữa vi khuẩn hóa tổng hợp và vi khuẩn quang tổng hợp
về phương thức đồng CO2.
ĐA:
a.Phương thức đồng hóa CO2 của các sinh vật tự dưỡng:
Nhóm VSV tự dưỡng gồm có
- VSV quang tự dưỡng: sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để quang hợp
+ VD: Vi khuẩn lam, tảo đơn bào : lấy nguồn hidro từ nước, quang hợp giải phóng oxi
+ Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, màu tía: Lấy hidro từ khí hidro tự do, từ H 2S, hoặc hợp chất có chứa H.
Quang hợp không giải phóng oxi.
- VSV hóa tự dưỡng: Sử dụng năng lượng sinh ra khi oxi hóa hợp chất vô cơ nào đó để tổng hợp chất
hữu cơ.
VD:
+ VK nitrit hóa: Sử dụng năng lượng sinh ra khi oxi hóa amon thành nitrit
+ VK nitrat hóa: oxi hóa nitrit thành nitrat để lấy năng lượng
VK oxihoa lưu huỳnh: Lấy năng lượng từ oxi hóa H2S thành các hợp chất chứa lưu huỳnh.
a. Điểm khác nhau giữa vi khuẩn hóa tổng hợp và vi khuẩn quang tổng hợp và sử
dụng nguồn năng lượng từ sự oxi hóa các hợp chất vô cơ. Còn vi khuẩn quang tổng hợp sử dụng năng
lượng từ ánh sáng mặt trời nhờ sắc tố qang hợp.
Câu 13:
a. Nêu 3 nhóm VSV có hình thức tự dưỡng hóa tổng hợp. Trong tự nhiên, nhóm nào có vai trò
quan trọng nhất? vì sao?
b. Dựa vào nguồn cung cấp năng lượng và cacbon hãy phân biệt các kiểu dinh dưỡng của
VSV sau: Nhóm 1: Tảo, VK lam, VK lưu huỳnh màu lục và màu tía
Nhóm 2: vi khuẩn nitrat hóa, VK luc, VK tía không có lưu huỳnh
Nhóm 3: nấm, động vật nguyên sinh
ĐA:
a.- 3 nhóm VSV có hình thức tự dưỡng hóa tổng hợp: VK lưu huỳnh, VK sắt, VK chuyển hóa các hợp
chất chứa nito
- Nhóm VK chuyển hóa các hợp chất chứa nito có vai trò quan trọng nhất vì:
+ là nhóm đông nhất
+ Đảm bảo chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên
b. Phân biệt các kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn cung cấp năng lượng và cácbon
VSV Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn cácbon
Tảo, VK lam, VK lưu quang tự dưỡng Ánh sáng CO2
huỳnh màu lục và màu
tía
vi khuẩn nitrat hóa, Hóa tự dưỡng Chất vô cơ CO2
VK luc, VK tía không Quang dị dưỡng Ánh sáng Chất hữu cơ
có lưu huỳnh
nấm, động vật nguyên Hóa dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ
sinh

Câu 14:
a. So sánh lên men và hô hấp hiếu khí ở vi sinh vật? Sản xuất giấm có phải là quá trình lên men
không? Tại sao
b. Cho ví dụ về vai trò của vi sinh vật trong việc phân giải các chất độc hại
ĐA:
a.So sánh hô hấp và lên men ở vi sinh vật
- Giống nhau: Đều qua giai đoạn đường phân diễn ra trong tế bào chất, phân giải
chất hữu cơ và giải phóng ATP.
- Khác nhau
Điểm so sánh Lên men Hô hấp hiếu khí
Chất nhận e cối cùng Các phân tử hữu cơ Oxi phân tử
Sản phẩm CO2, hợp chất hữu cơ (axit CO2, H2O, năng lượng
lactic, hoặc rượu etilic), năng
lượng.
Năng lượng giải phóng 2 ATP 38 ATP
- Sản xuất giấm không phải là qá trình lên men.
+ Axit axetic tạo thành trong quá trình sản xuất giấm cổ truyền từ rượu etylic là sản phẩm của quá
trình oxi hóa với sự tham gia của oxi trong không khí:
C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
b. ví dụ về vai trò của vi sinh vật trong việc phân giải các chất độc hại
- Sử dụng các chủng VSV có khả năng phân giải thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm tồn dư trong đât làm
sạch môi trường
- Sử dụng VSV phân hủy polime, xellulozo...... xử lí giác thải
Câu 15
a. Phân biệt các loại môi trường nuôi cấy VSV cơ bản
b. Tại sao trong quá trình chế biến nước mắm từ cá, người ta không loại bỏ ruột cá khi ủ và đậy
kín trong thời gian dài?
ĐA:
a.các loại môi trường nuôi cấy VSV cơ bản:
- Môi trường tự nhiên: dùng các chât tự nhiên VD: nước chiết thịt, sữa......
- Môi trường tổng hợp: gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng
- Môi trường bán tổng hợp: gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học
b. trong quá trình chế biến nước mắm từ cá, người ta không loại bỏ ruột cá khi ủ và đậy kín trong thời
gian dài vì:
- Enzim thủy phân protein cá là prteaza có trong ruột cá
- Mặt khác: vi khuẩn lên men tạo hương cho nước mắm cá họat động trong điều kiện kị khí.
Câu 16:
a. Phân biệt 3 kiểu chuyển hóa vật chất và năng lượng của vi sinh vật: lên men, hô hấp kị khí và
hô hấp hiếu khí?
b. Cho ví dụ về môi trường tự nhiên có VSV phát triển? Nêu những tiêu chí cơ bản để phân
thành các kiểu dinh dưỡng của VSV?
ĐA::
a. Phân biệt 3 kiểu chuyển hóa vật chất và năng lượng của vi sinh vật: lên men, hô hấp kị khí và hô hấp
hiếu khí:
Đặc điểm phân biệt Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Lên men
1. Nơi xảy ra - VSV nhân thực xảy ra VSV nhân sơ xảy ra ở Xảy ra ở tế bào chất
ở tế bào chất và ti thể. tế bào chất và màng
VSV nhân sơ: xảy ra ở sinh chất
tế bào chất và màng
sinh chất
2. Điều kiện môi Cần oxi Không cần oxi Không cần oxi
trường
3. Chất cho điện tử Chất hữu cơ Chất hữu cơ Chất hữu cơ
4. Chất nhận điện tử Oxi phân tử Chất vô cơ: NO3, SO4 . Chất hữu cơ
5. Năng lượng giải Nhiều ATP(38ATP) Ít ATP hơn (22 – 25 Rất ít (2 ATP)
phóng ATP)
6. Sản phẩm cuối cùng CO2, H2O, năng lượng Chất vô cơ, chất hữu Chất hữu cơ đặc trưng
ATP cơ, năng lượng ATP cho từng quá trình, có
thể có CO2, Năng luợng
ATP
a. - Ví dụ: Các môi trường dùng tự nhiên như sữa cho vi khuẩn lawctic lên men, dịch quả
cho nấm men rượu lên men, cơ thể người cũng là môi trường cho nhiều nhóm VSV phát triển
- các tiêu chí cơ bản để phân chia VSV thành các kiểu dinh dưỡng là: Nguồn năng lượng(
ánh sáng, chất vô cơ hay chất hữu cơ) và nguồn cacsbon (CO 2 hay chất hữu cơ)
Câu 17:
a. Đặc điểm của quá trình phân giải ở VSV? Vì sao VSV phải tiết enzim VSV phải tiết enzim
vào môi trường?
b.Cho 1-2 ví dụ về lợi ích và tác hại của VSV có hoạt tính phân giải tinh bột và protein?
ĐA:
a.VSV có khả năng giải các hợp chất cao phân tử sinh học như: Polisacarit, protein, axit nucleic,
lipit.......
- Qúa trình phân giải có thể diễn ra trong tế bào (phân giải nội bào) hoặc diễn ra ngoài tế
bào(phân giải ngoại bào)
- VSV phân giải tiết enzim vào môi trường vì:
- Sự phân giải ngoại bào xảy ra khi tiếp xúc với các chất cao phân tử Polisacarit, protein, axit
nucleic, lipit....... không thể vận chuyển được qua màng sinh chất, VSV phải tiết vào môi trường enzim
thủy phân các cơ chất trên thành những chất đơn giản hơn để có thể hấp thụ được.
b. VD: - Lợi ích : Dùng nấm men rượu để lên men rượu, dùng nấm mốc phân giải và protein làm
tương, sử dụng hoạt tính phân giải tinh bột và protein trong bột giặt để tẩy các vết bẩn do bột và
thịt.
- Tác hại: các vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm chứa bột và thịt.
Câu 18: Trình bày đặc điểm chung của VSV? Phân biệt vi khuẩn lactic đồng hình và vi khuẩn
lactic dị hình?
ĐA:
- Là những cơ thể nhỏ bé, kích thước hiển vi. Phần lớn là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một
số là tập đoàn đơn bào. VSV có đặc điểm chung là hấp phụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh, sinh
trưởng, sinh sản nhanh, phân bố rộng.
- VK lactic đồng hình là VK chuyển hóa đường thành axit lactic, sản phẩm chính là axit lactic
Vi khuẩn lactic dị hình là VK chuyển hóa đường, ngoài việc tạo ra sản phẩm chính là axit lactic còn
tạo ra một số sản phẩm phụ như CO2, rượu etylic
Câu 19. . Phân biệt sự sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên
tục?
b. Một loài vi khuẩn trong những điều kiện ổn định có khả năng sinh sản theo kiểu phân đôi 20
phút một lần. Bạn đưa 1 vi khuẩn vào môi trường nuôi cấy, tính số vi khuẩn đó sau 2 giờ và 10
giờ nuôi cấy? Nếu loài này tiếp tục tăng sinh kéo dài sẽ xảy ra hiện tượng gì?
ĐA:
1. Sự sinh trưởng của vi sinh vật
Trong nuôi cấy không liên tục: Không có sự bổ sung chất dinh dưỡng mới, không có sự rút bỏ các chất
thải và sinh khối của tế bào dư thừa nên quần thể vi sinh vật sinh trưởng theo 4 pha.
Trong nuôi cấy liên tục: điều kiện môi trường được duy trì ổn định nhờ việc bổ sung thường xuyên
chất dinh dưỡng và loại bỏ không ngừng các chất thải vì vậy quần thể vi sinh vật có thể sinh trưởng ở
pha lũy thừa trong một thời gian dài, mật độ tế bào tương đối ổn định.
2. - Sau 2 giờ loài vi khuẩn nhân lên: 120 : 20 = 6 (lần)
6
nên số lượng sau 2 giờ là 2 = 64 (tế bào vi khuẩn)
30
- Sau 10 giờ số lượng vi khuẩn là: 2 (tế bào vi khuẩn)
Nếu loài này tiếp tục tăng:
- Trong điều kiện môi trường đầy dủ dinh dưỡng và các điều kiện thuận lợi khác sẽ gia tăng
- Trong điều kiện giới hạn, sự tăng sinh kéo dài sẽ gây cạn kiệt chất dinh dưỡng và các sản phẩm chất
độc hại tăng nên tế bào sẽ chết, ngừng phân chia, dẫn tới pha suy vong của vi sinh vật.
Câu 20: Etanol (nồng độ 70%) và penicilin đều được dùng để diệt khuẩn trong y tế. Hãy giải
thích vì sao vi? khuẩn khó biến đổi để chống được etanol nhưng lại có thể biến đổi chống được
penicilin
- Etanol (nồng độ 70%) có tác dụng gây biến tính prôtein, kiểu tác động là không chọn lọc và không
cho sống sót.
- Penicilin ức chế tổng hợp PEG (peptidoglican) ở vỏ vi khuẩn. Nhiều vi khuẩn mang gen kháng
kháng sinh (thường trên plasmid) mã hóa enzim penicilinaza cắt vòng beta- lactam của penicilin và
làm bất hoạt chất kháng sinh này.
Câu 21: Vi khuẩn sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ theo những
cách nào? Cho ví dụ? Nêu tên các kiểu dinh dưỡng tương ứng?
?
- Quang hợp thải O2 và quang hợp không thải O2.
- Vi khuẩn lam: 6 CO2 + 6H2O + NLAS  C6H12O6 + 6O2
 Quang tự dưỡng
- Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục: CO 2 + 2 H 2 S + NLAS --> C6 H 12 O6 + 2 S + H 2 O
 Quang tự dưỡng
- Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục:
CO 2 + C 2 H 5 OH + NLAS --> C6H 12 O6 + CH 3 CHO + H 2 O
 Quang dị dưỡng
Câu 22. Tại sao trong sản xuất bánh mì các vi sinh vật lên men rượu được sử dụng còn các sinh
vật lên men lactic thì không?
- Vi sinh vật lên men rượu giải phóng CO2 làm nở bánh mì.
- Vi sinh vật lên men lactic không giải phóng CO2

Câu 23: Tại sao các vi khuẩn kị khí bắt buộc khi tiếp xúc với oxi phân tử lại bị chết?
- Vi sinh vật kị khí bắt buộc không có enzym phân giải H2O2 (như catalaza ). H2O2 là chất độc đối
với tế bào.
- H2O2 được tạo ra trong hô hấp hiếu khí:
FADH2 + O2  FAD+ + H2O2

Câu 24. Trong phòng thí nghiệm, làm thế nào để nhanh chóng phân biệt được hai quá trình lên
men lactic đồng hình và lên men lactic dị hình?
- Lên men lactic đồng hình không tạo CO2. Lên men lactic dị hình tạo CO2.
- Dùng phương pháp thu và phát hiện CO2 để phân biệt hai loại lên men.

Câu 25. Etanol nồng độ cao (70 – 80% ) và chất kháng sinh penixillin thường được dùng để diệt
khuẩn trong y tế.
a. Hãy nêu các khác biệt trong tác dụng diệt khuẩn của hai loại trên.
b. Vì sao vi khuẩn rất khó biến đổi đề kháng được với etanol nhưng lại có thể biến đổi đề
kháng được với penixillin?

a. - Etanol làm thay đổi tính thấm của màng sinh chất
- Penixillin gắn vào ribosome của vi khuẩn, từ đó ức chế tổng hợp peptidoglucan.
- Etanol tác dụng không chọn lọc đối với tất cả vi khuẩn.
- Penixillin chủ yếu tác dụng lên vi khuẩn G+.
- Etanol thường dùng sát khuẩn trên da, bề mặt dụng cụ.
- Penixillin thường được đưa vào cơ thể ( tiêm hoặc uống)
b. - Vi khuẩn rất khó biến đổi lipit màng nên không đề kháng được Etanol
- Vi khuẩn có thể phát sinh đột biến tạo enzym Penixillinaza phá hủy penixillin.

Câu 26. Nuôi 2 chủng vi sinh vật A, B trong cùng một môi trường tối thiểu thấy chúng sinh
trưởng phát triển bình thường nhưng khi tách 2 chủng A và B ra nuôi riêng trong điều kiện môi
trường tối thiểu thi cả hai chủng đều không phát triển được. Hãy giải thích hiện tượng trên?
Hướng dẫn
- Mỗi chủng A và B đều không sống được trong môi trường tối thiểu => Cả hai chủng A và B đều
thuộc nhóm vi sinh vật khuyết dưỡng.
- Khi nuôi cả A và B trong cùng 1 môi trường tối thiểu, chúng sinh trưởng và phát triển bình thường
=> chủng A và B là vi sinh vật đồng dưỡng.
- Giải thích. Có 2 khả năng xảy ra:
+ K. năng 1: Chủng A sản xuất nhân tó sinh trưởng cung cấp cho chủng B và ngược lại chủng B cũng
sản xuất nhân tố sinh trưởng khác cung cấp cho chủng A.
+ K. năng 2: Chủng A tổng hợp 1 thành phần của nhân tố sinh trưởng, chủng B tổng hợp thành phần
còn lại của cùng nhân tố sinh trưởng, cả hai thành phần này cùng tham gia hình thành nhân tố sinh
trưởng cần thiết cho chủng A vả B.
Câu 27. Phân lập từ nước dưa chua thu được vi khuẩn Streptococcus faecalis. Nuôi vi khuẩn này
trên môi trường cơ sở gồm các chất sau đây: 1,0 gam NH4Cl; 1,0 gam K2HPO4; 0,2 gam MgSO4;
0,1 gam CaCl2; 5,0 gam glucôzơ; các nguyên tố vi lượng Mn, Mg, Cu, Co, Zn (mỗi loại 2.10-5
gam) và thêm nước vừa đủ 1 lít. Thêm vào môi trường cơ sở các hợp chất khác nhau trong các
thí nghiệm từ 1 đến 3 dưới đây, sau đó đưa vào tủ ấm 37oC và giữ trong 24 giờ, kết quả thu được
như sau:
Thí nghiệm 1: môi trường cơ sở + axit folic → không sinh trưởng.
Thí nghiệm 2: môi trường cơ sở + pyridoxin → không sinh trưởng.
Thí nghiệm 3: môi trường cơ sở + axit folic + pyridoxin → có sinh trưởng.
a. Dựa theo nguồn cung cấp năng lượng; nguồn cacbon; chất cho electron; các chất thêm vào
môi trường cơ sở thì vi khuẩn Streprococcus faecalis có kiểu dinh dưỡng nào ?
b. Các chất thêm vào môi trường cơ sở có vai trò như thế nào đối với vi khuẩn Streprococcus
faecalis ?
a. Vi khuẩn có kiểu dinh dưỡng:
- Theo nguồn năng lượng: là hóa dưỡng vì vi khuẩn dùng năng lượng được tạo ra từ chuyển
hóa glucozơ thành axit lăctic.
- Theo nguồn cacbon: là dị dưỡng vì glucozơ là nguồn cacbon kiến tạo nên các chất của tế bào.

- Theo nguồn cho electron: là dinh dưỡng hữu cơ vì glucozơ là nguồn cho electron trong lên
men lăctic đồng hình.
- Theo các chất thêm vào môi trường cơ sở: là vi khuẩn khuyết dưỡng, thiếu 1 trong 2 chất trên
vi khuẩn không phát triển được.
b. Các chất thêm vào môi trường cơ sở có vai trò:
Các chất folic, pyridoxin là các nhân tố sinh trưởng đối với vi khuẩn nêu trên. Thiếu 1 chất
trong 2 chất này thì vi khuẩn không thể tự tổng hợp được và không sinh trưởng.

Axit folic là một loại vitamin giúp hình thành tổng hợp purin và pirimidin. Pyridoxin là
vitamin B6 giúp chuyển amin của các axit amin.
Câu 28. Có 3 ống nghiệm đã đánh dấu theo thứ tự 1, 2 và 3.
- Ống 1 chứa dịch phagơ
- Ống 2 chứa dịch vi khuẩn tương ứng
- Ống 3 chứa hỗn dịch của ống 1 và 2
Tiến hành các thí nghiệm sau: Lấy 1 ít dịch từ mỗi ống nghiệm cấy lần lượt lên 3 đĩa thạch dinh
dưỡng. (đã đánh dấu tương ứng.)
a. Nêu các hiện tượng có thể quan sát được ở 3 đĩa thạch.
b. Gọi tên phagơ và tế bào vi khuẩn theo mối quan hệ giữa chúng.
c. Giải thích các hiện tượng.
a.
- Đĩa 1 : Không có sự xuất hiện khuẩn lạc
- Đĩa 2 : Xuất hiện khuẩn lạc của vi khuẩn.
- Đĩa 3 :
+ TH1 : Ban đầu xuất hiện khuẩn lạc nhưng sau đó tạo ra những vết tròn trong suốt trên bề
mặt thạch.
+ TH2: Xuất hiện khuẩn lạc.
b.
+ TH1: Phagơ độc - Tế bào sinh tan
+ TH2: Phagơ ôn hoà - Tế bào tiềm tan
c. Giải thích :
- Đĩa 1: Là đĩa cấy dịch phagơ -> có đời sống kí sinh nội bào bắt buộc, không sống trên môi
trường nhân tạo => không xuất hiện khuẩn lạc.
- Đĩa 2 : Vi khuẩn sinh trưởng trên môi trường dinh dưỡng rắn -> tạo khuẩn lạc.
- Đĩa 3:
+ TH1: Do có sự xâm nhập, nhân lên của phagơ độc  ban đầu khuẩn lạc vẫn xuất hiện
nhưng khi số lượng phagơ trong tế bào lớn, phá vỡ tế bào -> không còn khuẩn lạc.
+ TH2: Do đây là phagơ ôn hoà không gây tan tế bào vi khuẩn => khuẩn lạc vẫn xuất hiện
và tồn tại.

Câu 29. Người ta tiến hành thí nghiệm như sau: Cho 50ml dung dịch đường saccarozơ 10% vào
một chai nhựa dung tích 75ml, cho khoảng 10 gam bánh men rượu đã giã nhỏ vào chai, đậy nắp
kín và để nơi có nhiệt độ 30-350C. Sau vài ngày đem ra quan sát.
- Hãy nêu và giải thích các hiện tượng quan sát được?
- Nếu sau khi cho bột bánh men vào chai mà không đậy nắp thì hiện tượng quan sát được có gì
khác?
b - Các hiện tượng quan sát được:
+ Chai nhựa bị căng phồng.
+ Dung dịch trong chai bị xáo trộn, có nhiều bọt khí nổi lên.
+ Mở nắp chai thấy mùi rượu.
Giải thích:
- Trong bánh men rượu có chứa nấm men rượu. Trong môi trường không có oxi, nấm men
tiến hành phân giải saccarozơ thành glucozơ và fructo zơ, sau đó sử dụng các loại đường này
để tiến hành lên men rượu:
C12H22O11 + H2O  2C6H12O6
C6H12O6  2C2H5OH + 2CO2
- Quá trình lên men tạo ra khí CO2 nên thấy bọt khí bay lên, do chai đậy nắp kín nên CO2
không thoát ra ngoài, tích tụ lại làm cho chai bị căng phồng.
- Hoạt động của tế bào nấm men làm cho dung dịch bị xáo trộn, đục và quá trình lên men tạo
ra rượu etylic nên ngửi thấy mùi rượu.
- Nếu không đậy nắp chai, phần mặt thoáng dung dịch tiếp xúc với không khí, có oxi nên các
tế bào nấm men tiến hành phân giải đường saccarozơ, rồi thực hiện hô hấp hiếu khí:
C12H22O11 + H2O  2C6H12O6
C6H12O6 + 6O2  6CO2 + 6H2O.
Ở trong lòng dung dịch, các tế bào nấm men không tiếp xúc được với oxi nên tiến
hành lên men rượu:
C6H12O6  2C2H5OH + 2CO2
Như vậy, trong chai vừa xảy ra hô hấp hiếu khí, vừa có quá trình lên men rượu.
- Hô hấp hiếu khí tạo nhiều ATP hơn, nấm sinh trưởng mạnh hơn, độ xáo trộn dung
dịch cao hơn.
- Số bọt khí tạo ra ít hơn do chỉ có một số tế bào tiến hành lên men, cá tế bào mặt
thoáng tiến hành hô hấp, có thải ra CO2 nhưng không đi qua dung dịch nên không tạo bọt
khí; mùi rượu nhẹ hơn do số tế bào lên men ít hơn.
Câu 30
a. Dịch nuôi cấy trực khuẩn uốn ván (chostridium tetani) đang ở pha lũy thừa:
+ Lấy 5ml đưa vào ống nghiệm A đem nuôi ở nhiệt độ 32 – 35oC thêm 15 ngày
+ Lấy 5 ml đưa vào ống nghiệm B nuôi ở nhiệt độ 32 – 35oC trong 24 giờ
Đun cả 2 ống dịch ở 80oC trong 20 phút; sau đó cấy cùng 1 lượng 0,1 ml dịch mỗi loại lên môi
trường phân lập dinh dưỡng có thạch ở hộp petri tương ứng (A và B) rồi đặt vào tủ ấm 32 –
35oC trong 24 giờ.
- Số khuẩn lạc phát triển trên hộp petri A và B có gì khác nhau không? Vì sao?
- Hiện tượng gì xảy ra khi để trực khuẩn uốn ván thêm 15 ngày .
- Làm thế nào rút ngắn được pha tiềm phát trong nuôi cấy vi sinh vật?
b. Phân biệt nội bào tử và ngoại bào tử
a - Khi đun dịch vi khuẩn ở 800C các tế bào sinh dưỡng bị tiêu diệt, chỉ còn lại các nội bào tử do
đó:
+ Số khuẩn lạc của hộp A nhiều hơn hộp B vì sau khi đun 2 dịch thì các tế bào sinh dưỡng đều
bị tiêu diệt, chỉ có nội bào tử tồn tại. Trong dịch A số lượng nội bào tử hình thành nhiều hơn.
Khi nuôi cấy thì những nội bào tử này sẽ nảy mầm hình thành tế bào sinh dưỡng.
- Khi để vi khuẩn uốn ván thêm 15 ngày thì vi khuẩn sẽ hình thành nội bào tử.
- Để rút ngắn pha tiềm phát cần:
+ Sử dụng môi trường nuôi cấy có đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết, đơn giản, dễ hấp
thu.
+ Mật độ giống nuôi cấy phù hợp
+ Môi trường nuôi cấy gần giống với môi trường nuôi cấy trước đó.
b Nội bào tử Ngoại bào tử
- Là bào tử sinh dưỡng. - Là bào tử sinh sản.
- Khi hình thành làm tế bào mất - Khi hình thành làm tế bào mất ít nước.
nhiều nước.
- Có hợp chất canxi đipicolinat. - Không có.
- Lớp vỏ cortex dày. - Không có lớp vỏ cortex.
- Khả năng đề kháng cao. - Khả năng đề kháng thấp.
Câu 31
a. Có 2 bình thủy tinh cùng chứa 25 cm3 môi trường nuôi cấy y hệt nhau. Người ta lấy vi khuẩn
Pseudomonas fluorescens từ cùng một khuẩn lạc cấy vào hai bình nói trên. Trong quá trình nuôi
cấy, bình A được cho lên máy lắc, lắc liên tục còn bình B thì để yên. Sau một thời gian, ở một
bình, ngoài chủng vi khuẩn gốc cấy vào bình lúc ban đầu người ta còn phân lập được thêm 2
chủng vi khuẩn có đặc điểm hình thái và một số đặc tính khác hẳn với chủng gốc. Trong bình
còn lại, sau cùng thời gian, người ta vẫn chỉ thấy có một chủng vi khuẩn gốc mà không phát hiện
một chủng nào khác.
- Hãy cho biết bình nào (A hay B) có thêm 2 loại vi khuẩn mới? Giải thích tại sao lại đi đến kết
luận như vậy?
- Thí nghiệm này nhằm chứng minh điều gì?
b. Để sản xuất một loại protein làm thức ăn chăn nuôi, người ta nuôi nấm men trong thùng với
các điều kiện: độ pH phù hợp, nhiệt độ thích hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng và thổi khí liên tục.
Sau mấy ngày lấy ra, li tâm, thu sinh khối, làm khô và đóng gói. Đây có phải là quá trình lên
men không? Tại sao?
c. Vì sao nói quang hợp ở vi khuẩn lam tiến hóa hơn quang hợp ở vi khuẩn lưu huỳnh?
a. - Hai bình A và B lúc xuất phát thí nghiệm là như nhau và chỉ khác nhau là một bình được
lắc và một bình không được lắc trong khi làm thí nghiệm. Như vậy, bình nào được lắc sẽ có
môi trường trong bình đồng nhất hơn so với bình không được lắc.
Trong bình không được lắc, môi trường nuôi cấy vi khuẩn sẽ không đồng nhất: trên bề mặt
sẽ giàu O2 hơn phía giữa ít O2 hơn, dưới đáy gần như không có O2.
Sự khác biệt về môi trường sống là yếu tố để chọn lọc tự nhiên chọn lọc ra các chủng vi
khuẩn thích hợp với từng vùng của môi trường nuôi cấy. Như vậy bình B (không được lắc)
là bình có thêm chủng vi khuẩn mới.
- Thí nghiệm này nhằm chứng minh điều kiện môi trường thay đổi có tác dụng phân hóa,
hình thành nên các đặc điểm thích nghi.

b. - Trong trường hợp trên, khi có ôxi (thổi khí) nấm men chỉ sinh trưởng cho sinh khối mà
không lên men. Quá trình này không phải là lên men.
- Vì lên men là quá trình kị khí, trong đó chất nhận e - cuối cùng là chất hữu cơ. Khi không
có ôxi, nấm men sẽ tiến hành lên men tạo rượu êtilic.
c. QH ở VK lam tiến hóa hơn VK lưu huỳnh do:
- Thải ôxi → thúc đẩy tiến hóa của SV hiếu khí khác.
- Nguồn H+; e-: H2O - phổ biến và rất dồi dào trong tự nhiên so với S, H2S.
- Sắc tố quang hợp là Chl (không phải khuẩn diệp lục) nên hấp thu ánh sáng hiệu quả
hơn.
- Bước đầu xuất hiện sự chuyên hóa về chức năng do đã xuất hiện các tylacôid.
Câu 32
a. Tại sao rượu nhẹ hoặc bia để lâu có váng trắng và vị chua gắt? Hiện tượng gì xảy ra khi vớt
váng trắng ra rồi nhỏ lên một vài giọt oxi già? Giải thích.
b. Nấm men có hình thức sinh sản đặc biệt nào so với vi sinh vật khác. Điểm giống nhau và khác
nhau giữa hình thức sinh sản này với nguyên phân ở tế bào động vật?
c. Làm thế nào có thể phát hiện có sự nhiễm virut xảy ra ở vi khuẩn? Trong các pha sinh trưởng
của vi khuẩn khi nuôi cấy không liên tục thì pha nào tiêu tốn nhiều oxi nhất? Giải thích.

– Rượu nhẹ hoặc bia để lâu có váng trắng và có vị chua gắt là do: axit axetic và tạo ra năng lượng
C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O + Q
+ Năng lượng giúp cho vi khuẩn sinh trưởng tạo váng
a + Axit axetic làm cho dung dịch có vị chua gắt.
- Khi nhỏ oxi già sẽ thấy có bọt khí bay lên vì: vi khuẩn hiếu khí nên trong tế bào của nó có
enzim catalaza, do đó khi nhỏ nước oxy già thì nước oxy già sẽ bị phân hủy thành nước và O 2 bay
lên.
- Hình thức sinh sản đặc biệt: sinh sản nảy chồi
- Điểm giống nhau: đều qua 4 pha: G1, S, G2, M
b
- Nảy chồi khác nguyên phân ở tế bào động vật: pha G2 ngắn hơn vì nguyên liệu cần được tổng
hợp ở pha này ít hơn.
c - Cách phát hiện:
+ Khuẩn lạc vi khuẩn trong suốt
+ Dịch huyền phù vi khuẩn giảm độ chiết quang rất nhanh
- Trong các pha sinh trưởng của vi khuẩn khi nuôi cấy không liên tục thì pha tiêu tốn nhiều oxi
nhất: cuối pha lag.
Vì ở pha lag tế bào vi khuẩn tuy chưa phân chia nhưng đã hình thành hàng loạt enzim cảm ứng
nên cần nhiều oxi hơn.
Câu 33
1. Khi nghiên cứu Bacillus subtilis (trực khuẩn cỏ khô) là vi khuẩn phổ biến trên các đám
cỏ khô, chúng là vi khuẩn hiếu khí bắt buộc.
a. Hãy nêu môi trường và phương pháp nghiên cứu để có thể phát hiện kiểu hô hấp của
vi khuẩn này?
b. Bacillus subtilis có thể sử dụng con đường phân giải glucose nào và chỉ ra chất nhận e-
cuối cùng là gì?
c. Người ta có thể nuôi cấy Bacillus subtilis trong điều kiện không có oxi phân tử nếu
trong môi trường có nguồn nitrat. Giải thích.
2. Hãy xác định kiểu dinh dưỡng theo nguồn cacbon, năng lượng và kiểu hô hấp của nấm
men rượu (Saccharomyces cerevisiae).
1.
a. Bacillus subtilis là vi khuẩn hiếu khí bắt buộc, sử dụng môi trường VF trong ống nghiệm (môi
trường nửa lỏng) cấy vi khuẩn này vào sâu môi trường đó để nguội 40 oC và làm nguội nhanh, vi
khuẩn này chỉ phát triển trên bề mặt môi trường.
b. Vi khuẩn này thực hiện con đường EMP phân giải glucose, tiếp đến là chu trình Crep và chuỗi hô
hấp, O2 là chất nhận electron cuối cùng.
c. Khi không có oxi phân tử nhưng có nitrat, NRA-nitratredutaza dị hóa, trong vi khuẩn ARN–
nirtratreductaza sẽ được hoạt hóa giúp cho nitrat có thể thu electron: NO 3- → NO2-→ H2O →N2
2.
- Trong điều kiện hiếu khí ở nhiệt độ và pH phù hợp, nấm men rượu sử dụng glucôzơ trong hô hấp
hiếu khí (viết phương trình phản ứng). Kiểu dinh dưỡng là hóa dị dưỡng, hóa dưỡng hữu cơ vì nguồn
chất cho là glucôzơ và chất nhận cuối cùng là oxi phân tử.
- Trong điều kiện kị khí ở nhiệt độ và và pH phù hợp, nấm men rượu sử dụng glucôzơ để lên men
rượu (viết phương trình phản ứng). Kiểu dinh dưỡng là hóa dị dưỡng, hóa dưỡng hữu cơ vì nguồn cho
electron và nhận electron cuối cùng là NADH và axetandehit.

Câu 34
1. Trong sản xuất sinh khối tế bào người ta áp dụng phương pháp nuôi cấy nào? Giải thích?
2. Độ dài của pha tiềm phát phụ thuộc vào những yếu tố nào?
3. Ở những con bò khi chữa bệnh bằng thuốc kháng sinh penixilin sau đó vắt sữa ngay. Loại sữa
này có thể sử dụng làm sữa chua được không? Giải thích.
1.
- Trong sản xuất sinh khối tế bào người ta sử dụng phương pháp nuôi cấy liên tục.
- Làm cho tốc độ sinh trưởng riêng của vi sinh vật cao nhất trong điều kiện cụ thể và kiểm soát được,
do đó thu hoạch lượng sinh khối cao nhất
- Có thể nghiên cứu cụ thể sự thay đổi cơ chất, sản xuất các chất trao đổi với hoạt tính mong muốn, tiết
kiệm.
2. Độ dài của pha tiềm phát phụ thuộc vào giống, tuổi giống, và thành phần môi trường.
3. Do penixilin sẽ ức chế sự tổng hợp thành peptidoglycan của vi khuẩn lactic → vi khuẩn lactic không
sinh trưởng phát triển được → không lên men sữa chua được
Câu 35. a) Nuôi cấy Escherichia coli trong môi trường với nguồn cung cấp cacbon là fructôzơ và
sorbitol, thu được kết quả như bảng dưới đây:
Giờ 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Số lượng tế bào
102 102 104 106 108 108 1010 1014 1018 1022
vi khuẩn
Hãy nhận xét về đường cong sinh trưởng và giải thích quá trình sinh trưởng của quần thể vi
khuẩn.
b) Trong nuôi cấy vi khuẩn, khi nào pha tiềm phát bị kéo dài và khi nào được rút ngắn?
a) – Đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn có 2 pha tiềm phát, 2 pha lũy thừa. Sau khi kết
thúc pha lũy thừa thứ nhất, tế bào lại mở đầu pha tiềm phát thứ hai rồi tiếp đến là pha lũy thừa thứ
hai.
– Giải thích:
+ Đây là hiện hiện tượng sinh trưởng kép xảy ra khi môi trường nuôi cấy có 2 loại cơ chất cacbon.
+ Lúc đầu vi khuẩn tổng hợp loại enzim để phân giải hợp chất dễ đồng hóa hơn (fructôzơ), sau đó
khi chất này đã cạn, vi khuẩn lại được chất thứ hai (sorbitol) cảm ứng để tổng hợp enzim phân giải
hợp chất thứ hai này.
b) – Nếu cấy giống già (lấy từ pha cân bằng) hoặc cấy vào môi trường có thành phần và điều kiện
(pH, nhiệt độ) khác so với môi trường cũ, thì pha tiềm phát bị kéo dài.
– Ngược lại, nếu cấy giống non, khỏe, có khả năng sinh trưởng mạnh (lấy từ pha lũy thừa), môi
trường có thành phần và điều kiện như lần nuôi cấy trước, thì pha tiềm phát được rút ngắn.

Câu 361. Thiobacillus ferroxidans là vi khuẩn Gram âm được sử dụng để xử lý nước nhiễm phèn.
Vi khuẩn Thiobacillus ferroxidans có khả năng biến đổi FeS2 → Fe(OH)3. Dựa vào những thông
tin trên, hãy cho biết cấu trúc thành tế bào, kiểu dinh dưỡng của vi khuẩn này.
2. Ở đáy các ao hồ có các nhóm VSV phổ biến sau:
Nhóm I: biến đổi SO42- thành H2S.
Nhóm II: biến đổi NO3- thành N2.
Nhóm III: biến đổi CO2 thành CH4.
Nhóm IV: biến đổi cacbonhiđrat thành axit hữu cơ và biến đổi protein thành axitamin, NH 3.
Dựa vào nguồn cacbon, hãy nêu kiểu dinh dưỡng, loại vi sinh vật tương ứng của mỗi nhóm VSV
nêu trên. Giải thích.
Hướng dẫn
Ý Nội dung
1. -Thành tế bào có 1 lớp murein, có lớp màng ngoài.
- Kiểu dinh dưỡng: Hóa tự dưỡng (ôxi hóa sắt pyrit thành Fe(OH) 3 để tạo năng lượng cho quá
trình tổng hợp cacbohiđrat).
2 - Nhóm I: vi khuẩn khử sunfat. Chất cho e là H2, chất nhận e là SO42-. Kiểu dinh dưỡng là hóa
tự dưỡng.
- Nhóm II: vi khuẩn phản nitrat hóa. Chất cho e là H2 (cũng có thể là H2S, S0), chất nhận e là oxi
của nitrat. Kiểu dinh dưỡng là hóa tự dưỡng. - Nhóm III: Là những vi khuẩn và vi khuẩn cổ
sinh mêtan. Chất cho e là H2 (cũng có thể là H2O), chất nhận e là oxi của CO2. Kiểu dinh dưỡng
là hóa tự dưỡng.
- Nhóm IV: Gồm các vi khuẩn lên men và các vi khuẩn amôn hóa kị khí protein. Kiểu dinh
dưỡng là hóa dị dưỡng.
Câu 37. Nguyên nhân gì làm cho một chủng VSV cần phải có pha tiềm phát (lag) khi bắt đầu
nuôi cấy chúng trong môi trường mới? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến pha lag? Nghiên
cứu thời gian của pha lag có ý nghĩa gì?
2. Có 2 chủng vi khuẩn A và B đều cần vitamin B 1 (tiamin) để sinh trưởng nhưng cả hai đều
không tự tổng hợp dược. Tuy nhiên chủng A có thể tổng hợp phần pirimidin, còn chủng B lại
tổng hợp được phần tiazol. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra trong các trường hợp sau và giải
thích trường hợp 3.
-Trường hợp 1 : nuôi cấy riêng 2 chủng vi khuẩn này trên môi trường có tiazol, thiếu pirimidin
và có đầy đủ các chất dinh dưỡng khác.
-Trường hợp 2 : nuôi cấy riêng 2 chủng vi khuẩn này trên môi trường thiếu cả pirimidin và
tiazol nhưng đầy đủ các chất dinh dưỡng khác.
-Trường hợp 3 : nuôi cấy chung 2 chủng vi khuẩn này trên môi trường thiếu cả pirimidin và
tiazol nhưng đầy đủ các chất dinh dưỡng khác.
Hướng dẫn
Ý Nội dung
1. - Pha lag: pha thích ứng của sinh vật với môi trường. Pha này cần có sự tổng hợp các protein
enzim cần thiết để xúc tiến quá trình tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào và phân giải các
chất có ở môi trường
-Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến pha lag, trong đó người ta thường đề cập đến 3 yếu tố chính
sau:
+Tuổi của giống cấy: giống khỏe mạnh được lấy ở pha log thì pha lag sẽ ngắn.
+Lượng giống: cấy giống nhiều pha lag ngắn và ngược lại.
+Thành phần của môi trường: môi trường có thành phần phong phú thì pha lag ngắn.
- Thời gian của pha lag là một thông số quan trọng để xem xét tính chất của vi khuẩn và môi
trường nuôi cấy có thích hợp không. Thông số này được xác định bằng hiệu giữa thời điểm t t
(tại đây dịch huyền phù có số lượng tế bào xác định Xt) và ti (tại đây khối lượng tế bào có thể
đạt đến mật độ mà sau đó nếu đem nuôi cấy thì chúng bắt đầu pha log ngay).
2. -Trường hợp 1: Chủng A mọc khuẩn lạc, chủng B không mọc khuẩn lạc.
-Trường hợp 2: Cả 2 chủng A và B đều không mọc khuẩn lạc.
-Trường hợp 3: Mọc khuẩn lạc: chính là khuẩn lạc của chủng vi khuẩn nguyên dưỡng nhờ hiện
tượng tiếp hợp của 2 chủng vi khuẩn trên, tạo nên chủng vi khuẩn vừa có khả năng tổng hợp
pirimidin vừa có khả năng tổng hợp tiazol nên chúng có thể sinh trưởng trên môi trường thiếu
cả hai nhân tố sinh trưởng trên nhưng có đầy đủ các chất dinh dưỡng khác.
Câu 38
a. Phân biệt cấu trúc và cơ chế hoạt động của roi bơi vi khuẩn và roi bơi tế bào nhân thực?
b. Ở vi sinh vật, có 2 con đường tạo ra pyruvate khác nhau, sự khác nhau căn bản giữa 2 con
đường ấy là gì? Sự khác nhau căn bản nhất giữa phương thức hóa tổng hợp vô cơ và hô hấp kị
khí là gì?
a.
- Roi bơi nhân thực có nguồn gốc từ trung thể, có cấu trúc 9+2 bộ đôi vi ống được bao bọc bởi màng
sinh chất, giữa các vi ống được lấp đầy bởi tế bào chất, các bộ đôi vi ống được nối với nhau nhờ các
protein động cơ (cầu nối dynein). Các protein động cơ có thể sử dụng ATP khiến roi bơi vận động
kiểu xoắn hay đập mái chèo.
- Roi bơi nhân sơ được tạo bởi cấu trúc thể gốc, bao và thân roi. Thân roi được tạo bởi các tiểu phần
flagellin, thể gốc gồm nhiều vòng protein khác nhau (tùy loại vi khuẩn gram âm hay gram dương).
Hoạt động của roi bơi nhân sơ được thực hiện nhờ dòng vận động của proton chảy qua thể gốc làm
quay roto, việc quay roto dẫn tới thân roi được vận động.
- Hai con đường tạo ra pyruvate khác nhau ở sinh vật bao gồm con đường đường phân (Embden -
Mayerhof) và con đường Entner – Doudoroff và con đường Entner – Doudoroff tạo ra G6P và KDPG
rồi tạo thành pyruvate, trong khi đường phân tạo thành 2 pyruvates theo một con đường tạo ra frutose
1,6 diphosphate
- Hóa tổng hợp là quá trình đồng hóa (tổng hợp), hô hấp kị khí là quá trình dị hóa (phân giải). Hóa
tổng hợp sử dụng các chất vô cơ như nguồn chất cho e tạo ra lực khử, tích lũy năng lượng cho sự cố
định CO2 trong khi hô hấp kỵ khí sử dụng nguồn chất vô cơ/hữu cơ là chất nhận e cuối cùng, quá
trình truyền e đó tạo ra năng lượng ATP.
Câu 39
a. Cả ethanol và penicillin đều được sử dụng phổ biến trong y tế với mục đích diệt khuẩn. Tuy
nhiên, tại sao vi khuẩn có thể tiến hóa để kháng lại penicillin trong khi đó chúng khó có thể biến
đổi để chống lại ethanol?
b. Khi nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục, chỉ ra hai yếu tố quyết định
kích thước quần thể vi sinh vật và sự biến đổi của quần thể vi sinh vật thể hiện như thế nào ở
giai đoạn pha suy vong?

a.
- Cả ethanol và penicillin đều là nhóm chất diệt khuẩn, tuy nhiên cơ chế diệt khuẩn của hai nhóm
chất trên khác nhau nên vi khuẩn sẽ có đáp ứng khác nhau trước sự có mặt của 2 nhóm chất này.
- Ethanol là phân tử nhỏ có tác dụng gây biến tính protein màng và hệ thống protein trong tế bào khi
nó xâm nhập vào bên trong, các protein biến tính mất chức năng sinh lý và tế bào chết đi. Cơ chế đó
là cơ chế không chọn lọc, hầu hết protein đều bị tác động do vậy vi khuẩn khó có thể tiến hóa để
chống lại ethanol
- Penicillin là phân tử lớn, có tác động chọn lọc lên một quá trình sinh lý cụ thể của vi khuẩn là quá
trình tổng hợp thành tế bào do vậy vi khuẩn có thể tiến hóa theo chiều hướng chọn lọc hoặc nhận các
biến dị sản sinh enzyme penicillinase và kháng lại kháng sinh này
b.
- Có 2 yếu tố quyết định kích thước quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục bao gồm
lượng chất dinh dưỡng có mặt trong môi trường và bản chất của loài vi sinh vật.
- Ở giai đoạn suy vong, số lượng tế bào giảm dần do số lượng tế bào mới tạo ra ít hơn nhiều so với
số lượng tế bào bị chết đi do chất dinh dưỡng cạn kiệt và hàm lượng chất độc trong môi trường tăng
cao.
- Nhiều tế bào trong quần thể vi sinh vật đi vào hiện tượng chết theo lập trình, giải phóng các chất
dinh dưỡng cho một số tế bào khác có khả năng sử dụng và tiếp tục sống sót và tạo ra pha cân bằng
phụ.
- Một số tế bào khởi động con đường hình thành nội bào tử, tạo ra cấu trúc có khả năng tồn tại qua
điều kiện khắc nghiệt nhờ tồn tại ở trạng thái tiềm sinh. Các tế bào này chờ đợi điều kiện thuận lợi
để trở lại trạng thái ban đầu.

Câu 40
Dòng nước chảy ra từ các mỏ khai thác sắt ở Thái Nguyên chứa nhiều ion sắt, sulphate và
một số ion kim loại khác. Dòng nước này chảy vào sông, suối, ao, hồ sẽ gây ô nhiễm, làm cho sinh
vật thủy sinh chết hàng loạt. Người ta xử lý loại bỏ sắt của nước thải này bằng cách sử dụng vi
khuẩn khử lưu huỳnh. Cho dòng nước thải chảy qua tháp phản ứng (là một hệ thống kín) có
nhồi chất hữu cơ như rơm, rạ đã được trộn vi khuẩn khử sulfate thì nước thu được từ tháp phản
ứng không còn một số ion, đáy tháp có kết tủa màu đen. Hãy giải thích:
a) Vi khuẩn khử lưu huỳnh có kiểu dinh dưỡng nào?
b) Chất hữu cơ (rơm, rạ) và sulfate có tác dụng gì?
c) Kết tủa có màu đen ở đáy tháp là gì?
Hướng dẫn
a. Vi khuẩn khử lưu huỳnh là vi khuẩn dị dưỡng. Chúng tiến hành hô hấp kị khí tạo ra năng
lượng cho các hoạt động sống. (0,5 điểm).
b. Chất hữu cơ là chất cho điện tử; sulfate là chất nhận điện tử trong hô hấp kị khí. (1,0 điểm).
c. Sản phẩm của quá trình khử lưu huỳnh là khí sulfua. Sulfua kết hợp với kim loại tạo thành
hợp chất sunfua-kim loại (trong trường hợp này là FeS). FeS có màu đen và được tạo thành
kết tủa ở đáy của tháp phản ứng. (0,5 điểm)
Câu 41
Trong sản xuất các chế phẩm vi sinh vật, người ta có thể dùng phương pháp nuôi cấy liên
tục và không liên tục. Giả sử có 2 chủng xạ khuẩn, một chủng có khả năng sinh enzim A, một
chủng khác có khả năng sinh kháng sinh B. Hãy chọn phương pháp nuôi cấy cho mỗi chủng xạ
khuẩn để thu được lượng enzim A, kháng sinh B cao nhất và giải thích lí do chọn?
Hướng dẫn
- Ở phương pháp nuôi cấy liên tục, người ta thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng và lấy đi một
lượng dịch nuôi tương đương, tạo được môi trường ổn định, do vậy VSV sinh trưởng ổn định ở pha lũy
thừa. Enzim là sản phẩm bậc I được hình thành ở pha tiềm phát và pha lũy thừa, vì vậy chọn phương
pháp nuôi cấy liên tục là thích hợp nhất, thu được lượng enzim A cao nhất.
- Ở phương pháp nuôi cấy không liên tục (từng mẻ), sự sinh trưởng của VSV diễn ra theo đường
cong gồm 4 pha: tiềm phát, lũy thừa, cân bằng và suy vong. Chất kháng sinh là sản phẩm bậc II được
hình thành ở pha cân bằng, pha này cho lượng kháng sinh nhiều nhất (nuôi cấy liên tục không có pha
cân bằng), vì vậy chọn phương pháp nuôi cấy không liên tục là thích hợp nhất, thu được lượng kháng
sinh B cao nhất
Câu 42
1. Vi khuẩn nào có khả năng làm sạch môi trường bị ô nhiễm H 2S? Thực tế, ta nên dùng loại vi
khuẩn nào để xử lí môi trường ô nhiễm H2S?
2. Trong hoạt động sống bình thường, màng sinh chất của vi khuẩn có thể có những kiểu biến
đổi về mặt cấu trúc như thế nào? Chức năng của mỗi kiểu biến đổi đó?
3. Tại sao các phage lây nhiễm tế bào vi khuẩn (thực khuẩn thế) lại không lây nhiễm tế bào vi
khuẩn cổ?
1.
- Vi khuẩn hoá tổng hợp lấy năng lượng từ H2S.
H2S + O2  S + H2O + Q
S + O2 + H2O  H2SO4 + Q
H2S + CO2 + Q  CH2O + S + H2O
- Vi khuẩn quang tổng hợp sử dụng chất cho e là H 2S (vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, màu tía)
H2S + CO2 -> CH2O + S + H2O
- Thực tế, nên dùng vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, màu tía để xử lí môi trường ô nhiễm H 2S vì hai loại
vi khuẩn này sử dụng H2S làm chất cho e trong quá trình quang hợp và tích luỹ S trong tế bào, còn
vi khuẩn hoá tổng hợp sử dụng H2S thì tạo ra S hoặc H2SO4 giải phóng ra môi trường.
2. Các kiểu biến đổi của màng sinh chất và chức năng;
- Màng sinh chất gấp nếp tạo mêzôxôm để định vị AND, giúp phân chia tế bào
- Màng sinh chất tạo các túi chứa hạt dự trữ (nitrogenaza) trong quá trình cố định đạm
- Màng sinh chất gấp nếp tạo các tilacôit (vi khuẩn lam), chứa sắc tố quang hợp, giúp vi khuẩn quang
hợp.

3.
- Phage lây nhiễm vi khuẩn thực bằng cách tiết lizozim làm tan một phần thành tế bào murein của vi
khuẩn.
- Thành tế vào vi khuẩn cổ không phải là murein nên không bị phage lây nhiễm.

Câu 43
1. Nếu chuyển một vi sinh vật từ môi trường khác vào môi trường nuôi cấy liên tục thì đường
cong sinh trưởng của vi sinh vật gồm mấy pha? Là những pha nào? Giải thích?
2. Kể tên một hệ thống nuôi cấy liên tục trong cơ thể người. Giải thích?
3. Vì sao nói vi sinh vật khuyết dưỡng có ý nghĩa lớn trong kiểm nghiệm thực phẩm? Cho ví dụ?
1.
- Gồm 2 pha: Là pha tiềm phát và pha luỹ thừa
Giải thích: Đặc điểm của nuôi cấy liên tục chỉ có pha luỹ thừa, nhưng khi chuyển từ một môi
trường khác, vi sinh vật cần có một khoảng thời gian để thích nghi, tổng hợp các enzim cần thiết để
phân giải cơ chất có trong môi trường mới nên giai đoạn đầu vi sinh vật vẫn sinh trưởng theo pha
tiềm phát sau đó mới bước vào pha luỹ thừa.
2. Là ống tiêu hoá của người.Vì chất dinh dưỡng đi vào và chất thải lấy ra liên tục
3. Vì
- Vi sinh vật khuyết dưỡng chỉ phát triển khi có đầy đủ các nhân tố sinh trưởng
- Tố độ sinh trưởng của vi sinh vật tăng khi nồng độ các nhân tố sinh trưởng tăng
- Khi đưa vi sinh vật khuyết dưỡng về một nhân tố sinh trưởng nào đó vào thực phẩm, nếu hàm
lượng chất đó càng lớn thì vi sinh vật phát triển càng mạnh. Người ta dựa vào số lượng vi sinh vật
so với số lượng vi sinh vật sinh trưởng trong môi trường chuẩn (đối chứng) với hàm lượng chất
kiểm định xác định để xác định hàm lượng chất đó trong thực phẩm.
- Ví dụ: Muốn kiểm tra hàm lượng tryptophan có trong thực phẩm, người ta sử dụng vi khuẩn
E.coli khuyết dưỡng tryptophan, nuôi cấy chúng trên thực phẩm. Sau đó xác định số lượng vi sinh
vật từ môi trường nuôi cây chúng trên thực phẩm. Sau đó xác định số lượng vi sinh vật từ môi
trường nuôi cấy sau đó đối chiếu với mức chuẩn để xác định nồng độ tryptophan trong thực phẩm.
Câu 44
1. Có hai ống nghiệm A và B đều chứa cùng một loại môi trường nuôi cấy lỏng có bổ sung
glucôzơ. Người ta đưa vào mỗi ống nghiệm nói trên một số lượng vi khuẩn E.coli bằng nhau, sau
đó nâng pH trong ống A lên mức pH = 8,0 và hạ pH trong ống B xuống mức pH = 4,0. Sau cùng
một thời gian nuôi cấy, giá trị pH trong ống A giảm nhẹ còn pH trong ống B tăng lên.
a. Tại sao có sự thay đổi pH trong hai ống nghiệm A và B nói trên?
b. Giải thích sư ̣ thay đổ i số lượng E. coli trong mỗi ống nghiệm sau một thời gian nuôi cấ y?
2. Nêu cơ chế làm sạch môi trường bị nhiễm H2S của các nhóm vi khuẩn. Trong thực tế, người ta
nên dùng nhóm vi khuẩn nào để xử lí môi trường ô nhiễm H2S? Vì sao?
Nội dung
1.
- Giải thích:
Ở ống A, bơm prôton trên màng sinh chất của E.coli bơm H+ từ trong tế bào ra bên ngoài.
Ở ống B, H+ và glucôzơ từ bên ngoài đi vào tế bào theo cơ chế đồng vận chuyển.
- Số lượng vi khuẩn E. coli trong ống A không tăng do pH bên ngoài cao nên không có quá trình
đồng vận chuyển glucôzơ vào bên trong E. coli thiếu glucôzơ nên không sinh trưởng được.
-Số lượng vi khuẩn E.coli trong ống B tăng lên do có quá trình đồng vận chuyển glucôzơ vào bên
trong E. coli tăng lên.
2.
- Vi khuẩn hóa tổng hợp lấy năng lượng từ H2S.
H2S + O2 → S + H2O + Q
S + O2 + H2O → H2SO4 + Q
H2S + CO2 + Q → CH2O + S + H2O
- Vi khuẩn quang tổng hợp sử dụng chất cho e là H2S (vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, màu tía).
H2S + CO2 → CH2O + S + H2O
- Hai nhóm vi khuẩn trên đều sử dụng H2S làm chất cho e, tuy nhiên trong thực tế nên dùng vi khuẩn
lưu huỳnh màu lục và màu tía để xử lí môi trường ô nhiễm H2S vì những vi khuẩn quang tổng hợp
này tạo ra S tích lũy trong các hạt dự trữ trong tế bào, còn vi khuẩn hóa tổng hợp tạo ra S và H2SO4
giải phóng ra môi trường.
Câu 45.
Bằng thao tác vô trùng, người ta cho 40ml dung dịch đường glucôzơ 10% vào hai bình tam giác
cỡ l00ml (kí hiệu là bình A và B), cấy vào mỗi bình 4ml dịch huyền phù nấm men bia
(Saccharomyces cerevisiae) có nồng độ 103 tế bào nấm men/1ml. Cả hai bình đều được đậy nút
bông và đưa vảo phòng nuôi cấy ở nhiệt độ 35°C trong 18 giờ. Tuy nhiên, bình A được để trên
giá tĩnh còn bình B được lắc liên tục (120 vòng/phút). Hãy cho biết sự khác biệt có thể có về mùỉ
vị, độ đục và kiểu hô hấp cùa các tế bào nấm men giữa hai bình A và B.
Hướng dẫn

Giải thích thí nghiệm về hoạt động của nấm men bia:
- Bình thí nghiệm A có mùi rượu khá rõ và độ đục thấp hơn so vớỉ ở bình B. Trong bình A để trên giá
tĩnh thì những tế bào phía trên sẽ hô hấp hiếu khí còn tế bào phía dưới sẽ có ít ôxi nên chủ yêu tiến
hành lên men êtylic, theo phương trình giản lược sau: Glucôzơ  2 êtanol + 2CO2 + 2ATP. Vì lên
men tạo ra ít năng lượng nên tế bào sinh trưởng chậm và phân chia ít dẫn đến sinh khối thấp, tạo ra
nhiều êtanol.
- Bình thí nghiệm B hầu như không có mùi rượu, độ đục cao hơn bình thí nghiệm A: Do để trên máy
lắc thì ôxi được hoà tan đều trong bình nên các tế bào chủ yếu hô hấp hiếu khí theo phương trình giản
lược như sau: Glucôzơ + 6O2  6H2O + 6CO2 + 38ATP. Nấm men có nhỉều năng lượng nên sinh
trưởng mạnh làm xuất hiện nhiều tế bào trong bình dẫn đến đục hơn, tạo ra ít êtanol và nhiều CO2.
- Kỉểu hô hấp của các tế bào nấm men ở bình A: Chủ yếu là lên men, chất nhận điện tử là chất hữu cơ,
không có chuỗi truyền điện tử, sản phẩm của lên men là chất hữu cơ (trong
trường hợp này là etanol) tạo ra ít ATP.
- Kiểu hô hấp của các tế bào nấm men ở bình B: Chủ yếu là hô hấp hiếu khí, do lắc có nhiều ôxi, chất
nhận điện tử cuối cùng là oxi thông qua chuỗi truyền điện tử, tạo ra nhiều ATP. Sản phẩm cuối cùng là
CO2 và H2O.
Câu 46.
Nuôi 2 chủng vi sinh vật A, B trong cùng một môi trường tối thiểu thấy chúng sinh trưởng phát
triển bình thường, nhưng khi tách 2 chủng A và B ra nuôi riêng trong điều kiện môi trường tối
thiểu thì cả hai chủng đều không phát triển được. Hãy giải thích hiện tượng trên?
Hướng dẫn
- Mỗi chủng A và B đều không sống được trong môi trường tối thiểu => Cả hai chủng A và B đều
thuộc nhóm vi sinh vật khuyết dưỡng……………
- Khi nuôi cả A và B trong cùng 1 môi trường tối thiểu, chúng sinh trưởng và phát triển bình thường
=> chủng A và B là vi sinh vật đồng dưỡng……
Giải thích:
- TH1: Chủng A sản xuất nhân tố sinh trưởng cung cấp cho chủng B và ngược lại chủng B cũng sản
xuất nhân tố sinh trưởng khác cung cấp cho chủng A……..
- TH2: Chủng A tổng hợp 1 thành phần của nhân tố sinh trưởng, chủng B tổng hợp thành phần còn lại
của cùng nhân tố sinh trưởng, cả hai thành phần này cùng tham gia hình thành nhân tố sinh trưởng cần
thiết cho chủng A và B……
Câu 47: Phân biệt quang hợp ở thực vật và quang hợp ở vi khuẩn S màu tía?
Hướng dẫn
Phân biệt
Đặc điểm Quang hợp ở thực vật Quang hợp ở VK S màu tía
Sắc tố QH chlorofyl a,b; sắc tố phụ khuẩn diệp lục
(carotenoit)
Nguyên liệu CO2, H2O CO2 ; H2S ....
Chất cho e , H H2O
- +
H2S, S
Sản phẩm C6H12O6 ; O2 C6H12O6 ;H2O, S, H2SO4 (Không có O2)
(Có O2)
Điều kiện Hiếu khí Yếm khí
PTTQ 6CO2 + 6 H2O + 674 Kcal + ánh 2H2S +CO2 +ánh sáng → (CH2O)n + 2S +H2O
sáng + diệp lục → C6H12O6 + 6 2S+5H2O+ 3CO2 + ánh sáng → 3(CH2O)n +
O2 2H2SO4
Câu 48: Điểm khác nhau trong con đường tổng hợp chất hữu cơ ở các nhóm Vi khuẩn hoá tổng
hợp?
TL:
Điểm khác nhau trong con đường tổng hợp chất hữu cơ ở các nhóm Vi khuẩn hoá tổng hợp là:
- Các nhóm VK hoá tổng hợp gồm: nhóm VK lấy năng lượng từ các hợp chất chứa S, nhóm VK lấy
năng lượng từ các hợp chất chứa N, nhóm VK lấy năng lượng từ các hợp chất chứa Fe, nhóm VK lấy
năng lượng từ H phân tử.
- Các nhóm VK hoá tổng hợp có sự khác biệt nhau ở khâu chúng sử dụng các chất cho Hiđro khác
nhau, từ đó cho các sản phẩm khác nhau
+ Nhóm VK lấy năng lượng từ các hợp chất chứa N tiến hành Ôxi hó NH 3 thành axit Nitơ để lấy một
phần năng lượng
+ Nhóm VK lấy năng lượng từ các hợp chấy chứa S có khả năng Ôxi hoá H2S để lấy một phần năng
lượng.
+ Nhóm VK lấy năng lượng từ các hợp chất chứa Fe có khả năng Oxi hoá Fe 2+ thành Fe3+ để lấy một
phần năng lượng
+ Nhóm VK lấy năng lượng từ Hiđro có khả năng Oxi hoá Hiđro phân tử để lấy một phần năng lượng

Câu 49: Vì sao nói quang hợp ở vi khuẩn lam tiến hóa hơn quang hợp ở vi khuẩn lưu huỳnh?
TL:
. QH ở VK lam tiến hóa hơn VK lưu huỳnh do:
- Thải ôxi → thúc đẩy tiến hóa của SV hiếu khí khác
- Nguồn H+; e-: H2O - phổ biến và rất dồi dào trong tự nhiên so với S, H2S
- Sắc tố quang hợp là Chl (không phải khuẩn diệp lục) nên hấp thu ánh sáng hiệu quả hơn
- Bước đầu xuất hiện sự chuyên hóa về chức năng do đã xuất hiện các tylacôid.
Câu 50: Tế bào nấm men sống nhờ glucose được chuyển từ môi trường hiếu khí đến môi trường
kị khí. Để cho tế bào tiếp tục tạo ATP với cùng tốc độ, thì tốc độ tiêu thụ glucose cần phải thay
đổi như thế nào?
TL:
- TB cần tiêu thụ glucose ở một tốc độ khoảng 19 lần tốc độ tiêu thụ trong môi trường hiếu khí (2ATP
được phát sinh nhờ lên men so với 38 ATP nhờ hô hấp TB)

Câu 51. Một học sinh nói rằng "Oxy là chất độc đối với vi khuẩn kị khí và vi khuẩn hiếu khí".
Bằng kiến thức của mình em hãy giải thích tại sao bạn học sinh đó nói như vậy?
Giải thích:
- Khi oxy nhận e thì tạo thành O -2: 2O-2 + 2 H+ -> H2O2 + O2
H2O2 là chất độc đối với VK-> O2 là chất độc đối với vi khuẩn.
- Tuy nhiên đối với vi khuẩn hiếu khí có E catalaza chúng phân giải H 2O2 khử độc cho tế bào.-> VK
hiếu khí không bị chết khi có O2.
VK kị khí không có.
Câu 52 : Người ta đem nuôi cấy 3 chủng vi khuẩn : hiếu khí bắt buộc (A), kị khí không bắt buộc
(B), kị khí bắt buộc (C) trong môi trường lỏng ở các điều kiện thích hợp cho sự sinh trưởng. Lấy
một giọt dịch nuôi cấy chủng A, B, C cho lên lam kính, sau đó nhỏ một giọt dung dịch H 2O2 lên
trên. Hãy nêu hiện tượng xảy ra và giải thích ?
Hướng dẫn
- Các vi khuẩn có thể sống được trong điều kiện có O2 thì chúng phải có enzim catalaza giúp phân
giải H2O2 → giải độc cho tế bào.
- Vi khuẩn A hiếu khí bắt buộc, có hiện tượng sủi bọt nhiều do tế bào có enzim catalaza.
- Vi khuẩn B kị khí không bắt buộc, có hiện tượng sủi bọt do tế bào có enzim catalaza.
- Vi khuẩn C kị khí bắt buộc, không có hiện tượng sủi bọt do tế bào không có enzim catalaza.
Câu 53: Một thí nghiệm mô tả quá trình tạo CH4 ở đáy đầm lầy được tiến hành như sau: Cho
vào bình kín một chất hữu cơ vừa là nguồn cacbon vừa là nguồn electron, bổ sung các chất nhận
electron, nitrat (NO3-), sunphat (SO42-), CO2 và một ít đất lấy ở đáy đầm lầy. Trong hai ngày
đầu, người ta không phát hiện được CH4 trong bình, nhưng ngày thứ ba và thứ tư thấy CH 4 xuất
hiện trong bình với hàm lượng tăng dần. Hãy giải thích hiện tượng trên.
Hướng dẫn
- Trong bình có chất hữu cơ làm nguồn cacbon và nguồn cho e- thì O2 (trong bình) là chất nhận e - hiệu
quả nhất những vi khuẩn hiếu khí sẽ sử dụng O2 là chất nhận e-, sản sinh ra H2O và CO2. Oxi đồng
thời ức chế các quá trình khác.
- Khi O2 hết, trong điều kiện môi trường kị khí các vi khuẩn nitrat và sunphat lúc này sẽ phát triển, lấy
NO2- và SO42- làm chất nhận điện tử cuối cùng
NO2- + e- + H+ N2 + H2O
SO42- + e- + H+ S + H2O hoặc H2S + H2O
- Sau khi nitrat và sunphat hết, CO2 mới được dùng làm chất nhận e - cuối cùng, do tính kém hiệu quả
của nó. Nhóm vi sinh vật sinh metan sử dụng CO 2 để nhận e- như phương trình trên, sản sinh ra CH4.
Lúc này chỉ còn lại vi khuẩn sinh metan nên nó cứ thế phát triển sinh sôi tạo ra ngày càng nhiều CH 4.
Câu 54: Người ta tiến hành thí nghiệm như sau: Cho 50ml dung dịch đường saccarozơ 10% vào
một chai nhựa dung tích 75ml, cho khoảng 10 gam bánh men rượu đã giã nhỏ vào chai, đậy nắp
kín và để nơi có nhiệt độ 30-350C. Sau vài ngày đem ra quan sát.
a. Hãy nêu và giải thích các hiện tượng quan sát được?
b. Nếu sau khi cho bột bánh men vào chai mà không đậy nắp thì hiện tượng quan sát được có gì
khác?
Hướng dẫn
a. Các hiện tượng quan sát được:
- Chai nhựa bị căng phồng.
- Dung dịch trong chai bị xáo trộn, có nhiều bọt khí nổi lên.
- Mở nắp chai thấy mùi rượu.
Giải thích:
- Trong bánh men rượu có chứa nấm men rượu. Trong môi trường không có oxi, nấm men tiến hành
phân giải saccarozơ thành glucozơ và fructo zơ, sau đó sử dụng các loại đường này để tiến hành lên
men rượu:
C12H22O11 + H2O -> 2C6H12O6
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
- Quá trình lên men tạo ra khí CO2 nên thấy bọt khí bay lên, do chai đậy nắp kín nên CO 2 không thoát
ra ngoài, tích tụ lại làm cho chai bị căng phồng.
- Hoạt động của tế bào nấm men làm cho dung dịch bị xáo trộn, đục.
- Quá trình lên men tạo ra rượu etylic nên ngửi thấy mùi rượu.
b. Nếu không đậy nắp chai, phần mặt thoáng dung dịch tiếp xúc với không khí, có oxi nên các tế bào
nấm men tiến hành phân giải đường saccarozơ, rồi thực hiện hô hấp hiếu khí:
C12H22O11 + H2O -> 2C6H12O6
C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O.
Ở trong lòng dung dịch, các tế bào nấm men không tiếp xúc được với oxi nên tiến hành lên men rượu:
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
Như vậy, trong chai vừa xảy ra hô hấp hiếu khí, vừa có quá trình lên men rượu.
- Hô hấp hiếu khí tạo nhiều ATP hơn, nấm sinh trưởng mạnh hơn, độ xáo trộn dung dịch cao hơn.
- Số bọt khí tạo ra ít hơn do chỉ có một số tế bào tiến hành lên men, cá tế bào mặt thoáng tiến hành hô
hấp, có thải ra CO2 nhưng không đi qua dung dịch nên không tạo bọt khí.
- Mùi rượu nhẹ hơn do số tế bào lên men ít hơn.
Câu 55:
a. Sản phẩm pyruvat của quá trình đường phân được tế bào sử dụng vào những mục đích đa dạng như
thế nào?
b. Có gì khác nhau trong vai trò của NADH trong hô hấp và lên men?
TL:
a. Sản phẩm pyruvat của quá trình đường phân được tế bào sử dụng vào những mục đích đa dạng như :
+ Nguyên liệu cho lên men.
+ Tiếp tục phân giải thu năng lượng trong hô hấp.
+ Tiền chất tổng hợp axit amin.
+ Chuyển hóa thành PEP để cố định CO2 cho quang hợp….
b. Vai trò của NADH :
+ Trong hô hấp : Nhận và vận chuyển e giàu năng lượng từ các phản ứng phân giải chất hữu cơ đến
cung cấp cho các chuỗi vận chuyển e trên màng, cơ sở cho quá trình chiết rut năng lượng chủ yếu
trong hô hấp
+ Trong lên men : Được sử dụng để khử chất hữu cơ tạo ra sản phẩn lên men nhằm tái sinh NAD+ duy
trì liên tục đường phân tạo năng lượng cho tế bào.
Câu 56
1. Có hai hộp lồng (đĩa petri) bị mất nhãn, chứa môi trường dinh dưỡng có thạch. Một hộp đã
được cấy phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae), hộp còn lại cấy vi khuẩn Mycoplasma.
Người ta tẩm pênixilin vào hai mảnh giấy hình tròn rồi đặt lên mặt mỗi đĩa thạch một mảnh, sau
đó đặt các hộp lồng vào tủ ấm cho vi khuẩn mọc. Sau 24 giờ lấy ra quan sát thấy ở một hộp xung
quanh mảnh giấy có vòng vô khuẩn. Hãy cho biết hộp đó chứa vi khuẩn gì? Giải thích.
2. Rau củ lên men lactic là thức ăn truyền thống ở nhiều nước châu Á. Vi sinh vật thường thấy
trong dịch lên men gồm vi khuẩn lactic, nấm men và nấm sợi. Hình dưới đây thể hiện số lượng
tế bào sống (log CFU/ml) của 3 nhóm vi sinh vật khác nhau và giá trị pH trong quá trình lên
men lactic dưa cải. Ôxi hoà tan trong dịch lên men giảm theo thời gian và được sử dụng hết sau
ngày thứ 22.

Hình 4. Sự thay đổi của hệ vi sinh vật trong quá trình lên men lactic khi muối dưa cải
a. Nguyên nhân nào làm giá trị pH từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 3?
b. Tại sao nấm men sinh trưởng nhanh từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 26 và giảm mạnh sau
ngày thứ 26?
c. Tại sao nấm sợi vẫn duy trì được khả năng sinh trưởng vào giai đoạn cuối của quá trình lên
men?
Nội dung
1.
a. pH giảm do lượng axit được vi sinh vật tạo ra nhiều và giải phóng vào môi trường.
Axit hữu cơ có thể sản xuất từ hô hấp của vi khuẩn lactic, nấm men và nấm sợi: axit lactic và các
axit hữu cơ như axit piruvic, các axit hữu cơ trong chu trình Creps...
b. Môi trường có pH tối ưu từ 4 đến 4,5 cho sự phát triển của nấm men.
c. Một số nấm sợi được tìm thấy trong rau cải lên men ở giai đoạn cuối do chúng có khả năng chịu
đựng cao với môi trường pH thấp.
2. Hộp có vòng vô khuẩn là hộp cấy Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae).
Giải thích:
- Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae)là vi khuẩn G+, có thành murein dày chịu tác động
của kháng sinh penixilin.
- Penixilin là thuốc kháng sinh có tác động vào sự hình thành mạch peptit ngắn (vòng β-lactam
khống chế tiểu phần nhỏ của Ri ngăn cản quá trình hình thành mạch peptit. Không làm mất thành cũ
chỉ kìm hãm sự hình thành màng mới  có tác động trên VK G+.
- Mycoplasma: Không thành tế bào, chỉ có màng sinh chất giống VK nhưng có sterols trong axit béo
của MSC nên hầu như bền vững dưới tác động của áp suất thẩm thấu. Không mẫn cảm với penicilin,
lizozim và các kháng sinh ức chế tổng hợp thành tế bào khác không bị tiêu diệt không tạo vòng
vô khuẩn.
Câu 57
Có một ống hình chữ U, ở hai nhánh bổ sung hai chủng vi khuẩn kháng kháng sinh:
+ Một nhánh bổ sung chủng S. aureus kháng penixili- Chủng A
+ Một nhánh bổ sung chủng S. aureus kháng Chloramphenicol- Chủng B
Sau một thời gian nuôi cấy người ta thấy ngoài hai chủng trên còn xuất hiện một chủng mới
kháng cả penixilin và chloramphenicol- Chủng C
a. Làm thế nào để chứng minh có sự tồn tại của chủng C?
b. Chủng vi khuẩn C có thể được hình thành bằng các cơ chế nào?
c. Nếu bổ sung enzim AND - aza vào hai nhánh của bình chữ U thì chủng C có được tạo ra
không? Tại sao?
HƯỚNG DẪN
a. Chứng minh có sự tồn tại của chủng C:
- Sau một thời gian nuôi cấy cả hai chủng A và B trong ống hình chữ U, lấy các tế bào trong ống
hình chữ U;
- Sử dụng môi trường có cả hai loại kháng sinh penixilin và chloramphenicol để nuôi cấy các tế bào.
Nếu có tế bào sống sót thì chứng tỏ có sự tồn tại của chủng C.
b. Chủng vi khuẩn C có thể được hình thành bằng các cơ chế tiếp hợp, tải nạp, biến nạp.
c. Nếu bổ sung enzim AND-aza vào hai nhánh của bình chữ U thì chủng C vẫn có thể được tạo ra
bằng tiếp hợp hoặc bằng tải nạp nhưng không thể bằng biến nạp vì các AND-aza sẽ phân giải các
plasmit khi ở ngoài tế bào.
Câu 58
Cho chu trình sinh sản của Nấm như sau:

a. Những ngành nấm nào có chu trình sống như trên?


b. Hãy điền các chú thích thích hợp vào các số thứ tự từ (1) đến (6).
c. Nêu những điểm giống và khác nhau giữa cấu trúc (1) với cấu trúc (5).

a. - Đây là nấm có hai chu trình: Chu trình sinh sản vô tính trong điều kiệm môi trường ổn định và
sinh sản hữu tính trong môi trường không thuận lợi.
- Trừ nấm bất toàn, còn tất cả các ngành nấm khác như: Nấm thích ty, nấm tiếp hợp, nấm túi và nấm
đảm có chu trình sống như trên.
b. 1. Bào tử vô tính
2. Cấu trúc sinh bào tử
3. Giai đoạn dị nhân
4. Dung hợp nhân
5. Bào tử hữu tính.
c. - Giống nhau: Đều là bào tử đơn bội (n)
- Khác nhau:
(1). Bào tử đơn bội hình thành từ quá trình nguyên phân.
(5). Bào tử đơn bội hình thành từ quá trình giảm phân.

Câu 59
1.Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục là những sinh vật đầu tiên trên trái đất. Nó sống ở đáy ao hồ,
vùng nước rất sâu nhờ có nhiều khí H2S . Hãy cho biết:
a. Ý nghĩa của việc vi khuẩn sống ở môi trường đó ?
b. Kiểu dinh dưỡng, kiểu hô hấp của nó để phù hợp với môi trường sống ?
2. Vi khuẩn Corynebacterium Glutamicum (1 điểm)
Để sản xuất axit glutamic thì người ta thường dùng các thùng chứa dịch đường hóa ( bột
sắn, ngô, khoai,.. thủy phân thành đường ) thêm muối nito ( KNO3, ure,.. ), vitamin H, một chút
chất kháng sinh. Rồi cấy vi khuẩn Corynebacterium Glutamicum sinh axit glutamic, nuôi ở 32- 370
C, trong điều kiện thoáng khí, pH: 6,5 – 6,8. Sau 38- 49h, dùng NaOH trung hòa ta thu được
mononatriglutamat, lọc, sấy khô, thu được mì chính.
Hãy xác định
a. Kiểu trao đổi chất và kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật này?
b. Tác dụng của muối nitơ trong việc duy trì độ pH?
Nội dung
- Nơi này giúp nó chống lại tác hại của tia cực tím khi Trái Đất chưa có lớp ozon.
- Quang hợp không thải oxi, trong đó dùng khí H2S làm chất cho electron, và khí CO2 có nhiều
1. trong nước biển để quang hợp. Vi khuẩn thích hợp với ánh sáng yếu
- Hô hấp kị khí: Lấy H2S làm chất nhận e cuối cùng nên sống được ở điều kiện Trái Đất chưa
có O2.
a.
- Kiểu hô hấp: hiếu khí không hoàn toàn. Vi khuẩn cần điều kiện thoáng khí để sinh trưởng, và tạo ra
hợp chất là axit glutamic.
2. - Kiểu dinh dưỡng: hóa dị dưỡng. Nó lấy C từ các hợp chất hữu cơ ( bột sắn, ngô,..)
Lấy năng lượng từ quá trình khử nitrat đồng hóa.
b. – Vì lượng axit tạo ra càng nhiều thì pH giảm nên dùng muối này để trung hòa, giữ pH ổn
định.

Câu 60
a. Sinh trưởng của vi sinh vật
Nuôi cấy 104 tế bào vi khuẩn E.coli trong bình nuôi cấy không liên tục có chứa hai loại nguồn
cung cấp cacbon là glucôzơ và sorbiton. Sau 10 giờ nuôi cấy, đồ thị biểu diễn sự sinh trưởng của
quần thể vi khuẩn có dạng:

mật
độ vi
khuẩn
tb/ml

Biết rằng Trong pha l ũy thừa thứ nhất có thời gian thế hệ (g) = 15 phút. Sau 6,5 giờ nuôi cấy
số lượng vi khuẩn trong bình là 1639.105 tế bào. Hãy cho biết
a. Số lượng tế bào vi khuẩn trong bình nuôi cấy sau 4 giờ nuôi cấy.
b. Thời gian thế hệ (g) ở pha lũy thừa thứ hai.
c. Giả sử trong quá trình nuôi cấy trên vi khuẩn này có khả năng sinh nội bào tử, và gặp
điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm. Hãy vẽ đường cong sinh trưởng trong trường hợp này.
2. Di truyền vi sinh vật Thí
Có 2 chủng vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây bệnh nghiệm 1 2 3 4 viêm
phổi ở chuột nhắt: Chủng S chết S chết
S sống R sống (nhiệt) R sống
Chủng S: Gây bệnh, có vỏ bao, tạo khuẩn lạc láng.
Chủng R: Không gây bệnh, không có vỏ bao, tạo
khuẩn lạc nhám.
Người ta tiến hành tiêm S. 24neumonia vào chuột 2 nhắt
Tiêm vào chuột (10 vi khuẩn)
rồi phân tích kết quả thu được. Thí nghiệm được mô tả ở hình
bên, trong đó, 1ml mẫu máu của chuột chết ở thí nghiệm 4
chứa 50 vi khuẩn chủng S có khả năng sinh sản.
a. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm 1, 2, 4. Chết Sống Sống Chết
b. Trên cơ sở nào loại trừ khả năng tế bào chủng R chỉ
cần đơn giản dùng vỏ của chủng S để chuyển thành
chủng gây bệnh?
c. Nếu thêm ADN nucleaza vào thí nghiệm 4 thì kết quả thí nghiệm là gì?
Nội dung
a.
- Số lần phân bào ở pha lũy thừa thứ nhất là: 120 phút : 15 phút = 8 lần
- Sau 4 giờ nuôi cấy số lượng tế bào thu được: 104 x 28 = 256. 104 tế bào.
b. Gọi n là số lần phân bào ở pha lũy thừa thứ hai.
-Ta có 256. 104 . 2n = 16390.104 tế bào --> n = log (16390/256): log2 = 6 lần
Thời gian thế hệ (g) ở pha lũy thừa 2 l à: g2 = 120 phút : 6 = 20 phút
c.
mật
độ vi
khuẩn
tb/ml
1.

a.
TN 1: chủng R: không có vỏ bao nên bị tế bào bạch cầu của cơ thể tiêu diệt, vì vậy chuột
không bị bệnh, không chết.
TN 2: chủng S: có vỏ bao, tránh được sự tiêu diệt của tế bào bạch cầu nên sống và gây bệnh
2.
cho chuột, chuột chết.
TN4: khi chủng S chết, tế bào bị phân giải, giải phóng ADN ra môi trường. ADN được vận
chuyển vào tế bào chủng R, giúp cho chủng R có khả năng tổng hợp vỏ và nhân lên thành thế
hệ chủng S con. Từ đó vi khuẩn này gây bệnh cho chuột, chuột chết. (0.25 điểm)
b.
Phân tích số lượng tế bào chủng S mới sinh ra trong chuột ở TN 4 (50 vk/ml máu), nhận thấy
số lượng lớn hơn số tế bào chủng S chết đưa vào (100 vk tổng số), suy ra có sự tổng hợp mới
vỏ.

c. Dưới tác dụng của enzim ADN nucleaza thì ADN trần của chủng S bị phân giải, nên trình
tự tổng hợp vỏ không được vận chuyển vào chủng R. Do đó, chủng R không chuyển thành
chủng độc. Kết quả chuột sống.

Câu 61
1. Bằng thao tác vô trùng, người ta cho 40ml dung dịch đường glucozo 10% vào hai bình tam giác
cỡ 100ml (kí hiệu là bình A và B), cấy vào mỗi bình 4ml dịch huyền phù nấm men bia có nồng độ
103 tế bào nấm men / 1ml. Cả hai bình đều được đậy nút bông và đưa vào phòng nuôi cấy ở 35 oC
trong 18 giờ. Tuy nhiên, bình A được để trên giá tĩnh còn bình B được lắc liên tục (120 vòng
/phút). Hãy cho biết sự khác biệt có thể có về mùi vị, độ đục và kiểu hô hấp của các tế bào nấm
men giữa 2 bình A và B. Giải thích.
2. Phân lập từ nước dưa chua thu được vi khuẩn Streptococcus faecalis. Nuôi vi khuẩn này trên môi
trường cơ sở gồm các chất sau đây: 1,0 gam NH4Cl; 1,0 gam K2HPO4; 0,2 gam MgSO4; 0,1 gam
CaCl2; 5,0 gam glucôzơ; các nguyên tố vi lượng Mn, Mg, Cu, Co, Zn (mỗi loại 2.10 -5 gam) và
thêm nước vừa đủ 1 lít. Thêm vào môi trường cơ sở các hợp chất khác nhau trong các thí
nghiệm từ 1 đến 3 dưới đây, sau đó đưa vào tủ ấm 37 oC và giữ trong 24 giờ, kết quả thu được
như sau:
Thí nghiệm 1: môi trường cơ sở + axit folic → không sinh trưởng.
Thí nghiệm 2: môi trường cơ sở + pyridoxin → không sinh trưởng.
Thí nghiệm 3: môi trường cơ sở + axit folic + pyridoxin → có sinh trưởng.
a) Dựa theo nguồn cung cấp năng lượng; nguồn cacbon; chất cho electron; các chất thêm vào
môi trường cơ sở thì vi khuẩn Streprococcus faecalis có kiểu dinh dưỡng nào?
b) Các chất thêm vào môi trường cơ sở có vai trò như thế nào đối với vi khuẩn Streprococcus
faecalis?
1.
- Bình A có mùi rượu khá rõ và độ đục thấp hơn so với ở bình B: bình A để trên giá tĩnh thì những tế
bào phía trên sẽ hô hấp hiếu khí còn tế bào phía dưới sẽ có ít oxi nên chủ yếu tiến hành lên men
etylic.
PTPU: Glucozo  2 etanol + 2 CO2 + 2 ATP.
Vì lên men tạo ra ít năng lượng nên tế bào sinh trưởng chậm và phân chia ít dẫn đến sinh khối thấp,
tạo ra nhiều etanol.
- Bình B hầu như không có mùi rượu, độ đục cao hơn bình A: do để trên máy lắc thì oxi được hòa
tan đều trong bình nên các tế bào chủ yếu hô hấp hiếu khí theo phương trình giản lược: Glucozo +
oxi  Nước + CO2 + 36 – 38 ATP.
Nấm men có nhiều năng lượng nên sinh trưởng mạnh làm xuất hiện nhiều tế bào trong bình dẫn đến
đục hơn, tạo ra ít etanol và nhiều CO2.
- Kiểu hô hấp của các tế bào nấm men ở bình A: chủ yếu là lên men, chất nhận điện tử là chất hữu
cơ, không có chuỗi truyền điện tử, sản phẩm của lên men là chất hữu cơ (etanol), tạo ra ít ATP.
- Kiểu hô hấp của tế bào nấm men ở bình B: chủ yếu là hô hấp hiếu khí, do lắc có nhiều oxi, chất
nhận điện tử cuối cùng là oxi thông qua chuỗi truyền điện tử, tạo ra nhiều ATP. Sản phẩm cuối cùng
là CO2 và nước.
2. a)
Vi khuẩn có kiểu dinh dưỡng:
- Theo nguồn năng lượng: là hóa dưỡng vì vi khuẩn dùng năng lượng được tạo ra từ chuyển hóa
glucozơ thành axit lăctic.
- Theo nguồn cacbon: là dị dưỡng vì glucozơ là nguồn cacbon kiến tạo nên các chất của tế bào.

- Theo nguồn cho electron: là dinh dưỡng hữu cơ vì glucozơ là nguồn cho electron trong lên men
lăctic đồng hình.
- Theo các chất thêm vào môi trường cơ sở: là vi khuẩn khuyết dưỡng, thiếu 1 trong 2 chất trên vi
khuẩn không phát triển được.
b) Các chất thêm vào môi trường cơ sở có vai trò:
- Các chất folic, pyridoxin là các nhân tố sinh trưởng đối với vi khuẩn nêu trên. Thiếu 1 chất trong 2
chất này thì vi khuẩn không thể tự tổng hợp được và không sinh trưởng.

- Axit folic là một loại vitamin giúp hình thành tổng hợp purin và pirimidin. Pyridoxin là vitamin B6
giúp chuyển amin của các axit amin.

Câu 62
1. Người ta có thể định lượng số hạt virut xâm nhiễm vào tế bào chủ bằng thí nghiệm vết tan
(plaque assay). Thí nghiệm này nuôi cấy một mẫu chứa các hạt virut (ở nồng độ thấp) trên đĩa
phủ sẵn môt lớp tế bào chủ và sau đó đếm số tổn thương cục bộ (gọi là vết tan) tạo thành.
a. Hãy trình bày cơ sở khoa học của phương pháp định lượng virut này?
b. Nếu trên đĩa nuôi cấy tế bào chủ đếm được 30 vết tan thì có thể khẳng định số hạt virion ban
đầu đưa vào là 30 hạt không?
2. Trong sản xuất các chế phẩm sinh học, người ta có thể dùng phương pháp nuôi cấy liên tục
hoặc không liên tục. Giả sử có hai chủng vi khuẩn, chủng I được nuôi cấy để thu nhận sản
phẩm là enzim chuyển hóa, chủng II được nuôi cấy để thu nhận sản phẩm là kháng sinh. Hãy
chọn phương pháp nuôi cấy phù hợp với hai chủng vi khuẩn nói trên và giải thích lý do chọn?
1.
a. Cơ sơ khoa học của phương pháp định lượng vi rut:
- Sự hình thành các vết tan là do các vi rut tạo ra chu trình sinh tan, khi xâm nhiễm vào tế bào chủ
virut nhân lên và làm tan tế bào chủ. Quá trình này gồm 5 giai đoạn: Hấp phụ, xâm nhập, sinh tổng
hợp, lắp ráp và giải phóng.
- Vết tan phát triển trên đĩa khi một virion xâm nhiễm vào một tế bào chủ, virut tái bản trong tế bào
chủ phá vỡ tế bòa chủ và giải phóng nhiều virion con. Những virion mới sinh lại tiếp tục xâm nhiễm
vào các tế bào bên cạnh trên đĩa và sau một số ít chu trình xâm nhiễm sẽ dần tạo ra vùng trong suốt
có thể quan sát được bằng mắt thường gọi là vết tan.
- Như vậy mỗi vết tan có nguồn gốc từ một virion ban đầu và số vết tan trên đĩa tương ứng với số
virion ban đầu đã xâm nhiễm bào tế bào chủ.
b. Nếu trên đĩa nuôi cấy tế bào chủ đếm được 30 vết tan thì không thể khẳng định số hạt virion ban
đầu đưa vào là 30 hạt mà phải nhiều hơn 30 hạt vì sẽ có một số hạt virion vì lý do nào đó mà thụ thể
của nó không tiếp xúc được với thụ thể của tế bào chủ.

2.
- Ở phương pháp nuôi cấy liên tục, người ta thường xuyên bổ sung dịch nuôi cấy và lấy đi một lượng
dịch nuôi tương đương, tạo môi trường ổn định và vi sinh vật duy trì pha sinh trưởng lũy thừa.
- Enzim là sản phẩm bậc I, được hình thành chủ yếu ở pha tiềm phát và pha lũy thừa. Vì vậy, chủng
I lựa chọn phương pháp nuôi cấy liên tục, thu được lượng enzim cao nhất.
- Ở phương pháp nuôi cấy không liên tục, trong suốt úa trình nuôi cấy không bổ sung thêm dinh
dưỡng và thu nhận sản phẩmsinh trưởng của vi sinh vật trải qua 4 pha.
- Kháng sinh là sản phẩm bậc II, thường được hình thành ở pha cân bằng. Với chủng II, nên sử dụng
phương pháp nuôi cấy không liên tục.

Câu 63
a. Để có thể cố định nitơ trong các nốt sần của cây đậu, vi khuẩn Rhizobium cần phải có điều
kiện kị khí và phải cần một lượng lớn ATP. Tuy nhiên, cả tế bào rễ cây và vi khuẩn Rhizobium
đều là loại hiếu khí. Hãy cho biết chọn lọc tự nhiên đã giải quyết mâu thuẫn này như thế nào
thông qua các đặc điểm thích nghi ở cả cây đậu lẫn vi khuẩn Rhizobium để sự hỗ sinh giữa 2 loài
có được như ngày nay? Giải thích.
b. Vi sinh vật sống ở nồng độ muối cao (trên 2M NaCl) chịu tác động của môi trường có hoạt độ
nước thấp và phải có các cơ chế để tránh mất nước bởi thẩm thấu. Phân tích nồng độ ion nội bào
của các vi khuẩn ưa mặn Halobacteriales sống trong hồ muối cho thấy các vi sinh vật này duy trì
nồng độ muối (KCl) cực kỳ cao bên trong tế bào của chúng. Tế bào vi sinh vật phải có đặc điểm
thích nghi như thế nào trong điều kiện này?
HƯỚNG DẪN
Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
a. - Tầng bao bọc bên ngoài nốt sần của rễ cây được lignin hoá khiến hạn chế sự khuếch tán của ôxi
vào bên trong nốt sần. (0,5đ)
- Lượng ôxi trong nốt sần được hạn chế sao cho đủ đối với tế bào rễ cây và vi khuẩn hô hấp nhưng
không ức chế enzym nitrogenase.(0,5đ)
- Vi khuẩn Rhizobium khi vào trong tế bào được bao bọc trong túi màng để hạn chế tiếp xúc với ôxi
tạo điều kiện cho enzym nitrogenase cố định nitơ. (0,5đ)
- Tế bào rễ cây có một loại protein leghemoglobin liên kết với oxi làm giảm lượng ôxi tự do trong nốt
sần, tạo điều kiện kị khí nhưng lại vận chuyển oxi và điều tiết lượng ôxi cho các tế bào vi khuẩn để hô
hấp tổng hợp ATP cho quá trình cố định nitơ. (0,5đ)
b. Hầu hết các protein nội bào của Vi khuẩn ưa mặn chứa một lượng rất dư thừa các amino axit mang
điện tích âm trên bề mặt ngoài của chúng. Điều này sẽ giúp protein giữ được cấu hình cần thiết cho sự
ổn định về mặt cấu trúc và chức năng xúc tác trong điều kiện nồng độ muối cao.
- Các vi khuẩn ưa mặn sử dụng một lượng lớn ATP cho bơm Na+/K+ hoạt động nhằm duy trì nồng độ
muối KCl cao trong tế bào và đồng thời để vận chuyển tích cực Na+ ra khỏi tế bào.
- Hầu hết các enzyme của vi khuẩn ưa mặn có hoạt tính cao trong môi trường này.

Câu 64
1.
Nguyên nhân gì làm cho một chủng vi sinh vât cần phải có pha tiềm phát (lag) khi bắt
đầu nuôi cấy chúng trong môi trường mới? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến pha lag?
Nghiên cứu thời gian của pha lag có ý nghĩa gì?
2.
Rau củ lên men lactic là thức ăn truyền thống ở nhiều nước châu Á. Vi sinh vật thường
thấy trong dịch lên men gồm vi khuẩn lactic, nấm men và nấm sợi. Hình dưới đây thể hiện số
lượng tế bào sống (log CFU/ml) của 3 nhóm vi sinh vật khác nhau và giá trị pH trong quá trình
lên men lactic dưa cải. Ôxi hoà tan trong dịch lên men giảm theo thời gian và được sử dụng hết
sau ngày thứ 22.

Hình 2. Sự thay đổi của hệ vi sinh vật trong quá trình lên men lactic khi muối dưa cải
a. Nguyên nhân nào làm giá trị pH từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 3?
b. Tại sao nấm men sinh trưởng nhanh từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 26 và giảm mạnh sau
ngày thứ 26?
c. Tại sao nấm sợi vẫn duy trì được khả năng sinh trưởng vào giai đoạn cuối của quá
trình lên men?
.1.
- Pha lag: pha thích ứng của sinh vật với môi trường. Pha này cần có sự tổng hợp các protein enzim
cần thiết để xúc tiến quá trình tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào và phân giải các chất có ở môi
trường
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến pha lag, trong đó người ta thường đề cập đến 3 yếu tố chính sau:
+ Tuổi của giống cấy: giống khỏe mạnh được lấy ở pha log thì pha lag sẽ ngắn.
+ Lượng giống: cấy giống nhiều pha lag ngắn và ngược lại.
+ Thành phần của môi trường: môi trường có thành phần phong phú thì pha lag ngắn.
- Thời gian của pha lag là một thông số quan trọng để xem xét tính chất của vi khuẩn và môi trường
nuôi cấy có thích hợp không. Thông số này được xác định bằng hiệu giữa thời điểm t t (tại đây dịch
huyền phù có số lượng tế bào xác định Xt) và ti (tại đây khối lượng tế bào có thể đạt đến mật độ mà
sau đó nếu đem nuôi cấy thì chúng bắt đầu pha log ngay).
.2
a. pH giảm do lượng axit được vi sinh vật tạo ra nhiều và giải phóng vào môi trường.
Axit hữu cơ có thể sản xuất từ hô hấp của vi khuẩn lactic, nấm men và nấm sợi: axit lactic và các axit
hữu cơ như axit piruvic, các axit hữu cơ trong chu trình Creps...
b. Môi trường có pH tối ưu từ 4 đến 4,5 cho sự phát triển của nấm men.
c. Một số nấm sợi được tìm thấy trong rau cải lên men ở giai đoạn cuối do chúng có khả năng chịu
đựng cao với môi trường pH thấp.
Câu 65
Ở ống nghiệm A và B đều chứa 1 ml dịch huyền phù trực khuẩn Bacillus subtilis. Ống A
bổ sung thêm 0,1 ml nước cất, ống B bổ sung 0,1 ml dung dịch saccharozo 0,3M. Sau đó, xử lí 2
ống nghiệm bằng lượng enzim lyzozim như nhau. Kết quả: dịch trong ống nghiệm A trở nên
trong suốt rất nhanh, độ hấp thụ giảm đi 97% trong 20 phút; ống nghiệm B độ hấp thụ chỉ giảm
đi 20% sau 20 phút.
a. Giải thích sự tác động của enzim lyzozim trong ống nghiệm A và B.
b. Vai trò của thành tế bào là gì?
c. Nếu dùng penixillin tác động vào ống nghiệm B thay cho lyzozim thì kết quả như thế nào?
a - Trực khuẩn Bacillus subtilis là vi khuẩn Gram + nên thành peptidoglycan dày.
- Lyzozim cắt đứt liên kết 1,4 β- glycozit của peptidoglycan của vi khuẩn  mất thành tế bào.
- Ống A là môi trường nhược trương nên mất thành tế bào  nước thẩm thấu vào, tế bào
phồng lên, vỡ tung nên dịch huyền phù trong suốt rất nhanh.
- Ống B: trong môi trường có đường 0,3M (đẳng trương) nên khi mất thành tế bào, sự thẩm
thấu cân bằng nên tế bào không bị tan nhưng tế bào trở thành tế bào trần (protoplast).
b Vai trò của thành tế bào:
- Giữ cho hình dạng tế bào ổn định
- Chống lại áp suất thẩm thấu
- Có vai trò trong quá trình phân chia tế bào
- Có chức yếu tố kháng nguyên
- Hỗ trợ chuyển động của tiên mao
c Dùng penixillin tác động vào ống nghiệm B thay cho lyzozim:
Penixillin có tác dụng ức chế hình thành mối liên kết peptit trong chuỗi peptit của
peptidoglycan trong quá trình hình thành thành tế bào mới. Do đó, penixillin có tác động ức
chế hình thành thành mới (khi tế bào vi khuẩn phân chia) còn lyzozim có tác động làm tan vi
khuẩn.

Câu 66

Từ ống nuôi cấy vi khuẩn gốc, người ta pha loãng dung dịch vi khuẩn theo hình bên.
a. Hãy cho biết độ pha loãng của dịch nuôi cấy đến ống nghiệm thứ 6 là bao nhiêu?
b. Từ ống nghiệm pha loãng lấy 1 ml dịch huyền phù pha loãng được cấy trên môi trường thạch
và đếm được 102 khuẩn lạc. Tính số lượng tế bào No vi khuẩn trong 1 ml dịch huyền phù ban
đầu.
c. Từ 1 ml dịch huyền phù gốc, sau 4h số tế bào là 109 tế bào/ml. Biết vi khuẩn có thời gian thế hệ
là 30 phút. Hỏi quần thể vi khuẩn này có trải qua pha tiềm phát không? Giải thích?
a Độ pha loãng của dịch nuôi cấy đến ống nghiệm thứ 6 là 10 5 lần.

b Số lượng tế bào vi khuẩn No trong 1 ml cuả dịch huyền phù gốc:


No = (102 x 105) : 1 = 107 (tế bào)

c 1 ml dịch huyền phù gốc có 107 tế bào, sau 4h số tế bào là 109 tế bào/ml.
- n = (lg109 - lg107)/lg2 = 2/0.3
- Số thời gian vi khuẩn phân chia là: (2/0.3) x 30 = 200 phút
- Số thời gian nuôi vi khuẩn là 4h = 240 phút.
- Thời gian pha tiềm phát = 240 – 200 = 40 phút.
Vậy quần thể vi khuẩn trên có xảy ra pha tiềm phát (40 phút.)

Câu 67
1. a. Vi khuẩn có những đặc điểm nào để thích nghi đa dạng và hiệu quả nhất với môi trường
sống?
b. Penicilin và lyzozim có thể tác động rõ rệt đến quá trình tổng hợp thành vi khuẩn Gram
dương nhưng vì sao lại ít gây tác động đến vi khuẩn Gram âm?
2. Xác định kiểu dinh dưỡng của những đối tượng vi sinh vật sau đây:
a. Một vi khuẩn chỉ cần Metionin như một nguồn dinh dưỡng hữu cơ và sống trong các hang
động không có ánh sáng.
b. Một loài VSV chỉ sinh trưởng tốt trong điều kiện có ánh sáng, nguồn nước dồi dào và không
đòi hỏi các chất hữu cơ

1. a. Vi khuẩn có những đặc điểm nào để thích nghi đa dạng và hiệu quả nhất với môi trường sống?
b. Penicilin và lyzozim có thể tác động rõ rệt đến quá trình tổng hợp thành vi khuẩn Gram dương
nhưng vì sao lại ít gây tác động đến vi khuẩn Gram âm?
2. Xác định kiểu dinh dưỡng của những đối tượng vi sinh vật sau đây:
a. Một vi khuẩn chỉ cần Metionin như một nguồn dinh dưỡng hữu cơ và sống trong các hang động
không có ánh sáng.
b. Một loài VSV chỉ sinh trưởng tốt trong điều kiện có ánh sáng, nguồn nước dồi dào và không đòi
hỏi các chất hữu cơ
1. a. Đặc điểm giúp vi khuẩn thích nghi với điều kiện sống:
- Tỉ lệ S/V lớn → hấp thụ và chuyển hoá vật chất nhanh.
- Hệ gen là ADN vòng trần, đơn bội→ dễ phát sinh và biểu hiện đột biến
- Có thành tế bào  duy trì được áp suất thẩm thấu.
- Có khả năng hình thành nội bào tử hạn chế tác động của điều kiện bất lợi
- Một số vi khuẩn có plasmid mang một số gen quy định khả năng đặc biệt: chống chịu, kháng
thuốc...
- Nhiều vi khuẩn có hệ thống bơm ion đặc biệt (K+ , Na+ hoặc các ion khác) để có thể sống ở môi
trường khắc nghiệt
b. Tác động của Penixilin: ngăn cản sự tổng hợp chuỗi tetrapeptit giữa các tấm của peptidoglican
- Tác động của Lizozim: cắt đứt liên kết 1,4-β-glycozit giữa các đơn vị NAG – NAM của
peptidoglican
- Do sự khác nhau trong cấu trúc thành tế bào mỗi nhóm vi khuẩn:
+ Gr +: không có lớp màng ngoài thành (lớp Lipit A), thành tế bào chủ yếu chứa peptidoglican; có
cầu nối pentaglixin  quá trình tổng hợp thành tế bào chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi penixilin và lizozim
+ Gr-: thành peptidoglican rất mỏng nằm ở trong, ít cầu nối tetrapeptit  ít chịu tác động của
penixilin và lizozym
2. a. Hóa dị dưỡng
b. Quang tự dưỡng
Câu 68
1. Trong quá trình nuôi cấy không liên tục, lấy dịch huyền phù của trực khuẩn cỏ khô
(Bacillus subtilis) ở cuối pha log (cho vào ống nghiệm 1) và dịch huyền phù được lấy cuối pha cân
bằng động (cho vào ống nghiệm 2). Hai ống nghiệm đều được cho thêm lyzozim, sau đó đặt
trong tủ ấm ở 370C trong 3 giờ. Em hãy dự đoán kết quả quan sát được khi làm tiêu bản sống
các vi khuẩn ở hai ống nghiệm trên?
2. Hãy phân loại VSV dựa vào nhu cầu đối với O2 ? Mức độ ảnh hưởng của O2 đối với
VSV phụ thuộc vào điều gì?

1. Trong quá trình nuôi cấy không liên tục, lấy dịch huyền phù của trực khuẩn cỏ khô (Bacillus
subtilis) ở cuối pha log (cho vào ống nghiệm 1) và dịch huyền phù được lấy cuối pha cân bằng động
(cho vào ống nghiệm 2). Hai ống nghiệm đều được cho thêm lyzozim, sau đó đặt trong tủ ấm ở 37 0C
trong 3 giờ. Em hãy dự đoán kết quả quan sát được khi làm tiêu bản sống các vi khuẩn ở hai ống
nghiệm trên?
2. Hãy phân loại VSV dựa vào nhu cầu đối với O2 ? Mức độ ảnh hưởng của O2 đối với VSV phụ
thuộc vào điều gì?

1. Bacillus subtilis là vi khuẩn Gram dương có sinh nội bào tử


- Ống nghiệm 1 : Lấy dịch huyền phù ở cuối pha log (sinh trưởng mạnh), chất dinh dưỡng dồi dào,
lúc này vi khuẩn chưa hình thành nội bào tử  khi xử lý lyzozim sẽ thu được tế bào trần.
- Ống nghiệm 2: Lấy dịch huyền phù ở cuối pha cân bằng động :
chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy, vi khuẩn hình thành nội bào tử khi xử lý lyzozim,
tuy mất thành tế bào nhưng nội bào tử vẫn sống và khi quan sát trên kính sẽ thấy còn nguyên dạng
trực khuẩn.
2. Dựa vào nhu cầu đối với oxi chia thành 5 nhóm :
 Kị khí bắt buộc: bị chết khi có mặt O2
 Kị khí chịu khí: có thể sống khi có O2 nhưng không dùng O2 trong TĐC  có
hay không có O2 đều sinh trưởng như nhau
 Kị khí tùy tiện: sinh trưởng tốt khi có O2 nhưng vẫn sống được khi không có
O2
 Vi hiếu khí: sinh trưởng tốt trong nồng độ O2 thấp
 Hiếu khí bắt buộc: chỉ sinh trưởng khi có mặt O2, đa số các VK
- Ảnh hưởng của O2 đối với VSV phụ thuộc vào con đường trao đổi chất và hệ enzim của chúng
Câu 69
1.
a) Vì sao vi sinh vật kị khí bắt buộc chỉ sống và phát triển được trong điều kiện không có ôxi
phân tử?
b) Nêu khái niệm và bản chất của hiệu ứng Pastơ.
2. Nêu các điểm khác nhau trong phản ứng sáng của quang hợp ở vi khuẩn lam và vi khuẩn lưu
huỳnh màu lục, màu tía.
Hướng dẫn
1.
a) Vì: Vi sinh vật đó không có enzim catalaza, superoxit dismutaza, nên không phân giải được H 2O2
(là chất gây độc đối với chúng) (0.5)
b) Hiệu ứng Pastơ là hiện tượng oxi tự do cảm ứng kích thích quá trình hô hấp hiếu khí và ức chế quá
trình lên men ở nấm men. (0.5)
- Thực chất của hiện tượng này là sự cạnh tranh NADH2 giữa hai quá trình đó. Trong lên men,
axetaldehit nhận hidro từ NADH2, khi có 02 thì NADH2 sẽ được sử dụng vào hô hấp hiếu khí.
2. Sự khác nhau giữa VK lam và VK lưu huỳnh lục, tía: (1.0)
Vi khuẩn lam Vi khuẩn lưu huỳnh
- Nguồn electron là H2O. - Nguồn electron: H2S, S0, H2 …
- Có tạo ôxi phân tử. - Không tạo ôxi phân tử.
- NADPH được tạo ra trực tiếp từ pha sáng. - NADPH không được tạo ra trực tiếp từ pha sáng.
- Sắc tố chính là diệp lục a, b hấp thụ tốt các tia - Sắc tố chính là khuẩn diệp lục
có bước sóng ngắn hơn (680 – 700 nm). (bacteriochlorophyl) a, b hấp thụ tốt các tia có
bước sóng dài hơn (775- 790 nm).
Câu 70
a. Trình bày các hình thức sinh sản vô tính của nấm men.
b. Trong một ống nghiệm chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của vi
khuẩn, người ta xác định có 2 nguồn cung cấp cacbon là glucozo và sorbitol. Em hãy vẽ đồ thị
sinh trưởng của vi khuẩn khi được cấy vào ống nghiệm này và chú thích. Giải thích.
Hướng dẫn
a. – Phân đôi ở nấm men rượu rum: tế bào dài ra, ở giữa hình thành vách ngăn, chia tế bào thành 2
phần bằng nhau, mỗi tế bào con sẽ có 1 nhân.
- Chủ yếu là nảy chồi: vật chất mới tổng hợp được huy động tới chồi, làm nó phình ra, tạo vách ngăn
giữa chồi và tế bào mẹ, sau đó chồi tách khỏi mẹ và tiếp tục lớn.
2. Vẽ đồ thị:

Chú thích: 1,3: Pha tiềm phát; 2, 4: Pha lũy thừa; 5: Pha cân bằng; 6: Pha suy vong; 7: Pha sinh trưởng
thêm
Giải thích:
- Nguồn glucose đơn giản, dễ phân giải hơn sorbitol => vi khuẩn sử dụng glucose trước, khi hết
glucose sẽ dùng sorbitol => 2 pha tiềm phát, 2 pha lũy thừa.
- Nuôi cấy trong ống nghiệm là nuôi cấy không liên tục => dinh dưỡng dần cạn kiệt, chất độc và sản
phẩm chuyển hóa tăng => số lượng vi khuẩn sinh ra bằng số lượng vi khuẩn chết đi (pha cân bằng).
- Khi môi trường cạn kiệt dinh dưỡng, chất độc càng nhiều => vi khuẩn chết đi nhiều hơn vi khuẩn
sinh ra => pha suy vong.
- Vi khuẩn chết đi là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho các vi khuẩn còn sống sót => sinh trưởng thêm.
Câu 71:
a. Cho biết nguồn cacbon, chất nhận êlectron cuối cùng ở vi khuẩn nitrat hóa (Nitrobacter) và vi
khuẩn lên men lactic đồng hình (Streptcoccus lactic).
b. Trong nhuộm Gram, người ta thực hiện các bước lần lượt như sau:
I. Cố định tiêu bản.
II. Nhuộm bằng tím kết tinh.
III. Xử lí tiêu bản bằng lugol.
IV. Xử lí tiêu bằng cồn hoặc axêtôn.
V. Nhuộm bổ sung bằng thuốc nhuộm phụ màu hồng.
- Trường hợp 1: Một học sinh quên xử lí tiêu bản bằng lugol. Kết quả nhuộm sẽ như thế nào?
Giải thích.
- Trường hợp 2: Một học sinh quên xử lí tiêu bản bằng cồn. Kết quả nhuộm sẽ như thế nào? Giải
thích.
Trả lời
a.
- Vi khhuẩn nitrat hóa:
+ Nguồn cacbon: CO2.
+ Chất nhận êlectron cuối cùng: O2
- Vi khuẩn lactic đồng hình:
+ Nguồn cacbon: glucôzơ.
+ Chất nhận êlectron cuối cùng: axit piruvic.
b.
- Trường hợp 1: + Cả hai trường hợp tiêu bản đều có màu hồng.
+ Giải thích: Xử lí tiêu bản bằng lugol (iot) giúp tạo phức với tím kết tinh thành dạng bền khó rửa
trôi với nước. Do quên không xử lí lugol nên tím kết tinh bị rửa trôi nên cả hai trường hợp đều bắt
màu thuốc nhuộm phụ màu hồng.
- Trường hợp 2:
+ Cả hai trường hợp tiêu bản đều có màu tím kết tinh.
+ Giải thích: Xử lí tiêu bản bằng cồn giúp phá hủy màng ngoài của VK Gram (-) đồng thời rửa trôi
một phần phức thuốc tím kết tinh. Quên không xử lí cồn nên Vi khuẩn Gram (-) sẽ không bắt màu
thuốc nhuộm phụ màu hồng. Vi khuẩn Gram (+) vẫn giữ nguyên màu thuốc tím kết tinh
Câu 72
Cho 4 chủng vi khuẩn sau:
Vibrio cholerae; Bacillus subtilis; Clostridium sp; E.coli. Mỗi
chủng đã cho được nuôi cấy trong một ống nghiệm chứa môi
trường dinh dưỡng bán lỏng. Hãy cho biết, mỗi ống nghiệm ở
hình bên ứng với mỗi chủng vi khuẩn nào nói trên? Giải thích.

Trả lời
- Ống nghiệm 1: chủng Bacillus subtilis
- Giải thích: Bacillus subtilis là VK hiếu khí bắt buộc nên chỉ mọc ở bề mặt ống nghiệm nơi có nhiều
O2.
- Ống nghiệm 2: chủng Clostridium sp
- Giải thích: Clostridium sp là VK kị khí bắt buộc nên chỉ mọc ở dưới đáy ống nghiệm nơi đó không
có O2.
- Ống nghiệm 3: chủng E.coli
- Giải thích: E.coli là VK hiếu khí tùy nghi bắt nên chúng có thể mọc ở mọi chỗ trong ống nghiệm.
- Ống nghiệm 4: chủng Vibrio cholerae
- Giải thích: Vibrio cholerae là VK vi hiếu khí nên chúng chỉ có thể mọc ở gần với bề mặt ống nghiệm
là nơi có nồng độ O2 thấp.
Câu 73
Người ta tiến hành thí nghiệm như sau: Cho 50ml dung dịch đường saccarozơ 10% vào một chai
nhựa dung tích 75ml, cho khoảng 10 gam bánh men rượu đã giã nhỏ vào chai, đậy nắp kín và để
nơi có nhiệt độ 30-350C. Sau vài ngày đem ra quan sát.
a. Hãy nêu và giải thích các hiện tượng quan sát được?
b. Nếu sau khi cho bột bánh men vào chai mà không đậy nắp thì hiện tượng quan sát được có gì
k
a. Các hiện tượng quan sát được:
- Chai nhựa bị căng phồng.
- Dung dịch trong chai bị xáo trộn, có nhiều bọt khí nổi lên.
- Mở nắp chai thấy mùi rượu.
Giải thích:
- Trong bánh men rượu có chứa nấm men rượu. Trong môi trường không có oxi, nấm men tiến
hành phân giải saccarozơ thành glucozơ và fructo zơ, sau đó sử dụng các loại đường này để tiến hành
lên men rượu:
C12H22O11 + H2O -> 2C6H12O6
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
- Quá trình lên men tạo ra khí CO2 nên thấy bọt khí bay lên, do chai đậy nắp kín nên CO2 không
thoát ra ngoài, tích tụ lại làm cho chai bị căng phồng.
- Hoạt động của tế bào nấm men làm cho dung dịch bị xáo trộn, đục.
- Quá trình lên men tạo ra rượu etylic nên ngửi thấy mùi rượu.
b. Nếu không đậy nắp chai, phần mặt thoáng dung dịch tiếp xúc với không khí, có oxi nên các tế bào
nấm men tiến hành phân giải đường saccarozơ, rồi thực hiện hô hấp hiếu khí:
C12H22O11 + H2O -> 2C6H12O6
C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O.
Ở trong lòng dung dịch, các tế bào nấm men không tiếp xúc được với oxi nên tiến hành lên men
rượu:
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
Như vậy, trong chai vừa xảy ra hô hấp hiếu khí, vừa có quá trình lên men rượu.
- Hô hấp hiếu khí tạo nhiều ATP hơn, nấm sinh trưởng mạnh hơn, độ xáo trộn dung dịch cao
hơn.
- Số bọt khí tạo ra ít hơn do chỉ có một số tế bào tiến hành lên men, cá tế bào mặt thoáng tiến
hành hô hấp, có thải ra CO2 nhưng không đi qua dung dịch nên không tạo bọt khí.
- Mùi rượu nhẹ hơn do số tế bào lên men ít hơn.
Câu 74
Một học sinh làm thí nghiệm lên men rượu, sau khi nấu chín gạo, để nguội, thay vì cho bột bánh
men rượu để ủ thì học sinh này lại dùng men làm bánh mỳ. Kết quả là thí nghiệm không thành
công.
a. Hãy phân tích nguyên nhân dẫn đến thí nghiệm không thành công?
b. Một số cơ sở sản xuất bánh mỳ, để rút ngắn thời gian làm bánh cũng như để bánh mỳ nở xốp
hơn người ta dùng bột nở hóa học. Hãy nêu mô tả cơ chế làm nở bánh mỳ trong hai trường hợp
và trình bày lợi ích của nấm men trong quá trình làm bánh mỳ?
c. Nêu những yêu cầu của nấm men bánh mỳ?
a.
- Trong thí nghiệm lên men rượu từ gạo, sau khi nấu chín gạo, để nguội, trộn với bột bánh men rượu
để ủ. Trong bột bánh men rượu có các loại vi sinh vật chủ yếu gồm: Nấm sợi, vi khuẩn và nấm men.
- Trong điều kiện có ôxi ban đầu nấm sợi và vi khuẩn sinh trưởng trước, để sinh trưởng chúng tiết ra
enzim amilaza, maltaza, các enzim này chuyển tinh bột thành đường. Khi ôxi cạn nấm sợi và vi khuẩn
bị chết, nấm men trong điều kiện thiếu ôxi tiến hành lên men chuyển glucose thành rượu etylic và
CO2.
- Vì vậy khi học sinh này thay bột bánh men rượu bằng men làm bánh mỳ thì không có quá trình
chuyển tinh bột thành glucose nên quá trình lên men không xảy ra.
b. Cơ chế làm nở bánh mỳ trong hai trường hợp đều là quá trình làm sản sinh CO2. Khi CO2 gặp
nhiệt độ cao khuếch tán nhanh ra ngoài tạo nên các khoảng trống trong bánh mỳ làm cho bánh có độ
xốp.
Việc sử dụng các loại bột nở làm bánh mỳ làm cho bánh vừa có độ giòn, vừa có độ xốp đồng thời thời
gian làm bánh được rút ngắn tuy nhiên trong bột nở có các chất phụ gia và làm tăng hàm lượng muối
trong bánh mỳ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người ăn.
- Lợi ích của nấm men trong quá trình làm bánh mỳ: Quá trình lên men tạo CO2 làm nở bánh, đồng
thời quá trình sinh trưởng và lên men của nấm men khi làm bánh làm tăng giá trị dinh dưỡng trong
bánh mỳ đồng thời không làm tăng hàm lượng mối trong bánh mỳ.
c. Nêu những yêu cầu của nấm men bánh mỳ:
- kích thước lớn, các tế bào có độ đồng đều cao.
- Sinh trưởng nhanh, chịu được nhiệt độ cao.
- Có tốc độ lên men nhanh, ốc độ khuếch tán CO2 nhanh…
- Giàu dinh dưỡng…

Câu 75
Có hai chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus. Chủng I kháng penicilin và kanamixin, chủng II
kháng streptomycine và ampixilin. Người ta tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cấy cả chủng I và II vào một bình đựng môi trường dinh dưỡng lỏng. Sau 24 giờ
nuôi, phân lập từ bình này được một chủng mới (III) có khả năng kháng penicilin, kanamixin và
streptomycine.
- Thí nghiệm 2: Cũng giống thí nghiệm 1, nhưng ngay từ đầu đã bổ sung enzyme endonuclease.
Sau một thời gian, cũng phân lập được chủng III có khả năng kháng penicilin, kanamixin và
streptomycine.
- Thí nghiệm 3: Lấy 1 ống hình chữ U đựng môi trường dinh dưỡng như ở thí nghiệm 1, ở đáy có
một màng lọc, ngăn không cho các tế bào qua lại giữa hai bên ống nhưng lại cho phép các phân
tử nhỏ như ADN hay phage đi qua. Cấy mỗi chủng vào một bên ống. Sau một thời gian cũng dễ
dàng phân lập được chủng III kháng penicilin, kanamixin và streptomycine.
- Thí nghiệm 4: Cũng giống thí nghiệm 3, nhưng người ta bổ sung endonuclease vào hai bên ống.
Cuối cùng, cũng phân lập được chủng III kháng penicilin, kanamixin và streptomycine.
Hãy cho biết sự trao đổi vật chất di truyền ở 4 thí nghiệm trên là do kết quả của biến nạp, tải
nạp hay tiếp hợp. Biết rằng, trong môi trường của bốn thí nghiệm trên có thể nhiễm phage.
Hướng dẫn
- Thí nghiệm 1: biến nạp, tải nạp hoặc tiếp hợp
- Thí nghiệm 2: Do ADN tự do bị phân giải bởi enzyme, nên chủng mới tạo thành có thể là do tải nạp
hoặc tiếp hợp.
- Thí nghiệm 3: Do tế bào không thể qua màng lọc, nên chủng mới tạo thành chỉ có thể do tải nạp hoặc
biến nạp.
- Thí nghiệm 4: Chủng mới tạo thành có thể là do tải nạp.
Câu 76. Hãy nêu kiểu dinh dưỡng, kiểu hô hấp và chất cho điện tử của 3 loại vi khuẩn là vi
khuẩn quang hợp lưu huỳnh, vi khuẩn quang hợp không lưu huỳnh và vi khuẩn lam, để từ đó
giải thích tại sao chúng lại phân bố ở các tầng nước khác nhau trong thủy vực.
Đáp án
a. - Vi khuẩn quang hợp lưu huỳnh là quang tự dưỡng, hô hấp kị khí, chất cho điện tử là H2S.
- Vi khuẩn quang hợp không lưu huỳnh là quang dị dưỡng, hô hấp kị khí, chất cho điện tử là chất hữu
cơ.
- Vi khuẩn lam là quang tự dưỡng, hô hấp hiếu khí, chất cho điện tử là nước.
b. - Dưới đáy hồ ao rất giàu H2S do vi khuẩn kị khí khử sunphát sinh ra. Nơi đây thiếu ánh sáng và
oxi nên thích hợp cho vi khuẩn quang hợp lưu huỳnh. Chúng tiến hành quang hợp với ánh sáng yếu.
- Ở lớp bùn phía trên rất giàu chất hữu cơ, thiếu oxi và ánh sáng, thích hợp cho vi khuẩn quang hợp
không lưu huỳnh.
- Phía trên cùng nhiều ánh sáng và oxi, thích hợp cho vi khuẩn lam.
Câu 77
a. Dựa vào nhu cầu ôxi, người ta có thể chia vi sinh vật thành những nhóm nào?
b. Phân lập từ nước dưa chua thu được vi khuẩn Streptococcus faecalis. Nuôi vi khuẩn
này trên môi trường cơ sở gồm các chất có thành phần như sau: 1,0gam NH4Cl; 1,0gam
K2HPO4; 0,2gam MgSO4; 0,1gam CaCl2; 5,0gam glucôzơ; các nguyên tố vi lượng Mn, Mg, Cu,
Co, Zn (mỗi loại 2.10-5gam) và thêm nước vừa đủ 1 lít. Sau đó thêm vào môi trường cơ sở các
hợp chất khác nhau trong các thí nghiệm từ 1 đến 3 dưới đây, rồi đưa vào tủ ấm ở 370C và giữ
trong 24 giờ thu được kết quả như sau:
+ Thí nghiệm 1: môi trường cơ sở + axit folic  vi khuẩn không sinh trưởng.
+ Thí nghiệm 2: môi trường cơ sở + pyridoxin  vi khuẩn không sinh trưởng.
+ Thí nghiệm 3: môi trường cơ sở + axit folic+ pyridoxin  vi khuẩn sinh trưởng.
Dựa theo nguồn cung cấp năng lượng; nguồn cacbon và các chất thêm vào môi trường cơ
sở thì vi khuẩn Streptococcus faecalis có kiểu dinh dưỡng nào? Giải thích. Các chất thêm vào môi
trường cơ sở có vai trò gì đối với vi khuẩn Streptococcus faecalis?
a Chia thành 4 nhóm:
- Hiếu khí bắt buộc;
- Kị khí bắt buộc;
- Kị khí không bắt buộc (kị khí tùy tiện);
- Vi hiếu khí.
- Kị khí chịu ôxi
b - Theo nguồn cung cấp năng lượng: là hóa dị dưỡng vì vi khuẩn dùng năng lượng được tạo ra từ
chuyển hóa glucôzơ thành axit lactic.
- Theo nguồn cacbon: là dị dưỡng vì glucôzơ là nguồn cacbon cấu tạo nên các chất của tế bào.
- Theo các chất thêm vào môi trường cơ sở: là vi khuẩn khuyết dưỡng vì thiếu một trong hai
chất trên thì vi khuẩn không phát triển được.
- Các chất axit folic, pyridoxin là nhân tố sinh trưởng, vì chúng không thể tự tổng hợp được các
nhân tố sinh trưởng này mà phải được cung cấp từ môi trường bên ngoài.
Câu 78
Bằng thao tác vô trùng, người ta cho 40ml dung dịch đường glucôzơ 10%vào hai bình
tam giác cỡ 100ml (kí hiệu là bình A và bình B), cấy vào mỗi bình 4ml dịch huyền phù nấm men
bia (Saccharomyces cerevisiae) có nồng độ 103 tế bào nấm men/1ml. Cả 2 bình đều được đậy nắp
bông và đưa vào phòng nuôi cấy ở 350C trong 18 giờ. Tuy nhiên, bình A được để trên giá tĩnh
còn bình B được lắc liên tục (120 vòng/phút). Hãy cho biết sự khác nhau có thể có về mùi vị, độ
đục và kiểu hô hấp của các tế bào nấm men giữa 2 bình A và B. Giải thích.
- Bình A: có mùi rượu khá rõ và độ đục thấp hơn so với bình B.
- Bình A để trên giá tĩnh thì những tế bào phía trên sẽ hô hấp hiếu khí còn tế bào phía dưới sẽ có ít
ôxi nên chủ yếu tiến hành lên men êtilic, theo phương trình: glucôzơ  2 êtanol + 2CO2 + 2 ATP.
- Vì lên men tạo ra ít năng lượng nên tế bào sinh trưởng chậm và phân chia ít dẫn đến sinh khối thấp
 Độ đục thấp hơn.
- Bình B không có mùi rượu, độ đục cao hơn so với bình A.
- Do để trên máy lắc thì ôxi được hòa tan đều trong bình nên các tế bào chủ yếu hô hấp hiếu khí theo
phương trình:
Glucôzơ + O2 6 H2O+ 6CO2+38 ATP
- Nấm men có nhiều năng lượng nên sinh trưởng mạnh làm xuất hiện nhiều tế bào trong bình dẫn đến
đục hơn.
- Kiểu hô hấp của các tế bào nấm men ở bình A: chủ yếu là lên men, tạo ra êtanol và ít ATP. Ngoài
ra còn có hô hấp hiếu khí.
- Kiểu hô hấp của tế bào nấm men ở bình B: chủ yếu là hô hấp hiếu khí, tạo ra nhiều ATP. Sản
phẩm cuối cùng là CO2 và H2O.
Câu 79
Rau củ lên men lactic là thức ăn truyền thống ở nhiều nước châu Á. Vi sinh vật thường
thấy trong dịch lên men gồm vi khuẩn lactic, nấm men và nấm sợi. Hình dưới đây thể hiện số
lượng tế bào sống (log CFU/ml) của 3 nhóm vi sinh vật khác nhau và giá trị pH trong quá trình
lên men lactic dưa cải. Ôxi hoà tan trong dịch lên men giảm theo thời gian và được sử dụng hết
sau ngày thứ 22.

Hình 2: Sự thay đổi của hệ vi sinh vật trong quá trình lên men lactic khi muối dưa cải
a. Giải thích nguyên nhân làm pH môi trường giảm mạnh từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 3.
b. Giải thích sự biến động số lượng tế bào của mỗi nhóm vi sinh vật trên đồ thị.
Nội dung
a - Vi khuẩn lactic tiến hành lên men, chuyển hóa đường thành axit lactic.
- Ôxi hóa không hoàn toàn của các vi sinh vật khác sinh ra axit hữu cơ cũng làm giảm pH
môi trường.
b - Quần thể vi khuẩn lactic:
+ Từ 1-5 ngày đầu, nguồn dinh dưỡng dồi dào, pH phù hợp, sinh trưởng mạnh, tăng nhanh
số lượng.
+ Từ ngày thứ 6, môi trường pH thấp (pH= 3) ức chế sinh trưởng của vi khuẩn lactic nên số
lượng không tăng.
- Quần thể nấm men:
+ Thời gian đầu, từ ngày 1-10: tăng chậm do không lợi thế trong cạnh tranh dinh dưỡng với
vi khuẩn lactic.
+ Thời gian từ ngày 10-26: tăng nhanh do sử dụng nguồn dinh dưỡng là axit lactic do vi
khuẩn lactic tạo ra.
+ Giai đoạn sau: kích thước quần thể giảm mạnh do cạn kiệt ôxi, nấm men chuyển từ hô
hấp hiếu khí sang lên men, số tế bào sinh ra ít hơn số tế bào chết đi.
- Quần thể nấm sợi: Môi trường trở nên kị khí do sự sinh trưởng mạnh của vi khuẩn lactic
và nấm men, đồng thời pH giảm đều không thuận lợi cho nấm sợi phát triển, một số nấm
sợi ưa pH thấp có thể tồn tại.
Câu 80
Một thí nghiệm được thiết kế như sau:
Ống nghiệm A Ống nghiệm B Ống nghiệm C Ống nghiệm D
Thành phần Trực khuẩn cỏ Nấm men rượu Trực khuẩn cỏ Nấm men rượu
trong mỗi ống khô (Bacillus (Sacharomyces) khô (Bacillus (Sacharomyces)
nghiệm ban subtilis) + + lyzozim subtilis)
đầu. lyzozim
Sau 16 phút Bổ sung Bổ sung Bổ sung Bổ sung lyzozim và
bacteriophagơ bacteriophagơ bacteriophagơ bacteriophagơ T4
T4 T4 T4
- Nếu ở phút thứ 10, từ mỗi ống nghiệm một bạn học sinh lấy ra một lượng dịch (có chứa
trực khuẩn hoặc nấm men) và làm tiêu bản quan sát dưới kính hiển vi thì bạn học sinh ấy có thể
quan sát thấy gì? Giải thích sự khác biệt (nếu có) về kết quả quan sát được trong 4 tiêu bản đó.
- Kết quả trong mỗi ống nghiệm sẽ được dự đoán như thế nào sau khoảng 25 phút kể từ
lúc làm thí nghiệm. Giải thích kết quả đó. Biết rằng thí nghiệm được tiến hành trong các điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển của trực khuẩn và nấm men.
Nội dung
* Nếu ở phút thứ 10:
- Tiêu bản từ ống A: Vi khuẩn có hình cầu do thành tế bào vi khuẩn bị phá hủy bởi lyzozim.
- Tiêu bản từ ống B và D: Nấm men giữ nguyên hình dạng (hình trứng hoặc hình cầu), có thể có hiện
tượng nảy chồi do thành tế bào nấm men cấu tạo từ Kitin nên không bị phân giải bởi lyzozim.
- Tiêu bản từ ống C: Vi khuẩn có dạng hình que (trực khuẩn) do ống này không được bổ sung
lyzozym.
* Nếu ở phút thứ 25:
- Ống A: Vi khuẩn vẫn có hình cầu do thành tế bào vi khuẩn bị phá hủy bởi lyzozim => tế bào
không bị tấn công bởi phago T4 do khi vi khuẩn bị mất thành tế bào => mất thụ thể trên bề mặt
thành => T4 không xâm nhập được vào vi khuẩn.
- Ống B và D: Nấm men giữ nguyên hình dạng (hình trứng hoặc hình cầu), có thể có hiện tượng nảy
chồi do thành tế bào nấm men cấu tạo từ Kitin nên không bị phân giải bởi lyzozim (=> việc bổ sung
lyzozym vào các thời điểm khác nhau không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của nấm men), dung
dịch đục do sự sinh trưởng của nấm men.
- Ống C: Tế bào bị tan, dung dịch nuôi cấy trở lên trong dần, vì phagơ T4 sẽ xâm nhập vào các tế
bào vi khuẩn, nhân lên và phá vỡ tế bào.

Câu 81.
a. Một nhà khoa học nuôi cấy nấm men rượu (Saccharomyces cerevisiae) trong một dung dịch
dinh dưỡng đơn giản, dùng glucôzơ đánh dấu 14C làm nguồn C và năng lượng duy nhất. Kết
quả cho thấy cứ 1 mol glucôzơ bị oxi hóa hoàn toàn thì tế bào tiêu thụ 6 mol O2 và tạo ra 36
mol ATP.
- Theo em nhà khoa học đã đo lượng C14 của hợp chất nào để có thể nói rằng glucôzơ đã bị ôxi
hóa hoàn toàn và cho biết tên của quá trình đó?
- Khi chuyển dịch nuôi cấy trên vào môi trường kị khí thấy các tế bào tiếp tục sinh trưởng
nhưng không tiêu thụ O2, đây là quá trình gì? Quá trình này tạo ra bao nhiêu ATP?
b. Có 2 bình tam giác nuôi cấy vi sinh vật đều chứa dung dịch có đầy đủ các nguyên tố khoáng
và giàu CO2. Một bình chứa vi khuẩn lam, bình còn lại chứa vi khuẩn không lưu huỳnh màu
lục, cả hai bình đều được đậy nút bông. Tiến hành nuôi lắc trong tối 24h (giai đoạn I), sau đó
chuyển ra nuôi lắc ngoài sáng 24h (giai đoạn II), rồi lại chuyển vào nuôi tĩnh trong tối 24h
(giai đoạn III). Kết quả thu được ở cuối mỗi giai đoạn trong bảng sau:
Bình Cuối giai đoạn I Cuối giai đoạn II Cuối giai đoạn III
A Trong Trong Trong
B Trong Hơi đục Hơi đục
Em hãy xác định loài vi khuẩn có trong bình A và bình B và giải thích.
Hướng dẫn
Câu Nội dung
a * Đo hàm lượng Cacbon phóng xạ của CO2 . Tên quá trình: Hô hấp hiếu khí.
* Quá trình lên men.
Quá trình này tạo ra 2 ATP (trong đường phân)

b - Bình A chứa vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục:


Vì vi khuẩn này thuộc nhóm quang dị dưỡng nên khi trong dịch nuôi cấy không có nguồn
C hữu cơ  không tăng trưởng về sinh khối  bình nuôi cấy trong.
- Bình B chứa vi khuẩn lam:
Vì vi khuẩn lam thuộc nhóm quang tự dưỡng. Giai đoạn 1 nuôi trong tối, vi khuẩn không
quang hợp tạo chất hữu cơ  sinh khối không tăng; giai đoạn 2 nuôi lắc ngoài sáng, có ánh
sáng và CO2  quang hợp  tăng sinh khối  có màu hơi đục. Giai đoạn 3 nuôi tĩnh trong
tối  ko quang hợp  không tiếp tục tăng sinh khối  vẫn có màu hơi đục.
(Nếu xác định đúng vi khuẩn cho mỗi bình chưa giải thích được cho 0,5 điểm)

Câu 82.
a. Khi E.coli được nuôi trên môi trường chứa hỗn hợp
glucôzơ và lactôzơ, sự tăng trưởng của vi khuẩn được
ghi lại theo đồ thị bên. Căn cứ vào đồ thị, hãy cho biết:
- Nồng độ glucôzơ trong môi trường nuôi cấy cao nhất và
thấp nhất ở thời điểm nào? Giải thích.
- Vào thời điểm nào của quá trình nuôi cấy thì vi khuẩn
tiết ra enzym galactosidaza? Giải thích.
b. Có hai ống nghiệm A và B đều chứa cùng một loại
môi trường nuôi cấy lỏng có nguồn cacbon là glucôzơ.
Người ta đưa vào mỗi ống nghiệm nói trên một số
lượng vi khuẩn E.coli bằng nhau, sau đó nâng pH trong
ống A lên mức pH = 8,0 và hạ pH trong ống B xuống
mức pH = 4,0. Sau cùng một thời gian nuôi cấy cho
thấy giá trị pH trong ống A giảm nhẹ, pH trong ống B tăng lên.
- Giải thích tại sao có sự thay đổi pH trong hai ống nghiệm A và B nói trên.
- Số lượng E. coli trong mỗi ống nghiệm sau một thời gian thay đổi như thế nào? Giải
thích.
Hướng dẫn
Ý Nội dung
a - Nồng độ glucose cao nhất ở thời điểm bắt đầu nuôi cấy: khi đó vi khuẩn chưa sử dụng glucose.
- Nồng độ glucose thấp nhất ở khoảng thời gian 90 phút : khi đó vi khuẩn sử dụng hết glucose
- Theo đồ thị thì ở khoảng phút thứ 100, nguồn dinh dưỡng glucozo đã cạn kiệt vi khuẩn sử
dụng lactozo, lúc này enzym Glactosidaza được tiết ra.
b - Giải thích:
Ở ống A, bơm prôton trên màng sinh chất của E.coli bơm H+ từ trong tế bào ra bên ngoài.
Ở ống B, H+ và glucôzơ từ bên ngoài đi vào tế bào theo cơ chế đồng vận chuyển.
- Số lượng vi khuẩn E. coli trong ống A không tăng do pH bên ngoài cao nên không có quá
trình đồng vận chuyển glucôzơ vào bên trong  E. coli thiếu glucôzơ nên không sinh
trưởng được.
-Số lượng vi khuẩn E.coli trong ống B tăng lên do có quá trình đồng vận chuyển glucôzơ vào
bên trong  E. coli tăng lên

Câu 83:
a. Sự sinh trưởng ở vi sinh vật khác với sự sinh trưởng của cơ thể đa bào như thế nào?
b. Hãy giải thích vì sao vi khuẩn có cấu trúc đơn giản nhưng lại có tốc độ sinh trưởng và
sinh sản rất cao.
Trả lời:
a. Sự sinh trưởng ở cơ thể đa bào là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng và kích thước của tế
bào làm cơ thể lớn lên. Mỗi vi sinh vật là một cơ thể đơn bào với kích thước bé, do đó sự sinh trưởng
của vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật.
b.Vì: -Vi khuẩn có hệ enzim nằm trên màng sinh chất hoặc trong tế bào chất, enzim này có hoạt
tính mạnh nên vi khuẩn có khả năng đồng hóa mạnh và nhanh.
- Vi khuẩn có tỉ lệ S/V lớn nên khả năng trao đổi chất mạnh.
- Vi khuẩn dễ phát sinh biến dị nên khả năng thích nghi cao.
 Tốc độ sinh trưởng rất nhanh  tốc độ sinh sản nhanh.

Câu 84
Etanol nồng độ cao (70 – 80% ) và chất kháng sinh penixillin thường được dùng để diệt khuẩn
trong y tế.
a. Hãy nêu các khác biệt trong tác dụng diệt khuẩn của hai loại trên.
b. Vì sao vi khuẩn rất khó biến đổi đề kháng được với etanol nhưng lại có thể biến đổi đề
kháng được với penixillin?
- Tác dụng:
+ Etanol làm thay đổi tính thấm của màng sinh chất.
+ Penixillin gắn vào ribosome của vi khuẩn, từ đó ức chế tổng hợp peptidoglucan.
- Tính chọn lọc:
a + Etanol tác dụng không chọn lọc đối với tất cả vi khuẩn.
+ Penixillin chủ yếu tác dụng lên vi khuẩn G+.
- Phương thức tác dụng:
+ Etanol thường dùng sát khuẩn trên da, bề mặt dụng cụ.
+ Penixillin thường được đưa vào cơ thể ( tiêm hoặc uống)
- Vi khuẩn rất khó biến đổi lipit màng nên không đề kháng được Etanol.
b
- Vi khuẩn có thể phát sinh đột biến tạo enzym Penixillinaza phá hủy penixillin.
Câu 85
a. Phân biệt hô hấp hiếu khí và lên men?
b. Nêu cơ chế điều hòa hô hấp tế bào
a.
Đặc điểm so sánh Hô hấp hiếu khí Lên men
Điều kiện Cần oxi Không cần oxi
Quá trình Đường phân, chu trình Chỉ có đường phân
crep, chuỗi vận chuyển
điện tử
Sản phẩm ATP, CO2, O2 ATP, CO2, chất hữu cơ
Hiệu suất 34-36 ATP 2 ATP
Vị trí Tế bào chất và ti thể Tế bào chất
Chất nhận e cuối cùng O2 Chất hữu cơ
Enzim giai độc Có Không có
………………………………………………………………………………….
b. Cơ chế điều hòa hô hấp tế bào:
- Điều hòa ở enzim photphosfructokinaza là enzim chuyển fructozo-6- photphat thành fructozo –
1,6- diphotphat trong đường phân. ……………………………
+ Khi ATP tạo ra nhiều đủ, dư để tế bào hoạt động thì ATP như chất điều hòa dị lập thể gắn vào
enzim gây biến đổi cấu hình làm ức chế hoạt động enzim và đường phân không xảy ra nữa.
………………………………………………….
Đồng thời citrat của chu trình crep tạo ra nhiều nó cũng là tác nhân ức chế hoạt động của enzim
photphosfructokinza. ………………………………………….
+ Khi tế bào hoạt động mạnh cần nhiều ATP khi đó AMP tạo ra nhiều, AMP gắn vào enzim làm
kích thích enzim hoạt động mạnh, đường phân diễn ra
mạnh…………………………………………………………………………….
Câu 86
a. Nêu các ưu thế của vi sinh vật mà tạo ra rất nhiều ứng dụng cho con người?
b. Một chủng giống vi sinh vật tốt rất quan trong đối với lên men công nghiệp. Hãy nêu các tiêu
chuẩn của một chủng giống tốt?
a. Các ưu thế của vi sinh vât mà tạo ra rất nhiều ứng dụng cho con người là:
- Kích thước nhỏ, trao đổi chất mạnh,sinh trưởng nhanh, tạo nhiều sản phẩm khác nhau.
- Phương thức sống đa dạng: có đa dạng các kiểu dinh dưỡng và kiều hô hấp,một số nhóm có thể
thay đổi kiểu dinh dưỡng.
- Dễ nuôi cấy, khả năng thích ứng cao.
- Có nhiều đặc điểm mà không có ở các sinh vật khác như: enzim chịu nhiệt, plasmit, enzim
xenlulaza, màng nhày,…
Từ đó có ứng rụng rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm làm thực phẩm, sản xuất kháng sinh, phân
giải rác thải, trong k ĩ thuật di truyền …………………..
b. Các tiêu chuẩn của một chủng giống tốt:
- Có năng suất sinh tổng hợp một chất, tạo sinh khối với hiệu suất cao.
- Có khả năng sử dụng được nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm như các phụ phẩm, các nguyên liệu thô…
- Quá trình lên men không tạo sản phẩm phụ không mong muốn.
- Ít mẫn cảm đối với sự tạp nhiễm do vi sinh vật khác và phage.
- Có sản phẩm hay sinh khối có thể tách dễ dàng ra khỏi môi trường dinh dưỡng.
Câu 87
a)Nitrogenaza là hệ enzym cố định nitơ khí quyển có mặt trong một số nhóm vi sinh vật cố
định nitơ .Giải thích sự thích nghi về cấu tạo và hoạt động chức năng để thực hiện cố định Nitơ ở
các loại vi khuẩn sau : Nocstoc ( 1 loại vi khuẩn lam ) ,Azotobacter ( vi khuẩn hiếu khí sống tự
do) ,Rhizobium ( Một loại vi khuẩn cộng sinh với cây bộ đậu) .
b)Các loại củ quả sau khi thu hoạch thường bị hỏng do nhiễm nấm mà ít khi do vi khuẩn ?
Vì sao ?
c) Để giữ thực phẩm lâu người ta thường dùng cách ướp muối ,ướp đường và sấy khô. Dựa
trên các kiến thức về vi sinh vật hãy giải thích cơ sở khoa học của phương pháp trên ?
Đáp án :
a)
- Nostoc :
+ Có các tế bào dị nang ,màng rất dày -> Ngăn không cho oxi xâm nhập vào -> Thực hiện cố
định đạm
+ Dị bào nang không xảy ra PSII của pha sáng của quang hợp -> không giải phóng oxi
+ Nostoc có các không bào khí -> Chìm hoặc nổi để tránh nơi có nhiều oxi hoặc tìm nơi có ánh
sáng
-Azotobacter :
+ Tế bào có màng dày -> Ngăn không cho oxi vào ồ ạt
+ Màng sinh chất hình gấp nếp -> Tạo túi -> nitrogenaza hoạt động trong đó
+ Túi có nitrogennaza -> xúc tác phản ứng H+ + O2->H2O -> không ảnh hưởng đến hoạt động
của enzym cố định đạm .
-Rhizôbium :
+ Vi khuẩn vào trong tế bào rễ cây -> hình thành thể khuẩn giả : : Bacteriod ,thể giả khuẩn tiết
Hem ,tế bào rễ cây tiết Noduline
+ Noduline + hem -> Leghemoglobin -> Hấp thụ oxi và giải phóng từ từ cho thể giả khuẩn hoạt
động cố định đạm và hô hấp
b)Các vi sinh vật rất cần nước cho sự sinh trưởng và phát triển .Các biện pháp trên nhằm tạo môi
trường thiếu nước hoặc lấy vi khỏi tế bào vi sinh vật ->Kìm hãm sự phát triển của chúng
- ướp muối hoặc ướp đường : Tạo môi trường ưu trương .Nếu có vi sinh vật chúng sẽ mất nước -
> chết hoặc không phát triển
- Sấy khô :Tạo môi trường thiếu nước -> Vi sinh vật không phát triển được
 Thực phẩm không bị hỏng bởi VSV

c)Phần lớn các loại nấm ưa sống trong môi trường axit hoặc hơi axit
- Các loại củ quả thường giàu chất bột ,đường -> khi bị phân giải tạo sản phẩm mang tính axit ->
là môi trường thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của nhiều loài nấm hay bị nấm ký sinh
- Vi khuẩn thường không phù hợp với môi trường có tính axit - > Không phát triển được ở môi
trường có tính axit
Câu 88
a. Phân biệt nội độc tố và ngoại độc tố?
b. Vì sao có thể nói màng của vi khuẩn lam là một bộ phận đa chức năng?
Nội độc tố Ngoại độc tố
- Là thành phần của tế bào vi sinh vật - Là chất độc do vi sinh vật tiết ra ngoài khi
nằm ở màng hoặc trong tế bào, có tác vi sinh vật đang sống
dụng gây độc khi tế bào vi sinh vật bị
dung giải - Dễ dàng khuếch tán ra môi trường, có ở vi
a
- Khó khuếch tán ra môi trường, chủ yếu khuẩn Gram dương
có ở vi khuẩn Gram âm - Thành phần hoá học prôtein, không chịu
- Thành phần hoá học gluxit – lipit – nhiệt độ cao
prôtein, chịu nhiệt độ cao - Độc tính mạnh, tính kháng nguyên rất cao.
- Độc tính yếu, tính kháng nguyên yếu.
- Tiếp nhận thông tin từ bên ngoài nhờ các prôtêin thụ thể.
- Nơi thực hiện quá trình trao đối chất có chọn lọc giữa tế bào và môi trường xung quanh.
Màng tế bào vi khuẩn lam còn có các chức năng:
- Chứa enzim sinh tổng hợp các chất cấu tạo nên màng sinh chất và thành tế bào, các chất tiết
ra ngoài...
b
- Chứa enzim tổng hợp ATP ( liên quan đến chuỗi truyền e của hô hấp và quang hợp).
- Màng tế bào gấp nếp, cuộn lõm vào trong tế bào chất tạo thành mêzôxom, là nơi gắn vào của
ADN trong trực phân.
- Màng tế bào ăn sâu vào trong tạo thành các phiến tylacoid – nơi định vị của các loại sắc tố
quang hợp.
Câu 89. Hãy nêu kiểu dinh dưỡng, kiểu hô hấp và chất cho điện tử của 3 loại vi khuẩn là vi
khuẩn quang hợp lưu huỳnh, vi khuẩn quang hợp không lưu huỳnh và vi khuẩn lam, để từ đó
giải thích tại sao chúng lại phân bố ở các tầng nước khác nhau trong thủy vực.
Đáp án
a. - Vi khuẩn quang hợp lưu huỳnh là quang tự dưỡng, hô hấp kị khí, chất cho điện tử là H2S.
- Vi khuẩn quang hợp không lưu huỳnh là quang dị dưỡng, hô hấp kị khí, chất cho điện tử là chất hữu
cơ.
- Vi khuẩn lam là quang tự dưỡng, hô hấp hiếu khí, chất cho điện tử là nước.
b. - Dưới đáy hồ ao rất giàu H2S do vi khuẩn kị khí khử sunphát sinh ra. Nơi đây thiếu ánh sáng và
oxi nên thích hợp cho vi khuẩn quang hợp lưu huỳnh. Chúng tiến hành quang hợp với ánh sáng yếu.
- Ở lớp bùn phía trên rất giàu chất hữu cơ, thiếu oxi và ánh sáng, thích hợp cho vi khuẩn quang hợp
không lưu huỳnh.
- Phía trên cùng nhiều ánh sáng và oxi, thích hợp cho vi khuẩn lam.
Câu 90
a. Dựa vào nhu cầu ôxi, người ta có thể chia vi sinh vật thành những nhóm nào?
b. Phân lập từ nước dưa chua thu được vi khuẩn Streptococcus faecalis. Nuôi vi khuẩn
này trên môi trường cơ sở gồm các chất có thành phần như sau: 1,0gam NH4Cl; 1,0gam
K2HPO4; 0,2gam MgSO4; 0,1gam CaCl2; 5,0gam glucôzơ; các nguyên tố vi lượng Mn, Mg, Cu,
Co, Zn (mỗi loại 2.10-5gam) và thêm nước vừa đủ 1 lít. Sau đó thêm vào môi trường cơ sở các
hợp chất khác nhau trong các thí nghiệm từ 1 đến 3 dưới đây, rồi đưa vào tủ ấm ở 370C và giữ
trong 24 giờ thu được kết quả như sau:
+ Thí nghiệm 1: môi trường cơ sở + axit folic  vi khuẩn không sinh trưởng.
+ Thí nghiệm 2: môi trường cơ sở + pyridoxin  vi khuẩn không sinh trưởng.
+ Thí nghiệm 3: môi trường cơ sở + axit folic+ pyridoxin  vi khuẩn sinh trưởng.
Dựa theo nguồn cung cấp năng lượng; nguồn cacbon và các chất thêm vào môi trường cơ
sở thì vi khuẩn Streptococcus faecalis có kiểu dinh dưỡng nào? Giải thích. Các chất thêm vào môi
trường cơ sở có vai trò gì đối với vi khuẩn Streptococcus faecalis?
a Chia thành 4 nhóm:
- Hiếu khí bắt buộc;
- Kị khí bắt buộc;
- Kị khí không bắt buộc (kị khí tùy tiện);
- Vi hiếu khí.
- Kị khí chịu ôxi
b - Theo nguồn cung cấp năng lượng: là hóa dị dưỡng vì vi khuẩn dùng năng lượng được tạo ra từ
chuyển hóa glucôzơ thành axit lactic.
- Theo nguồn cacbon: là dị dưỡng vì glucôzơ là nguồn cacbon cấu tạo nên các chất của tế bào.
- Theo các chất thêm vào môi trường cơ sở: là vi khuẩn khuyết dưỡng vì thiếu một trong hai chất
trên thì vi khuẩn không phát triển được.
- Các chất axit folic, pyridoxin là nhân tố sinh trưởng, vì chúng không thể tự tổng hợp được các
nhân tố sinh trưởng này mà phải được cung cấp từ môi trường bên ngoài.
Câu 92 : Nêu cách tiến hành thí nghiệm quan sát nấm sợi trên thực phẩm bị mốc. Vì sao tác
nhân gây hư hại các loại quả thường là nấm mốc mà ít khi là vi khuẩn ?
HD
Cách tiến hành thí nghiệm quan sát nấm sợi trên thực phẩm bị mốc.
- Dùng que cấy vô trùng lấy một ít nấm sợi trên mẩu bánh mì (hoặc vỏ cam...) đã bị mốc cho vào ống
nghiệm đã có sẵn 5ml nước.
- Dùng que cấy lấy một giọt nước dung dịch này đưa lên một phiến kính sạch.
- Hong khô tự nhiên hoặc hơ nhẹ vài lượt phía trên cao ngọn lửa đèn cồn rồi đưa lên soi kính.
Tác nhân gây hư hại các loại quả thường là nấm mốc mà ít khi là vi khuẩn
Do nấm mốc là loại vi sinh vật ưa axit và hàm lượng đường cao. Trong dịch bào của rau quả thường có
hàm lượng axit và đường cao không thích hợp cho vi khuẩn.
Câu 93
Người ta tiến hành thí nghiệm như sau: Cho 50ml dung dịch đường saccarozơ 10% vào một chai
nhựa dung tích 75ml, cho khoảng 10 gam bánh men rượu đã giã nhỏ vào chai, đậy nắp kín và để
nơi có nhiệt độ 30-350C. Sau vài ngày đem ra quan sát.
a. Hãy nêu và giải thích các hiện tượng quan sát được?
b. Nếu sau khi cho bột bánh men vào chai mà không đậy nắp thì hiện tượng quan sát được có gì
khác?
a. Các hiện tượng quan sát được:
- Chai nhựa bị căng phồng.
- Dung dịch trong chai bị xáo trộn, có nhiều bọt khí nổi lên.
- Mở nắp chai thấy mùi rượu.
Giải thích:
- Trong bánh men rượu có chứa nấm men rượu. Trong môi trường không có oxi, nấm men
tiến hành phân giải saccarozơ thành glucozơ và fructo zơ, sau đó sử dụng các loại đường này để tiến
hành lên men rượu:
C12H22O11 + H2O -> 2C6H12O6
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
- Quá trình lên men tạo ra khí CO2 nên thấy bọt khí bay lên, do chai đậy nắp kín nên CO 2
không thoát ra ngoài, tích tụ lại làm cho chai bị căng phồng.
- Hoạt động của tế bào nấm men làm cho dung dịch bị xáo trộn, đục.
- Quá trình lên men tạo ra rượu etylic nên ngửi thấy mùi rượu.
b. Nếu không đậy nắp chai, phần mặt thoáng dung dịch tiếp xúc với không khí, có oxi nên các tế bào
nấm men tiến hành phân giải đường saccarozơ, rồi thực hiện hô hấp hiếu khí:
C12H22O11 + H2O -> 2C6H12O6
C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O.
Ở trong lòng dung dịch, các tế bào nấm men không tiếp xúc được với oxi nên tiến hành lên
men rượu:
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
Như vậy, trong chai vừa xảy ra hô hấp hiếu khí, vừa có quá trình lên men rượu.
- Hô hấp hiếu khí tạo nhiều ATP hơn, nấm sinh trưởng mạnh hơn, độ xáo trộn dung dịch cao
hơn.
- Số bọt khí tạo ra ít hơn do chỉ có một số tế bào tiến hành lên men, cá tế bào mặt thoáng tiến
hành hô hấp, có thải ra CO2 nhưng không đi qua dung dịch nên không tạo bọt khí.
- Mùi rượu nhẹ hơn do số tế bào lên men ít hơn.
Câu 94
Một học sinh làm thí nghiệm lên men rượu, sau khi nấu chín gạo, để nguội, thay vì cho bột bánh
men rượu để ủ thì học sinh này lại dùng men làm bánh mỳ. Kết quả là thí nghiệm không thành
công.
a. Hãy phân tích nguyên nhân dẫn đến thí nghiệm không thành công?
b. Một số cơ sở sản xuất bánh mỳ, để rút ngắn thời gian làm bánh cũng như để bánh mỳ nở xốp
hơn người ta dùng bột nở hóa học. Hãy nêu mô tả cơ chế làm nở bánh mỳ trong hai trường hợp
và trình bày lợi ích của nấm men trong quá trình làm bánh mỳ?
c. Nêu những yêu cầu của nấm men bánh mỳ?
a.
- Trong thí nghiệm lên men rượu từ gạo, sau khi nấu chín gạo, để nguội, trộn với bột bánh men rượu
để ủ. Trong bột bánh men rượu có các loại vi sinh vật chủ yếu gồm: Nấm sợi, vi khuẩn và nấm men.
- Trong điều kiện có ôxi ban đầu nấm sợi và vi khuẩn sinh trưởng trước, để sinh trưởng chúng tiết ra
enzim amilaza, maltaza, các enzim này chuyển tinh bột thành đường. Khi ôxi cạn nấm sợi và vi khuẩn
bị chết, nấm men trong điều kiện thiếu ôxi tiến hành lên men chuyển glucose thành rượu etylic và
CO2.
- Vì vậy khi học sinh này thay bột bánh men rượu bằng men làm bánh mỳ thì không có quá trình
chuyển tinh bột thành glucose nên quá trình lên men không xảy ra.
b. Cơ chế làm nở bánh mỳ trong hai trường hợp đều là quá trình làm sản sinh CO2. Khi CO2 gặp
nhiệt độ cao khuếch tán nhanh ra ngoài tạo nên các khoảng trống trong bánh mỳ làm cho bánh có độ
xốp.
Việc sử dụng các loại bột nở làm bánh mỳ làm cho bánh vừa có độ giòn, vừa có độ xốp đồng thời thời
gian làm bánh được rút ngắn tuy nhiên trong bột nở có các chất phụ gia và làm tăng hàm lượng muối
trong bánh mỳ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người ăn.
- Lợi ích của nấm men trong quá trình làm bánh mỳ: Quá trình lên men tạo CO2 làm nở bánh, đồng
thời quá trình sinh trưởng và lên men của nấm men khi làm bánh làm tăng giá trị dinh dưỡng trong
bánh mỳ đồng thời không làm tăng hàm lượng mối trong bánh mỳ.
c. Nêu những yêu cầu của nấm men bánh mỳ:
- kích thước lớn, các tế bào có độ đồng đều cao.
- Sinh trưởng nhanh, chịu được nhiệt độ cao.
- Có tốc độ lên men nhanh, ốc độ khuếch tán CO2 nhanh…
- Giàu dinh dưỡng…

Câu 95
Giải thích vì sao một số vi khuẩn lại có các phương thức trao đổi chất đa dạng như hô hấp hiếu
khí, hô hấp kị khí và lên men đồng thời có thể thay đổi các phương thức trao đổi chất đó một
cách rất linh hoạt cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường?

Hướng dẫn chấm


- Hô hấp hiếu khí: xảy ra khi có O2 (hiếu khí), vi khuẩn hô hấp hiếu khí phải có chuỗi hô hấp trên
màng.
-Hô hấp kị khí:
+ Xảy ra trong điều kiện kị khí, vi khuẩn hô hấp kị khí thực chất là các vi khuẩn hiếu khí.
+ Trong điều kiện kị khí chúng sử dụng chất nhận e thay thế (oxy dạng hợp chất như NO3 -, SO4 - -).
+ Vì có chuỗi hô hấp phân nhánh nên có thể thay đổi chất nhận e cuối cùng của chuỗi hô hấp tùy
điều kiện môi trường.
+ Các vi khuẩn hô hấp kị khí có enzim xúc tác cho phản ứng tách oxy khỏi hợp chất để nhận e trong
chuỗi hô hấp (vd: nitrat reductaza dị hóa trong hô hấp nitrat). Hiệu quả năng lượng của hô hấp kị khí
không cao như hô hấp kị khí nhưng cao hơn lên men nhiều.
- Lêm men:
+ Xảy ra trong điểu kiện kị khí, không có chất nhận e thay thế.
+ Do enzim xúc tác phản ứng lên men có hoạt tính mạnh nên tái sinh liên tục chất nhận e NAD+ giúp
duy trì tốc độ đường phân mạnh nên tạo đủ ATP, vi khuẩn vẫn có thể duy trì hoạt động sống bình
thường (điều này không có ở sinh vật hiếu khí bắt buộc).
Câu 96
Phân lập từ nước dưa chua thu được vi khuẩn Streptococcus faecalis. Nuôi vi khuẩn này trên
môi trường cơ sở (MTCS) gồm các chất sau đây: 1,0 gam NH4Cl, 1,0 gam K2HPO4, 0,2 gam
MgSO4, 0,1 gam CaCl2, 5,0 gam glucôzơ, các nguyên tố vi lượng Mn, Mg, Cu, Co, Zn (mỗi loại
2.10-5 gam) và thêm nước vừa đủ 1 lít. Thêm vào MTCS các hợp chất khác nhau trong các thí
nghiệm từ 1 đến 3 dưới đây, sau đó đưa vào tủ ấm 37oC và giữ trong 24 giờ, kết quả thu được
như sau:
Thí nghiệm 1: MTCS + axit folic → không sinh trưởng.
Thí nghiệm 2: MTCS + pyridoxin → không sinh trưởng.
Thí nghiệm 3: MTCS + axit folic + pyridoxin → có sinh trưởng.
a) Dựa theo nguồn cung cấp năng lượng; nguồn cacbon; chất cho electron; các chất thêm vào
MTCS thì vi khuẩn Streptococcus faecalis có kiểu dinh dưỡng nào?
b) Các chất thêm vào MTCS có vai trò như thế nào đối với vi khuẩn Streptococcus faecalis?
Hướng dẫn
a) Vi khuẩn có kiểu dinh dưỡng:
- Theo nguồn năng lượng: là hóa dưỡng vì vi khuẩn dùng năng lượng được tạo ra từ chuyển hóa
glucozơ thành axit lăctic.
- Theo nguồn cacbon: là dị dưỡng vì glucozơ là nguồn cacbon kiến tạo nên các chất của tế bào.
- Theo nguồn cho electron: là dinh dưỡng hữu cơ vì glucozơ là nguồn cho electron trong lên men lăctic
đồng hình.
- Theo các chất thêm vào môi trường cơ sở: là vi khuẩn khuyết dưỡng, thiếu 1 trong 2 chất trên vi
khuẩn không phát triển được.
b) Các chất folic, pyridoxin là các nhân tố sinh trưởng đối với vi khuẩn nêu trên. Thiếu 1 chất trong 2
chất này thì vi khuẩn không thể tự tổng hợp được và không sinh trưởng. (Axit folic là một loại
vitamin giúp hình thành tổng hợp purin và pirimidin. Pyridoxin là vitamin B6 giúp chuyển amin của
các axit amin.
Câu 97 :
1. Nhiều loài vi khuẩn này đều có khả năng hình thành màng nhày (capsule) bên ngoài thành tế
bào, đó là một lớp vật chất dạng keo, có độ dày bất định.
a) Màng nhày có bản chất như thế nào?
b) Hãy cho biết một số chức năng của màng nhày ở tế bào vi khuẩn. Từ đó, hãy giải thích tại sao
các vi khuẩn gây bệnh sẽ có độc lực mạnh hơn khi hình thành màng nhày?
2. Helicobacter pylori là một vi khuẩn Gram âm gây bệnh tiêu chảy, loét dạ dày và tá tràng.
Chúng có khả năng cư ngụ ở những môi trường khắc nghiệt bên trong các hốc của dạ dày do tự
sản xuất một số yếu tố gây độc. Ở giai đoạn đầu của quá trình lây nhiễm, H. pylori tiết urease
hoạt động giống như một đệm pH giúp chúng sống sót được trong môi trường axit. Urease đồng
thời biến đổi lớp nhày của dạ dày bằng cách làm giảm độ nhớt, qua đó thúc đẩy sự xâm nhập
của vi khuẩn qua tế bào biểu mô. Một yếu tố gây độc khác của H. pylori là hệ thống tiết kiểu IV
(type-IV); hệ thống này có khả năng xuyên màng tế bào chủ và bơm độc tố vi khuẩn vào trong tế
bào biểu mô của vật chủ như hình dưới.
Mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai? Giải thích.
(1) H. pylori thuộc nhóm vi khuẩn chịu axit, không phải vi khuẩn ưa axit.
(2) Nồng độ CO2 và amôniăc trong dạ dày tương quan với mức phổ biến của H. pylori.
(3) Trước khi tiêm độc tố, H. pylory có thể nhận biết đặc hiệu tế bào biểu mô.
(4) Hệ thống tiết kiểu IV của H. pylori giống với lông roi của trùng roi (Paramecium).
Hướng dẫn
a) – Nhiều vi khuẩn được bao bọc bên ngoài bằng một lớp màng nhày có bản chất hóa học là
polysaccharide của một loại gốc đường (homopolysaccharide) hoặc nhiều loại gốc đường khác nhau
(heteropolysaccharide), 80 – 90% trọng lượng màng nhày là nước.
b) Màng nhày có thể có các chức năng sau đây:
– Bảo vệ vi khuẩn tránh bị tổn thương khi khô hạn, bảo vệ tránh khỏi hiện tượng thực bào của bạch
cầu.
– Dự trữ dinh dưỡng, cung cấp một phần các hợp chất sống cho tế bào khi môi trường nghèo chất dinh
dưỡng, trong trường hợp này màng nhày teo đi.
– Tích lũy một số sản phẩm trao đổi chất.
– Nhờ màng nhày và một số cấu tạo có liên quan mà giúp cho vi khuẩn bám vào bề mặt của một số giá
thể.
* Khi hình thành màng nhầy giúp cho vi khuẩn chống lại hiện tượng thực bào, bảo vệ vi khuẩn trước
điều kiện bất lợi của cơ thể chủ sinh ra, do đó vi khuẩn duy trì và phát huy độc lực mạnh hơn.
2.
(1) Đúng. H. pylori là một loại vi khuẩn có khả năng chịu acid, cần điều chỉnh độ pH môi trường sống
(bằng cách tiết urease) trước khi nó có thể phát triển mạnh trong đó còn vi khuẩn ưa axit, sử dụng môi
trường axit để tăng trưởng.
(2) Đúng. Urease được tiết bởi H. pylori phân hủy lượng urê trong dạ dày thành carbon dioxide và
amoniac. Amoniac là một bazo trung hòa axit dạ dày và do đó làm tăng pH bên trong khoang dạ dày.
(3) Đúng. Protein hệ thống bài tiết kiểu IV trong H. pylori có hình dạng ống phù hợp cho việc truyền
vật liệu tới bên ngoài tế bào. Do đó, chức năng của nó tương tự như cầu giao phối trong tiếp hợp vi
khuẩn. Nó được sử dụng để truyền vật liệu di truyền từ tế bào cho sang tế bào nhận trong suốt quá
trình tiếp hợp.
(4) Sai. Cấu trúc trên sẽ không thích hợp cho sự chuyển động như trong lông roi của Paramaecium.
Hơn nữa, cấu trúc của lông roi bao gồm bộ xương khung xương vi ống được bọc bởi màng tế bào rất
khác so với hệ thống bài tiết kiểu IV của H. plyori.
Câu 98
a. Phân biêṭ quang hơp̣ thải oxi,quang hơ ̣p không thải oxi, hóa tổ ng hơ ̣p về các tiêu chí
sau:nguồ n năng lươṇ g, con đường thu nhâ ̣n năng lươṇ g, hiêụ quả thu nhâ ̣n năng lươṇ g,
chấ t cho điêṇ tử, hê ̣ sắ c tố , điề u kiêṇ môi trường
b. Các biêṇ pháp nào giúp rút ngắ n pha tiề m phát trong nuôi cấ y vi sinh vâ ̣t?
QH thải oxi QH không thải oxi Hóa tổ ng hợp
Nguồ n năng Quang năng Quang năng Hóa năng
lượng
Con đường thu Chuỗ i vâ ̣n chuyể n e Chuỗ i vâ ̣n chuyể n e Chuỗ i vâ ̣n chuyể n e trên
nhận năng lượng vòng hoă ̣c không vòng vòng (photphorin màng (photphorin hóa
(photphorin hóa quang hóa quang hóa) oxi hóa)
hóa)
Hiê ̣u quả năng Cao thấ p Rấ t thấ p
lượng
Chấ t cho điê ̣n tử H2O H2, H2S, S0 HNO2, HNO3, H2S, SO42-
...
Hê ̣ sắ c tố Hê ̣ PSI, PSII Chỉ có hê ̣ PSI, Sắ c tố Không có (có hê ̣ enzim
Sắ c tố diêp̣ lu ̣c là khuẩ n diê ̣p lu ̣c oxi hóa khử)
Điề u kiê ̣n môi Hiế u khí ̣ ́
Ki khi Hiế u khí
trường
Mỗi ý 0,25đ
b - Cấ y VSV vào môi trường mới có cùng thành phầ n và điề u kiê ̣n nuôi cấ y
- Các VSV đươ ̣c cấ y vào là những tế bào trẻ (lấ y từ pha lũy thừa của 1 hê ̣ thố ng nuôi trước đó)
Câu 99
a) Bằng thao tác vô trùng, người ta cho 50ml dung dịch 10% đường glucozo vào hai bình
tam giác cỡ 100ml (kí hiệu là bình A và B) , cấy vào mỗi bình 4ml dịch huyền phù nấm men bia
(Saccharomyces cerevisiae) có nồng độ 103 tế bào nấm men /1ml. Cả hai bình đều được đậy nút
bông và đưa vào phòng nuôi cấy ở 35oC trong 18h. Tuy nhiên bình A được để trên giá tĩnh còn
bình B được lắc liên tục (120 vòng/phút). Hãy cho biết sự khác biệt có tể có về muì vị, độ đục và
kiểu hô hấp của các tế bào nấm men giữa hai bình A và B. Giải thích.
b) Trong một ao hồ, người ta thường gặp các vi sinh vật sau: vi khuẩn hiếu khí như
Pseudomonas, tảo lục, vi khuẩn lam, vi khuẩn sunfat, vi khuẩn kị khí bắt buộc, vi khuẩn lưu
huỳnh màu tía.
- Trình bày sự phân bố của các vi sinh vật có trong ao hồ?
- Giải thích phương thức sống của các nhóm vi sinh vật: tảo lục, vi khuẩn lam, vi khuẩn
lưu huỳnh màu tía.
a) - - Bình A: có mùi rượu khá rõ, độ đục thấp hơn so với bình B. Bình A để trên giá tĩnh thì
những tế bào phía trên sẽ hô hấp hiếu khí còn tế bào phía dưới sẽ có ít oxi nên tiến hành lên
men etylic. Lên men tạo ít năng lượng nên tế bào sinh trưởng chậm và phân chia ít dẫn đến
sinh khối thấp, tạo nhiều etanol.
- - Bình B hầu như không có mùi rượu, độ đục cao hơn bình A. Bình A để trên máy lắc nên oxi
được hòa tan đều trong bình nên các tế bào chủ yếu hô hấp hiếu khí tạo nhiều năng lượng nên
sinh trưởng mạnh làm xuất hiện nhiều tế bào trong bình dẫn đến đục hơn, tạo ít etanol và nhiều
CO2.
- - Kiểu hô hấp của tế bào nấm men ở bình A: chủ yếu là lên men, chất nhận điện tử là chất hữu
cơ, không có chuỗi truyền điện tử, sản phẩm lên men là chất hữu cơ, tạo ít ATP.
- - Kiểu hô hấp của tế bào nấm men ở bình B: chủ yếu là hô hấp hiếu khí, chất nhận điện tử là
chất hữu cơ, chất nhận điện tử cuối cùng là oxi qua chuỗi truyền điện tử, sản phẩm là CO 2 và
H2O, tạo nhiều ATP.
b)- Sự phân bố cuả vi sinh vật trong ao hồ:
+ Lớp mặt: tảo lục, vi khuẩn lam
+ Lớp kế tiếp: vi khuẩn hiếu khí Pseudomonas
+ Lớp trung gian: vi khuẩn lưu huỳnh màu tía.
+ Lớp đáy: vi khuẩn sunfat, vi khuẩn kị khí bắt buộc.
- Phương thức sống:
+ Tảo lục, vi khuẩn lam: vi sinh vật hiếu khí, quang hợp thải oxi
+ Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía: vi khuẩn kị khí, quang hợp không thải oxi, sử dụng hợp chất vô
cơ như H2S, S làm nguồn cung cấp điện tử.
Câu 100
a. Tế bào nấm men bị đột biến mất khả năng lên men được nuôi trong môi trường không có oxi.
Hãy cho biết tế bào đột biến này có tiến hành quá trình đường phân được không? Giải thích.
- Khi trực khuẩn gram dương (Bacillus brens) phát triển trên môi trường bán lỏng người ta
thêm lizozim vào dịch nuôi cấy, vi khuẩn có tiếp tục sinh sản không? Vì sao?
b. Trong điều kiện nuôi ủ một chủng vi khuẩn ở 34 0 C, thời điểm bắt đầu nuôi cấy là 8 giờ sáng
thì đến 3 giờ 30 phút chiều đếm được 7,24. 105 vi khuẩn trong 1 cm3 và 7 giờ 30 phút chiều đếm
được 9,62 . 108 vi khuẩn trong 1 cm3.
Hãy tính tốc độ sinh trưởng (v) và thời gian thế hệ (g) của chủng vi khuẩn này.

a - Tế bào đột biến này không thể tiến hành quá trình đường phân được vì đường phân cần có
ATP và NAD+. Không có NAD+ được tạo trong quá trình lên men hoặc trong quá trình hô hấp
(chuỗi chuyền điện tử) thì quá trình đường phân không thể xảy ra.
+ Vi khuẩn không tiếp tục sinh trưởng được.
+ Vì: Lizozim làm tan thành murein, vi khuẩn mất thành sẽ biến thành tế bào trần. Tế bào trần
của vi khuẩn gram dương này không thể phân chia được và rất dễ tan do tác độn của môi
trường.
b n lg N  lg N 0
+ Tốc độ sinh trưởng: v = =
dt (t  t0 ).lg 2

t0 = 15h30 -8h = 7,5 (h); t = 19h 30 – 8h = 11,5 (h)

lg 9,62.108  lg 7, 24.105
= ≈ 2,5940
(11,5  7,5) lg 2
1
+ Thời gian thế hệ: g = 1/v = = 0, 3855 (h) = 23,1303 phút.
2,5940

Câu 101
a. Phân biệt lên men lactic đồng hình và lên men lactic dị hình? Trong phòng thí nghiệm, làm thế
nào để phân biệt nhanh chóng quá trình lên men lactic đồng hình và dị hình?
b. Thế nào là vi sinh vật khuyết dưỡng? Vai trò của vi sinh vật khuyết dưỡng?
- Phân biệt lên men lactic đồng hình và lên men lactic dị hình?
Lên men lactic đồng hình Lên men lactic dị hình
Tác nhân VK lactic đồng hình VK lactic dị hình
Con đường phân Đường phân HMP (hexozo mono photphat) hay
giải glucozơ pentozo phốtphat
Sản phẩm 2 axit lactic/ 1 glucôzơ 1 axit lactic và 1 rượu etylic, 1 CO2/ 1
glucôzơ
CO2 giải phóng Không Có
Hiệu quả NL 2 ATP/1glucôzơ, 5ATP/1 lactozơ 1 ATP/1glucôzơ, 4ATP/1lactozơ
- Trong phòng thí nghiệm, làm thế nào để phân biệt nhanh chóng quá trình lên men lactic đồng hình và dị
hình?
- Dùng phương pháp thu và phát hiện CO2 để phân biệt hai loại lên men.
- Lên men lactic đồng hình không tạo CO2. Lên men lactic dị hình tạo CO2
Thế nào là vi sinh vật khuyết dưỡng? Vai trò của vi sinh vật khuyết dưỡng?
- VSV khuyết dưỡng là những VSV đòi hỏi những chất hữu cơ nhất định cho sự sinh trưởng của chúng.
- Vai trò của VSV khuyết dưỡng
+ Kiểm tra thực phẩm
+ Theo dõi lai (xem bao lâu hình thành cầu tiếp hợp) từ đó ứng dụng lập bản đồ gen.
Câu 102. ( HÀ TĨNH 2011)
Nêu kiểu dinh dưỡng, nguồn năng lượng, nguồn cacbon, kiểu hô hấp của vi khuẩn nitrat hóa.
Vai trò của vi khuẩn này đối với cây trồng.
0.5 - Kiểu dinh dưỡng là hoá tự dưỡng.
Câu 5 0.5 - Nguồn năng lượng: Hóa năng (ôxy hoá NH3+→ NO2- → NO3 - + năng lượng).
2.0đ 0.5 - Nguồn cacbon: CO2. Kiểu hô hấp: hiếu khí
0.5 - Vai trò đối với cây trồng: Nitrat là nguồn nitơ dễ hấp thu và là nguồ n cung cấ p
nitơ chủ yếu cho cây trồng.

Câu 103. ( HÀ TĨNH 2013)


Người ta pha chế một dung dịch nuôi cấy vi sinh vật (môi trường D) gồm các thành phần sau:
NaCl: 5g/l; (NH4)2PO4: 0,2g/l; KH2PO4: 1g/l; MgSO4: 0,2g/l; CaCl2: 0,1g/l. Tiến hành nuôi cấy
các chủng vi khuẩn A, B, C trong các môi trường và điều kiện khác nhau, thu được kết quả như
sau:
Môi trường nuôi cấy Chủng A Chủng B Chủng C

Môi trường D + 10g cao thịt bò, để trong


Mọc Không mọc Không mọc
bóng tối
Môi trường D, để trong bóng tối có sục CO2 Không mọc Mọc Không mọc

Môi trường D, chiếu sáng, có sục CO2 Không mọc Mọc Mọc
a. Môi trường D thuộc loại môi trường gì? Giải thích.
b. Xác định kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng.
a.
Môi trường D là môi trường tổng hợp vì đã biết được thành phần và hàm lượng các chất trong đó.
Nếu HS không giải thích thì không cho điểm.
b.
- Chủng A sống được trong điều kiện bóng tối và đòi hỏi phải có chất hữu cơ → kiểu dinh dưỡng là
hóa dị dưỡng
- Chủng B sống được trong bóng tối nhưng đòi hỏi phải có CO2 → kiểu dinh dưỡng là hóa tự dưỡng.
- Chủng C chỉ sống được trong điều kiện có CO2 và ánh sáng → quang tự dưỡng
Câu 104. ( HÀ TĨNH 2013)
Giải thích các hiện tượng sau:
a. Rau quả khi muối chua thì bảo quản được lâu hơn so với bình thường.
b. Tác nhân gây hư hại các loại quả thường là nấm mốc mà ít khi là vi khuẩn.
a.
- Rau quả muối chua thì trong môi trường chứa nhiều axit lactic làm cho pH của môi trường thấp.
- pH thấp ức chế hoạt động của các loài vi sinh vật gây hại. Do vậy bảo quản rau quả được lâu hơn.
b.
- Nấm mốc là loại vi sinh vật ưa axit và hàm lượng đường cao. Trong dịch bào của quả thường có
lượng axit và đường cao, không thích hợp với vi khuẩn.
- Nhưng do hoạt động của nấm mốc, hàm lượng đường, hàm lượng axit trong quả giảm, lúc đó vi
khuẩn mới có khả năng hoạt động gây hỏng quả.
Câu 105 : (HÀ TĨNH 2014)
a) Sản xuất nước mắm, nước tương, sữa chua, rượu là ứng dụng hoạt động gì của những vi
sinh vật nào?
b) Một học sinh phân lập được 3 loài vi khuẩn (kí hiệu là A, B, C) và tiến hành nuôi 3 loài
này trong 4 môi trường có đủ chất hữu cơ cần thiết nhưng thay đổi về khí O 2 và chất
KNO3. Kết quả thu được như sau:
Loài vi khuẩn Loài A Loài B Loài C
Môi trường
Có đủ O2 và KNO3 + + -
Có KNO3 + - +
Có O2 + + -
Không có O2 và không có KNO3 - - +
Ghi chú: Ký hiệu dấu (+): vi khuẩn phát triển; dấu (-): vi khuẩn bị chết.
- Dựa vào kết quả thí nghiệm, hãy cho biết kiểu hô hấp của 3 loài vi khuẩn nói trên.
- Khi môi trường có đủ chất hữu cơ và chỉ có KNO3, loài vi khuẩn A sẽ thực hiện quá trình
chuyển hóa năng lượng có trong chất hữu cơ thành năng lượng ATP bằng cách nào?
- Giả sử trong 3 loài trên có một loài xuất hiện từ giai đoạn trái đất nguyên thủy thì đó là loài nào?
Vì sao?
c) Tại sao hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được chọn lọc duy trì ở các tế bào
cơ của người vốn là loại tế bào cần nhiều ATP?
Nội dung
- Sản xuất nước mắm: quá trình phân giải prôtêin động vật của vi sinh vật có sẵn trong ruột cá.
- Sản xuất nước tương: quá trình phân giải prôtêin và tinh bột thực vật của nấm sợi và vi khuẩn.
- Sản xuất sữa chua: quá trình lên men lactic của vi khuẩn lactic đồng hình.
- Sản xuất rượu: quá trình lên men etylic của nấm men, nấm mốc.
- Loài A: Kị khí không bắt buộc (hiếu khí không bắt buộc)
Loài B: Hiếu khí bắt buộc. Loài C: Kị khí bắt buộc.
- Khi môi trường chỉ có KNO3 thì loài A sẽ thực hiện hô hấp kị khí mà chất nhận điện tử cuối cùng là
NO 3 (phản nitrat).
- Loài C là vi khuẩn xuất hiện từ giai đoạn trái đất nguyên thủy vì loài này hô hấp kị khí (trái đất
nguyên thủy chưa có oxi).
- Tế bào cơ người cần kiểu hô hấp này vì nó không tiêu tốn ôxi. Khi cơ thể vận động mạnh, hệ tuần
hoàn không cung cấp đủ ôxi nên hô hấp kị khí là phương pháp tối ưu, kịp đáp ứng ATP mà không cần
ôxi
Câu 106 : (HÀ TĨNH 2016)\
Những câu sau đây đúng hay sai? Nếu sai thì sửa lại cho đúng.
a) Thế giới sống được tổ chức một cách chặt chẽ theo nguyên tắc đa phân.
b) Theo hệ thống phân loại 5 giới, vi khuẩn lam được xếp vào giới nguyên sinh vì chúng có khả
năng quang hợp.
c) Prôtêin có tính đa dạng vì chúng thực hiện hầu hết các chức năng sống trong tế bào và cơ thể.
d) Đa số vi khuẩn Gram dương mẫn cảm với penicilin hơn so với vi khuẩn Gram âm.
e) Tế bào thực vật nếu để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên và vỡ ra.
g) Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, quần thể vi khuẩn sinh trưởng mạnh nhất vào pha
cân bằng.
Nội dung
a) Sai.
- Thế giới sống được tổ chức một cách chặt chẽ, theo nguyên tắc thứ bậc.
b) Sai.
- Theo hệ thống phân loại 5 giới, vi khuẩn lam được xếp vào giới Khởi Sinh vì chúng có cấu trúc tế
bào nhân sơ.
c) Sai.
- Prôtêin có tính đa dạng vì chúng được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với 20 loại đơn phân khác
nhau và có 4 bậc cấu trúc.
d) Đúng
e) Sai.
- Tế bào thực vật nếu để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên nhưng không vỡ ra.
g) Sai.
- Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, quần thể vi khuẩn sinh trưởng mạnh nhất vào pha lũy
thừa.

Câu 107 : (HÀ TĨNH 2016)


Vi khuẩn Axêtic có khả năng oxi hóa rượu etylic thành axit Axêtic để thu nhận năng lượng theo
phương trình:
C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O + Q
a) Xét về kiểu dinh dưỡng và nhu cầu oxi thì vi khuẩn Axêtic thuộc nhóm vi sinh vật nào?
b) Quá trình oxi hóa rượu thành axit Axêtic của vi khuẩn Axêtic khác với quá trình lên men và
khác với quá trình hô hấp hiếu khí ở điểm nào?
a)
- Xét về kiểu dinh dưỡng: Vi khuẩn Hóa dị dưỡng.
- Xét về nhu cầu oxi: Vi khuẩn hiếu khí (bắt buộc).
b)
- Khác với lên men:
+ Nguyên liệu là etylic, không phải glucozơ
+ Diễn ra trong điều kiện hiếu khí
+ Chất nhận electron cuối cùng là oxi
+ Hiệu quả năng lượng cao hơn
- Khác với hô hấp:
+ Nguyên liệu là etylic, không phải glucozơ.
+ Sản phẩm là chất hữu cơ, không phải CO2 và H2O
+ Quá trình phân giải xảy ra không hoàn toàn, không có giai đoạn đường phân, chu trình creb không
hoàn chỉnh.
+ Hiệu quả năng lượng thấp hơn.
Câu 108 : (HÀ TĨNH 2017)
Người ta chuẩn bị dung dịch nuôi cấy vi khuẩn chỉ chứa nguồn cacbon và các chất khoáng cần
thiết (môi trường CS). Cho vi khuẩn A vào 4 ống nghiệm chứa môi trường CS sau đó bổ sung
vào mỗi ống một số chất khác nhau. Sau một thời gian, thu được kết quả như sau:
Ống nghiệm 1 2 3 4
Môi trường Môi trường Môi trường Môi trường CS +
Thành phần dịch CS CS + CS + Riboflavin + axit
nuôi cấy Riboflavin Riboflavin + Lipoic + NaClO
axit Lipoic
Dung dịch Dung dịch Dung dịch Dung dịch trong
Kết quả quan sát
trong suốt trong suốt bị đục suốt
a) Xét về nhu cầu các chất cần cho sinh trưởng thì vi khuẩn A thuộc nhóm vi khuẩn nào? Giải
thích.
b) Các chất Riboflavin, axit Lipoic và NaClO đóng vai trò gì đối với sự sinh trưởng của vi khuẩn
A?
a)
- Vi khuẩn A thuộc nhóm vi sinh vật khuyết dưỡng.
- Giải thích:
+ Chỉ có dung dịch trong ống 3 trở nên đục  Vi khuẩn chỉ sinh trưởng được trong ống 3 còn các
ống khác, vi khuẩn không sinh trưởng được.
+ Vi khuẩn chỉ sinh trưởng khi được bổ sung riboflavin, axit lipoic  Vi khuẩn A không có khả
năng tổng hợp riboflavin và axit lipoic  đây là vi khuẩn khuyết dưỡng.
b)
- Riboflavin, axit lipoic chính là các nhân tố sinh trưởng của vi khuẩn A. Vi khuẩn cần với số lượng
không nhiều nhưng nếu thiếu thì chúng không sinh trưởng được.
- NaClO chính là chất ức chế sinh trưởng đối với vi khuẩn A. Khi có NaClO, vi khuẩn không thể
sinh trưởng mặc dù môi trường có đủ các nhân tố sinh trưởng.
Câu 109 : (HÀ TĨNH 2018)
a) Kể tên các pha sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục.
Trong nuôi cấy không liên tục, thời gian của pha lũy thừa phụ thuộc vào yếu tố nào?
b) Khi nghiên cứu sự sinh trưởng của một chủng vi khuẩn tại pha lũy thừa (pha log) người
ta đếm được:
- Tại thời điểm 6 giờ có 6,31×106 vi khuẩn/1ml dịch huyền phù.
- Tại thời điểm 8 giờ có 8,47×107 vi khuẩn/1ml dịch huyền phù.
Hãy xác định thời gian thế hệ của chủng vi khuẩn.
c) Tiến hành thí nghiệm nuôi cấy vi khuẩn Clostridium trong nồi lên men không liên tục. Sau
đó lấy 10 ml dịch ở cuối pha log cho vào ống nghiệm I; 10 ml dịch ở cuối pha cân bằng cho vào
ống nghiệm II; nhỏ vào mỗi ống nghiệm 0,5 ml dung dịch lizôzim; sau 5 phút, lấy một giọt dịch
huyền phù ở ống nghiệm I cấy vào hộp lồng I; một giọt dịch huyền phù ở ống nghiệm II cấy vào
hộp lồng II. Đặt cả 2 hộp lồng vào tủ ấm 30oC. Sau 2 ngày, lấy ra và đếm số khuẩn lạc. Số lượng
khuẩn lạc xuất hiện ở hộp lồng nào nhiều hơn? Giải thích.

Nội dung
a)
- Các pha sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy không liên tục: Pha tiềm phát, lũy thừa, cân bằng,
suy vong.
- Thời gian của pha lũy thừa phụ thuộc nguồn dinh dưỡng có trong môi trường và tốc độ phân bào
của loài. Nếu tốc độ sinh sản nhanh và nguồn dinh dưỡng có hạn thì pha lũy thừa chỉ kéo dài trong
một khoảng thời gian ngắn, sau đó chuyển sang pha cân bằng và pha suy vong.
ln2(t 2  t 1 ) ln2  (8 - 6) 0,7  2
b) Thời gian thế hệ (g) = = = =7/13  g =
lnN 2 - lnN 1 ln 8,47  10  ln 6,31  10
7 6
18,25  15,65
7/13×60 = 32,3 phút.
(Nếu thí sinh có cách làm đúng và lấy kết quả 32 phút thì cũng cho điểm tối đa)
c)
- Ở cuối pha log, hầu hết tế bào ở dạng sinh dưỡng. Khi bổ sung lizôzim, thành tế bào bị mất, tạo tế
bào trần (protoplast). Tế bào mất thành sẽ không sinh sản được, nên hộp lồng I có số lượng khuẩn lạc
ít hơn.
- Ở cuối pha cân bằng, chất dinh dưỡng cạn dần, chất độc tích lũy nhiều nên một số vi khuẩn hình
thành bào tử. Lizôzim không tác động lên bào tử, nên ở hộp lồng II, bào tử nảy mầm sẽ cho số lượng
khuẩn lạc nhiều hơn.

Câu 110: (HÀ TĨNH 2019)


Chủng vi khuẩn G là một chủng có khả năng tiết kháng sinh. Tiến hành nuôi vi
khuẩn này trong môi trường nuôi cấy không liên tục, sau một thời gian, đếm tế bào
trong dịch nuôi cấy (dung dịch X) bằng phương pháp pha loãng rồi cấy trải trên đĩa
thạch (xem hình 2).

a) Dựa vào số khuẩn lạc ở đĩa 5, hãy tính số tế bào vi khuẩn có trong 1ml dung dịch X.
b) Theo lý thuyết, cần ít nhất bao nhiều lần cấy trải để có một lần thấy khuẩn lạc
trên đĩa thạch số 6? Giải thích.
c) Để thu được lượng kháng sinh của vi khuẩn G nhiều nhất thì nên thu ở pha nào? Giải
thích.
Nội dung
a)
Sau mỗi bước pha loãng, mật độ vi khuẩn giảm đi 10 lần Số tế bào trong 1ml dung dịch X là 2 x
105 tế bào/ml
b)
Trong 10ml dung dịch ở ống 6 có 2 tế bào vi khuẩn trung bình cứ 5ml dung dịch thì có 1 tế bào
cần cấy trải ít nhất 5 lần để có 1 lần thấy tế bào vi khuẩn.
c)
Ở phương pháp nuôi cấy không liên tục, sự sinh trưởng của VSV diễn ra theo đường cong gồm 4
pha: tiềm phát, lũy thừa, cân bằng và suy vong. Chất kháng sinh là sản phẩm bậc II được hình thành
ở pha cân bằng. Đặc biệt, ở cuối pha cân bằng, các vi khuẩn cạnh tranh gay gắt nên lượng kháng
sinh tiết ra nhiều nhất. Vì vậy nên thu ở cuối pha cân bằng.
(Nếu thí sinh trả lời “thu ở pha cân bằng” và giải thích hợp lý thì cho 0,75 điểm)

Câu 111 : a. Tế bào nấm men bị đột biến mất khả năng lên men được nuôi trong môi trường không
có ôxi. Tế bào đột biến này có tiến hành quá trình đường phân được không? Giải thích. Vì sao vi
sinh vật kị khí bắt buộc chỉ sống và phát triển được trong điều kiện không có ôxi phân tử?
b. Nêu mối quan hệ giữa vi khuẩn khử sunfat với vi khuẩn lưu huỳnh màu tía? Hãy giải thích cơ sở
khoa học của việc sử dụng vi khuẩn khử sunfat trong việc xử lí nguồn nước bị ô nhiễm các kim loại
nặng?

a. - Tế bào đột biến này không thể tiến hành quá trình đường phân được vì đường phân cần có ATP và
NAD+.
Không có NAD+ được tạo trong quá trình lên men hoặc trong quá trình hô hấp (chuỗi chuyền elêctron) thì
quá trình đường phân không thể xảy ra.
- Vi sinh vật kị khí bắt buộc chỉ có thể sống và phát triển trong điều kiện không có ôxi vì chúng không có
enzim catalaza, superoxit dismutaza, do đó không thể loại bỏ được các sản phẩm ôxi hóa độc hại cho tế
bào như H2O2, các ion super ôxit.
b.
- Vi khuẩn khử sunphat hô hấp kị khí, lấy SO42- làm chất nhận electron cuối cùng:
SO42- + e + H+  H2S + H2O
- H2S là nguồn cung cấp êlectron và H+ cho quang hợp của vi khuẩn lưu huỳnh màu tía.
- H2S có ái lực cao với nhiều kim loại nặng như Fe, Hg, Pb, Zn...tạo thành các sunphua kim loại không tan
trong nước và kết lắng xuống bùn. Do đó có thể sử dụng vi khuẩn khử sunphat để xử lí các nguồn nước bị
ô nhiễm kim loại nặng.
Câu 112:
a.Tế bào nấm men bị đột biến mất khả năng lên men được nuôi trong môi trường không có oxi. Hãy
cho biết tế bào đột biến này có tiến hành quá trình đường phân được không? Giải thích.
- Khi trực khuẩn gram dương (Bacillus brens) phát triển trên môi trường bán lỏng người ta thêm
lizozim vào dịch nuôi cấy, vi khuẩn có tiếp tục sinh sản không? Vì sao?
b. Trong điều kiện nuôi ủ một chủng vi khuẩn ở 340 C, thời điểm bắt đầu nuôi cấy là 8 giờ sáng thì
đến 3 giờ 30 phút chiều đếm được 7,24. 105 vi khuẩn trong 1 cm3 và 7 giờ 30 phút chiều đếm được
9,62 . 108 vi khuẩn trong 1 cm3.
Hãy tính tốc độ sinh trưởng (v) và thời gian thế hệ (g) của chủng vi khuẩn này.
a. - Tế bào đột biến này không thể tiến hành quá trình đường phân được vì đường phân cần có ATP và
NAD+. Không có NAD+ được tạo trong quá trình lên men hoặc trong quá trình hô hấp (chuỗi chuyền điện
tử) thì quá trình đường phân không thể xảy ra.
+ Vi khuẩn không tiếp tục sinh trưởng được.
+ Vì: Lizozim làm tan thành murein, vi khuẩn mất thành sẽ biến thành tế bào trần. Tế bào trần của vi
khuẩn gram dương này không thể phân chia được và rất dễ tan do tác độn của môi trường.
b.
n lg N  lg N 0
+ Tốc độ sinh trưởng: v = =
dt (t  t0 ).lg 2

t0 = 15h30 -8h = 7,5 (h); t = 19h 30 – 8h = 11,5 (h)


lg 9,62.108  lg 7, 24.105
= ≈ 2,5940
(11,5  7,5) lg 2
1
+ Thời gian thế hệ: g = 1/v = = 0, 3855 (h) = 23,1303 phút.
2,5940
Câu 113
1. a. Sự khác biệt cơ bản về chất cho điện tử đối với 3 nhóm vi khuẩn quang hợp: vi khuẩn không
lưu huỳnh màu tía, vi khuẩn lưu huỳnh màu luc và vi khuẩn lam.
b. Một vi khuẩn nếu được nuôi cấy trong điều kiện pH= 3,5 thì thời gian thế hệ là 30 phút, nếu nuôi
cấy trong điều kiện pH= 4,5 thì thời gian thế hệ là 20 phút. Một quần thể vi khuẩn này được nuôi
cấy trong 3 giờ, 1/3 thời gian nuôi cấy trong môi trường có pH = 3,5, sau đó chuyển sang môi trường
có pH= 4,5. Biết rằng số lượng tế bào ban đầu là 106 và trải qua pha tiềm phát ở môi trường pH=
3,5 với thời gian 30 phút, ở pH= 4,5 với thời gian 40 phút. Tính số tế bào tạo ra?
2. Trình bày quá trình sinh sản hữu tính ở nấm sợi tiếp hợp Zygomycetes?
a. - Vi khuẩn không lưu huỳnh màu tía: sử dụng H2 hoặc các hợp chất hữu cơ dạng khử như etanol.
- Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục: sử dụng H2S.
- Vi khuẩn lam sử dụng H2O làm chất cho điện tử tạo ra oxi phân tử.
b. - Thời gian nuôi ở môi trường pH= 3,5 là 1/3 x 3 = 1h; vì g= 30 phút, thời gian pha lag= 30 phút  số
tế bào con tạo ra ở môi trường này sau 1h là N1= N0 x 21 = 2.106
- Thời gian nuôi ở môi trường pH= 4,5 là 3h - 1h = 2h; vì g= 20 phút, thời gian pha lag= 40 phút  số tế
bào con tạo ra trong cả 2 môi trường là: N2= N1 x 24 = 32.106
Các bước sinh sản của nấm sợi tiếp hợp:
- Hai sợi khác nhau về sinh lý, kí hiệu là sợi + và sợi – tiếp xúc với nhau tạo u. U này phồng lên tạo tiền
giao tử.
- Vách nơi tiếp xúc bị hòa tan, tiến hành dung hợp nhân (1 nhân + kết hợp với 1 nhân -) và dung hợp tế
bào chất, tạo hợp tử lưỡng bội.
- Hợp tử đa nhân tăng thể tích chuyển thành bào tử tiếp hợp có vách dày.
- Bào tử tiếp hợp nảy mầm. Nhân phân chia giảm nhiễm, tạo khuẩn ti sinh dưỡng đơn bội.
Câu 114
Quang hợp ở vi khuẩn lam và vi khuẩn lưu huỳnh màu lục có gì khác nhau?
Vi khuẩn lam Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục
Sắc tố quang hợp Diệp lục a Khuẩn diệp lục
Định vị của sắc tố quang hợp Màng tylacôit Màng sinh chất
Quang hệ PS I và PS II PS I
Chất cho e và H+ H2O H2S
Chất nhận e và H +
NADP +
NAD+
Sản phẩm Có O2 Không có O2

Câu 115
a. Từ sữa tươi người ta phân lập được chủng vi khuẩn Lactobacillus bulgaricus. Vi khuẩn này được nuôi cấy
nhiệt độ 45oC và pH=5,6 trong môi trường có thành phần (tính bằng g/l) như sau: Glucôzơ: 10; MgSO4.7H2O
0,05; K2HPO4: 10,5; KH2PO4: 3,5; NH4Cl: 0,5; FeSO4.7H2O: 0,005; CaCl2.2H2O: 0,05; MnCl2.4H2O: 0,005,
H2O: 1 lít.
- Môi trường trên là môi trường gì?
- Khi nuôi cấy vi khuẩn Lactobacillus bulgaricus bằng môi trường trên, không thấy bất kỳ khuẩn lạc
nào mọc trên môi trường này. Các khuẩn lạc chỉ xuất hiện khi người ta bổ sung vào môi trường trên hợp chấ
riboflavin, còn các điều kiện khác giữ nguyên. Từ đó có thể nêu đặc điểm sinh trưởng gì của vi khuẩn trên?
Riboflavin có vai trò gì đối với vi khuẩn Lactobacillus bulgaricus?
- Khuẩn lạc cũng không phát triển được khi người ta thêm vào môi trường hợp chất riboflavin nhưng
nuôi ủ ở nhiệt độ 150C. Hãy cho biết vi khuẩn này thuộc nhóm nào trong quan hệ với nhiệt độ? Vi khuẩn này
có hình thành bào tử không?
b. Nêu kiểu phân giải chất hữu cơ, chất nhận điện tử cuối cùng và sản phẩm phân giải các chât của vi khuẩn
lam, vi khuẩn sinh mê tan, vi khuẩn sunfat và vi khuẩn lắctíc đồng hình?
Nội dung
a, - Đây là môi trường tổng hợp tối thiểu
- Vi khuẩn Lactobacillus bulgaricus khuyết dưỡng với riboflavin. Riboflavin là nhân tố sinh trưởng
của vi khuẩn vì vi khuẩn này chỉ sinh trưởng được trong môi trường có bổ sung riboflavin.
- Đây là vi khuẩn ưa ấm, chỉ có thể tồn tại và sinh sản tạo khuẩn lạc ở nhiệt độ 20 0C - 450C. Vi khuẩn
này không tạo bào tử.
b.
Vi sinh vật Kiểu phân giải Chất nhận điện tử Sản phẩm
Vi khuẩn lam Hô hấp hiếu khí O2 H2O
Vi khuẩn sinh mê tan Hô hấp kị khí CO32- CH4

Vi khuẩn khử sunfat Hô hấp kị khí SO42- H2S

Vi khuẩn lắc tíc đồng hình Lên men Axit piruvic Axit lắc tíc

Câu 116:
a. Giải thích tại sao, người bị nhiễm khuẩn Vibrio cholerae nhanh chóng bị mắc tiêu chảy cấp và
nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến tử vong do mất muối và nước? Biết rằng, độc tố
tiêu chảy thực chất là một enzim làm biến đổi hóa học G-protein liên quan đến điều tiết lượng muối
và nước.
- Khi bị nhiễm khuẩn tả, vi khuẩn sẽ khu trú ở lớp lót của ruột non và sản sinh ra một độc tố. Độc tố này là
một enzim làm biến đổi hóa học G-protein liên quan đến điều tiết lượng muối và nước.
- Do G-protein bị biến đổi không còn khả năng thủy phân GTP thành GDP, nên nó bị luôn tồn tại ở trạng
thái hoạt động và liên tục kích thích Adenylat cyclaza sản sinh ra cAMP (chất thông tin thứ 2).
- Nồng độ cAMP cao trong ống tiêu hóa làm tế bào ruột tiết một lượng lớn muối và nước đi vào ống tiêu
hóa theo nguyên tắc thẩm thấu người mắc bệnh tiêu chảy cấp mất nhiều muối và nước.
b. Có 6 ống nghiệm, mỗi ống chứa 20ml nước cất. Người ta tiến hành các thí nghiệm như sau:
- Ống 1: Cho thêm vi khuẩn Gram dương.
- Ống 2: Cho thêm vi khuẩn Gram dương + 5ml nước bọt.
- Ống 3: Cho thêm vi khuẩn Gram dương + thuốc pênicillin.
- Ống 4: Cho thêm vi khuẩn cổ + 5ml nước bọt.
- Ống 5: Cho thêm tế bào thực vật + 5ml nước bọt.
- Ống 6: Cho thêm tế bào hồng cầu + 5ml nước bọt.
Hãy dự đoán kết quả của các thí nghiệm trên sau một khoảng thời gian? Giải thích?
- Ống nghiệm 1: TBVK hút nước, trương lên nhưng không bị vỡ vì có thành bảo vệ.
- Ống nghiệm 2: TBVK bị vỡ do nước bọt chứa lizôzim phân hủy các liên kết 1,4 – glicôzit, phá vỡ thành
tế bào vi khuẩn nên tế bào vi khuẩn hút nước mạnh làm vỡ tế bào.
- Ống nghiệm 3: Pênicillin chỉ có tác dụng ức chế sự hình thành thành tế bào mà không phá vỡ nên VK
vẫn còn thành, tế bào hút nước nhưng không vỡ.
- Ống nghiệm 4: TB không bị vỡ vì vi khuẩn cổ có thành tế bào là pseudomurêin, không chịu tác dụng
của lizôzim.
- Ống nghiệm 5: TBTV không bị vỡ vì lizôzim không tác động lên thành TB bằng xelulôzơ.
- Ống nghiệm 6: TB hồng cầu bị vỡ vì không có thành tế bào bảo vệ nên dù không chịu tác động của
lizôzim thì TB vẫn hút nước mạnh làm vỡ TB.
Câu 117 : a. Người ta lại cho rằng Archaea là ranh giới giữa vi khuẩn và sinh vật nhân thực, vì:
- Archaea có nhiều đặc điểm giống vi khuẩn: Cấu tạo đơn bào, tế bào nhân sơ, Riboxom loại 70S, có
plasmit...
- Archaea có nhiều đặc điểm giống sinh vật nhân thực: Một số có Intron, có protein liên kết với ADN, aa
mở đầu là metionin …
b. Đặc điểm nổi bật trong cấu trúc màng tế bào vi khuẩn ưa lạnh, vi khuẩn Micoplasma?
- Màng sinh chất của vi khuẩn ưa lạnh chứa nhiều axit béo không no, nhờ vậy chúng vẫn duy trì được
trạng thái bán lỏng ở nhiệt độ thấp.
- Micoplasma là vi khuẩn không có thành tế bào nên dễ mẫn cảm với áp suất thẩm thấu. Màng sinh chất
của chúng giàu colesteron do đó hạn chế được nước đi vào tế bào trong môi trường nhược trương.
c. Thế nào là quá trình nitrat hoá và phản nitrat hoá. Các vi khuẩn tham gia vào hai quá trình này
có kiểu hô hấp gì? Tại sao nói chúng có vai trò trái ngược nhau?
- Nitrat hóa là quá trình chuyển hoá nitơ trong đất từ dạng NH3 thành NO2-, rồi từ NO2- thành NO3- nhờ 2
nhóm vi khuẩn là Nitrosomonas và Nitrobacter .
- Phản nitrat hoá là quá trình chuyển hoá nitơ trong đất từ NO3- thành NO2- rồi thành N2 khí quyển nhờ vi
khuẩn phản nitrat hoá.
- Vi khuẩn nitrat hoá có kiểu hô hấp hiếu khí hiếu khí, vi khuẩn phản nitrat có hiểu hô hấp kỵ khí.
- Vai trò:
+ vi khuẩn nitrat chuyển hoá nitơ dưới dạng amon thành dạng nitrat cung cấp cho cho cây trồng.
+ vi khuẩn phản nitrat biến nitơ dưới dạng cây dễ hấp thụ thành nitơ không khí cây không sử dụng được
(làm mất nitơ của đất)
Câu 118
a) Khi chiếu ánh sáng qua lăng kính vào bình nuôi vi khuẩn hiếu khí Pseudomonas và tảo
Cladophora thì thấy:
- Vi khuẩn tập trung ở hai đầu sợi tảo. Hãy giải thích hiện tượng này.
- Số lượng vi khuẩn tập trung ở hai đầu sợi tảo khác nhau rõ rệt.Tại sao?
Hướng dẫn chấm:
- Khi chiếu ánh sáng qua lăng kính, ánh sáng sẽ phân thành 7 màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam ,
chàm, tím. Các tia sáng đơn sắc này sẽ rơi trên sợi tảo theo thứ tự từ đỏ đến tím từ đầu này đến đầu kia.
Như vậy, một đầu của sợi tảo sẽ hấp thụ ánh sáng đỏ, đầu kia sẽ hấp thụ ánh sáng tím và ở hai đầu
sợi tảo, quang hợp sẽ xảy ra mạnh hơn, thải nhiều oxi hơn, vi khuẩn hiếu khí sẽ tập trung ở đó
- Vi khuẩn sẽ tập trung với số lượng khác nhau ở hai đầu sợi tảo. Cụ thể là ở đầu sợi tảo hấp thụ
ánh sáng đỏ vi khuẩn sẽ tập trung nhiều hơn. Đó là vì ánh sáng đỏ có hiệu quả quang hợp hơn ánh sáng
tím.
Ta đã biết, cường độ quang hợp không phụ thuộc vào năng lượng photon mà chỉ phụ thuộc vào số lượng
photon. Với cùng một cường độ chiếu sáng thì số lượng photon của ánh sáng đỏ nhiều gần gấp đôi ánh
sáng tím (vì năng lượng photon của ánh sáng tím gần gấp đôi năng lượng photon của ánh sáng đỏ).
Câu 119:
a. Phân lập từ nước dưa chua thu được vi khuẩn Streptococcus faecalis. Nuôi vi khuẩn này trên môi
trường cơ sở (MTCS) gồm các chất sau đây: 1,0 gam NH4Cl; 1,0 gam K2HPO4; 0,2 gam MgSO4;
0,1gam CaCl2; 5,0gam glucozo; các nguyên tố vi lượng Mn, Mg, Cu, Co, Zn (mỗi loại 2.10-5 gam) và
thêm nước vừa đủ 1 lít. Thêm vào MTCS các hợp chất khác nhau trong các thí nghiệm từ 1 đến 3
dưới đây, sau đó đưa vào tủ ấm 370C và giữ trong 24h, kết quả thu được như sau:
Thí nghiệm 1: MTCS + axit folic  không sinh trưởng.
Thí nghiệm 2: MTCS + pyridoxin  không sinh trưởng.
Thí nghiệm 3: MTCS + axit folic + pyridoxin  có sinh trưởng.
1. Dựa theo nguồn cung cấp năng lượng; nguồn cac bon; chất cho electron; các chất thêm vào
MTCS thì vi khuẩn Streptococcus faecalis có kiểu dinh dưỡng nào?
2. Các chất thêm vào MTCS có vai trò như thế nào đối với vi khuẩn Streptococcus faecalis?
a. 1. Vi khuẩn có kiểu dinh dưỡng:
- - Theo nguồn năng lượng: Là hóa dưỡng vì vi khuẩn dùng năng lượng được tạo ra từ chuyển hóa glucozo
thành axit lactic.
- - Theo nguồn cacbon: là dị dưỡng vì glucozo là nguồn cacbon kiến tọa nên các chất của tế bào.
- - Theo nguồn cho electron: là dinh dưỡng hữu cơ vì glucozo là nguồn cho electron trong lên men lactic
đồng hình.
- - Theo các chất thêm vào môi trường cơ sở: là vi khuẩn khuyết dưỡng, thiếu 1 trong 2 chất trên vi khuẩn
không phát triển được.
2.
- - Các chất folic, pyridoxin là các nhân tố sinh trưởng đối với vi khuẩn nêu trên. Thiếu 1 trong 2 chất này
thì vi khuẩn không thể tự tổng hợp được và không sinh trưởng.
- Axit folic là một loại vitamin giúp hình thành tổng hợp purin và pirimidin. Piridoxin là vitamin B6 giúp
chuyển amin của các axit amin.
b. Mỗi vi sinh vật thích hợp với một phạm vi pH nhất định cho sinh trưởng nhưng tại sao nhiều vi
sinh vật vẫn có thể tồn tại khi pH môi trường thay đổi tương đối mạnh?
- Mặc dù pH của môi trường biến đổi nhưng pH nội bào hầu như không thay đổi vì H+ rất khó thấm qua
màng photpholipid của màng sinh chất.
- VSV ưa pH trung tính vận chuyển K+ thay cho H+, VSV ưa kiềm vận chuyển Na+ thay cho H+, khiến cho
pH nội bào gần như trung tính.
- Một số VSV tiết ra các chất làm thay đổi pH môi trường.
c. Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật, hãy cho biết :
- Cá ở sông và cá ở biển khi bảo quản lạnh thì loại nào bảo quản được lâu hơn. Vì sao?
- Cơ sở khoa học của việc dùng vì sinh vật khuyết dưỡng để kiểm các chất trong thực
phẩm ?
- Vì sao chất kháng sinh penicillin không tiêu diệt được Mycoplasma?
- Cá sông bảo quản lâu hơn. Vì vi sinh vật kí sinh trên cá biển là các vi sinh vật ưa lạnh, khi bảo quản lạnh
chúng ít bị ức chế.
- Vi sinh vật khuyết dưỡng không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng. Nếu trong thực phẩm có nhân
tố sinh trưởng thì vi sinh vật sẽ phát triển mạnh hơn.
- Vì Mycoplasma không có thành tế bào nên không chịu tác động của penicillin.
Câu 120
a. So sánh quá trình quang hợp ở 3 đối tượng: thực vật; vi khuẩn lam; vi khuẩn lục, vi khuẩn tía ở
các khí cạnh: Sắc tố quang hợp; số lượng quang hệ thống; chất cho electron, khả năng thải
Oxygen; Sản phẩm năng lượng và lực khử và nguồn C?
b. Sự khác nhau căn bản nhất giữa phương thức hóa tổng hợp vô cơ và hô hấp kị khí là gì?
 Thang điểm:
STT Nội dung
a Đặc tính Thực vật Vi khuẩn lam Vi khuẩn lục/tía
Sắc tố Diệp lục a Diệp lục a Khuẩn diệp lục hoặc
bacteriorhodopsine
Số lượng PS 2 2 1
Chất cho e H2 O H2O H2, H2S, S, Chất hữu

Sản xuất O2 Có thải O2 Có thải O2 Không thải O2
Sản phẩm năng lượng ATP và NADPH ATP và NADPH ATP
Nguồn C CO2 CO2 CO2 hay chất hữu cơ
b Hóa tổng hợp là quá trình đồng hóa (tổng hợp), hô hấp kị khí là quá trình dị hóa (phân giải) hoặc
Hóa tổng hợp sử dụng các chất vô cơ như nguồn chất cho e tạo ra lực khử, tích lũy năng lượng
cho sự cố định CO2 trong khi hô hấp kỵ khí sử dụng nguồn chất vô cơ/hữu cơ là chất nhận e cuối
cùng, quá trình truyền e đó tạo ra năng lượng ATP.
Câu 121
a. Cả ethanol và penicillin đều được sử dụng phổ biến trong y tế với mục đích diệt khuẩn. Tuy
nhiên, tại sao vi khuẩn có thể tiến hóa để kháng lại penicillin trong khi đó chúng khó có thể biến đổi
để chống lại ethanol?
b. Trong điều trị bệnh tả, hãy đưa ra các lý do giải thích tại sao điều trị bằng liệu pháp tiêm kháng
sinh có hiệu quả cao hơn liệu pháp dùng chính kháng sinh đó nhưng theo đường uống?
 Thang điểm:
STT Nội dung
a - Cả ethanol và penicillin đều là nhóm chất diệt khuẩn, tuy nhiên cơ chế diệt khuẩn của hai nhóm
chất trên khác nhau
- Ethanol là phân tử nhỏ có tác dụng gây biến tính protein màng và hệ thống protein trong tế bào
khi nó xâm nhập vào bên trong, các protein biến tính mất chức năng sinh lý và tế bào chết đi. Cơ
chế đó là cơ chế không chọn lọc, hầu hết protein đều bị tác động do vậy vi khuẩn khó có thể tiến
hóa để chống lại ethanol
- Penicillin là phân tử lớn, có tác động chọn lọc lên một quá trình sinh lý cụ thể của vi khuẩn là
quá trình tổng hợp thành tế bào do vậy vi khuẩn có thể tiến hóa theo chiều hướng chọn lọc hoặc
nhận các biến dị sản sinh enzyme penicillinase và kháng lại kháng sinh này
b - Dùng đường uống, một phần kháng sinh bị ảnh hưởng bởi acid dạ dày, bị tiêu hóa bởi enzyme
và mất chức năng.
- Dùng đường uống, kháng sinh có thể có kích thước phân tử lớn nên hiệu quả đi vào tế bào biểu
mô ruột từ đó vào máu không cao.
- Bệnh tả kèm theo nôn mửa và tiêu chảy nên kháng sinh có thể bị nôn ra hoặc không tồn tại trong
đường tiêu hóa đủ thời gian.
- Tiêm trực tiếp vào máu, nó sẽ đi đến hầu hết mọi ngõ ngách của cơ thể nơi có mạch máu nhỏ
nhất, trong đó có cả khu vực sống của vi khuẩn.

Câu 122
1. Nêu phương thức thu nhận năng lượng ở các vi khuẩn dùng trong sản xuất giấm?
2. Một học sinh đã viết hai quá trình lên men của vi sinh vật ở trạng thái kị khí như sau :
C12H22O11................> CH3CHOHCOOH. (1)
CH3CH2OH + O2 .............> CH3COOH + H2O (2)
Theo em bạn đó viết đúng không ? Căn cứ vào sản phẩm tạo thành em hãy cho biết tác nhân gây ra
hiện tượng trên.
1. Nêu phương thức thu nhận năng lượng ở các vi khuẩn dùng trong sản xuất giấm:
- Vi khuẩn axetic dùng trong sản xuất giấm ăn thu nhận năng lượng bằng con đường hô hấp hiếu khí,
tức là cần ôxi phân tử làm chất nhận điện tử cuối cùng. Vì vậy, khác với lên men, phải cung cấp cho nó
nhiều oxi càng tốt.
- Tuy nhiên, khác với quá trình hô hấp hiếu khí thông thường, cơ chất (rượu etylic) chỉ được oxi hoá
đến axit axetic (giấm) mà không được oxi hoá đến cùng. Vì vậy, người ta gọi đây là quá trình ôxi hoá
không hoàn toàn.
2. Bạn HS đã có sự nhầm lẫn
- Ở phản ứng (1) : quá trình lên men lactic ( lên men kị khí )do đó cơ chất phải là đường đơn glucozo
chứ không phải đường đôi saccarozo.
- Ở phản ứng (2) : quá trình oxy hóa, không thể coi là sự lên men kị khí nên không phù hợp với đề bài.
Tác nhân :
- Phản ứng (1) : chất tạo thành là axit lactic do vây cần có tác nhân là vi khuẩn lactic.
- Phản ứng (2) : chất tạo thành là axit axetic nên cần có vi khuẩn axetic.
Câu 123
1. Vì sao nói màng của vi khuẩn lam là một bộ phận đa chức năng?
2. Hai bình A và B đều chứa một hỗn hợp giống hệt nhau gồm nấm men rượu trộn đều với dung
dịch gluco nồng độ 10g/l. Bình A để mở nắp và được làm sủi bọt liên tục nhờ cho một dòng không
khí đi qua. Bình B được đóng kín nắp và để yên. Sau một thời gian, hãy cho biết:
a. Bình nào còn nhiều đường hơn? Tại sao?
b. Trong cấu trúc của hai loại tế bào nấm men lấy ra từ 2 bình A và B dễ thấy có một loại bào
quan không hoàn toàn giống nhau. Đó là bào quan nào? Chúng khác nhau như thế nào? Vì sao lại
có sự khác nhau này?
1. Giải thích:
- Tiếp nhận thông tin từ bên ngoài nhờ các prôtein thụ thể
- Nơi thực hiện quá trình trao đổi chất có chọn lọc giữa tế bào và môi trường xung quanh
- Chứa enzim tổng hợp ATP (liên quan đến chuỗi truyền e của hô hấp và quang hợp), nơi định vị các
loại sắc tố quang hợp.
- Màng tế bào gấp nếp tạo mezoxom, là nơi gắn của ADN trong trực phân, Chứa enzim sinh tổng hợp
các chất cấu tạo nên màng sinh chất và thành tế bào, các chất tiết ra ngoài...
2.
a. Bình A còn nhiều đường hơn.
- Bình A hô hấp hiếu khí tạo nhiều năng lượng ( 38ATP/ 1mol gluco) → không cần phải phân giải nhiều
đường → lượng đường còn lại nhiều.
- Bình B lên men tạo ít năng lượng ( 2 ATP/ 1mol gluco) → cần phải phân giải nhiều đường → lượng
đường còn lại ít.
b. Trong cấu trúc của hai loại tế bào nấm men lấy ra từ 2 bình A và B dễ thấy có một loại bào quan
không hoàn toàn giống nhau, đó là bào quan ty thể.
- Bình A : tế bào nấm men có số lượng ty thể nhiều hơn, đồng thời số lượng mào trong của ty thể tăng
lên, sự gấp nếp xảy ra nhiều hơn do hoạt động hiếu khí xảy ra ở ty thể.
- Bình B : tế bào nấm men có số lượng ty thể ít hơn, đồng thời số lượng mào trong của ty thể giảm, sự
gấp nếp xảy ra ít hơn do hoạt động lên men chỉ xảy ra trong tế bào chất.
Câu 124
Cho sơ đồ chuyển hoá sau:

NH3
Q ( hoá năng) + CO2
chất hữu cơ
HNO2

a. Cho biết tên VSV tham gia sơ đồ chuyển hoá trên.


b. Hình thức dinh dưỡng và kiểu hô hấp của VSV này. Giải thích?
c. Viết phương trình chuyển hóa của VSV.
a. Tên VSV tham gia sơ đồ chuyển hoá trên:
- Vi khuẩn nitric hoá Nitrosomonas.
- Vi khuẩn nitrat hóa Nitrobacter.
b. Hình thức dinh dưỡng và hô hấp:
- Hoá tự dưỡng vì chúng tổng hợp chất hữu cơ nhờ nguồn năng lượng thu được từ các quá trình oxihoa
các chất, nguồn cacbon từ CO2
- Hiếu khí bắt buộc vì nếu không có O2 thì chúng không thể oxihoa các chất và không có năng lượng cho
hoạt động sống.
c. Phương trình phản ứng:
- Vi khuẩn nitric hoá ( Nitrosomonas)
2NH3 + 3O2 → 2HNO2 + 2H2O + Q
CO2 + 4H + Q′ (6%) → 1/6C6H12O6 + H2O
- Các vi khuẩn nitrat hóa ( Nitrobacter)
2HNO2 + O2 → 2HNO3 + Q
CO2 + 4H + Q′ (7%) → 1/6C6H12O6 + H2O
Câu 125:
1.
a) Vì sao vi sinh vật kị khí bắt buộc chỉ sống và phát triển được trong điều kiện không có ôxi phân
tử?
b) Nêu khái niệm và bản chất của hiệu ứng Pastơ.
2. Nêu các điểm khác nhau trong phản ứng sáng của quang hợp ở vi khuẩn lam và vi khuẩn lưu
huỳnh màu lục, màu tía.
Hướng dẫn
1.
a) Vì: Vi sinh vật đó không có enzim catalaza, superoxit dismutaza, nên không phân giải được H 2O2 (là
chất gây độc đối với chúng)
b) Hiệu ứng Pastơ là hiện tượng oxi tự do cảm ứng kích thích quá trình hô hấp hiếu khí và ức chế quá
trình lên men ở nấm men.
- Thực chất của hiện tượng này là sự cạnh tranh NADH2 giữa hai quá trình đó. Trong lên men, axetaldehit
nhận hidro từ NADH2, khi có 02 thì NADH2 sẽ được sử dụng vào hô hấp hiếu khí.
2. Sự khác nhau giữa VK lam và VK lưu huỳnh lục, tía:
Vi khuẩn lam Vi khuẩn lưu huỳnh
- Nguồn electron là H2O. - Nguồn electron: H2S, S0, H2 …
- Có tạo ôxi phân tử. - Không tạo ôxi phân tử.
- NADPH được tạo ra trực tiếp từ pha sáng. - NADPH không được tạo ra trực tiếp từ pha sáng.
- Sắc tố chính là diệp lục a, b hấp thụ tốt - Sắc tố chính là khuẩn diệp lục
các tia có bước sóng ngắn hơn (680 – 700 (bacteriochlorophyl) a, b hấp thụ tốt các tia có
nm). bước sóng dài hơn (775- 790 nm).
Câu 126
Hãy giải thích các hiện tượng
- Clamida (vi khuẩn cực nhỏ) đã có cấu tạo tế bào nhưng vẫn sống kí sinh bắt buộc trong tế
bào nhân thực.
- Vi sinh vật kị khí bắt buộc chỉ có thể sống và phát triển trong điều kiện không có oxy.
- Một số loài vi khuẩn có khả năng kháng thuốc.
- Trong giai đoạn lên men rượu không nên mở nắp bình ra xem.
Hướng dẫn
- Clamida (vi khuẩn cực nhỏ) đã có cấu tạo tế bào nhưng vẫn sống kí sinh bắt buộc trong tế bào
nhân thực vì chúng có hệ thống enzim không hoàn chỉnh, thiếu các enzim tham gia vào quá trình trao đổi
chất sinh năng lượng.
- Vi sinh vật kị khí bắt buộc chỉ có thể sống và phát triển trong điều kiện không có oxy vì chúng
không có enzim catalaza, superoxit dismutaza, do đó không thể loại bỏ được các sản phẩm oxy hóa độc
hại cho tế bào như H2O2, các ion super oxit.
- Một số loài vi khuẩn có khả năng kháng thuốc vì những loài vi khuẩn này có plasmit kháng thuốc,
có gen quy định tổng hợp ra enzim phân giải thuốc kháng sinh dẫn đến thuốc kháng sinh mất tác dụng với
vi khuẩn đó. Ngoài ra vi khuẩn còn có khả năng sử dụng các “bơm” là các protein xuyên màng để bơm
các kháng sinh đã xâm nhập ra khỏi tế bào.
- Trong giai đoạn lên men rượu không nên mở nắp bình ra xem vì giai đoạn lên men rượu nhờ hoạt
động của nấm men là vi sinh vật kị khí không bắt buộc.
+ Khi không có oxy , nấm men lên men rượu, chuyển hóa glucôzơ thành rượu etilic.
+ Khi có oxy, nấm men oxy hóa glucôzơ thành CO 2 và H2O
Nếu mở bình ra xem oxy vào bình sẽ ức chế quá trình lên men.
Câu 127
a. Phân biệt lên men lactic đồng hình và lên men lactic dị hình? Trong phòng thí nghiệm, làm thế
nào để phân biệt nhanh chóng quá trình lên men lactic đồng hình và dị hình?
b. Thế nào là vi sinh vật khuyết dưỡng? Vai trò của vi sinh vật khuyết dưỡng?
a - Phân biệt lên men lactic đồng hình và lên men lactic dị hình?
Lên men lactic đồng hình Lên men lactic dị hình
Tác nhân VK lactic đồng hình VK lactic dị hình
Con đường Đường phân HMP (hexozo mono photphat) hay
phân giải pentozo phốtphat
glucozơ
Sản phẩm 2 axit lactic/ 1 glucôzơ 1 axit lactic và 1 rượu etylic, 1
CO2/ 1 glucôzơ
CO2 giải Không Có
phóng
Hiệu quả NL 2 ATP/1glucôzơ, 5ATP/1 lactozơ 1 ATP/1glucôzơ, 4ATP/1lactozơ
- Trong phòng thí nghiệm, làm thế nào để phân biệt nhanh chóng quá trình lên men lactic đồng
hình và dị hình?
- Dùng phương pháp thu và phát hiện CO2 để phân biệt hai loại lên men.
- Lên men lactic đồng hình không tạo CO2. Lên men lactic dị hình tạo CO2
b Thế nào là vi sinh vật khuyết dưỡng? Vai trò của vi sinh vật khuyết dưỡng?
- VSV khuyết dưỡng là những VSV đòi hỏi những chất hữu cơ nhất định cho sự sinh trưởng của
chúng.
- Vai trò của VSV khuyết dưỡng
+ Kiểm tra thực phẩm
+ Theo dõi lai (xem bao lâu hình thành cầu tiếp hợp) từ đó ứng dụng lập bản đồ gen.
Câu 128.
Bằng thao tác vô trùng, người ta cho 40ml dung dịch 10% đường glucôzơ vào hai bình tam giác
cỡ l00ml (kí hiệu là bình A và bình B), cây vào môi bình 4ml dịch huyền phù nấm men bia
(Saccharomyces cerevisiae) có nồng độ 103 tế bào nấm men/lml. Cả hai bình đều được đậy nút bông
và đưa vào phòng nuôi cấy ở 35°C trong 18 giờ. Tuy nhiên bình A được để trên giá tĩnh còn bình B
được lắc liên tục (120 vòng/phút). Hãy cho biết sự khác biệt có thể có về mùi vị, độ đục và kiểu hô
hấp của các tế bào nấm men giữa hai bình A và B.
Hướng dẫn
- Bình A có mùi rượu khá rõ và có độ đục thấp hơn so với bình B. Do bình A để trên giá tĩnh, những tế
bào phía trên sẽ hô hấp hiếu khí còn các tế bào phía dưới có ít ôxi nên chủ yếu lên men etylic theo phương
trình tóm tắt:
Glucôzơ  2etanol + 2CO2 + 2 ATP
Vì lên men tạo ít năng lượng nên tế bào sinh trưởng, phân chia chậm nên sinh khối thấp và tạo nhiều
etanol
+ Kiểu hô hấp của các tế bào nấm men ở bình A chủ yếu là lên men, chất nhận điện tử là chất hữu cơ,
không có chuỗi chuyền điện tử, sản phẩm của lên men là chất hữu cơ (trong trường hợp này là etanol), tạo
ít ATP.
- Bình B hầu như không có mùi rượu, độ đục cao hơn bình A. Do để trên máy lắc thì ôxi được hòa tan đều
trong bình nên các tế bào chủ yếu hô hấp hiếu khí theo phương trình tóm tắt:
1 Glucôzơ + 6O2  6H2O + 6CO2 + 38ATP
Hô hấp hiếu khí tạo ra nhiều năng lượng nên tế bào sinh trưởng và phân chia nhanh dẫn đến đục hơn, tạo
ra ít etanol và nhiều CO2.
+ Kiểu hô hấp của tế bào nấm men ở bình B chủ yếu là hô hấp hiếu khí, chất nhận điện tử cuối cùng là ôxi
thông qua chuỗi truyền điện tử, tạo nhiều ATP. Sản phẩm cuối cùng là H2O và CO2 .
Câu 129: Những phát biểu sau là đúng hay sai và hãy giải thích?
a) Bộ máy Gôngi có chức năng tiêu hóa nội bào và tham gia phân hủy các tế bào già, các tế bào bị
tổn thương.
b) O2 và CO2 được vận chuyển qua màng tế bào qua các kênh prôtêin xuyên màng và cần tiêu
tốn năng lượng.
c) Trong pha sáng của quang hợp đã tạo ra các sản phẩm: ATP, NADP và O2. Các sản phẩm này
đều được sử dụng trong pha tối để tổng họp chất hữu cơ.
d) Ađênôzin triphôtphat (ATP) là hợp chất cao năng duy nhất cung cấp năng lượng trong tế bào.
e) Hóa tổng hợp là khả năng ôxi hóa một số chất hữu cơ để lấy năng lượng sử dụng cho việc tổng
hợp cacbohiđrat.
g) Ở vi sinh vật, dựa vào nguồn cung cấp CO2 người ta phân biệt có 4 kiểu dinh dưỡng.
h) Vi khuẩn E.coli có thời gian thế hệ (g) là 20 phút ở nhiệt độ 40°C. No = 10 6 thì sau 3 giờ số
lượng tế bào là: 9x106.
i) Một loài có bộ NST 2n =14. Khi quan sát tế bào của loài này đang phân bào dưới kính hiển vi,
một học sinh đếm được 7 nhiễm sắc thể kép đang tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân
bào. Bạn cho rằng tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân. Biết rằng không có đột biến xảy ra.
Những phát biểu sau ỉà đủng hay sai và hãy giải thích?
a. Sai. Vì bộ máy Gôngi có chức năng thu gom, biến đổi, bao gói và phân phối các sản phẩm.
b. Sai. Vì O2 và CO2 được vận chuyển qua màng té bào bằng hình thức vận chuyển thụ động, không
tiêu tốn năng lượng.
c. Sai. Vì trong pha sáng của quang hợp đã tạo ra các sản phẩm: ATP, NADPH và O2. Và chỉ có ATP,
NADPH được sử dụng trong pha tối để tổng hợp chất hữu cơ.
d. Sai. Vì trong tế bào, hợp chất cao năng cung cấp năng lượng ngoài ATP còn có GTP, TTP,
e. Sai. Vì hóa tổng hợp là khả năng oxi hóa các chất của môi trường để tạo ra năng lượng và một phần
năng lượng tạo ra được vi khuẩn sử dụng cho việc tổng hợp cacbohiđrat.
f. Sai. Vì ở vi sinh vật, dựa vào nguồn cung cấp năng lượng và nguồn cung cấp các bon chủ yếu người
phân biệt 4 kiểu dinh dưỡng.
g. Sai. Số lượng tế bào được tạo thành là: 29x106.
h. Sai. Vì tế bào đang ở kì giữa của giảm phân II.
Câu 130
a) Một học sinh tiến hành thí nghiệm xác định sự có mặt của một số nguyên tố khoáng trong tế
bào. Sau khi thí nghiệm bạn đã ghi lại kết quả quan sát nhưng chưa ghi được nhận xét vào phiếu.
Em hãy giúp bạn ghi nhận xét và kết luận vào phiếu sau:
Ông nghiệm Hiện tượng xảy ra Nhận xét và kết luận
+ thuốc thử
1. Dịch mẫu + Đáy ống nghiệm tạo kết tủa màu
bạc nitrat. trắng, chuyển màu đen lúc để ngoài
ánh sáng một thời gian.
2. Dịch mẫu + Đáy ống nghiệm tạo kết tủa màu
bari clorua. trắng
3. Dịch mẫu + Đáy ống nghiệm tạo kết tủa màu
amôn-magiê. trắng
4. Dịch mẫu + Đáy ống nghiệm tạo kết tủa màu
amôni ôxalat. trắng
b) Hãy trình bày cách tiến hành thí nghiệm nhuộm đơn và quan sát tế bào nấm men?
a. Thí nghiệm xác định sự có mặt của một số nguyên tố
Ổng nghiệm + Hiện tượng xảy ra Nhận xét và kết luận
thuốc thử
1. Dịch mẫu + Đáy ống nghiệm tạo kết tủa màu Trong mô có anion Cl- nên đã kết hợp với Ag+
bạc nitrat. trắng, chuyển màu đen lúc để tạo ra AgCl
ngoài ánh sáng một thời gian.
2. Dịch mẫu + Đáy ống nghiệm tạo kết tủa màu Trong mô có anion SO4 2- nên đã
bari clorua. trắng kết hợp với Ba2+ tạo nên BaSO4
3. Dịch mẫu + Đáy ống nghiệm tạo kết tủa màu Trong mô có PO43- nên đã thành kết tủa màu
amôn-magiê. trắng tráng phôtpho kép
amôn - magiê NH4MgPO4
4. Dịch mẫu + Đáy ống nghiệm tạo kểt tủa màu Trong mô có ion Ca2+ tạo nên kết tủa Oxalat
amôni ôxalat. trắng canxi màu trắng
b. Cách tiến hành nhuộm đơn và quan sát tế bào nấm men
- Dùng que cây lấy một giọt dung dịch lên men hoặc một giọt dung dịch bánh men cho vào ống nghiệm
đã có sẵn 5 ml nước cất, khuấy đều.
- Dùng que cấy lấy một giọt dung dịch này cho lên một phiến kính sạch, hong khô tự nhiên.
- Dùng pipet nhỏ một giọt fucsin vào vị trí dung dịch lên men khô. Để một phút rồi nghiêng phiến kính đổ
fucsin đi.
- Rửa sạch tiêu bản bằng nước cất, đem hong khô rồi đưa lên soi kính, lúc đầu ở vật kính x10, sau đó là
x40.
Câu 131. Một học sinh khi học về vi sinh vật đã nêu lên một số thắc mắc sau:
a) Vì sao Clamidia (vi khuẩn cực nhỏ) đã có cấu tạo tế bào nhưng vẫn sống kí sinh bắt buộc trong
tế bào nhân chuẩn?
b) Vì sao vi sinh vật kị khí bắt buộc chỉ có thể sống và phát triển trong điều kiện không có ôxi
không khí?
c) Vì sao một số loài vỉ khuẩn có khả năng kháng thuốc?
d) Vì sao giai đoạn lên men rượu không nên mở nắp bình ủ rượu ra xem?
Bằng những kiến thức về vi sinh vật đã học, em hãy giúp bạn giải thích các thắc mắc trên.
Giải đáp thắc mắc giúp bạn.
a. Vì chúng có hệ thống enzim không hoàn chỉnh, thiếu các enzim tham gia vào quá trình trao đổi chât
sinh năng lượng, do đó bắt buộc phải kí sinh bắt buộc trong tế bào sinh vật nhân chuẩn.
b. Vì chúng không có enzim catalaza và một số enzim khác do đó không thể loại bỏ được các sản phẩm
oxi hóa cho tế bào như H2O2.
c. Vì những vi khuân này có chứa plasmit kháng thuốc. Plasmit này chứa gen có khả năng sinh ra enzim
phân hủy một số chất kháng sinh => kháng sinh mất tác dụng với vi khuẩn đó.
d. Vì lên men rượu nhờ vào sự tham gia của nấm men. Nấm men là sinh vật kị khí không bắt buộc. Do
đó khi không có oxi, nấm men gây nên hiện tượng lên men rượu biến glucôzơ thành CO2 và rượu êtylic.
Khi có đủ oxi, nấm men oxi hóa glucôzơ thành CO2 và H2O. Vì vậy giai đoạn lên men rượu, nếu mở nắp
bình ra oxi sẽ tràn vào bình, glucôzơ bị oxi hóa hoàn toàn làm cho rượu trở nên nhạt.
Câu 132
a) Tại sao trong đường ruột của người rất giàu chất dinh dưỡng, nhưng các vi khuẩn vẫn không
thể sinh trưởng với tốc độ cực đại? Tại sao nói “Dạ dày, ruột ở người là môi trường nuôi cấy liên
tục đối với vi sinh vật”?
a. Sinh trưởng của VSV trong đường ruột của người:
- Vì trong đường ruột của người có nhiều VSV cạnh tranh với nhau và tiết ra các chất ức chế kìm hãm
nhau.
- Các chất dinh dưỡng thường xuyên được bổ sung đồng thời lỉên tục thải ra các sản phẩm dị hóa.

Câu 133: Ngưỡng nhiệt độ bao nhiêu có thể tiêu diệt được vi khuẩn và nội bào tử? Nếu không
diệt hết nội bào tử, hộp thịt để lâu ngày sẽ bị phồng và bị biến dạng, vì sao?

- Hầu hết các vi khuẩn có hại có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60 - 700C hay cao hơn nếu được đun
nấu trong ít nhất 10 phút.
- Các bào tử khó bị tiêu diệt hơn nên cần khoảng nhiệt độ 100 - 1200C trong ít nhất 10 phút.
- Thịt đóng hộp nếu không được diệt khuẩn đúng quy trình, các nội bào tử mọc mầm phát triển
và phân giải các chất, thải ra CO2 và các loại khí khác làm tăng áp suất bên trong hộp thịt làm
cho hộp thịt bị phồng lên, biến dạng.
Câu 134: Người ta cấy vào môi trường nuôi cấy 4.10 5 tế bào vi khuẩn phát triển không qua pha
tiềm phát (lag). Sau 6 giờ số lượng tế bào đạt 2,56.10 7 . Biết rằng thời gian pha log là 7 giờ. Xác định
thời gian thế hệ của vi khuẩn?
N = N0. 2 n (n là số lần phân đôi)
=> 2n = N/N0 = 2,56.107 /4.105 = 64
=> n = 6
g = 360/6 = 60 phút
(giải cách khác kết quả đúng vẫn chấm trọn số điểm)

Câu 135:Để xác định được thời gian phân chia của hai chủng vi khuẩn người ta tiến hành như sau:
- Cho 108 tế bào của chủng thứ nhất vào 500ml dung dịch môi trường dinh dưỡng thích hợp. Sau
6 giờ nuôi cấy người ta đếm được ở chủng thứ nhất có 4.108 tế bào/ml.
- Cho 2.102 tế bào của chủng thứ hai vào 5ml dung dịch môi trường dinh dưỡng thích hợp. Sau 6
giờ nuôi cấy người ta đếm được ở chủng thứ hai có 2.105 tế bào/ml.
a. Số lượng tế bào của mỗi chủng trong 1ml dung dịch tại thời điểm 0 giờ là bao nhiêu?
b. Thời gian 1 thế hệ của mỗi chủng trên là bao nhiêu?
Câu 2 (1,5 điểm)
Khi nuôi cấy chung ba chủng vi khuẩn Streptococcus lactis (A, B và C) trong cùng một bình
nuôi cấy tĩnh ở 370C, người ta thu được các đường cong sinh trưởng biểu diễn ở Hình 2. Khi nuôi
cấy tĩnh ba chủng này riêng rẽ trong điều kiện tương tự, người ta thu được các đường cong sinh
trưởng biểu diễn ở Hình 3.
a) So sánh tốc độ sinh trưởng riêng (hằng số sinh trưởng riêng) của ba chủng A, B và C ở pha
sinh trưởng cấp số mũ khi nuôi chung ba chủng.
b) Khi nuôi chung (Hình 2), sinh trưởng của ba chủng A, B và C khác nhau như thế nào trong
khoảng thời gian nuôi cấy từ 7 đến 9 giờ? Giải thích.
c) Tại sao khi nuôi chung cả ba chủng, pha tiềm phát (pha lag) của chủng B kéo dài gấp nhiều
lần so với chủng A và C?

Nội dung chấm


- Nhận thấy ở pha tăng trưởng, đường cong tăng trưởng của chủng A và B song song với nhau và dốc
hơn đường cong tăng trưởng của chủng C  Tốc độ sinh trưởng riêng (hằng số sinh trưởng riêng) ở
pha sinh trưởng cấp số mũ của chủng A xấp xỉ bằng chủng B và lớn hơn chủng C.
(0,25 điểm)
- Chủng A sinh trưởng âm (pha suy vong), không có pha cân bằng động, do có sự ức chế sinh trưởng
từ một hợp chất hữu cơ nào đó sinh ra từ chủng B và C ở trong hoặc cuối pha sinh trưởng cấp số mũ.
- Chủng B sinh trưởng dương (pha sinh trưởng cấp số - pha lũy thừa), không chịu bất kỳ hạn chế
nào.
- Chủng C sinh trưởng bằng 0 (pha cân bằng động) do dinh dưỡng suy giảm.

- Pha tiềm phát (pha lag) trong sinh trưởng của chủng B lại kéo dài gấp nhiều lần so với chủng A và C
là vì:
+ Chủng B cần yếu tố kích thích sinh trưởng do chủng A hoặc C, hoặc cả 2 chủng cung cấp.

+ Lượng yếu tố sinh trưởng cần phải tích lũy đủ thì chủng B mới sinh trưởng được, vì thế, chủng B
trải qua pha lag khá dài, cho đến cuối pha sinh trưởng cấp số mũ của chủng A và C thì mới tăng
trưởng được.
Câu 136: Vi khuẩn có thể sinh sản bằng hình thức nào? Dựa vào đặc điểm nào của vi sinh vật để sử
dụng chúng làm thức ăn cho người và gia súc.
- Hình thức sinh sản của vi khuẩn:
+ Sinh sản vô tính : phân đôi , bào tử , nẩy chồi ...
+ Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp
- Đặc điểm:
+ VSV có tốc độ sinh sản nhanh.
+ Dễ phát sinh đột biến và giàu chất dinh dưỡng.
+ VSV có khả năng chuyển hóa nhanh.
Câu 137
a-Sự sinh trưởng ở vi sinh vật khác với sự sinh trưởng của cơ thể đa bào như thế nào? Hãy giải
thích vì sao vi khuẩn có cấu trúc đơn giản nhưng lại có tốc độ sinh trưởng và sinh sản rất cao.
b- Vì những lý do gì mà trong điều kiện trên thế giới đang thiếu thức ăn nhưhiện nay người ta rất
chú ý đến phương hướng sản xuất các loại sinh khối vi sinh vật để làm thức ăn trong chăn nuôi và
cho cả con người?
a - Sự sinh trưởng ở cơ thể đa bào là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng và kích thước
của tế bào làm cơ thể lớn lên.
- Mỗi vi sinh vật là một cơ thể đơn bào với kích thước bé, do đó sự sinh trưởng của vi sinh
vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật.
b - Tốc độ sinh sản của vi sinh vật rất nhanh do đó tăng số lượng sinh khối trong một thời
gian ngắn.
(Thời gian để thể trọng tăng gấp đôi: ở gà con là 200giờ, heo con là 600giờ, bê, nghé là
1.500giờ, nấm men là 1 – 2giờ, nấm sợi là 4 – 12giờ, tảo là 2 – 6giờ, vi khuẩn là 20 –
60phút)
- Sinh khối vi sinh vật rất giàu chất dinh dưỡng : chứa 30 – 70% prôtêin với nhiều axit
amin không thay thế, nhiều vitamin, men.
- Vi sinh vật rất dễ gây đột biến,dễ biến đổi các đặc điểm sinh học theo hướng có lợi nhất
trong việc sản xuất sinh khối giàu dinh dưỡng.
- Việc sản xuất ít tốn diện tích, không phụ thuộc vào khí hậu, thiên tai, sâu bệnh bảo đảm
năng suất và chất lượng sản phẩm được ổn định.
Câu 138
Hoàn thành bảng sau về những loại hóa chất mà có thể ức chế sinh trưởng của vi sinh vật và ứng
dụng của nó .
Hóa chất Tác dụng ức chế Ứng dụng
1
2.
………

Hóa chất Tác dụng ức chế Ứng dụng


1. Phênol và các - Biến tính Protein - Tẩy uế và sát trùng
dẫn xuất
2.Các h/c - Gây biến tính Protein -Tẩy uế ,sát trùng ,làm sạch nước
Halogien
3. Cá h/c ôxi hóa - Gây biến tính Protein do ôxi - Tẩy uế ,sát trùng ,làm sạch nước
hóa - Khử trùng thiết bị y tế , thực phẩm …
4. Các chất hoạt - Làm giảm sức căng bề mặt - Xà phòng dùng loại bỏ vsv ,làm chất tẩy
động bề mặt của nước ,gây hư hại màng rửa được dùng để sát trùng
sinh chất
5. Kim loại nặng - Biến tính Protein - Tẩm các vật liệu băng bó khi phẫu thuật
phòng trừ vk’ ,diệt tảo trong bể bơi
6. Anđêhít - Làm biến tính ,mất hoạt tính - Dùng tẩy uế và ướp xác
Protein
7. Chất kháng - Tác dụng lên thành TB và Dùng trong y tế hay thú y để chữa bệnh .
sinh màng sinh chất
- Kìm hãm tổng hợp axit
Nucleic và Protein .
Câu 139
Nuôi 2 chủng vi sinh vật A, B trong cùng một môi trường tối thiểu thấy chúng sinh trưởng phát
triển bình thường nhưng khi tách 2 chủng A và B ra nuôi riêng trong điều kiện môi trường tối thiểu
thì cả hai chủng đều không phát triển được. Hãy giải thích hiện tượng trên?
 Mỗi chủng A và B đều không sống được trong môi trường tối thiểu => Cả hai chủng A và B đều thuộc
nhóm vi sinh vật khuyết dưỡng.
 Khi nuôi cả A và B trong cùng 1 môi trường tối thiểu, chúng sinh trưởng và phát triển bình thường =>
chủng A và B là vi sinh vật đồng dưỡng.
 Giải thích:
 TH1: Chủng A sản xuất nhân tố sinh trưởng cung cấp cho chủng B và ngược lại chủng B cũng sản
xuất nhân tố sinh trưởng khác cung cấp cho chủng A.
TH2: Chủng A tổng hợp 1 thành phần của nhân tố sinh trưởng, chủng B tổng hợp thành phần còn lại của
cùng nhân tố sinh trưởng, cả hai thành phần này cùng tham gia hình thành nhân tố sinh trưởng cần thiết
cho chủng A và B.
Câu 140
a. Vì sao trong pha tiềm phát vi khuẩn tổng hợp mạnh mẽ ADN và protein?
b. Ở những con bò, sau khi chữa bệnh bằng thuốc kháng sinh penicilin mà vắt sữa ngay thì trong
sữa còn tồn dư kháng sinh này. Loại sữa này có thể dùng làm sữa chua được không? Vì sao?
a.- Vi khuẩn tổng hợp ADN mạnh mẽ để tạo ra nhiều ADN, từ ADN sẽ phiên mã, dịch mã tạo thành các
prôtêin, trong đó có các enzim.
- Sau đó, các enzim xúc tác quá trình tổng hợp các polysaccarit, lipit và nhiều chất khác từ các chất dinh
dưỡng có trong cơ thể. Để từ đó vi khuẩn chuẩn bị qua quá trình phân chia ở pha lũy thừa.
b. - Không, vì penicilin ức chế sự tổng hợp thành peptiđoglican của vi khuẩn lactic.
Vi khuẩn lactic không sinh trưởng phát triển được vì vậy không lên men sữa chua được.
Câu 141
Lấy một cốc rượu nhạt, cho thêm một ít chuối, đậy cốc bằng vải màn, để nơi ấm, sau vài ngày sẽ
có một lớp màng trắng phủ lên bề mặt môi trường. Rượu đã chuyển thành giấm.
a. Váng trắng do vi sinh vật nào tạo ra? Ở đáy cốc có loại vi sinh vật đó không? Tại sao?
b. Nhỏ vài giọt dung dịch trên lên lam kính, rồi nhỏ vào dung dịch một vài giọt H2O2 sẽ có hiện
tượng gì? Giải thích?

- Váng trắng do vi khuẩn axêtic tạo ra.


- Ở đáy cốc không có loại vi khuẩn này vì chúng là vi khuẩn hiếu khí bắt buộc.
- Hiện tượng : sủi bọt.
- Giải thích : vi khuẩn axêtic là vi khuẩn hiếu khí bắt buộc nên có enzim catalaza, enzim này có khả năng
phân giải H2O2, giải phóng O2 nên có hiện tượng sủi bọt.
Câu 142
Một học sinh tiến hành thí nghiệm sau: Đổ 1.500ml nước đường 8%, 10% có bổ sung dịch quả ép
vào bình thủy tinh hình trụ. Đổ thêm 20ml dung dịch bột bánh men vào. Sau 48 giờ thấy trong bình
có các hiện tượng sau:
- Bọt khí xuất hiện
- Dung dịch trong bình bị xáo trộn
- Mở hé bình thấy có mùi rượu
- Sờ tay lên thành bình thấy ấm
Bằng những kiến thức đã học em hãy giải thích giúp bạn các hiện tượng nói trên?
Hướng dẫn
- Sự chuyển động của dịch lên men là do hoạt động của nấm men phângiải đường thành rượu yà giải
phóng CO2. CO2 thoát ra làm xáo trộn dung dịch trong bình và xuất hiện bọt khí
- Phản ứng lên men xảy ra hình thành rượu và CO2 từ đó giảm lượng đường và tăng hàm lượng rượu trong
bình
- Là phản ứng sinh nhiệt làm cho bình ấm lên
Cơ chế: (C6HI206)n =>C6H1206 =>C2H5OH + 2CO2+ Q
Câu 143: Hãy giải thích tại sao:
- Ở đáy biển sâu rất phong phú vi khuẩn hoá tự dưỡng nhưng lại rất ít vi khuẩn quang hợp?
- Vi khuẩn gây viêm loét dạ dày không ưa axit nhưng lại sống được trong dạ dày có độ pH thấp?
- Khi hoạt động thể dục thể thao thì các tế bào cơ lại sử dụng đường glucôzơ trong hô hấp hiếu
khí mà không dùng mỡ để hô hấp nhằm tạo ra nhiều ATP hơn?
Hướng dẫn
- Nước biển giàu CO2 và kẽ nứt từ đáy biển là nơi thải ra nhiều Fe, S, CH4… là nguồn cung cấp năng
lượng và C cho vi khuẩn hoá tự dưỡng.
Đáy biển sâu là nơi ánh sáng ít có thể xuyên tới được, nên không thích hợp cho vi khuẩn quang hợp sinh
sống.
- Trong dạ dày, vi khuẩn gắn vào tế bào tiết chất nhầy của dạ dày và tiết ra enzim ureaza phân giải ure
thành NH4+ để nâng cao độ pH tại chỗ chúng trú ngụ.
- Tế bào cơ sử dụng glucôzơ trong hô hấp hiếu khí vì:
+ Năng lượng được giải phóng từ mỡ chủ yếu là axit béo.
+ Axít béo có tỷ lệ O/C rất thấp so với đường.
+ Khi hô hấp hiếu khí: Axit béo của các tế bào cơ tiêu tốn rất nhiều O2.
+ Khi hoạt động mạnh thì hàm lượng O2 từ hệ tuần hoàn bị giới hạn
 do đó mặc dù phân giải mỡ tạo nhiều ATP nhưng không sử dụng làm nguyên liệu.
Câu 144.
a. Vì sao nói hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên men đều là quá trình dị hoá? Căn cứ vào đặc
điểm nào người ta phân biệt 3 quá trình này?
b. Trong nước mắm và trong tương có rất nhiều axit amin. Chất này có nguồn gốc từ đâu, do vi
sinh vật nào tác động để tạo thành?
Hướng dẫn

a.
- Vì: Cả 3 quá trình này đều là quá trình phân giải chất hữu cơ, đồng thời giải phóng năng lượng.
- Căn cứ vào chất nhận electron cuối cùng: Hô hấp hiếu khí (chất nhận e cuối cùng là O2), hô hấp kị khí
(chất nhận e cuối cùng là ôxi liên kết), lên men (chất nhận e cuối cùng là chất hữu cơ).
b.
- Axit amin trong nước mắm có nguồn gốc từ prôtêin của cá, vi sinh vật tác động để tạo thành là: vi
khuẩn.
- Axit amin trong tương có nguồn gốc từ đậu tương, vi sinh vật tác động để tạo thành là: Nấm sợi (nấm
vàng hoa cau).
Câu 145
Các câu sau đúng hay sai? Hãy giải thích?
a. Vi khuẩn hóa tự dưỡng đều oxi hóa các hợp chất lưu huỳnh.
b. Số nucleotit trong mARN bằng một nửa số nucleotit trong gen điều khiển tổng hợp nó.
c. Phốtpholipit một đầu ưa nước và một đầu kị nước.
d. Dựa vào vùng nhân chia vi khuẩn thành hai loại là vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram
âm.
Hướng dẫn
 
a. Sai. Vì có loại oxi hóa các hợp chất Fe 2  , NH 4 , NO 2 ...
b. Sai. Vì gen ở SV nhân thực còn có các intron
c. Đúng. Vì photpholipit đầu photphat ưa nước và đầu gốc axit béo kị nước
d. Sai. Vì dựa vào cấu tạo màng.

Câu 146
Các câu sau đúng hay sai? Hãy giải thích?
a. Giới nguyên sinh gồm động vật nguyên sinh và động vật nguyên sinh.
b. Chức năng hệ tuần hoàn ở châu chấu không làm nhiệm vụ vận chuyển O2 và CO2.
c. Giữa 2 nucleotit trong ARN liên kết nhau bằng liên kết estephotphat.
d. Căn cứ vào nguồn O2 chia vi sinh vật thành vi sinh vật tự dưỡng và vi sinh vật dị dưỡng.
Hướng dẫn

a. Sai. Vì giới nguyên sinh gồm: ĐVNS, TVNS, nấm nhầy.


b. Đúng. Vì côn trùng hệ thống ống khí trao đổi khí trực tiếp với tế bào.
c. Đúng. Vì giữa 2 nu liên kết với nhau bằng nhóm -OH của đường (rượu) nu này với nhóm -OH của
H3PO4 của nu kia nên gọi là liên kết estephotphat.
d. Sai. Vì dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon.
Câu 147 : So sánh nội độc tố và ngoại độc tố theo bảng:
Hướng dẫn

Tiêu chí so sánh Ngoại độc tố Nội độc tố


Dễ dàng khuếch tán từ
Liên hệ giữa tế bào vi sinh Khó khuếch tán ra môi trường, kết hợp
vi sinh vật vào môi
vật và độc tố chặt chẽ với các phân tử bên trong tế bào
trường
Chủ yếu là vi khuẩn
Vi sinh vật sinh độc tố Thường là vi khuẩn gram âm
gram dương
Các dạng protein hòa Tổ hợp các loại gluxit, lipit, polypeptit
Bản chất hóa học
tan không tan
Đối với tác động của nhiệt
Không bền Bền
độ
Độc tính Mạnh Yếu
Tính kháng nguyên Rất cao Yếu hơn
Khả năng trở thành vacxin Rất cao Rất thấp
Biến thành anatoxin
Có thể Không thể
(kháng nguyên độc tố)
Câu 148 : Bằng thao tác vô trùng, người ta cho 40ml dung dịch 10% đường glucôzơ vào hai bình
tam giác cỡ l00ml (kí hiệu là bình A và bình B), cây vào môi bình 4ml dịch huyền phù nấm men bia
(Saccharomyces cerevisiae) có nồng độ 103 tế bào nấm men/lml. Cả hai bình đều được đậy nút bông
và đưa vào phòng nuôi cấy ở 35°C trong 18 giờ. Tuy nhiên bình A được để trên giá tĩnh còn bình B
được lắc liên tục (120 vòng/phút). Hãy cho biết sự khác biệt có thể có về mùi vị, độ đục và kiểu hô
hấp của các tế bào nấm men giữa hai bình A và B.
Hướng dẫn
- Bình A có mùi rượu khá rõ và có độ đục thấp hơn so với bình B. Do bình A để trên giá tĩnh, những tế
bào phía trên sẽ hô hấp hiếu khí còn các tế bào phía dưới có ít ôxi nên chủ yếu lên men etylic theo phương
trình tóm tắt:
Glucôzơ 2etanol + 2CO2 + 2 ATP
Vì lên men tạo ít năng lượng nên tế bào sinh trưởng, phân chia chậm nên sinh khối thấp và tạo nhiều
etanol
+ Kiểu hô hấp của các tế bào nấm men ở bình A chủ yếu là lên men, chất nhận điện tử là chất hữu cơ,
không có chuỗi chuyền điện tử, sản phẩm của lên men là chất hữu cơ (trong trường hợp này là etanol), tạo
ít ATP.
- Bình B hầu như không có mùi rượu, độ đục cao hơn bình A. Do để trên máy lắc thì ôxi được hòa tan đều
trong bình nên các tế bào chủ yếu hô hấp hiếu khí theo phương trình tóm tắt:
1 Glucôzơ + 6O2 6H2O + 6CO2 + 38ATP
Hô hấp hiếu khí tạo ra nhiều năng lượng nên tế bào sinh trưởng và phân chia nhanh dẫn đến đục hơn, tạo
ra ít etanol và nhiều CO2.
+ Kiểu hô hấp của tế bào nấm men ở bình B chủ yếu là hô hấp hiếu khí, chất nhận điện tử cuối cùng là ôxi
thông qua chuỗi truyền điện tử, tạo nhiều ATP. Sản phẩm cuối cùng là H2O và CO2 .
Câu 149 :Cách tiến hành nhuộm đơn và quan sát tế bào nấm men
Hướng dẫn
- Dùng que cây lấy một giọt dung dịch lên men hoặc một giọt dung dịch bánh men cho vào ống nghiệm đã
có sẵn 5 ml nước cất, khuấy đều.
- Dùng que cấy lấy một giọt dung dịch này cho lên một phiến kính sạch, hong khô tự nhiên.
- Dùng pipet nhỏ một giọt fucsin vào vị trí dung dịch lên men khô. Để một phút rồi nghiêng phiến kính đổ
fucsin đi.
- Rửa sạch tiêu bản bằng nước cất, đem hong khô rồi đưa lên soi kính, lúc đầu ở vật kính x10, sau đó là
x40.
Câu 150
Người ta thực hiện một thí nghiệm sau: phá bỏ thành tế bào cầu khuẩn, trực khuẩn, phẩy khuẩn.
Sau đó cho chúng phát triển trong môi trường đẳng trương.
a. Xác định hình dạng của các loại vi khuẩn trên? Qua thí nghiệm ta có thể rút ra kết luận gì?
b. Vi khuẩn có các đặc điểm gì để thích nghi cao độ với môi trường sống?
Hướng dẫn
- Các vi khuẩn đều có hình cầu: ………………………………………….
- Kết luận: thành tế bào quy định hình dạng của tế bào vi khuẩn:…………
- Tỉ lệ S/V lớn → hấp thụ và chuyển hóa vật chất nhanh……………….
- Hệ gen đơn giản → dễ phát sinh đột biến trong đó có các đột biến có lợi, đột biến biểu hiện ngay ra
kiểu hình………………………………………….
- Thành tế bào giúp duy trì áp suất thẩm thấu…………………….
- Có khả năng hình thành nội bào tử khi gặp điều kiện sống không thuận lợi……
Câu 151. Nuôi 2 chủng vi sinh vật A, B trong cùng một môi trường tối thiểu thấy chúng sinh trưởng
phát triển bình thường, nhưng khi tách 2 chủng A và B ra nuôi riêng trong điều kiện môi trường tối
thiểu thì cả hai chủng đều không phát triển được. Hãy giải thích hiện tượng trên?
Hướng dẫn
- Mỗi chủng A và B đều không sống được trong môi trường tối thiểu => Cả hai chủng A và B đều thuộc
nhóm vi sinh vật khuyết dưỡng……………
- Khi nuôi cả A và B trong cùng 1 môi trường tối thiểu, chúng sinh trưởng và phát triển bình thường =>
chủng A và B là vi sinh vật đồng dưỡng……
Giải thích:
- TH1: Chủng A sản xuất nhân tố sinh trưởng cung cấp cho chủng B và ngược lại chủng B cũng sản xuất
nhân tố sinh trưởng khác cung cấp cho chủng A……..
- TH2: Chủng A tổng hợp 1 thành phần của nhân tố sinh trưởng, chủng B tổng hợp thành phần còn lại
của cùng nhân tố sinh trưởng, cả hai thành phần này cùng tham gia hình thành nhân tố sinh trưởng cần
thiết cho chủng A và B……
Câu 152 : Người ta nuôi cấy 2 chủng vi khuẩn vào hai môi trường dinh dưỡng thích hợp, trong
50ml dung dịch nuôi cấy môi trường 1 có 107 tế bào chủng thứ nhất, 50ml dung dịch nuôi cấy môi
trường 2 có 200 tế bào chủng thứ hai.
a. Số lượng tế bào của mỗi chủng vi khuẩn trong 1ml của dung dịch ban đầu là bao nhiêu?
b. Sau 6 giờ nuôi cấy người ta đếm được ở chủng thứ nhất có 8192.105 tế bào/ml, ở chủng
thứ hai có 1048576 tế bào/ml. Thời gian một thế hệ của mỗi chủng trên là bao nhiêu? Biết rằng thời
gian pha log là 7 giờ và không có pha tiềm phát.
Hướng dẫn
a. Số lượng tế bào trong 1ml dung dịch của mỗi chủng tại thời điểm 0 giờ:
107
Chủng thứ nhất:  2.105
50
200
Chủng thứ 2: =4
50
- Tại thời điểm 6 giờ:
log N  log N0
Ta có N = N0.2n hay n = trong đó n là số lần phân chia của 1 tế bào trong khoảng thời gian
log 2
t; N là số tế bào thu được trong thời gian nuôi cấy t; N0 là số tế bào ban đầu.
log(8192.105 )  log 2.105
Chủng 1: n =  12
log 2
=> Số lần phân chia trong 1 giờ là 12/6 = 2
=> Thời gian 1 thế hệ của chủng 1 là 60/2 = 30 phút
log1048576  log 4
Chủng 2: n =  18
log 2
=> số l ần phân chia trong 1 gi ờ là: 18/6 = 3
=>Thời gian thế hệ của chủng thứ 2 là 60/3 = 20 phút.
(giải bằng cách khác đúng vẫn tính trọn số đi ểm)
Câu 153: Để xác định được thời gian phân chia của hai chủng vi khuẩn người ta tiến hành như
sau:
- Cho 108 tế bào của chủng thứ nhất vào 500ml dung dịch môi trường dinh dưỡng thích hợp. Sau
6 giờ nuôi cấy người ta đếm được ở chủng thứ nhất có 4.108 tế bào/ml.
- Cho 2.102 tế bào của chủng thứ hai vào 5ml dung dịch môi trường dinh dưỡng thích hợp. Sau 6
giờ nuôi cấy người ta đếm được ở chủng thứ hai có 2.105 tế bào/ml.
a. Số lượng tế bào của mỗi chủng trong 1ml dung dịch tại thời điểm 0 giờ là bao nhiêu?
b. Thời gian 1 thế hệ của mỗi chủng trên là bao nhiêu?
Hướng dẫn
a. Số lượng tế bào của mỗi chủng trong 1ml dung dịch tại thời điểm 0 giờ là bao nhiêu?
108
Chủng thứ nhất:  2.105
500
2.102
Chủng thứ 2:  40
5
b. Thời gian 1 thế hệ của mỗi chủng trên là bao nhiêu?
- Tại thời điểm 6 giờ:
lg N  lg N 0
+ Ta có N = N0.2n hay n =
lg 2
Trong đó n là số lần phân chia của 1 tế bào trong khoảng thời gian t; N là số tế bào thu được trong thời
gian nuôi cấy t; N0 là số tế bào ban đầu
lg 4.108  lg 2.105
+ Chủng 1: n =  10,965784
lg 2
10,965784
=> Số lần phân chia trong 1 giờ là:  1,827631
6
=>Thời gian 1 thế hệ của chủng 1 là: 60/1,827631 = 32,829384 phút
lg 2.105  lg 40
+ Chủng 2: n =  12, 287712
lg 2
12, 287712
=> Số lần phân chia trong 1 giờ là:  2, 047952
6
=>Thời gian 1 thế hệ của chủng 2 là: 60/2,047952 = 29,297561 phút

Câu 154:
a. Nêu những điểm khác nhau giữa vi khuẩn ôxi hóa lưu huỳnh và vi khuẩn lưu huỳnh màu tía
về cách sử dụng H2S và về quan hệ của chúng với O2.
b. Chủng E.coli I nguyên dưỡng với triptôphan và khuyết dưỡng với alanin. Chủng E.coli II
nguyên dưỡng với alanin và khuyết dưỡng với triptôphan.
Thí nghiệm 1: Hỗn hợp 2 chủng trên trong ống nghiệm chứa dung dịch sinh lí với thời gian 2
phút, sau đó cấy lên đĩa pêtri (1) chứa môi trường thiếu đồng thời 2 chất triptôphan và alanin.
Thí nghiệm 2: Hỗn hợp 2 chủng trên trong ống nghiệm chứa dung dịch sinh lí có triptôphan
và alanin với thời gian 90 phút, sau đó cấy lên đĩa pêtri (2) chứa môi trường thiếu đồng thời 2 chất
triptôphan và alanin.
Cho biết ở đĩa pêtri nào sẽ có khuẩn lạc mọc? Tại sao?
c. Ở đáy các ao, hồ có các nhóm vi sinh vật phổ biến sau:
1. Nhóm biến đổi SO42– thành H2S
2. Nhóm biến đổi NO3– thành N2
3. Nhóm biến đổi CO2 thành CH4
4. Nhóm biến đổi cacbohidrat thành axit hữu cơ và biến đổi prôtêin thành axit amin, NH3.
Dựa vào nguồn cacbon, hãy cho biết chất cho electron, chất nhận electron, kiểu dinh dưỡng
tương ứng của mỗi nhóm vi sinh vật nêu trên.
Hướng dẫn

a. So sánh VK
- VK ôxi hóa lưu huỳnh sử dụng H2S làm nguồn cung cấp năng lượng. Chúng cần O2 làm chất nhận e-
do đó thuộc nhóm VK hiếu khí bắt buộc.
- VK lưu huỳnh màu tía sử dụng H2S là nguồn cung cấp H+. Chúng không phát triển được trong môi
trường có O2 do vậy thuộc nhóm kị khí bắt buộc.
b. Thí nghiệm
- Đĩa 1 không có khuẩn lạc mọc.
- Giải thích: Trong đĩa 1 chủng I không tổng hợp được alanin, chủng II không tổng hợp được triptôphan
nên cả hai chủng không sống được.
- Đĩa 2 có khuẩn lạc mọc.
- Giải thích: Trong thời gian 90 phút, 2 chủng tiếp hợp với nhau để tạo nên chủng lai nguyên dưỡng với
cả 2 loại aa trên  trong đĩa 2 VK vẫn tự tổng hợp được Tryp và Ala  VK phát triển bình thường.
c. - Nhóm 1 là các vi khuẩn khử sunphat (SO42– H2S). Chất cho electron là H2, chất nhận electron là
SO42–. Kiểu dinh dưỡng của chúng là hoá tự dưỡng.
- Nhóm 2 là các vi khuẩn phản nitrat hoá (NO3– N2). Chất cho electron là H2 (cũng có thể là H2S, So),
chất nhận electron là ôxi của nitrat. Kiểu dinh dưỡng của chúng là hoá tự dưỡng.
- Nhóm 3 là những vi khuẩn và Archaea sinh mêtan (CO2 CH4). Chất cho electron là H2 (cũng có thể
là H2O), chất nhận electron là ôxi của CO2. Kiểu dinh dưỡng của chúng là hoá tự dưỡng.
- Nhóm 4 gồm các vi khuẩn lên men (biến cacbôhidrat thành axit hữu cơ) Chất cho e - là chất hữu cơ,
chất nhận e- là axit hữu cơ và các vi khuẩn amôn hoá kị khí prôtêin (thành axit amin, NH 3) chất cho e-
là chất hữu cơ, chất nhận e - là NH3. Kiểu dinh dưỡng của chúng là hoá dị dưỡng.
Câu 155
1) Phân lập từ nước dưa chua thu được vi khuẩn Streptococcus faecalis. Nuôi vi khuẩn này trên
môi trường cơ sở gồm các chất sau đây: 1,0 gam NH4CI; 1,0 gam K2HPO4; 0,2 gam MgSO4 ; 0,1
gam CaCl2; 5,0 gam glucôzơ; các nguyên tố vi lượng Mn, Mg, Cu, Co, Zn (mỗi loại 2.10-5 gam) và
thêm nước vừa đủ 1 lít. Thêm vào môi trường cơ sở các hợp chất khác nhau trong các thí nghiệm từ
1 đến 3 dưới đây, sau đó đưa vào tủ ấm 37°C và giữ trong 24 giờ, kết quả thu được như sau:
Thí nghiệm 1: môi trường cơ sở + axit folic  không sinh trưởng.
Thí nghiệm 2: môi trường cơ sở + pyridoxin  không sinh trưởng.
Thí nghiệm 3: môi trường cơ sở + axit folic + pyridoxin  có sinh trưởng.
Dựa theo nguồn cung cấp năng lượng; nguồn cacbon; các chất thêm vào môi trường cơ sở thì vi
khuẩn Streptococcus faecalis có kiêu dinh dưỡng nào? Các chất thêm vào môi trường cơ sở có vai
trò như thế nào đối với vi khuẩn Streptococcus faecalis
2) Trong điều kiện nuôi ủ một chủng vi khuẩn ở 34° C, thời điểm bắt đầu nuôi cấy là 8 giờ 00
phút sáng thì đến 15 giờ 30 phút chiều đếm được 7,24.105 vi khuẩn trong 1 cm3 và đến 19 giờ 30
phút cùng ngày đếm được 9,62.108 vi khuẩn trong 1 cm3. Hãy tính tốc độ sinh trưởng (v) và thời
gian thế hệ (g) của chủng vi khuẩn này.
Hướng dẫn
1)

- Theo nguồn năng lượng: là hóa dưỡng vì vi khuấn dùng năng lượng được tạo ra từ chuyển hóa glucozơ
thành axit lactic.
- Theo nguồn cacbon: là dị dưỡng vì glucozơ là nguôn cacbon kiến tạo nên các chất của tế bào.
- Theo các chất thêm vào môi trường cơ sở: là vi khuấn khuyết dưỡng, vì thiếu 1 trong 2 chất trên vi
khuẩn không phát triển được.
- Các chất folic, pyridoxin là các nhân tố sinh trưởng đối với vi khuấn nêu trên. Vi khuẩn không thể tự
tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng này và phải lấy từ bên ngoài môi trường.
2)
t0 = 15h30 - 8h = 7,5(h); t = 19h30 - 8h = 11,5 (h)
n lg N  lg N0 lg 9, 62.108  lg 7, 24.105
+ Tốc độ sinh trưởng: v = =   2,5940
dt (t  t 0 ) lg 2 (11,5  7,5) lg 2
1
+ Thời gian thế hệ: g = 1/v = = 0,3855 (h) = 23,1303 phút.
2,5940
(Học sinh có thể trình bày cách khác, cho kết quả đúng vẫn đạt điểm tối đa)
Câu 156
Muối dưa là một trong các phương pháp chế biến nông sản phổ biến ở Việt Nam. Cơ sở của
phương pháp này là quá trình lên men lactic. Vi sinh
vật thường thấy trong dịch lên men gồm vi khuẩn lactic,
nấm men và nấm sợi. Hình dưới đây thể hiện số lượng
tế bào sống (log CFU/ml) của 3 nhóm vi sinh vật trên và
giá trị pH trong quá trình lên men lactic dưa cải. Ôxi
hoà tan trong dịch lên men giảm theo thời gian và được
sử dụng hết sau ngày thứ 22.
a) Giải thích nguyên nhân sự biến đổi giá trị pH
trong 6 ngày đầu tiên của quá trình.
b) Tại sao nấm men sinh trưởng nhanh từ ngày thứ
10 đến ngày thứ 26 và giảm mạnh sau ngày thứ 26?
c) Tại sao nấm sợi vẫn duy trì được khả năng sinh
trưởng vào giai đoạn cuối của quá trình lên men
Hướng dẫn
a + Trong 6 ngày đầu tiên có sự gia tăng số lượng tế bào vi khuẩn lactic, đối tượng chính của quá
trình chế biến rau cải, sản phẩm của quá trình chuyển hóa này là axit lactic.
+ Sự có mặt của axit lactic do quá trình lên men tạo ra làm giảm giá trị pH của dung dịch.
+ Bên cạnh đó, nấm men cũng có sự gia tăng số lượng và sự có mặt của nấm sợi trong dung
dịch muối dưa cũng có thể tạo ra các axit hữu cơ khác từ các quá trình sống như đường phân
hoặc chu trình Krebs.
+ Sự có mặt của các axit hữu cơ kể trên tiếp tục làm giảm giá trị pH của dung dịch cho đến khi
đối tượng chính của quá trình này là vi khuẩn lactic ổn định về số lượng.
b + Nấm men sinh trưởng nhanh trong các ngày thứ 10 đến ngày 26, sau đó giảm mạnh ở sau
ngày 26 vì quá trình sống của nấm men chịu sự chi phối của giá trị pH.
+ Nấm men phát triển tốt nhất trong dải pH từ 4 đến 4,5 và khi vượt ra khỏi pH tối ưu thì tỷ lệ
chết gia tăng làm giảm số lượng tế bào nấm men.
c + Nhân tố chính quan trọng có sự biến thiên trong quá trình lên men dưa muối là giá trị pH của
dung dịch.
+ Giai đoạn cuối của quá trình lên men vẫn tìm thấy nấm sợi với khả năng duy trì sinh trưởng là
do chúng có thể chống chịu với điều kiện pH thấp.
Câu 157.
Đặt một chủng Bacillus vào ống nghiệm 1 và Sachomyces vào ống nghiệm 2. Mỗi ống nghiệm 1 và 2
đều có 5 ml dung dịch đường Sacarozơ.
a) Nếu cho thêm lượng lyzozym như nhau vào cả hai ống nghiệm để vào tủ ấm 300C trong 2 phút,
làm tiêu bản sống và quan sát sẽ thấy gì? Giải thích.
b) Nếu cho lyzozym và phage tương ứng vào ống 1, rồi để vào tủ ấm 30 0C trong 2 phút, các vi khuẩn
có bị virut tấn công không? Vì sao?
a 0.5 điểm
- Ống nghiệm 1: Lyzozym cắt mạch 1,4 glucozit, làm tan thành murein biến trực khuẩn thành tế
bào trần (protoplast), không còn tính kháng nguyên bề mặt, không thể phân chia.
- Ống nghiệm 2: Tế bào không thay đổi hình dạng, lyzozym không tác động lên Hemycellulose của
tế bào nấm men. Nấm men có thể thấy được cả nhân, chồi nhỏ..
b 0.5 điểm
Vi khuẩn không bị tấn công
Vì khi đã biến thành tế bào trần, trên bề mặt của protoplast Bacillus không còn thụ thể để phage hấp
phụ….

Câu 158
Khi nuôi cấy chung ba chủng vi khuẩn Streptococcus lactis (A, B và C) trong cùng một bình
nuôi cấy tĩnh ở 370C, người ta thu được các đường cong sinh trưởng biểu diễn ở Hình 2. Khi nuôi
cấy tĩnh ba chủng này riêng rẽ trong điều kiện tương tự, người ta thu được các đường cong sinh
trưởng biểu diễn ở Hình 3.

a) So sánh tốc độ sinh trưởng riêng (hằng số sinh trưởng riêng) của ba chủng A, B và C ở pha
sinh trưởng cấp số mũ khi nuôi chung ba chủng.
b) Khi nuôi chung (Hình 2), sinh trưởng của ba chủng A, B và C khác nhau như thế nào trong
khoảng thời gian nuôi cấy từ 7 đến 9 giờ? Giải thích.
c) Tại sao khi nuôi chung cả ba chủng, pha tiềm phát (pha lag) của chủng B kéo dài gấp nhiều
lần so với chủng A và C?

Nội dung chấm


a - Nhận thấy ở pha tăng trưởng, đường cong tăng trưởng của chủng A và B song song với nhau
và dốc hơn đường cong tăng trưởng của chủng C  Tốc độ sinh trưởng riêng (hằng số sinh
trưởng riêng) ở pha sinh trưởng cấp số mũ của chủng A xấp xỉ bằng chủng B và lớn hơn
chủng C. (0,25 điểm)
b - Chủng A sinh trưởng âm (pha suy vong), không có pha cân bằng động, do có sự ức chế
sinh trưởng từ một hợp chất hữu cơ nào đó sinh ra từ chủng B và C ở trong hoặc cuối pha sinh
trưởng cấp số mũ.
- Chủng B sinh trưởng dương (pha sinh trưởng cấp số - pha lũy thừa), không chịu bất kỳ
hạn chế nào.
- Chủng C sinh trưởng bằng 0 (pha cân bằng động) do dinh dưỡng suy giảm.

c - Pha tiềm phát (pha lag) trong sinh trưởng của chủng B lại kéo dài gấp nhiều lần so với chủng
A và C là vì:
+ Chủng B cần yếu tố kích thích sinh trưởng do chủng A hoặc C, hoặc cả 2 chủng cung
cấp.
+ Lượng yếu tố sinh trưởng cần phải tích lũy đủ thì chủng B mới sinh trưởng được, vì thế,
chủng B trải qua pha lag khá dài, cho đến cuối pha sinh trưởng cấp số mũ của chủng A và
C thì mới tăng trưởng được.

Câu 159
Người ta cấy trực khuẩn Gram âm Proteus vuigaric có khả năng phân giải protein mạnh trên môi
trường dịch thể có thành phần sau (g/l)
Thành phần cơ sở: NH4Cl – 1; K2HPO4 – 1; MgSO4.7H2O – 0,2; CaCl2 – 0,01; H2O – 1 lít;
Các nguyên tố vi lượng như Mn, Mo, Cu, Zn, Co ( mỗi loại 2.10-6 – 2.10-5)
Thành phần bổ sung (g/l)
Chất bổ sung Các loại môi trường
A B C D
Glucose 0 5 5 5
-4
Axit nicotinic 0 0 10 0
Cao nấm men 0 0 0 5
a. Các môi trường A,B,C,D thuộc về loại môi trường gì? Phù hợp cho loại vi sinh vật nào? Biết
Proteus vulgaris chỉ phát triển ở môi trường C,D.
b. Axit nicotinic giữ vai trò gì đối với Proteus vulgaris?
c. Vai trò của cao nấm men trong môi trường D là gì?
Hướng dẫn
a. Phân biệt môi trường:
- Môi trường A là môi trường tối thiểu, chỉ phù hợp với vi khuẩn tự dưỡng cacbon và nguyên dưỡng.
- Môi trường B là môi trường tổng hợp, phù hợp với vi khuẩn dị dưỡng cacbon và nguyên dưỡng.
- Môi trường C là môi trường tổng hợp, phù hợp với vi khuẩn dị dưỡng cacbon và nguyên dưỡng.
- Môi trường D là môi trường bán tổng hợp vì cao nấm men không rõ thành phần.
b. Axit nicotinic là nhân tố sinh trưởng vì thiếu nó môi trường A, B vi khuẩn không phát triển được.
c. Trong nấm men có chứa axit nicotinic vì trong môi trường D chỉ thêm nấm men và vi khuẩn khuyết
dưỡng này phát triển được
Câu 160
a. Trong nuôi cấy không liên tục vi sinh vật, độ dài của pha tiềm phát phụ thuộc vào những yếu tố
nào?
b. Tại sao vi khuẩn ưa kiềm sinh trưởng được trong điều kiện pH cao?
c. Nghiên cứu kiểu hô hấp của vi khuẩn gây mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa), người ta cấy sâu
chúng vào môi trường A (có nước thịt và gan, glucôzơ và 6g thạch) và môi trường B (là môi trường
A + 2g KNO3). Sau khi nuôi ở nhiệt độ 35ºC trong 24h, kết quả:
+ ống nghiệm có môi trường A: vi khuẩn chỉ phát triển trên bề mặt
+ ống nghiệm có môi trường B: vi khuẩn phát triển trên toàn bộ môi trường.
- Xác định kiểu hô hấp của vi khuẩn trên.
- Con đường phân giải glucôzơ của vi khuẩn và chất nhận electron cuối cùng trong ống nghiệm
chứa môi trường A là gì?
- Vì sao ở ống nghiệm chứa môi trường B vi khuẩn có thể sống ở toàn bộ môi trường, chất nhận
electron cuối cùng ở ống nghiệm chứa môi trường B là gì?
Hướng dẫn
a. Độ dài của pha tiềm phát phụ thuộc vào các yếu tố:
Giống, tuổi giống và thành phần môi trường.
(Nếu giống già thì phải kéo dài pha tiềm phát để vi khuẩn thích nghi thông qua tổng hợp ARN, enzym...
hoặc nếu cấy vi khuẩn vào môi trường có nguồn cacbon mới, thì vi khuẩn sẽ được cảm ứng tạo enzym
mới để sử dụng cho nguồn C mới còn enzym cũ không được tạo thành)
b. pH cao có khả năng làm biến tính prôtein và phá vỡ ARN, nhưng ở vi khuẩn ưa kiềm có sự vận chuyển
H+ vào tế bào để duy trì độ trung tính cho chất nguyên sinh.
c.
- VK mủ xanh là vi sinh vật hiếu khí bắt buộc.
- Con đường phân giải glucôzơ là con đường Entner-Doudo-roff (ED). Chất nhận electron cuối cùng là
ôxi phân tử.
- Trong ống nghiệm chứa môi trường B chúng phát triển ở phần dưới ống nghiệm được vì vi khuẩn này
đã chuyển sang hô hấp nitrat, chúng sử dụng (NO3-) làm chất nhận electron cuối cùng nhờ enzym nitrat
reductaza dị hóa.
Câu 161
a.Vì sao nói quang hợp ở vi khuẩn lam tiến hóa hơn quang hợp ở vi khuẩn lưu huỳnh?
b. Để phân giải một phân tử glucozơ tế bào cần bao nhiêu phân tử NAD + và FAD?
Hướng dẫn
a. QH ở VK lam tiến hóa hơn VK lưu huỳnh do:
- Thải ôxi → thúc đẩy tiến hóa của SV hiếu khí khác
- Nguồn H+; e-: H2O - phổ biến và rất dồi dào trong tự nhiên so với S, H2S
- Sắc tố quang hợp là Chl (không phải khuẩn diệp lục) nên hấp thu ánh sáng hiệu quả hơn
- Bước đầu xuất hiện sự chuyên hóa về chức năng do đã xuất hiện các tylacôid.
b. Để phân giải một phân tử glucozơ
- Trong điều kiện có O2, O2 là chất nhận điện tử cuối cùng trên màng trong của ti thể và kết hợp với H+tạo
thành H2O; glucozơ sẽ được phân giải hoàn toàn thành H2O và CO2. Lượng NAD + và FAD cần để tạo
chất NADH và FADH2 là:
+ Giai đoạn đường phân: 2NAD+
+Giai đoạn Decacboxy tạo axetyl coA: 2NAD+
+ Trong chu trình Crep : 6NAD+ và 2FAD
Tổng cộng cần 10 NAD+ và 2 FAD
- Khi không có O2: con đường dẫn truyền Hydro và điện tử bị ức chế, sẽ không có NAD + để tái sử dụng
do đó 2NADH tạo ra trong đường phân sẽ nhường 2H+ để tạo thành axit lactic hoặc rượu etylic (sự lên
men); do đó quá trình này chỉ cần 2NAD+ để sử dụng tuần hoàn.
Câu 162
Hãy nêu kiểu phân giải, chất nhận điện tử cuối cùng và sản phẩm khử của vi khuẩn lam, vi khuẩn
sinh mê tan, vi khuẩn sunfat, nấm men rượu .
Vi sinh vật Kiểu phân giải Chất nhận điện tử Sản phẩm khử
Vi khuẩn lam Hô hấp hiếu khí O2 H2O
Vi khuẩn sinh mê Hô hấp kị khí CO32- CH4
tan
Vi khuẩn khử Hô hấp kị khí SO42- H2S
sunfat
Nấm men rượu Lên men Chất hữu cơ. Êtanol

Câu 163
Ở ống nghiệm A và B đều chứa 1 ml dịch huyền phù trực khuẩn Bacillus subtilis. Ống A bổ
sung thêm 0,1 ml nước cất, ống B bổ sung 0,1 ml dung dịch saccharozo 0,3M. Sau đó, xử lí 2 ống
nghiệm bằng lượng enzim lyzozim như nhau. Kết quả: dịch trong ống nghiệm A trở nên trong suốt
rất nhanh, độ hấp thụ giảm đi 97% trong 20 phút; ống nghiệm B độ hấp thụ chỉ giảm đi 20% sau 20
phút.
1. Giải thích sự tác động của enzim lyzozim trong ống nghiệm A và B.
2. Vai trò của thành tế bào là gì?
3. Nếu dùng penixillin tác động vào ống nghiệm B thay cho lyzozim thì kết quả như thế nào?
Ý Hướng dẫn chấm
1 - Trực khuẩn Bacillus subtilis là vi khuẩn Gram + nên thành peptidoglycan dày.
- Lyzozim cắt đứt liên kết 1,4 β- glycozit của peptidoglycan của vi khuẩn  mất thành tế bào.
- Ống A là môi trường nhược trương nên mất thành tế bào  nước thẩm thấu vào, tế bào phồng
lên, vỡ tung nên dịch huyền phù trong suốt rất nhanh.
- Ống B: trong môi trường có đường 0,3M (đẳng trương) nên khi mất thành tế bào, sự thẩm thấu
cân bằng nên tế bào không bị tan nhưng tế bào trở thành tế bào trần (protoplast).

2 Vai trò của thành tế bào:


- Giữ cho hình dạng tế bào ổn định
- Chống lại áp suất thẩm thấu
- Có vai trò trong quá trình phân chia tế bào
- Có chức yếu tố kháng nguyên
- Hỗ trợ chuyển động của tiên mao
3 Dùng penixillin tác động vào ống nghiệm B thay cho lyzozim:
Penixillin có tác dụng ức chế hình thành mối liên kết peptit trong chuỗi peptit của peptidoglycan
trong quá trình hình thành thành tế bào mới. Do đó, penixillin có tác động ức chế hình thành
thành mới (khi tế bào vi khuẩn phân chia) còn lyzozim có tác động làm tan vi khuẩn.
Câu 164
1. Bốn chủng vi khuẩn mới (P1 đến P4) được phân lập từ ruột tôm để nghiên cứu tiềm năng ứng
dụng làm men vi sinh (probiotic) thông qua hoạt tính làm giảm khả năng gây bệnh của vi khuẩn
Vibrio harveyi, một loài vi khuẩn thường gây bệnh ở tôm. Trong thí nghiệm thứ nhất (Hình A), 4
chủng này được kiểm tra khả năng ức chế 4 chủng vi khuẩn khác bằng cách cấy giao thoa lên đĩa
thạch. Nếu ức chế thì không có vi khuẩn kiểm định mọc ở điểm giao thoa. Trong thí nghiệm thứ hai
(Hình B), tỷ lệ tôm chết khi bị nhiễm Vibrio harveyi đồng thời với từng chủng vi khuẩn nêu trên sau
5 ngày gây nhiễm được ghi lại.

Chú thích:
K = Đối chứng (không có vi khuẩn phân lập cấy lên đĩa).
P1 đến P4 là các chủng có tiềm năng probiotic được nghiên cứu;
a: Streptococcus sp. (Gram dương), b: Vibrio harveyi (Gram âm),
c: Bacillus sp. (Gram dương), d: Salmonella sp. (Gram âm).
U: Tôm nuôi ở môi trường sạch; U+V: Tôm nuôi ở môi trường có Vibrio harveyi,
U+V+ P1-4: Tôm nuôi ở môi trường có V. harveyi và 1 trong 4 chủng tương ứng từ P1 đến
P4.
Hãy cho biết cơ chế ức chế vi khuẩn Vibrio harveyi của các chủng P2, P3 khác nhau như thế nào?
Hướng dẫn
Ý Hướng dẫn chấm
- Dựa vào hình A ta thấy: Chủng P2 không có khả năng ức chế sinh trưởng của vi khuẩn. Chủng
P3 ức chế sự sinh trưởng của cả 4 vi khuẩn thuộc nhóm G+ và G-.
- Dựa vào hình B ta thấy: Các chủng P2, P3 đều có thể ức chế khả năng gây bệnh của Vibrio
harveyi
- Chủng P2 không có khả năng ức chế sinh trưởng của vi khuẩn nhưng lại ức chế khả năng gây
bệnh của Vibrio harveyi
- Chủng P3 ngăn cản Vibrio harveyi gây bệnh bằng cách tiết ra các chất ức chế sinh trưởng của vi
khuẩn.
Câu 165
a. Hai TB vi khuẩn được cắt ngang, vi khuẩn A chỉ có một màng đơn bao quang tế bào của nó, trong khi
vi khuẩn B được bao quanh bởi 2 màng phân tách nhau bởi một khoảng không gian hẹp chứa
peptidoglican. Hãy xác định vi khuẩn nào là vi khuẩn G+ và vi khuẩn nào là vi khuẩn G -?
b. Tại sao vi khuẩn G - lại có xu hướng kháng kháng sinh tốt hơn vi khuẩn G+?
c. Cách hữu hiệu nhất để diệt các loại vi khuẩn đã kháng kháng sinh là gì?
d. Vi khuẩn có thể dinh dưỡng bằng cách thực bào không? Vì sao?
Đáp án
a. Vi khuẩn A là vi khuẩn G , vi khuẩn B là vi khuẩn G -. 0,5đ
+

b. Vi khuẩn G- có lớp màng ngoài LPS có khả năng ngăn cản được sự xâm nhập của kháng sinh, bảo vệ
các thành phần của TB. 0,5đ
c. Phage là tác nhân diệt khuẩn bằng cách phân giải chúng. Ngày nay phage được coi là tác nhân diệt
khuẩn hiệu quả. Điều này cho phép phage thay thế các chất kháng sinh trong trận chiến chống lại các bệnh
do vi khuẩn gây ra, đặc biệt là các vi khuẩn đã kháng với kháng sinh truyền thống. 0,5đ
d. Không. Vì vi khuẩn có thành TB rất vững chắc. 0,5đ
Câu 166
a. Hiệu ứng Pasteur là gì? Phân biệt hiệu ứng Pasteur trong lên men rượu và điểm Pasteur.
b. Tại sao nói vi khuẩn phản nitrat hóa sẽ kết thúc quá trình vô cơ hóa protein ở trong đất? Vi khuẩn này
có kiểu dinh dưỡng và kiểu hô hấp gì?
Đáp án
a.
- Hiệu ứng Pasteur trong lên men rượu: ức chế sự lên men khi có O 2 (0,25đ)
Nguyên nhân: Khi có O2, O2 sẽ lấy mất NADH2  Enzym alcoolđehydrogena bị bất hoạt  lượng etanol
giảm, TB nấm men tăng sinh khối. ( 0,5đ)
- Điểm Pasteur: Nồng độ O2 trong khí quyển khi đạt đến 1%. ( 0,25đ)
b.
* Vi khuẩn phản nitrat hóa sẽ kết thúc quá trình vô cơ hóa protein ở trong đất:
- Protein trong xác động thực vật rơi rung vào đất được chuyển hóa thành NH4+ nhờ các vi khuẩn amon
hóa.
+ Protein ------> aa------------> a hữu cơ + NH3
+ NH3+ H2O  NH4+ +OH-
- NH4+ được chuyển hóa thành NO3 -nhờ vi sinh vật nhờ vi khuẩn nitrat hóa.VK nitrat hóa gồm 2 nhóm
chủ yếu là Nitrosomonas và Nitrobacter . Nitrosomonas oxi hóa NH4+ thành NO2- và Nitrobacter oxi hóa
NO2- thành NO3-.
NH4+ + O2 Nitrosomonas NO2 - + H2O + Q

NO2 - + O2 Nitrobacter NO3- + H2O + Q


- NO3 có thể bị chuyển hóa thành N2 gây mất nitơ trong đất do vi khuẩn phản nitrat hóa. Quá trình phản
-

nitrat diễn ra trong điều kiện kị khí, pH thấp


NO3- vi khuẩn phản nitrat hóa N2 -> không khí
( NO3 → NO2 → NO → N2O → N2)
- -

* Kiểu dinh dưỡng và kiểu hô hấp của vi khuẩn phản nitrat hóa là
- Kiểu dinh dưỡng: hóa dị dưỡng
- Kiểu hô hấp: kỵ khí ( chất nhận e - cuối cùng là NO3-)
Câu 166
a) Sơ đồ dưới đây là các con đường giải phóng năng lượng ở vi sinh vật.
Chất cho eletron hữu cơ.
a1. Em hãy cho biết tên các con đường A, B, C
a2. Phân biệt các con đường trên về điều kiện xảy ra, chất nhận điện tử cuối cùng và sản
phẩm tạo thành.
b) Vi khuẩn lam tổng hợp prôtêin của mình từ nguồn cacbon và nitơ ở đâu? kiểu dinh dưỡng a)
a1. A lên men.
B hô hấp hiếu khí
C hô hấp kị khí.
a2. Phân biệt.
Hô hấp kị khí Hô hấp hiếu khí Lên men
ĐK. Kị khí ĐK. Hiếu khí ĐK. kị khí
Chất nhân e- cuối cùng là 1 Chất nhận e- cuối cùng là ô xi + Chất e- cuối cùng là chất
chất về cơ (NO-3; SO2-..) phân tử hữu cơ
Tạo sản phẩm trung gian và Chất hữu cơ được ôxi hoá - Tạo sản phẩm trung gian,
tạo ít năng lượng ATP hoàn toàn tạo sản phẩm CO2 ; tạo ra ít năng lượng ATP .
H2O, ATP năng lượng sinh ra
nhiều nhất
b) - Kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng.
- Nguồn cacbon cung cấp là do quá trình quang tự dưỡng, nguồn nitơ là nhờ nitroogenaza cố định nitơ
phân tử, diễn ra chủ yếu trong tế bào dị hình.
Câu 167
Các nhận định sau đúng hay sai, giải thích.
a) Rượu nhẹ hoặc bia để lâu có váng trắng và vị chua gắt, để quá lâu thì độ chua giảm dần.
b) Trong sữa chua hầu như không có vi khuẩn ký sinh gây bệnh.
c) Rượu vang nếu không được thanh trùng đúng cách rất dễ bị vi khuẩn lắc tích dị hình làm
chua, do đó không để được lâu.
d) Thuật ngữ vi sinh vật khuyết dưỡng dùng để chỉ các vi sinh vật có khả năng phát triển
với CO2 là nguồn cacbon duy nhất.
a) Đúng. Rượu nhẹ hoặc bia để lâu bị chuyển hoá thành axit axêtic tạo dấm lên có vị chua. Váng trắng do
các đám vi khuẩn axetic liên kết nhau. Để quá lâu axit axetic bị ô xi hoá tạo CO2, H2O.
b) Đúng: Vì trong sữa chua lên men tốt, vi khuẩn lactic đã tạo môi trường axit, pH thấp ức chế mọi vi
khuẩn kí sinh gây bệnh, những vi khuẩn này thường sống trong điều kiện pH trung tính
c) Đúng. Trong quá trình lên men, rượu vang rất dễ bị nhiễm vi khuẩn lắctíc dị hình. Nếu rượu vang
không được thanh trùng đúng cách, vi khuẩn này còn trong rượu vang sẽ biến đổi phần dư glucôzơ thành
axit lăctíc, CO2, êtamol, axit axitaxetic... do đó rượu vang sẽ có bọt và bị chua.
d) Sai. Thuật ngữ vi sinh vật khuyết dưỡng để chỉ các vi sinh vật cần 1 hoặc nhiều nhân tố sinh trưởng
có mặt trong môi trường để chúng sinh trưởng
Câu 168
a) Dựa vào nhu cầu ô xi cần cho sinh trưởng thì động vật nguyên sinh, vi khuẩn uốn ván, nấm men
rượu và vi khuẩn giang mai được xếp vào các nhóm vi sinh vật nào.
b) Kiểu dinh dưỡng, nguồn năng lượng, nguồn cacbon, kiểu hô hấp của vi khuẩn nitrat hoá? Vai
trò của vi khuẩn này với cây trồng.
a) Dựa vào nhu cầu ôxi cần cho sinh trưởng, các vi sinh vật được xếp vào các nhóm như sau:
- Động vật nguyên sinh: Hiếu khí bắt buộc
- Vi khuẩn uốn ván : Kị khí bắt buộc
- Nấm mem rượu: Kị khí không bắt buộc
- Vi khuẩn giang mai: Vi hiếu khí
- Kiểu dinh dưỡng ; Hoá tự dưỡng
- Nguồn năng lượng: Ôxi hoá chất vô cơ NH3  NO-2 NO3- + năng lượng
- Nguồn cacbon tổng hợp cacbon hiđrat là từ CO2 , H2O
- Kiểu hô hấp hiếu khí
- Vai trò với cây trồng: Nitrat là nguồn nitơ dễ hấp thu và chủ yếu của cây trồng
Câu 169 : Trao đổi chất của vi sinh vật (4đ)
a. Phân biệt vi khuẩn lưu huỳnh quang tổng hợp và hoá tổng hợp.
b. Căn cứ vào nhu cầu ôxi trong hoạt động sống, ta có thể phân vi sinh vật thành những nhóm
chính nào ?Tại sao vi khuẩn kị khí bắt buộc không thể tồn tại trong môi trường có ôxi.
Đáp án:
a. Vi khuẩn lưu huỳnh :
- Quang tổng hợp : nguồn năng lượng từ ánh sáng mặt trời
Phương trình : CO2 + H2S + NL ASMT -> C6H12O6 + S
- Hoá tổng hợp: nguồn năng lượng từ phản ứng ôxi hoá các hợp chất lưu huỳnh:
Phương trình:
H2S + 1/2O2 -> H2O + S +Q
S +3/2 O2 + H2O ->H2SO4 + Q
CO2 + H2S + Q -> C6H12O6 + S
b. Các nhóm vi sinh vật theo nhu cầu ôxi:
Vi khuẩn kị khí bắt buộc không sống trên môi trường có ôxi vì:
- Khi có ôxi, SV tiến hành hô hấp hiếu khí - > tạo các peroxyt gây độc cho tế bào.
- Ở vi khuẩn hiếu khí có SOD và Catalaza phân giải các hợp chất này nhưng vi khuẩn kị khí bắt buộc
không có nên vi khuẩn kị khí bắt buộc không sống trên môi trường có ôxi.

Câu 170 : Sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật (4đ)
a. Phân biệt sự sinh trưởng của vi sinh vật theo đường cong hình chữ J và chữ S. Tại sao trong
thực tế rất hiếm có vi sinh vật sinh trưởng theo 1 trong hai đường cong trên ?
b.Nội bào tử có thể được xem là 1 hình thức sinh sản của vi sinh vật không ?
a. Phân biệt phương pháp khử trùng Pastơ và phương pháp hấp khử trùng.

Đáp án:
a. Phân biệt sự sinh trưởng của vi sinh vật theo đường cong hình chữ J và chữ S theo các ý sau :
- Đồ thị .
- Đặc điểm môi trường .
- Các giai đoạn tăng trưởng.
- Hàm số.
- Trong thực tế rất hiếm có vi sinh vật sinh trưởng theo 1 trong hai đường cong trên vì :
+ điều kiện môi trường luôn có giới hạn nên sinh vật khó sinh trưởng theo hình chữ J.
+ điều kiện môi trường không ổn định.
+ bản thân quần thể cũng luôn biến đổi do đó khả năng khai thác nguồn sống cũng thay đổi.
b. -Nội bào tử ở vi khuẩn không phải là hình thức sinh sản vì :khi gặp điều kiện bất lợi, từ 1vi khuẩn
hình thành 1 bào tử, khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi, bào tử này nảy mầm tạo thành 1 vi
khuẩn => không có sự tăng số lượng cá thể.
-Ở 1 số dạng nấm , vi tảo (VD tảo lục đơn bào), bên trong 1 tế bào có thể hình thành nhiều bào tử,
sau khi thoát khỏi có thể mẹ, mỗi bào tử phát triển thành 1 cơ thể => là hình thức sinh sản.
c.
Phương pháp khử trùng Pastơ :
- Tăng nhiệt độ lên 630C trong 30phút hay 700Ctrong 15 giây.
- Sử dụng để khử trùng sữa.
- Tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn gây bệnh.
- Không tiêu diệt được bào tử.
Phương pháp hấp khử trùng:
- Tăng nhiệt độ lên 1150C- 1250C trong nồi áp suất có nhiệt độ và áp suất cao.
- Sử dụng để khử trùng các dụng cụ y tế, dụng cụ thí nghiệm.
- Tiêu diệt được bào tử.
Câu 171
1. Nêu các hình thức sinh sản của vi khuẩn?
2. Nội bào tử là gì? Nội bào tử có phải là bào tử sinh sản không ? Giải thích.
3. Từ 1 tế bào phẩy khuẩn tả ban đầu sau 48 giờ tạo được 6424 tế bào. Tính thời gian thế hệ (g)
của vi khuẩn trên.
4. Trong phòng thí nghiệm, làm thế nào để nhanh chóng phân biệt được hai quá trình lên men
lactic đồng hình và lên men lactic dị hình?
1. Các hình thức sinh sản của vi khuẩn:
- Sinh sản bằng phân đôi
- Nảy chồi và tạo thành bào tử
2. Nội bào tử vi khuẩn là cấu trúc đặc biệt được biệt hóa từ tế bào, có cấu trúc gồm nhiều lớp màng dày,
khó thấm có khả năng đề kháng cao với các tác nhân vật lí, hóa học; rất bền nhiệt.
- Nội bào tử không phải là bào tử sinh sản vì mỗi tế bào chỉ hình thành 1 nội bào tử, không tăng số lượng
tế bào.
3. Gọi n là số lần phân chia trong 48 giờ
2n = 6424 = 2144 => n = 144
Số lần phân chia trong 1 giờ: 144/48 = 3
Thời gian phân chia 1 lần: 20 phút

4.- Lên men lactic đồng hình không tạo CO2. Lên men lactic dị hình tạo CO2.
- Dùng phương pháp thu và phát hiện CO2 để phân biệt hai loại lên men.
Câu 172
a. Trong tự nhiên, tại sao nhiều vi khuẩn ưa trung tính tạo ra các chất thải có tính axit hoặc kiềm
nhưng chúng vẫn sinh trưởng bình thường trong môi trường đó?
b. Vì sao tác nhân gây hư hại các loại quả thường là nấm mốc mà ít khi là vi khuẩn?
Hướng dẫn
a.Trong tự nhiên, nhiều vi khuẩn ưa trung tính tạo ra các chất thải có tính axit hoặc kiềm nhưng chúng vẫn
sinh trưởng bình thường trong môi trường đó. Hãy giải thích vì sao?
- Các vi khuẩn ưa trung tính vẫn sinh trưởng bình thường trong môi trường có tính axit hoặc kiềm vì
chúng có khả năng điều chỉnh độ pH nội bào nhờ việc tích lũy hoặc không tích lũy H +. (2 điểm)
b. Giải thích vì sao tác nhân gây hư hại các loại quả thường là nấm mốc mà ít khi là vi khuẩn?
- Do nấm mốc là loại vi sinh vật ưa axit và hàm lượng đường cao. Trong dịch bào của rau quả thường có
hàm lượng axit và đường cao, không thích hợp với vi khuẩn. (1 điểm)
- Do hoạt động của nấm mốc, hàm lượng đường và axit trong quả giảm, lúc đó vi khuẩn mới hoạt động. (1
điểm)
Câu 173
Khi dùng xạ khuẩn, vi khuẩn tả, vi khuẩn lactic, vi khuẩn sinh mêtan cấy chích sâu vào
trong các ống nghiệm chứa môi trường thạch đứng bán lỏng sẽ thấy hiện tượng gì? Vì sao?
- Ở ống nghiệm cấy xạ khuẩn: Chúng chỉ mọc ở lớp trên vì xạ khuẩn là vi sinh vật hiếu khí bắt buộc
- Ở ống nghiệm cấy vi khuẩn tả: Chúng mọc cách lớp bề mặt một ít xuống phía dưới vì vi khuẩn tả là vsv
vi hiếu khí
- Ở ống nghiệm cấy vi khuẩn lactic: Chúng mọc suốt xuống theo chiều sâu của ống nghiệm vì vi khuẩn
lactic là vsv kị khí chịu oxy
- Ở ống nghiệm cấy vi khuẩn sinh mêtan: Chúng chỉ mọc ở đáy ống nghiệm vì vi khuẩn sinh mêtan là vsv
kị khí bắt buộc
Câu 174
Cho dòng vi khuẩn lắc tíc đồng hình vào bình A, dòng vi khuẩn lắc tíc dị hình vào bình B
(bình A, B đều chứa dung dịch Glucôzơ).
a. Nhận xét kết quả ở 2 bình trên.
b. Khi ứng dụng lên men lactic trong muối dưa rau quả, một học sinh nhận xét như sau:
- Vi khuẩn lactic phá vỡ tế bào làm cho rau quả tóp lại
- Các loại rau quả đều có thể muối dưa
- Muối dưa càng để lâu càng ngon
- Muối rau quả phải cho một lượng muối để diệt vi khuẩn lên men thối (lượng muối từ 4-6% khối
lượng khô của rau)
Nhận xét trên đúng hay sai? Hãy giải thích

- Bình A có quá trình lên men lactic đồng hình là quá trình lên men đơn giản, chỉ tạo thành axit
lactic, không có CO2.
a
- Bình B có quá trình lên men lactic dị hình là quá trình lên men phức tạp, ngoài tạo ra axit lactic còn
có rượu etylic, axit axetic, CO2
Giải thích
- Sai: VK lactic không phá hoại tế bào và chất nguyên sinh của rau quả mà có tác dụng chuyển
glucôzơ ở dung dịch muối rau quả thành axit lactic
- Sai: Các loại rau quả dùng để lên men lactic phải có một lượng đường tối thiểu để sau khi muối có
b thể hình thành một lượng axit lactic 1-2% (độ pH=4-4.5%)
- Sai: Khi để lâu dưa quá chua vi khuẩn lactic cũng bị ức chế. Nấm men, nấm sợi phát triển làm giảm
chua -> vi khuẩn thối phát triển làm hỏng dưa.
- Sai: Muối có tác dụng tạo áp suất thẩm thấu, rút lượng nước và đường trong rau quả ra dung dịch
cho vi khuẩn lactic sử dụng, đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn lên men thối
Câu 175
Thời gian thế hệ (g) ở vi sinh vật là gì? Thời gian thế hệ phụ thuộc vào những yếu tố nào?
* Thời gian thế hệ :
Là thời gian để số lượng tế bào trong quần thể vi sinh vật tăng gấp đôi.
* Yếu tố ảnh hưởng :
- Loài.
- Điều kiện sống (nuôi cấy) :
+ Nhiệt độ
+ Điều kiện dinh dưỡng
+ Sự cạnh tranh với các vi sinh vật khác.
Câu 176
Etanol (nồng độ 70%) và penixilin đều được dùng để diệt khuẩn trong y tế. Hãy giải thích vì sao vi
khuẩn khó biến đổi chống được etanol nhưng có thể biến đổi chống được penixilin?
Hướng dẫn
Do:
- Etanol (nồng độ 70%)
+ Có tác dụng gây biến tính prôtêin và phá vỡ màng tế bào
+ Kiểu tác động không chọn lọc và không cho sống sót
- Penixilin:
+ Gây hư hại thành tế bào, ức chế tổng hợp lớp peptidoglycan trong thành tế bào vi khuẩn
+ Nhiều vi khuẩn mang gen kháng kháng sinh trên plasmit có khả năng tổng hợp nên các enzim
làm bất hoạt penixilin
Câu 177
a. Thế nào là vi sinh vật nguyên dưỡng, vi sinh vật khuyết dưỡng?
b. Hãy giải thích tại sao có những vi khuẩn khuyết dưỡng không thể sống được trên môi trường
nuôi cấy tối thiểu nhưng khi được nuôi cấy chung với một chủng vi sinh vật nguyên dưỡng khác thì cả 2
đều sinh trưởng và phát triển bình thường?
- Vi sinh vật nguyên dưỡng là những vi sinh vật có thể sinh trưởng, phát triển trong môi trường nuôi
cấy tối thiểu (hay là những vi sinh vật không nhất thiết cần các nhân tố sinh trưởng)
a
- Vi sinh vật khuyết dưỡng là những vi sinh vật không thể sống trong môi trường tối thiểu vì thiếu
nhân tố sinh trưởng nào đó mà chúng không thể tự tổng hợp được
- Chủng khuyết dưỡng không thể sống trên môi trường nuôi cấy tối thiểu đượcvì chúng thiếu nhân tố
sinh trưởng mà chúng không thể tự tổng hợp được
b - Khi nuôi cấy 2 chủng nguyên dưỡng và khuyết dưỡng chung trong môi trường tối thiểu thì chủng
nguyên dưỡng tổng hợp được 1 hợp chất được xem là nhân tố sinh trưởng đối với chủng thứ 2. Vì
vậy chủng thứ 2 cũng sinh trưởng và phát triển bình thường cùng chủng thứ nhất.
Câu 178
Một học sinh nói rằng "Oxy là chất độc đối với vi khuẩn kị khí và vi khuẩn hiếu khí". Bằng kiến thức
của mình em hãy giải thích tại sao bạn học sinh đó nói như vậy?
Hướng dẫn
- Khi oxy nhận e thì tạo thành O 2
-

2O-2 + 2 H+ -> H2O2 + O2


H2O2 là chất độc đối với VK-> O2 là chất độc đối với vi khuẩn.
- Tuy nhiên đối với vi khuẩn hiếu khí có E catalaza chúng phân giải H 2O2 khử độc cho tế bào.-> VK
hiếu khí không bị chết khi có O2.
VK kị khí không có E catalaza-> trong môi trường hiếu khí chúng bị chết vì nhiễm độc
Câu 179
a. Vì sao vi khuẩn kị khí bắt buộc chỉ phát triển trong điều kiện không có ôxi?
b. Một cốc rượu nhạt (5%->6% etanol) hoặc bia, cho thêm một ít chuối, đậy cốc bằng vải màn, để nơi
ấm, sau vài ngày sẽ có váng trắng phủ trên bề mặt môi trường. Rượu đã biến thành giấm.
- Hãy điền hợp chất được hình thành vào sơ đồ sau:
CH3CH2OH + O2 -> …………………+ H2O + Q
- Váng trắng do vi sinh vật nào tạo ra? Ở đáy cốc có loại vi sinh vật này không? Tại sao?
- Nhỏ một giọt nuôi cấy vi sinh vật này lên lam kính rồi nhỏ bổ sung một giọt H2O2 vào giọt trên sẽ
thấy hiện tượng gì?
- Nếu để cốc giấm cùng với váng trắng quá lâu thì độ chua của giấm sẽ như thế nào? Tại sao?
a Vì vi khuẩn kị khí bắt buộc không có enzim catalaza, SOD do đó không loại bỏ được các sản phẩm
độc hại cho tế bào trong điều kiện có O2 như: H2O2, ion superoxid.
b - Chất được tạo thành là giấm
CH3CH2OH + O2 -> CH3COOH + H2O + Q
- Váng trắng là do các đám vi khuẩn axetic liên kết với nhau tạo ra. Ở đáy cốc không có loại vi
khuẩn này, vì chúng là những vi sinh vật hiếu khí bắt buộc.
- Khi nhỏ 1 giọt H2O2 vào giọt nuôi cấy vi khuẩn axetic sẽ thấy bọt nhỏ li ti hình thành do O 2 thoát
ra do dưới tác dụng của catalaza, H2O2 bị phân hủy thành H2O và O2
- Khi để giấm lâu ngày độ chua của giấm giảm do vi khuẩn Axetobacter có khả năng tiếp tục biến
giấm thành CO2 và H2O làm pH tăng lên, giấm mất dần độ chua.
-
Câu 180
Người ta có 2 dịch huyền phù trực khuẩn cỏ khô (Baccillus subtilis) trong hai ống nghiệm A và B.
Ống nghiệm A trong nước cất còn ống nghiệm B trong dung dịch saccaro 0,3 mol/l. Sau đó cả hai ống
nghiệm đều xử lý bằng lượng lyzozim như nhau, dịch trong ống A trở nên trong suốt rất nhanh, độ hấp thụ
giảm đi 97% trong 20 phút, trong khi đó độ hấp thụ của dịch B chỉ giảm đi 20% sau 20 phút.
Quan sát tiêu bản sống dưới hiển vi điện tử người ta sơ đồ hóa các dạng từ ống nghiệm B.

a. Giải thích kết quả quan sát được nêu trên sơ đồ và chỉ rõ tác dụng của lyzozim?
b. Chú thích và bình luận hình vẽ sơ đồ trên?
c. Vai trò của thành tế bào?
d. Nếu dùng penixilin tác động vào ống nghiệm B thay cho lyzozim, kết quả như thế nào?
Hướng dẫn
a. Lyzozim cắt liên kết β 1-4 glycozit của murein  vi khuẩn A, B mất thành nhưng vk A sống trong mt
nhược trương  nước vào làm tế bào vỡ  huyền phù trong suốt. VK B môi trường gần cân bằng  tế
bào trần.
b. Vi khuẩn mất thành biến thành tế bào trần đối với các vi khuẩn G+
c. Thành tế bào chống lại áp suất thẩm thấu và giữ cho hình dạng tế bào ổn định
d. Penixilin chỉ tác động lên vi khuẩn đang sinh trưởng do ức chê sự hình thành liên kết peptit trong
murein  đây là chất ức chế còn lyzozim có tác dụng làm tan thành tế bào vi khuẩn
a. Lyzozim cắt liên kết β 1-4 glycozit của murein  vi khuẩn A, B mất thành nhưng vk A sống trong mt
nhược trương  nước vào làm tế bào vỡ  huyền phù trong suốt. VK B môi trường gần cân bằng  tế
bào trần.
b. Vi khuẩn mất thành biến thành tế bào trần đối với các vi khuẩn G+
c. Thành tế bào chống lại áp suất thẩm thấu và giữ cho hình dạng tế bào ổn định
d. Penixilin chỉ tác động lên vi khuẩn đang sinh trưởng do ức chê sự hình thành liên kết peptit trong
murein  đây là chất ức chế còn lyzozim có tác dụng làm tan thành tế bào vi khuẩn
Câu 181
1. Nấm men là một sinh vật lý tưởng để nghiên cứu các quá trình của tế bào như phát triển và di
truyền. Nó có thể sinh trưởng cả trên nguồn carbon, có thể lên men kể cả không phải nguồn carbon
lên men. Với tính chất này, người ta có thể tách và phân tích các đột biến nấm men khác nhau gắn
với chức năng nhất định của các bào quan trong tế bào.
a. Khi đột biến, nấm men không thể sinh trưởng trên oleat (một acid béo dạng chuỗi dài), đột biến
có khiếm khuyết ở bào quan nào?
b. Khi đột biến, nấm men không thể sinh trưởng trên glycerol, đột biến có khiếm khuyết ở bào quan
nào?
2.Nếu phun chất diệt cỏ parapuat sẽ ngăn vận chuyển e từ chất nhận e sơ cấp (aquinon –
chlorophyl) đến FeS ở PSI trong pha sáng của quang hợp. Hậu quả xảy ra đối với chuỗi vận chuyển
e và với cây khi bị phun chất này như thế nào?
Hướng dẫn
Nội dung
1. a. Ta thấy nấm men không thể sinh trưởng trên oleat nghĩa là oleat không cung cấp năng lượng cho
hoạt động của tế bào nên chắc chắn sẽ xảy ra đột biến khiếm khuyết ở ty thể và peroxisome.
- Oleat là một acid béo dạng chuỗi dài nên chúng được β-oxy hóa tại peroxisome, cắt oleat là thành
acetyl-CoA.
- Sau đó acetyl-CoA được đưa vào ty thể thực hiện chu trình Krebs cung cấp năng lượng cho tế bào.

1. b. Ty thể vì đây là bào quan chuyển hóa các phân tử carbon ngắn.
- Glycerol được phân cắt tạo thành acetyl-CoA, tạo năng lượng thông qua chu trình Krebs và chuỗi
truyền electron.
2. -Trong chuỗi truyền electron vòng: Ngăn vận chuyển electron, không xảy ra vận chuyển electron
vòng, không tổng hợp được ATP.
-Trong chuỗi truyền electron không vòng: electron được truyền từ FeS  Fd  NADP+, NADP+ không
nhận được H+để tạo thành NADPH nên NADPH không được tổng hợp để đi vào pha tối của giúp chuyển
hóa APG  ALPG.
+ Tổng hợp được ít ATP.
- Đối với cây: ATP tổng hợp được ít, thiếu NADPH cho pha tối cây không tổng hợp được chất hữu cơ
 cây chết.
Câu 182:
a. Bản chất pha sáng và pha tối trong quá trình quang hợp là gì?
b. Trình bày điểm khác nhau giữa quang hợp và hóa tổng hợp.
c. Hãy trình bày các giai đoạn của chu trình Crep và cho biết ý nghĩa của chu trình này?
Hướng dẫn

a. Bản chất của pha sáng là pha oxi hóa nước, thông qua pha sáng năng lượng ánh sáng đã chuyển thành
năng lượng trong ATP, NADPH.
- Bản chất của pha tối là pha khử CO2 nhờ sản phẩm của pha sáng để hình thành các hợp chất hữu cơ
(C6H12O6 )
b. Điểm khác nhau giữa quang hợp và hóa tổng hơp:
Quang hợp Hóa tổng hợp
Xảy ra chủ yếu ở cây xanh, tảo , vi khuẩn Xảy ra ở các loại vi khuẩn hóa tổng hợp: VK
quang hợp sắt, VK lưu huỳnh, VK nitơ
Sử dụng năng lượng ánh sáng Sử dụng năng lượng từ các phản ứng oxi hóa
các chất vô cơ co trong môi trường
Nguồn cung cấp C là CO2, nguồn cung cấp Nguồn cung cấp C là CO2, nguồn cung cấp C
H là H2O không phải là H2O mà là H2S, H2
Sản phẩm chất hữu cơ nhiều, cung cấp cho Sản phẩm chất hữu cơ tạo ra ít, hình thành các
sự sống toàn bộ sinh giới, thải ra oxi điều hợp chất muối tích lũy trong đất, không thải ra
hòa khí hậu oxi
c. Các giai đoạn của chu trình Crep:
Axit piruvic trong tế bào chất được chuyển qua màng kép để vào chất nền của ti thể. Tại đây 2 phân
tử axit piruvic bị oxi hóa thành axêtil côenzim A giải phóng 2 CO2 và 2 NADH.
Axêtil côenzim A đi vào chu trình Crep với 5 giai đoạn:
. - Từ axêtil côenzimA kết hợp với ôxalôaxêtic để tạo axit xitric có 6C
- Từ axit xitric có 6C qua 3 phản ứng, loại được 1 CO2 và tạo ra 1 NADH cùng với1axitxêtôglutaric(5C)
- Từ axit xêtôglutaric (5C) loại 1 CO2và tạo ra 1 NADH cùng với axit 4C
- Từ axit 4C qua phản ứng tạo ra 1 phân tử ATP và 1 phân tử FADH 2
- Cuối cúng qua 2 phản ứng để tạo được 1 NADH và giải phóng ôxalôaxêtic (4C)
Cứ 1 phân tử axêtil côenzimA đi vào chu trình Crep cho được 3 phân tử NADH + 1ATP + 1 phân tử
FADH2 + 2 phân tử CO2
* Ý nghĩa của chu trình Crep
Thông qua chu trình Crep phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng một phần tích lũy trong ATP, một
phần tạo nhiệt cho tế bào. Tạo ra nhiều NADH và FADH2 đóng vai trò dự trữ năng lượng cho tế bào. Tạo
nguồn cacbon cho các quá trình tổng hợp. Có rất nhiều hợp chất hữu cơ là sản phẩm trung gian của các
Câu 183
Vì sao O2 là nguyên tố thiết yếu đối với sự sinh trưởng của nhóm vi khuẩn này nhưng lại là chất
độc gây chết đối với nhóm khác.

Hướng dẫn
- O2 là nguyên tố thiết yếu đối với các vi khuẩn hiếu khí bắt buộc và là chất độc đối với vi khuẩn
kị khí bắt buộc.
- Vì vi khuẩn hiếu khí bắt buộc sử dụng O2 làm chất nhận e cuối cùng trong hô hấp để thu năng
lượng.
- O2 có tính Oxy hoá mạnh có khả năng lấy đi điện tử của chất khác và trở thành các dạng rất
độc như: H2O2, OH- .... mà vi khuẩn kị khí bắt buộc lại không có các enzin để đặc hiệu như
Catalaza, SOD để phân giải nên bị chết. Khi ở trong môi trường có ôxy.
Câu 183 Tại sao trong sản xuất bánh mì các vi sinh vật lên men rượu được sử dụng còn các sinh vật
lên men lactic thì không?
- Vi sinh vật lên men rượu giải phóng CO2 làm nở bánh mì.
- Vi sinh vật lên men lactic không giải phóng CO2
Câu 184. Tại sao các vi khuẩn kị khí bắt buộc khi tiếp xúc với oxi phân tử lại bị chết?
- Vi sinh vật kị khí bắt buộc không có enzym phân giải H2O2 (như catalaza ). H2O2 là chất độc đối với
tế bào.
- H2O2 được tạo ra trong hô hấp hiếu khí:
FADH2 + O2  FAD+ + H2O2

Câu 185: Trong phòng thí nghiệm, làm thế nào để nhanh chóng phân biệt được hai quá trình lên
men lactic đồng hình và lên men lactic dị hình?
- Lên men lactic đồng hình không tạo CO2. Lên men lactic dị hình tạo CO2.
- Dùng phương pháp thu và phát hiện CO2 để phân biệt hai loại lên men.

Câu 186 .Etanol nồng độ cao (70 – 80% ) và chất kháng sinh penixillin thường được dùng để diệt
khuẩn trong y tế.
a. Hãy nêu các khác biệt trong tác dụng diệt khuẩn của hai loại trên.
b. Vì sao vi khuẩn rất khó biến đổi đề kháng được với etanol nhưng lại có thể biến đổi đề
kháng được với penixillin?
a. - Etanol làm thay đổi tính thấm của màng sinh chất
- Penixillin gắn vào ribosome của vi khuẩn, từ đó ức chế tổng hợp peptidoglucan.
- Etanol tác dụng không chọn lọc đối với tất cả vi khuẩn.
- Penixillin chủ yếu tác dụng lên vi khuẩn G+.
- Etanol thường dùng sát khuẩn trên da, bề mặt dụng cụ.
- Penixillin thường được đưa vào cơ thể ( tiêm hoặc uống)
b. - Vi khuẩn rất khó biến đổi lipit màng nên không đề kháng được Etanol
- Vi khuẩn có thể phát sinh đột biến tạo enzym Penixillinaza phá hủy penixillin.
Câu 187
a) Sơ đồ dưới đây là các con đường giải phóng năng lượng ở vi sinh vật.
Chất cho eletron hữu cơ.

A
B Q
C
Q
Q
Chất hữu cơ O2 NO-3; SO42-; CO2

a1. Em hãy cho biết tên các con đường A, B, C


a2. Phân biệt các con đường trên về điều kiện xảy ra, chất nhận điện tử cuối cùng và sản
phẩm tạo thành.
b) Vi khuẩn lam tổng hợp prôtêin của mình từ nguồn cacbon và nitơ ở đâu? kiểu dinh
dưỡng của chúng là gì?
a)
a1. A lên men.
B hô hấp hiếu khí
C hô hấp kị khí.
a2. Phân biệt.
Hô hấp kị khí Hô hấp hiếu khí Lên men
ĐK. Kị khí ĐK. Hiếu khí ĐK. kị khí
Chất nhân e- cuối cùng là Chất nhận e- cuối cùng là ô xi phân + Chất e- cuối cùng là chất hữu
1 chất về cơ (NO-3 ; SO2- tử cơ
..)
Tạo sản phẩm trung gian Chất hữu cơ được ôxi hoá hoàn - Tạo sản phẩm trung gian, tạo
và tạo ít năng lượng ATP toàn tạo sản phẩm CO2 ; H2O, ATP ra ít năng lượng ATP .
năng lượng sinh ra nhiều nhất
b) - Kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng.
- Nguồn cacbon cung cấp là do quá trình quang tự dưỡng, nguồn nitơ là nhờ nitroogenaza cố định nitơ
phân tử, diễn ra chủ yếu trong tế bào dị hình.
Câu 188
a) Dựa vào nhu cầu ô xi cần cho sinh trưởng thì động vật nguyên sinh, vi khuẩn uốn ván, nấm men
rượu và vi khuẩn giang mai được xếp vào các nhóm vi sinh vật nào.
b) Kiểu dinh dưỡng, nguồn năng lượng, nguồn cacbon, kiểu hô hấp của vi khuẩn nitrat hoá? Vai
trò của vi khuẩn này với cây trồng
a) Dựa vào nhu cầu ôxi cần cho sinh trưởng, các vi sinh vật được xếp vào các nhóm như sau:
- Động vật nguyên sinh: Hiếu khí bắt buộc
- Vi khuẩn uốn ván : Kị khí bắt buộc
- Nấm mem rượu: Kị khí không bắt buộc
- Vi khuẩn giang mai: Vi hiếu khí
- Kiểu dinh dưỡng ; Hoá tự dưỡng
- Nguồn năng lượng: Ôxi hoá chất vô cơ NH3  NO-2 NO3- + năng lượng
- Nguồn cacbon tổng hợp cacbon hiđrat là từ CO2 , H2O
- Kiểu hô hấp hiếu khí
- Vai trò với cây trồng: Nitrat là nguồn nitơ dễ hấp thu và chủ yếu của cây trồng
Câu 189
c. Phân biệt vi khuẩn lưu huỳnh quang tổng hợp và hoá tổng hợp.
d. Căn cứ vào nhu cầu ôxi trong hoạt động sống, ta có thể phân vi sinh vật thành những nhóm
chính nào ?Tại sao vi khuẩn kị khí bắt buộc không thể tồn tại trong môi trường có ôxi.
Đáp án:
c. Vi khuẩn lưu huỳnh :
- Quang tổng hợp : nguồn năng lượng từ ánh sáng mặt trời
Phương trình : CO2 + H2S + NL ASMT -> C6H12O6 + S
- Hoá tổng hợp: nguồn năng lượng từ phản ứng ôxi hoá các hợp chất lưu huỳnh:
Phương trình:
H2S + 1/2O2 -> H2O + S +Q
S +3/2 O2 + H2O ->H2SO4 + Q
CO2 + H2S + Q -> C6H12O6 + S
d. Các nhóm vi sinh vật theo nhu cầu ôxi:
…………
Vi khuẩn kị khí bắt buộc không sống trên môi trường có ôxi vì:
- Khi có ôxi, SV tiến hành hô hấp hiếu khí - > tạo các peroxyt gây độc cho tế bào.
- Ở vi khuẩn hiếu khí có SOD và Catalaza phân giải các hợp chất này nhưng vi khuẩn kị khí bắt
buộc không có nên vi khuẩn kị khí bắt buộc không sống trên môi trường có ôxi.

Câu 190
a. Hãy nêu và giải thích ít nhất hai sự thích nghi cho phép sinh vật nhân sơ tồn tại trong môi
trường quá khắc nghiệt đối với các sinh vật khác?
b. Vi khuẩn lactic chủng I tổng hợp được axit folic (một loại vitamin) và không tổng được
phenylalanin (một loại axit amin). Còn vi khuẩn lactic chủng II thì ngược lại. Có thể nuôi 2 chủng vi
sinh vật này trong môi trường thiếu axit folic và axit phenylalanin được không? Vì sao?
c. Người ta cấy vi khuẩn Proteus vulgaris trên các môi trường dịch thể có thành phần tính
theo đơn vị g/l:
NH4Cl - 1 FeSO4.7H2O - 0,01 K2HPO4 - 1 CaCl2 - 0,01
MgSO4.7H2O - 0,2 H2O - 1 lít
Các nguyên tố vi lượng (Mn, Mo,Cu, Zn): mỗi loại 2. 10 -5
Bổ sung thêm vào mỗi loại môi trường:
Các loại môi trường
Chất bổ sung
M1 M2 M3 M4
Glucose 0 5g 5g 5g
Axit nicotinic 0 0 0,1mg 0
Cao nấm men 0 0 0 5g

Sau 24h nuôi trong tủ ấm ở nhiệt độ phù hợp, người ta thấy có sự sinh trưởng của vi khuẩn
trên các môi trường M3, M4 còn trên môi trường M1 và M2 không có vi khuẩn phát triển.
- Các môi trường M1, M2, M3 và M4 thuộc loại môi trường gì?
- Nêu vai trò của axit nicotinic đối với vi khuẩn Proteus vulgaris?
Ý Nội dung
a - Khả năng hình thành nội bào tử cho phép các tế bào sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và
phục hồi khi môi trường thuận lợi trở lại.
- Một số vi khuẩn có lớp vỏ nhày và vi khuẩn Gram (-) có lớp màng ngoài (LPS) bảo vệ cơ thể
khỏi hệ thống miễn dịch của cơ thể chủ.
b - Hai chủng trên là các vi sinh vật khuyết dưỡng nếu nuôi riêng thì không phát triển được vì
thiếu nhân tố sinh trưởng
- Nếu nuôi chúng lâu ngày sẽ xảy ra hiện tượng đồng dưỡng hoặc giữa chúng có thể hình thành
cầu tiếp hợp → bổ sung vật chất di truyền cho nhau và tạo ra chủng nguyên dưỡng thì có thể
phát triển được trong môi trường tối thiểu.
c - M1: MT tối thiểu.
- M2, M3: MT tổng hợp.
- M4: MT bán tổng hợp.
- Axit nicotinic là nhân tố sinh trưởng vì thiếu nó (môi trường M1, M2) vi khuẩn không phát
triển.
Câu 191
a. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa quá trình lên men lactic đồng hình và lên men rượu?
b. Hãy cho biết các loại vi sinh vật sau đây có kiểu dinh dưỡng nào? Nguồn năng lượng,
nguồn cacbon chủ yếu, hình thức sống của mỗi loại vi sinh vật đó (vi khuẩn lactic, vi khuẩn lam
Anabaena, vi khuẩn tả, Nitrosomonas, Nitrobacter).
Ý Nội dung
a Chỉ tiêu so sánh Lên men rượu Lên men lactic đồng hình
VSV Nấm men rượu Vi khuẩn lactic đồng hình
Enzym xúc tác - Giai đoạn đầu : Đecacboxilaza - Lactacdehydrogenaza
- Giai đoạn cuối cùng :
Alcoldehydrogenaza
Chất nhận hidro và e từ - Axetaldêhit - Axit pyruvic
NADH
Sản phẩm đặc trưng Etanol Axit lactic

b
Loại vi Kiểu dinh Nguồn năng Nguồn Hình thức sống
khuẩn dưỡng lượng cacbon
Vi khuẩn Hoá dị dưỡng Chất hữu cơ Chất Sống tự do trong môi trường
lactic hữu cơ giàu dinh dưỡng.
Vi khuẩn lam Quang tự dưỡng Ánh sáng CO2 Cộng sinh, có khả năng cố
Anabaena định nitơ.
Vi khuẩn tả Hoá dị dưỡng Chất hữu cơ Chất Ký sinh trong đường ruột
hữu cơ động vật và người
Nitrosomonas, Hoá tự dưỡng Chất vô cơ CO2 Tự do trong môi trường đất.
+ -
Nitrobacter NH4 , NO2 .
Câu 192
a. Từ nguồn nguyên liệu là rỉ đường hãy viết sơ đồ các bước chính quá trình tạo thành giấm và các
VSV tham gia tương ứng?
b. Từ nguồn nguyên liệu là rỉ đường, người ta nuôi cấy nấm mốc Apergilus niger thì sản phẩm thu
được là gì? Giải thích?
Hướng dẫn
a. Từ nguồn nguyên liệu là rỉ đường hãy viết sơ đồ các bước chính quá trình tạo thành giấm và các VSV
tham gia tương ứng?
- Rỉ đường ( C6H12O6) ----------------> rượu etylic nhờ nấm men trong điều kiện không có oxi : C6H12O6
---------------> CH3CH2OH + CO2 + Q
- Rượu etylic--------> axit axeitic nhờ vi khuẩn axetic trong điều kiện có oxi.
CH3CH2OH + O2------------> CH3COOH + Q
b.
- Từ nguồn nguyên liệu là rỉ đường, người ta nuôi cấy nấm mốc Apergilus niger thì sản phẩm thu được là
axit xitric.
- Giải thích: Nấm mốc là VSV hiếu khí sẽ phân giải đường theo con đường đường phân và chu trình
Creps, nhưng do rỉ đường thiếu một số nguyên tố vi lượng cần thiết cho hoạt động của các enzym của chu
trình Creps nên chu trình Creps bị đình trệ dừng lại ở phản ứng tạo axit xitric.
Câu 193. Ba bạn HS làm sữa chua theo 3 cách như sau:
- Cách 1: Pha sữa bằng nước nóng, sau đó bổ sung ngay một thìa sữa chua Vinamil -> ủ ấm từ 6-8h.
- Cách 2: Pha sữa bằng nước nóng, sau đó để nguội bớt đến khoảng 400C, bổ sung một thìa sữa
chua Vinamil , cho thêm lyzozym-> ủ ấm 6-8h.
- Cách 3: Pha sữa bằng nước nóng, sau đó để nguội bớt đến khoảng 40 0C, bổ sung một thìa sữa
chua Vinamil , ủ ấm từ 6- 8h.
Theo em, bạn HS làm theo cách nào sẽ có sữa chua để ăn? Giải thích các cách làm tại sao thành
công và không thành công?
Hướng dẫn
- Bạn HS làm theo cách 3 sẽ có sữa chua để ăn
- Cách 1: không thành công do sữa đang nóng bổ sung vi khuẩn lactic vào ngay làm vi khuẩn bị chết bởi
nhiệt-> không có tác nhân lên men.
- Cách 2: không thành công do cho lyzozym vào, lyzozym là tác nhân phá thành TB vi khuẩn-> vi khuẩn
mất thành dễ bị chết-> không có tác nhân lên men.
- Cách 3: thành công do các yếu tố đều thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Câu 194. Để nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và kiểu hô hấp của một loại vi khuẩn người ta nuôi cấy
chúng trong môi trường dịch thể ở 3 ống nghiệm chứa các thành phần khác nhau:
- Ống nghiệm1: Các chất vô cơ + đường glucozơ
- Ống nghiệm 2: Các chất vô cơ + đường glucozơ + nước chiết thịt bò
- Ống nghiệm 3: Các chất vô cơ + đường glucozơ + nước chiết thịt bò + KNO3
Sau khi nuôi ở nhiệt độ thích hợp, kết quả thu được như sau:
- Ở ống nghiệm 1: Vi khuẩn không phát triển.
- Ở ống nghiệm 2: Vi khuẩn phát triển ở mặt thoáng ống nghiệm
- Ở ống nghiệm 3: Vi khuẩn phát triển ở toàn bộ ống nghiệm
a. Môi trường trong các ống nghiệm 1, 2,3 là loại môi trường gì?
b. Nước chiết thịt bò có vai trò đối với vi khuẩn trên?
- c. Kiểu hô hấp của vi khuẩn trên là gì? Giải thích?
- Hướng dẫn

- MT trong ống nghiệm 1 là môi trường tổng hợp


- MT trong ống nghiệm 2,3 là môi trường bán tổng hợp.
b. Vai trò của nước chiết thịt bò
- Nước chiết thịt bò cung cấp các nhân tố sinh trưởng cho vi khuẩn.
c. Kiểu hô hấp của vi khuẩn trên là hiếu- kỵ khí.
- Ở phía trên của ống nghiệm 2 và 3: Có nhiều O2 vi khuẩn hô hấp hiếu khí.
- Ở phía dưới ống nghiệm 3: Không có O2 vi khuẩn hô hấp kỵ khí sử dụng NO3- làm chất nhận điện tử
cuối cùng ( hô hấp nitrat).
Câu 195
1. Khi chiếu ánh sáng qua lăng kính vào một sợi tảo dài trong dung dịch có các vi khuẩn hiếu khí,
quan sát dưới kính hiển vi, nhận thấy:
1. Vi khuẩn tập trung ở hai đầu sợi tảo. Hãy giải thích hiện tượng này.
2. Số lượng vi khuẩn tập trung ở hai đầu sợi tảo khác nhau rõ rệt. Hãy giải thích tại sao?
- Hướng dẫn

1. Khi chiếu ánh sáng qua lăng kính, ánh sáng sẽ phân thành 7 màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam , chàm,
tím. Các tia sáng đơn sắc này sẽ rơi trên sợi tảo theo thứ tự từ đỏ đến tím từ đầu này đến đầu kia. Như vậy,
một đầu của sợi tảo sẽ hấp thụ ánh sáng đỏ, đầu kia sẽ hấp thụ ánh sáng tím và ở hai đầu sợi tảo, quang
hợp sẽ xảy ra mạnh hơn, thải nhiều oxi hơn, vi khuẩn hiếu khí sẽ tập trung ở đấy.
2. Vi khuẩn sẽ tập trung với số lượng khác nhau ở hai đầu sợi tảo. Cụ thể là ở đầu sợi tảo hấp thụ ánh sáng
đỏ vi khuẩn sẽ tập trung nhiều hơn. Đó là vì ánh sáng đỏ có hiệu quả quang hợp hơn ánh sáng tím. Ta đã
biết, cường độ quang hợp không phụ thuộc vào năng lượng photon mà chỉ phụ thuộc vào số lượng photon.
Với cùng một cường độ chiếu sáng thì số lượng photon của ánh sáng đỏ nhiều gần gấp đôi ánh sáng tím
(vì năng lượng photon của ánh sáng tím gần gấp đôi năng lượng photon của ánh sáng đỏ).
Câu 196
1. Trình bày quá trình làm giấm: nguyên liệu, tác nhân, cơ chế, điều kiện.
2. Sản xuất giấm có phải là quá trình lên men không? Tại sao?
Hướng dẫn
1. - Nguyên liệu: Rượu, bia (nồng độ khoảng 5- 6%)
- Tác nhân: VK axetic.
- Cơ chế: CH3CH2OH + O2 CH3COOH+ H2O+ Q
- Điều kiện:
+ Bề mặt thoáng, đủ oxi và thêm 1 quả chuối chín.
+ Khi giấm vừa ngon (nồng độ axit axetic 3- 5%) cần chất lọc và hấp khử trùng để giữ được lâu.
2. Sản xuất giấm không phải là quá trình lên men vì:
- Lên men là 1 quá trình chuyển hóa không có sự tham gia của oxi.
- Thực chất sản xuất giấm là quá trình oxh rượu etylic thành axit axetic.
Câu 197
1. Định nghĩa nhân tố sinh trưởng? Phân biệt vi sinh vật nguyên dưỡng và vi sinh vật khuyết
dưỡng?
2. Tại sao nói VSV khuyết dưỡng có ý nghĩa to lớn trong kiểm nghiệm thực phẩm? Lấy VD minh
họa?
- Hướng dẫn

1. Nhân tố sinh trưởng: - Là 1 số chất hữu cơ (aa, VTM, bazonito) cần cho sự ST của VSV nhưng VSV
không tự tổng hợp được từ chất vô cơ
- VSV nguyên dưỡng: chỉ cần môi trường tối thiểu, không cần nhân tố sinh trưởng vẫn phát triển được.
- VSV khuyết dưỡng: ngoài môi trường tối thiểu, cần bổ sung nhân tố sinh trưởng cần thiết mới phát triển
được.
2. VSV khuyết dưỡng có ý nghĩa to lớn trong kiểm nghiệm thực phẩm vì:
- Nguyên tắc:
+ VSV khuyết dưỡng chỉ phát triển khi có đầy đủ các nhân tố sinh trưởng.
+ Tốc độ sinh trưởng của VSV tăng khi nồng độ các nhân tố sinh trưởng tăng.
 Khi đưa VSV khuyết dưỡng về 1 nhân tố sinh trưởng nào đó vào thực phẩm, nếu hàm lượng chất đó
càng lớn thì VSV phát triển càng mạnh  người ta dựa vào số lượng VSV so với số lượng VSV sinh
trưởng trong môi trường chuẩn (đối chứng) với hàm lượng chất kiểm định xác định  từ đó có thể xác
định được hàm lượng chất đó trong thực phẩm.
Ví dụ: Khi muốn kiểm tra hàm lượng riboflavin trong thực phẩm, ta sử dụng VSV khuyết dưỡng với axit
riboflavin. Nuôi cấy trên môi trường của thực phẩm sau đó xác định lượng VSV từ môi trường nuôi cấy
 Đối chiếu với mức chuẩn để xác định nồng độ riboflavin trong thực phẩm.
 Có thể sử dụng các chủng VSV khuyết dưỡng để xem xét hàm lượng chất dinh dưỡng trong thực phẩm
(hoặc các chất có hại trong thực phẩm).
Câu 198
1. Vì sao trong quá trình lên men rượu có những mẻ rượu bị nhạt, có những mẻ rượu bị chua?
2. Nếu chuyển những tế bào nấm men sống nhờ glucôzơ từ môi trường hiếu khí sang môi trường kị
khí thì tốc độ tiêu thụ glucôzơ phải thay đổi như thế nào để tế bào vẫn tạo ra ATP với tốc độ như
cũ?

1- Nấm men là sinh vật kị khí không bắt buộc, hô hấp hiếu khí trong môi trường có O 2 và lên men etylic
trong môi trường không có O2.
- Rượu bị nhạt: Quá trình lên men không đảm bảo điều kiện kị khí. O 2 xâm nhập vào → nấm men chuyển
sang hô hấp hiếu khí → nồng độ rượu etylic giảm.
- Rượu bị chua: Ở những mẻ rượu bị nhạt, nồng độ etylic giảm, nếu bị nhiễm vi khuẩn lên men giấm (vi
khuẩn Acetobacter) thì vi khuẩn này sẽ lên men rượu thành giấm (ôxi hoá không hoàn toàn) làm rượu bị
chua
2. Nấm men chuyển từ hô hấp hiếu khí sang lên men rượu: Hô hấp hiếu khí tạo ra khoảng 38 ATP, lên
men rượu tạo ra 2 ATP → tế bào phải tiêu thụ lượng glucôzơ với tốc độ gấp khoảng 19 lần so với khi sống
trong môi trường hiếu khí.
Câu 199
a.Plasmid là gì? Nêu các chức năng, ứng dụng và các giả thuyết về nguồn gốc của Plasmid?
b.Điểm khác nhau trong con đường tổng hợp chất hữu cơ ở các nhóm Vi khuẩn hoá tổng hợp?
Hướng dẫn
a
+ Plasmid là những phân tử ADN nhỏ, dạng vòng, mạch kép nằm trong tế bào chất của vi khuẩn, có khả
năng nhân đôi, sao mã giải mã đối lập với NST của vi khuẩn.
+ Mỗi tế bào có từ một đến vài chục plasmid và là thành phần không bắt buộc của tế bào nhân sơ.
+ Chức năng: - Mang những gen thiết yếu giúp vi khuẩn kháng lại các yếu tố bất lợi của môi trường như
tiết kháng sinh, phân giải hoặc đồng hóa một số chất tốt hơn.
- Nhiều plasmid là các yếu tố giới tính tham gia hình thành cầu tiếp hợp trong sinh sản
của vi khuẩn.
+ Ứng dụng: - Sản xuất kháng sinh.
- Dùng làm thể truyền trong công nghệ gen.
+ Nguồn gốc: - Do ADN của NST bị đứt ra.
- Do phage đưa vào.
- Do cảm ứng của môi trường các nucleotit kết hợp lại để thích ứng với môi trường.
b.
Điểm khác nhau trong con đường tổng hợp chất hữu cơ ở các nhóm Vi khuẩn hoá tổng hợplà:
- Các nhóm VK hoá tổng hợp gồm: nhóm VK lấy năng lượng từ các hợp chất chứa S, nhóm VK
lấy năng lượng từ các hợp chất chứa N, nhóm VK lấy năng lượng từ các hợp chất chứa Fe, nhóm
VK lấy năng lượng từ H phân tử.

- Các nhóm VK hoá tổng hợp có sự khác biệt nhau ở khâu chúng sử dụng các chất cho Hiđro khác
nhau, từ đó cho các sản phẩm khác nhau

+ Nhóm VK lấy năng lượng từ các hợp chất chứa N tiến hành Ôxi hó NH3 thành axit Nitơ để lấy
một phần năng lượng.

+ Nhóm VK lấy năng lượng từ các hợp chấy chứa S có khả năng Ôxi hoá H 2S để lấy một phần
năng lượng.

+ Nhóm VK lấy năng lượng từ các hợp chất chứa Fe có khả năng Oxi hoá Fe 2+
thành Fe3+ để lấy một phần năng lượng

+ Nhóm VK lấy năng lượng từ Hiđro có khả năng Oxi hoá Hiđro phân tử để lấy
một phần năng lượng
Câu 200

a. Trong các thành phần được kí hiệu từ 1 đến 10, hãy gọi tên các thành phần và cho biết:
- Thành phần nào chỉ có ở vi khuẩn G- mà không có ở vi khuẩn G+?
- Thành phần nào liên quan đến khả năng kháng các điều kiện môi trường bất lợi của vi khuẩn?
- Thành phần nào tham gia vào quá trình tiếp hợp của vi khuẩn?
b. Cấu trúc số 1 ở vi khuẩn có gì khác so với cấu trúc đó trong tế bào nhân thực?
a. 1. ADN (vùng nhân), 2. Thành tế bào, 3. Màng nhầy, 4. Plasmit, 5. Màng sinh chất, 6. Riboxom, 7. Hạt
dự trữ, 8. Lông, 9. LPS (Màng ngoài) , 10. Roi.
- Thành phần chỉ có ở vi khuẩn G- mà không có ở vi khuẩn G+: 9. LPS (Màng ngoài)
- Thành phần liên quan đến khả năng kháng các điều kiện môi trường bất lợi của vi khuẩn: 2. Thành tế bào, 3.
Màng nhầy, 9. LPS (Màng ngoài)
- Thành phần tham gia vào quá trình tiếp hợp của vi khuẩn: 8. Lông
b. - Vi khuẩn: ADN dạng vòng, không liên kết với protein histon, gen không phân mảnh.
- TBNT: ADN dạng thẳng, có liên kết với protein histon tạo cấu trúc NST, phần lớn gen phân mảnh.

Câu 201 :Trong quá trình chế biến giấm từ rượu, sau một thời gian ta thấy có một lớp váng trắng
phủ trên mặt.
a. Váng trắng do vi sinh vật nào tạo ra? Ở đáy cốc có loại vi sinh vật này không?
b. Nhỏ một giọt dịch nuôi cấy vi sinh vật này lên lam kính, rồi nhỏ bổ sung một giọt H 2O2 vào
giọt trên sẽ thấy hiện tượng gì?
c. Nếu để cốc giấm cùng với váng trắng quá lâu thì độ chua của giấm sẽ giảm dần, vì sao? Cách
khắc phục hiện tượng đó?
a. - Váng trắng do các đám vi khuẩn axetic liên kết với nhau tạo ra.
- Ở đáy cốc không có loại vi khuẩn này, vì chúng là những vi sinh vật hiếu khí bắt buộc.
b. - Hiện tượng: sủi bọt.
- Giải thích: Vi khuẩn axetic là vi khuẩn hiếu khí bắt buộc nên có enzim catalaza, phân giải
H2O2 để giải phóng oxi nên có bọt sủi lên.
2H2O2 2H2O + O2
catalaza
c. - Khi để giấm lâu ngày, vi khuẩn Acetobacter có khả năng oxi hóa axit axetic thành CO2
và H2O, làm pH tăng lên, giấm mất dần vị chua.
- Cách khắc phục: Duy trì nồng độ rượu trong dịch lên men giấm ít nhất 0,3 – 0,5%.
Câu 202 :
a. Điểm khác nhau trong pha sáng quang hợp của tảo, vi khuẩn lam với vi khuẩn lưu huỳnh màu
lục và vi khuẩn lưu huỳnh màu tía?
b. Giải thích kiểu hô hấp của vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn kị khí bắt buộc. Dựa vào yếu tố nào mà
quyết định tính hiếu khí hay kị khí ở các vi khuẩn?
a. Điểm khác nhau trong pha sáng quang hợp của tảo, vi khuẩn lam với vi khuẩn lưu huỳnh màu lục và vi
khuẩn lưu huỳnh màu tía.
Điểm so sánh Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, Tảo, vi khuẩn lam
màu lục.
Chất cho e H2A (A không phải oxi) H2O
Sự thải oxi Không thải oxi Có thải oxi
Sắc tố Khuẩn diệp lục Diệp lục tố và sắc tố khác
Hiệu quả (Bẫy năng lượng) Thấp Cao
Hệ quang hóa Có hệ quang hóa I Có hệ quang hóa I và II.
b. - Kiểu hô hấp của:
+ Vi khuẩn hiếu khí: đòi hỏi oxi phân tử để sinh trưởng, phát triển.
+ Vi khuẩn kị khí bắt buộc: chỉ phát triển trong điều kiện không có oxi phân tử.
- Tùy thuộc vào số và lượng các enzim có thể phân giải H2O2 như catalase, superoxit dismustase để quyết định
tính hiếu khí hay kị khí của vi khuẩn.
Câu 203 :
1. Phân tích kiểu dinh dưỡng của một chủng vi khuẩn dựa vào sự quan sát khi nuôi cấy chúng trên
các môi trường A, B. Thành phần các môi trường được tính bằng g/l:
- Môi trường A: (NH4)3PO4 – 0,2; CaCl2 – 0,1; KH2PO4 – 1,0; NaCl – 5,0; MgSO4 – 0,2.
- Môi trường B: Môi trường A + xitrat trisodic – 2,0.
Sau khi cấy chủng vi khuẩn đó, nuôi ủ trong tủ ấm với thời gian và nhiệt độ thích hợp, người ta thấy
trong môi trường A không có khuẩn lạc, còn trong môi trường B có khuẩn lạc.
a. Môi trường A là loại môi trường gì?
b. Kiểu dinh dưỡng theo nguồn cacbon của chủng vi khuẩn đó.
c. Một số vi khuẩn có thể phát triển trên môi trường A với điều kiện phải để chúng ở nơi giàu
CO2. Đó là kiểu dinh dưỡng gì?
2. Khi dùng xạ khuẩn, vi khuẩn tả, vi khuẩn lactic, vi khuẩn sinh metan cấy chích sâu vào trong các
ống nghiệm chứa môi trường thạch đứng bán lỏng sẽ thấy hiện tượng gì? Vì sao?
1. a. Môi trường A là môi trường tối thiểu, chỉ có chất khoáng, vi sinh vật nguyên dưỡng mới phát triển.
b. Xitrat trisodic mang cho chủng vi khuẩn nguồn C hữu cơ, vậy chúng là vi sinh vật dị dưỡng đối với
nguồn C.
c. Kiểu vi khuẩn hóa tự dưỡng, vi khuẩn quang tự dưỡng và phần lớn hóa dưỡng vô cơ.
2. - Xạ khuẩn: chỉ mọc ở lớp trên vì xạ khuẩn là vi sinh vật hiếu khí bắt buộc.
- Vi khuẩn tả: chúng mọc cách lớp bề mặt một ít xuống phía dưới vì vi khuẩn tả là vi sinh vật vi hiếu khí.
- Vi khuẩn lactic: mọc suốt xuống theo chiều sâu của ống nghiệm vì vi khuẩn lactic là vi sinh vật kị khí
chịu oxi.
- Vi khuẩn sinh metan: chỉ mọc ở đáy ống nghiệm vì vi khuẩn sinh metan là vi sinh vật kị khí bắt buộc.
Câu 204:
a. Vai trò của lizôzim và cơ chế tác động của nó đến thành tế bào vi khuẩn?
b. Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi đưa tế bào vi khuẩn Gram (-), Gram (+), tế bào thực vật và tế bào
động vật vào dung dịch nhược trương có lizôzim?
c. Những vi sinh vật nhân sơ nào không mẫn cảm với lizôzim? Tại sao?

a. Lizôzim phá hủy thành tế bào vi khuẩn bằng cách cắt đứt liên kết  - 1,4 glucozit của peptidoglican.
b. Khi đưa VK Gram (–), tế bào thực vật và tế bào động vật vào môi trường nhược trương có lizôzim:
- VK Gram (-) : lizôzim trong dung dịch chỉ làm tan được lớp peptidoglican ở thành. VK Gram (–) còn
có lớp màng ngoài khoang chu chất có tác dụng bảo vệ tế bào  VK Gram (-) trong môi trường nhược
trương có lizôzim chỉ hút nước đến một mức độ nhất định và không bị vỡ.
- VK Gram (+): Lizôzim làm tan lớp peptidoglican, tạo thành thể cầu. Trong dung dịch nhược trương,
thể cầu vỡ ra.
- Tế bào thực vật có thành là xenlulozơ nên không bị lizozim phá hủy. Khi đưa vào dung dịch nhược
trương, nước sẽ đi vào tế bào làm không bào tăng thể tích đến một mức nhất định thì dừng lại. Tế bào
vẫn giữ nguyên được hình dạng.
- Tế bào động vật do không có thành tế bào nên không chịu tác động của lizôzim. Khi đưa vào dung
dịch nhược trương, nước sẽ đi vào tế bào làm tế bào tăng thể tích và vỡ ra.
c. VSV nhân sơ không mẫn cảm với lizôzim là mycoplasma và vi sinh vật cổ. Vì mycoplasma không có
thành tế bào, còn vi sinh vật cổ có thành tế bào không phải là peptidoglican mà là pseudomurein

Câu 205:
a. Phân biệt quang hợp thải oxi và quang hợp không thải oxi ở vi sinh vật theo các tiêu chí chất cho
electron, sản phẩm phụ, hệ sắc tố, hiệu quả năng lượng, vi sinh vật đại diện?
b.Trong 2 dạng trên dạng nào tiến hóa hơn?
a. Phân biệt quang hợp thải oxi và quang hợp không thải oxi:
Điểm so sánh Quang hợp thải oxi Quang hợp không thải oxi
Chất cho electron H2O Hợp chất có dạng H2A (A không phải là
oxi)
Sản phẩm phụ O2 A (ví dụ S)
Hệ sắc tố Có diệp lục a và sắc tố khác Khuẩn diệp lục
Hiệu quả năng lượng Cao Thấp
Đại diện Vi tảo, VK lam VK lưu huỳnh màu tía, màu lục..
b. Hai dạng trên, dạng quang hợp thải oxi tiến hóa hơn là do:
- Sử dụng chất cho electron là nước, phổ biến hơn các hợp chất vô cơ.
- Thải oxi thúc đẩy sự tiến hóa của các loài sinh vật khác do ôxi là chất nhận điện tử cuối cùng trong hô
hấp hiếu khí.
- Hệ sắc tố hấp thụ ánh sáng hiệu quả hơn, đặc biệt có sự xuất hiện của diệp lục a.

Câu 206
a. Kiểu dinh dưỡng của sinh vật ứng với mỗi phương trình sau là gì? Giải thích?
2 H2S+ O2 ---------> 2H2O + 2S + Q

CO2 + H2S+ Q ----------------> (CH2O)n + S (1)

Sắc tố quang hợp


CO2 + H2O -----------------------------> (CH2O)n + O2 (2)
Ánh sáng

Sắc tố quang hợp


CO2 + H2S ----------------------------> (CH2O)n + S (3)
Ánh sáng
C6H12O6 ----------->
Nấm men2C2H5OH + 2CO2 +Q (4)
b. Hãy kể tên một số vi sinh vật mà em biết có kiểu dinh dưỡng ứng với phương trình (2);
(3)? Đặc điểm chung của các vi sinh vật này là gì?

a.
Phương trình (1): hóa tự dưỡng vô cơ
Phương trình (2) và (3): quang tự dưỡng vô cơ
Phương trình (4): hóa dị dưỡng hữu cơ
Giải thích:
- Các phương trình (1); (2); (3) đều sử dụng nguồn cacbon là CO2 nên đều là của vi sinh vật có đời
sống tự dưỡng, nguồn điện tử ở cả ba phương trình này đều là các hợp chất vô cơ.
- Phương trình (1) sử dụng năng lượng từ việc ôxy hóa chất hóa học (H2S) nên là hóa tự dưỡng.
- Phương trình (2); (3) sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng nên là quang tự dưỡng.
- Phương trình (4): sử dụng nguồn năng lượng và nguồn cacbon, nguồn điện tử từ hợp chất hữu cơ
b. Một số vi sinh vật: vi khuẩn lam, tảo, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, màu lục...
Đặc điểm chung: các vi sinh vật này có sắc tố hấp thụ ánh sáng, nguồn điện tử đều là các hợp
chất vô cơ và đều là sinh vật tự dưỡng.

Câu 207: Người ta nuôi cấy 2 chủng vi khuẩn vào 2 môi trường khác nhau. Tại thời điểm nuôi cấy
No đều là 102 vi khuẩn/ml. Pha cân bằng đạt được sau 6 giờ, lúc này, ở hai môi trường đều có Nt =
106 vi khuẩn/ml. Trong điều kiện nuôi cấy này, thời gian thế hệ của chủng vi khuẩn 1 và 2 lần lượt
là 25 và 27 phút. Hỏi pha tiềm phát có tồn tại không và kéo dài bao nhiêu?
- Số lần vi khuẩn nhân đôi là:
n= (lg106 – lg102) : 2 = 13,3 (lần)
- Thời gian sinh trưởng của chủng vi khuẩn 1 là:
13,3 x 25 = 332,5 (phút)
- Thời gian sinh trưởng của chủng vi khuẩn 2 là:
13,3 x 27 = 359,1 (phút)
- Suy ra, chủng vi khuẩn 1 có trải qua pha tiềm phát với thời gian là 6x60 – 332,5 = 27,5 (phút)
Chủng vi khuẩn 2 hầu như không trải qua pha tiềm phát do 359,1 xấp xỉ 360
Câu 208
a. Nêu các đặc điểm cơ bản của nấm men? Căn cứ vào nhu cầu O2 cần cho sinh trưởng, nấm men
xếp vào nhóm vi sinh vật nào?
b. Hoạt động chính của nấm men trong môi trường có O2 và trong môi trường không có O2?
Nội dung
a.
- Đặc điểm cơ bản của nấm men: Đơn bào, nhân thực, sinh sản vô tính bằng nảy chồi hoặc phân cắt là
chủ yếu, dị dưỡng
- Nấm men thuộc nhóm vi sinh vật: Kị khí không bắt buộc.
b. Hoạt động chính của nấm men:
- Trong môi trường không có O2 thực hiện quá trình lên men tạo rượu etylic.
- Trong môi trường có O2 thực hiện hô hấp hiếu khí -> sinh trưởng và sinh sản nhanh
Câu 209
Nuôi vi khuẩn E.coli trong môi trường có cơ chất là gluco cho đến khi đang ở pha log, đem cấy
chúng sang các môi trường sau:
- Môi trường 1: có cơ chất là glucoz.
- Môi trường 2: có cơ chất là mantoz.
- Môi trường 3: có cơ chất là glucoz và mantoz.
Các môi trường đều trong hệ thống kín. Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn E.coli gồm những
pha nào trong từng môi trường nói trên? Giải thích.
Nội dung
Tính chất
Tính chất
- Các môi trường đều trong hệ thống kín, có nghĩa là cơ chất chỉ được cung cấp một lần và chất thải
không được lấy ra.
- Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong hệ thống kín gồm 4 pha: pha lag, pha log, pha cân bằng,
pha suy vong.
- Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn tương ứng với các môi trường như sau:
+ Môi trường 1: cơ chất là gluco, đường cong sinh trưởng gồm 3 pha: pha log, pha cân bằng, pha suy
vong. Vì môi trường cũ và mới đều có cơ chất là gluco, mà ở môi trường cũ vi khuẩn đang ở pha log,
nên cấy sang môi trường gluco mới, vi khuẩn không phải qua giai đoạn thích ứng với cơ chất mới nên
không có pha lag
+ Môi trường 2: Đường cong sinh trưởng gồm đầy đủ cả 4 pha: pha lag, pha log, pha cân bằng, pha suy
vong. Vì manto là cơ chất mới, nên vi khuẩn phải trải qua giai đoạn thích ứng, tiết ra các enzim phân
giải cơ chất mới nên có pha lag
+ Môi trường 3: Đường cong sinh trưởng gồm 1 pha lag, 2 pha log, 1 pha cân bằng, 1 pha suy vong. Vì
vi khuẩn đang ở pha log trong môi trường gluco ban đầu được cấy sang môi trường mới có đồng thời hai
cơ chất gluco và manto thì vi khuẩn sẽ sử dụng gluco trước, nó sẽ sinh trưởng theo pha log, khi sử dụng
hết gluco thì chúng phải thích ứng với cơ chất mới nên các pha tiếp theo là pha lag, pha log, pha cân
bằng và pha suy vong.
Câu 210. Nêu cơ sở hóa học của phương pháp nhuộm Gram? Ý nghĩa của phương pháp nhuộm
Gram?
- Phương pháp nhuộm Gram là phương pháp nhuộm kép. Một lần nhuộm bằng thuốc nhuộm màu tím, một
lần bằng thuốc nhuộm màu đỏ.
- Cơ sở hóa học: Do cấu tạo thành TB VK Gram (–) và Gram (+) khác nhau nên bắt màu thuốc nhuộm
khác nhau.
+ VK Gram (-): Có lớp peptidoglucan mỏng, nằm giữa lớp màng sinh chất và màng ngoài. Màu tím kết
tinh dễ dàng bị rửa trôi khỏi tế bào chất và TB có màu hồng hoặc đỏ.
+ VK Gram (+): có thành TB dày, được tạo thành từ peptidoglucan. Hợp chất này giữ màu tím kết tinh
trong tế bào chất. Việc rửa cồn không loại bỏ được tím kết tinh, ngăn chặn màu hồng hoặc đỏ.
- Ý nghĩa: + sinh học: Phân loại được VK dựa trên sự khác biệt về thành phần thành tế bào.
+ thực tiễn: Ứng dụng điều trị. Phần lipit của lớp LPS trong thành của VK Gram (-) là độc, gây
sốt hoặc gây sốc; màng ngoài giúp bảo vệ tế bào khỏi hàng rào bảo vệ của cơ thể. VK Gram (-) có xu
hướng kháng lại kháng sinh tốt hơn VK Gram (+) do lớp màng ngoài ngăn cản thuốc vào trong tế bào.

Câu 211
So sánh quang hợp ở vi khuẩn lam và vi khuẩn màu lục và màu tía?
Tính chất Vi khuẩn lam Vi khuẩn màu lục và màu tía
Sắc tố quang hợp chlorophylle a Bacteriachlorophylle
Hệ quang hóa II có không có
Chất cho e trong quang H2 O H2, H2S, S0, hợp chất hữu cơ
hợp
Sản sinh oxi có không
Sản phẩm sơ cấp biến đổi ATP, NADPH ATP
NL
Nguồn cacbon CO2 chất hữu cơ và CO2,

Câu 212
Dựa vào mối quan hệ của vi sinh vật với oxi, người ta phân biệt các loại vi sinh vật nào? Giải thích?
Lấy ví dụ.
Loại vi sinh Quạn hệ với oxi Sự có mặt của Ví dụ
vật catalaza SOD
Hiếu khí bắt phải có oxi có có VK mủ xanh
buộc
Hiếu khí có thể sinh có có E. coli
không bắt trưởng khi có
buộc hoặc không có
oxi
Vi hiếu khí sinh trưởng tốt ở có có VK giang mai
lượng oxi thấp
Kị khí chịu khí sinh trưởng tốt không có có liên cầu gây viêm
khi không có oxi, phổi
nhưng không bị
chết khi có oxi
Kị khí bắt bị chết khi có oxi không có không có VK sinh metan
buộc

Câu 213
a. Thế nào là hiện tượng sinh trưởng kép?
b. Độ dài của pha tiềm phát phụ thuộc vào những yếu tố nào?
a - Sinh trưởng kép là sinh trưởng theo 2 pha, thường xảy ra trong môi trường có hỗn hợp chất dinh dưỡng.
VD: trong môi trường chứa glucose và sorbitol, thì glucose cảm ứng tạo enzim sử dụng glucose trước và
kìm hãm tổng hợp enzim sử dụng sorbitol. Khi nào sử dụng hết glucosethì enzim sử dụng sorbitol mới
được tổng hợp. Vì thế nên xuất hiện hai pha tiềm phát và hai pha lũy thừa: 1 cho glucose và 1 cho sorbitol.

b - Độ dài của pha tiềm phát phụ thuộc vào giống, tuổi giống, và thành phần môi trường.
- Nếu giống già (lấy từ pha cân bằng) thì phải kéo dài pha tiềm phát để vi khuẩn thích nghi thông qua
tổng hợp ARN, enzzim,...
- Hoặc nếu cấy vi khuẩn vào môi trường có nguồn cacbon mới, thì vi khuẩn sẽ được cảm ứng tạo enzim
mới sử dụng cho nguồn cacbon mới, còn enzimcũ không được tạo thành
Câu 214. Người ta cho 80 ml nước chiết thịt vô trùng vào 2 bình tam giác A và B. Sau đó cho vào
mỗi bình 0,5 gam đất vườn được lấy cùng vị trí và cùng thời điểm; cả 2 bình đều được bịt kín bằng
nút cao su, đun sôi (100oC) trong 5 phút và đưa vào phòng nuôi cấy (nhiệt độ 30 – 35 oC). Sau 1
ngày: Lấy bình B ra và đun sôi (100oC) trong 5 phút sau đó lại đưa vào phòng nuôi cấy. Sau 3 ngày
cả 2 bình được mở ra thì thấy bình A có mùi thối, còn bình B gần như không có mùi thối. Giải
thích?
Đáp án:
- Trong 0,5 g đất có chứa nhiều mầm VSV, ở nhiệt độ 100oC các tế bào dinh dưỡng bị chết chỉ còn lại nội
bào tử (endospore) của vi khuẩn.
- Ở bình A:
+ Các nội bào tử của vi khuẩn nảy mầm và phân giải protein của nước thịt trong điều kiện kỵ khí.
+ Nước thịt là môi trường dư thừa hợp chất nitơ và thiếu hợp chất cacbon nên những vi khuẩn kị khí sẽ
khử amin giải phóng NH3, H2S để sử dụng cacbohydrat làm nguồn năng lượng trong lên men.
+ Khi mở nắp bình thí nghiệm, khí NH3, H2S bay ra gây mùi thối khó chịu.
- Ở bình B:
+ Các nội bào tử nảy mầm hình thành các tế bào sinh dưỡng sau 1 ngày nuôi cấy thì ngay lập tức bị tiêu
diệt sau khi bị đun sôi lần 2.
+ Protein trong nước thịt không bị phân giải nên không có mùi thối.
Câu 215.
Rượu nhẹ (hoặc bia) để lâu có váng trắng và vị chua gắt; để lâu thêm thời gian nữa vị chua nhạt
dần. Hãy giải thích hiện tượng trên.
Đáp án:
* Rượu nhẹ (hoặc bia) để lâu có váng trắng và vị chua gắt:
- Váng trắng: do các đám vi khuẩn hiếu khí - vi khuẩn axetic liên kết với nhau tạo nên.
- Vị chua do rượu bị chuyển hóa thành giấm (axit axetic) dưới sự tác động của vi khuẩn axetic theo
phương trình:
CH3CH2OH + O2  CH3COOH + H2O + Q
* Để rượu lâu thêm thời gian nữa thì vị chua nhạt dần:
- Do vi khuẩn axetic có khả năng tiếp tục biến giấm thành CO2 và H2O làm pH tăng lên; giảm độ chua.
Theo phương trình: CH3COOH + O2  CO2 + H2O + Q
Khi dùng xạ khuẩn, vi khuẩn tả, vi khuẩn lactic, vi khuẩn sinh metan cấy chích sâu trong các ống
nghiệm chứa môi trường thạch đứng bán lỏng sẽ thấy hiện tượng gì? Vì sao?
Đáp án:
- Ống nghiệm cấy xạ khuẩn: chúng chỉ mọc ở lớp trên; vì xạ khuẩn là VSV hiếu khí bắt buộc.
- Ống nghiệm cấy vi khuẩn tả: chúng mọc cách lớp bề mặt một ít; vì vi khuẩn tả là VSV vi hiếu khí.
- Ống nghiệm cấy vi khuẩn lactic: chúng mọc suốt chiều sâu của ống nghiệm; vì vi khuẩn lactic là VSV
kị khí không bắt buộc.
- Ống nghiệm cấy vi khuẩn sinh metan: chúng chỉ mọc ở đáy; vì vi khuẩn sinh metan là VSV kị khí bắt
buộc.
Câu 216
Có 3 ống nghiệm đã đánh dấu theo thứ tự 1, 2 và 3.
- Ống 1 chứa dịch phagơ
- Ống 2 chứa dịch vi khuẩn tương ứng
- Ống 3 chứa hỗn dịch của ống 1 và 2
Tiến hành các thí nghiệm sau: Lấy 1 ít dịch từ mỗi ống nghiệm cấy lần lượt lên 3 đĩa thạch dinh
dưỡng (đã đánh dấu tương ứng).
a. Nêu các hiện tượng có thể quan sát được ở 3 đĩa thạch?
b. Giải thích các hiện tượng?
Đáp án:
a. - Đĩa 1 : Không có sự xuất hiện khuẩn lạc
- Đĩa 2 : Xuất hiện khuẩn lạc của vi khuẩn.
- Đĩa 3 :
+ TH1 : Ban đầu xuất hiện khuẩn lạc nhưng sau đó tạo ra những vết tròn trong suốt trên bề mặt
thạch.
+ TH2: Xuất hiện khuẩn lạc.
b. Giải thích :
- Đĩa 1: Là đĩa cấy dịch phagơ  có đời sống kí sinh nội bào bắt buộc, không sống trên môi trường
nhân tạo  không xuất hiện khuẩn lạc.
- Đĩa 2 : Vi khuẩn sinh trưởng trên môi trường dinh dưỡng rắn  tạo khuẩn lạc.
- Đĩa 3:
+ TH1: Do có sự xâm nhập, nhân lên của phagơ độc  ban đầu khuẩn lạc vẫn xuất hiện nhưng khi
số lượng phagơ trong tế bào lớn, phá vỡ tế bào  không còn khuẩn lạc.
+ TH2: Do đây là phagơ ôn hoà không gây tan tế bào vi khuẩn  khuẩn lạc vẫn xuất hiện và tồn
tại.
Câu 217
1. Các cấu trúc và các thành phần hóa học sau có ở vi khuẩn:
1. Mêzôxôm 4. Màng sinh chất 7. Vỏ nhầy 10. Axit têicoic
2. Axit nuclêic 5. Lông (nhung mao) 8. Ribôxôm 11. Nội bào tử
3. Roi 6. Plasmit 9. Ligaza 12. Phôtpholipit
a. Những cấu trúc và thành phần hóa học nào ở trên là thành phần bắt buộc với mọi tế bào vi
khuẩn?
b. Trình bày vị trí, cấu trúc và chức năng của plasmit.
2. Có 6 ống nghiệm, mỗi ống chứa 20ml nước cất. Người ta tiến hành các thí nghiệm như sau:
- Ống nghiệm 1: Cho thêm vi khuẩn Gram dương.
- Ống nghiệm 2: Cho thêm vi khuẩn Gram dương + 5ml nước bọt.
- Ống nghiệm 3: Cho thêm vi khuẩn Gram dương + thuốc pênicillin.
- Ống nghiệm 4: Cho thêm vi khuẩn cổ + 5ml nước bọt.
- Ống nghiệm 5: Cho thêm tế bào thực vật + 5ml nước bọt.
- Ống nghiệm 6: Cho thêm tế bào hồng cầu + 5ml nước bọt.
Hãy dự đoán kết quả của các thí nghiệm trên sau một khoảng thời gian? Giải thích?
1. a. Những cấu trúc và thành phần hóa học là thành phần bắt buộc với mọi tế bào vi khuẩn là 1.
Mezoxom
2. Axit nuclêic
4. Màng sinh chất
8. Riboxom
9. Ligaza
11. Photpholipit
b. – Vị trí: trong tế bào chất của vi khuẩn.
- Cấu trúc plasmit: là những phân tử ADN nhỏ, trần, kép, vòng.
- Chức năng: mang một số gen (thường là gen quy định khả năng chống chịu của VK với điều kiện môi
trường).
2. Dự đoán kết quả và giải thích:
- Ống nghiệm 1: TBVK hút nước, trương lên nhưng không bị vỡ vì có thành bảo vệ.
- Ống nghiệm 2: TBVK bị vỡ do nước bọt chứa lizôzim phân hủy các liên kết 1,4 – glicôzit, phá vỡ thành
tế bào vi khuẩn nên tế bào vi khuẩn hút nước mạnh làm vỡ tế bào.
- Ống nghiệm 3: Pênicillin chỉ có tác dụng ức chế sự hình thành thành tế bào mà không phá vỡ nên VK
vẫn còn thành, tế bào hút nước nhưng không vỡ.
- Ống nghiệm 4: TB không bị vỡ vì vi khuẩn cổ có thành tế bào là pseudomurêin, không chịu tác dụng
của lizôzim.
- Ống nghiệm 5: TBTV không bị vỡ vì lizôzim không tác động lên thành TB bằng xelulôzơ.
- Ống nghiệm 6: TB hồng cầu bị vỡ vì không có thành tế bào bảo vệ nên dù không chịu tác động của
lizôzim thì TB vẫn hút nước mạnh làm vỡ TB
Câu 218
1. Vi sinh vật và các cơ thể đa bào bậc cao (thực vật, động vật) có những kiểu hô hấp tế bào nào
giống nhau? Kiểu hô hấp tế bào nào chỉ có riêng ở vi sinh vật? Ở mỗi kiểu hô hấp, với mỗi đối tượng
cho một ví dụ? Giải thích tại sao vi sinh vật lại có các kiểu hô hấp đa dạng như vậy?
2. Để nghiên cứu kiểu hô hấp và kiểu dinh dưỡng của một loại vi khuẩn, người ta cấy chúng vào 4
loại môi trường:
+ Môi trường A: nước, muối khoáng (một số muối phôtphat và clorua).
+ Môi trường B: gồm môi trường A và glucôzơ.
+ Môi trường C: gồm môi trường B và nước thịt.
+ Môi trường D: gồm môi trường C và 2g KNO3.
Sau khi nuôi cấy 24h ở nhiệt độ phù hợp, kết quả thu được như sau:
+ Ở môi trường A và B: vi khuẩn không phát triển.
+ Ở môi trường C: vi khuẩn chỉ phát triển trên bề mặt.
+ Ở môi trường D: vi khuẩn phát triển trong toàn bộ môi trường.
Hãy xác định kiểu dinh dưỡng và kiểu hô hấp của loại vi khuẩn này? Giải thích?
1. * Kiểu hô hấp giống nhau giữa VSV, TV và ĐV:
+ Hô hấp hiếu khí: có chuỗi vận chuyển e với O2 là chất nhận điện tử cuối cùng.
VD: Tất cả thực vật, động vật. VSV: động vật nguyên sinh, nấm men.
+Lên men: không có chuỗi vận chuyển e, chất nhận điện tử cuối cùng là chất hữu cơ.
VD: Thực vật: Quả chín có hiện tượng lên men rượu.
Động vật: khi vận động liên tục -> máu không cung cấp đủ O2
-> lên men lactic.
VSV: vi khuẩn lactic, nấm men rượu.
* Kiểu hô hấp riêng ở VSV: hô hấp kị khí (hô hấp nitrat, lưu huỳnh…)
VD: Hô hấp nitrat: Vi khuẩn phản nitrat hóa.
Hô hấp sunfat: Vi khuẩn lưu huỳnh.
* VSV có các kiểu hô hấp đa dạng vì: VSV bao gồm nhiều các đại diện từ các siêu giới khác nhau: vi
khuẩn cổ, TB nhân sơ (vi khuẩn), TB nhân thực (nấm, động vật nguyên sinh).
2. * Kiểu dinh dưỡng: Hóa dị dưỡng và khuyết dưỡng một vài loại axit amin.
Vì môi trường A là môi trường tối thiểu, môi trường B có nguồn cácbon là glucôzơ, vi khuẩn đều không
phát triển được. Môi trường C và D có bổ sung thêm nước thịt là nguồn cung cấp axit amin, vi khuẩn phát
triển được.
* Kiểu hô hấp: Vi khuẩn này vừa có thể hô hấp hiếu khí (phát triển trên bề mặt của môi trường C) vừa có
thể hô hấp kị khí (chất nhận e cuối cùng là NO3-).
Câu 219
Một cốc rượu nhạt (khoảng 5 – 6% độ etanol) hoặc bia, có thể cho thêm một ít chuối chín, đậy cốc
bằng vải màn, để ở nơi ấm sau vài ngày sẽ có váng trắng phủ trên mặt môi trường. Rượu đã biến
thành giấm.
a. Hãy cho biết tên, công thức cấu tạo của chất A theo sơ đồ sau là chất gì?
CH3CH3OH (rượu etylic) + O2 -> A + H2O + Q (năng lượng)
b. Váng trắng do vi sinh vật nào tạo ra? Ở đáy cốc có loại vi sinh vật này không? Tại sao?
c. Nếu để cốc giấm cùng váng trắng quá lâu thì độ chua của giấm giảm dần, vì sao?

a. Chất A là axit axetic (giấm) CH3COOH.


b. Váng trắng do đám vi khuẩn axetic liên kết với nhau tạo ra.
Ở đáy cốc không có loại VK này, vì chúng là VK hiếu khí bắt buộc.
c. Vì, vi khuẩn axetic có khả năng tiếp tục biến axit axetic thành CO 2, H2O, giấm mất dần vị chua.

Câu 220
a. Đặc điểm của pha tiềm phát (lag) và pha lũy thừa (log) trong nuôi cấy vi sinh vật không liên tục
là gì?
b. Tính tốc độ sinh trưởng trung bình và thời gian thế hệ của một chủng vi khuẩn tăng trưởng từ
5.102 lên 1.108 tế bào trong 12 giờ.
c. Nếu thời gian thế hệ là 90 phút và quần thể vi khuẩn ban đầu chứa 10 3 tế bào, sẽ có bao nhiêu tế
bào sau 8 giờ sinh trưởng cấp số mũ?

a. – Pha lag: tính từ khi VK được cấy vào bình cho đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng. Trong pha này VK
phải thích ứng với môi trường mới, tổng hợp mạnh ADN, enzim chuẩn bị cho sự phân bào.
- Pha log: VK bắt đầu phân chia mạnh mẽ, số lượng TB tăng theo lũy thừa và đạt cực đại, thời gian thế hệ
đạt tới hằng số, quá trình TĐC diễn ra mạnh mẽ nhất.
b. Tốc độ sinh trưởng trung bình trong 12h:
µtrung bình = n/t = (lg108 – lg5.102)/12.lg2 = 1,47 h-1
Do đó g = 40,8 phút
c. g = 90 phút = 3/2 giờ
Vậy µ = 2/3 = (lgN – lg103)/lg2.8
lgN = 2/3.0,3.8 + 3 = 4,6
N = 104,6 = 39810 TB
Câu 221
a. Trong muối dưa, nếu dưa bị hỏng ngay trong giai đoạn đầu thì có thể do những nguyên nhân nào
?
b. Tại sao dưa chua để lâu sẽ bị khú ?
c. Hãy nêu những điểm khác nhau trong làm tương và làm nước mắm
* Do vi khuẩn lactic không chiếm ưu thế với các vi khuẩn khác. Nguyên nhân là do :
- Rau quả rửa không kỹ, làm dập nát, có nhiều tạp khuẩn.
a - Hàm lượng muối không đúng, nếu quá 5-6% sẽ ức chế cả vi khuẩn lactic, nếu dưới 3% thì nhiều
tạp khuẩn sẽ phát triển lấn át.
- Không đậy, nén kỹ, do đó không tạo được điều kiện kị khí cho vi khuẩn lactic phát triển.
* Trong quá trình muối dưa - tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic hoạt động, hàm lượng axit lactic
tăng dần đến một mức độ nào đó sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn lactic lúc đó một loại nấm
b men có thể phát triển được trong môi trường có độ pH thấp làm giảm hàm lượng axit lactic. Khi
hàm lượng axit lactic giảm đến mức độ nhất định thì vi khuẩn lên men thối sẽ phát triển được làm
khú dưa.
Điểm khác Làm tương Làm nước mắm
Nguyên liệu Giầu tinh bột, giầu protein thực vật như gạo Giầu protein động vật như cá
nếp, đậu nành ... nước ngọt hoặc cá nước mặn.
Tác nhân Nấm vàng hoa cau (Aspergillus oryzae) và Vi khuẩn kị khí trong ruột cá
c vi khuẩn (được nuôi cấy trên môi trường là chủ yếu (tận dụng vi sinh
riêng rồi cấy và nguyên liệu). vật có sẵn trong nguyên liệu).
Enzim ngoại bào Amilaza và proteaza Proteaza
Sản phẩm Tương thành phẩm (aa nguồn gốc thực vật, Nước mắm giầu aa nguồn gốc
đường ...) động vật

Câu 222
a. Nuôi cấy E. coli trong môi trường với nguồn cung cấp cacbon là frutôzơ và sorbitol, thu
được kết quả như bảng dưới đây. Hãy vẽ đồ thị và giải thích quá trình sinh trưởng của quần thể vi
khuẩn.
Giờ 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Số lượng tế
102 102 104 106 108 108 1010 1014 1018 1022
bào vi khuẩn
b. Vi khuẩn gây viêm loét dạ dày (Helicobacter pylori) là vi khuẩn ưa axit hay chịu axit ? Tại
sao chúng sống được trong dạ dày có pH rất thấp (pH = 2-3) ?
c. Người ta thấy vi sinh vật có tên là Halobacterium có thể sống bình thường ở nồng độ muối
lên đến 32%. Hãy cho biết Halobacterium thuộc nhóm vi sinh vật nào ? Phương thức dinh dưỡng là
gì ? Làm thế nào vi sinh vật đó có thể sống trong môi trường có nồng độ muối cao đến vậy ?

a
* Đây là hiện hiện tượng sinh trưởng kép xảy ra khi môi trường nuôi cấy có 2 loại cơ chất cacbon.
Đồ thị có 2 pha tiềm phát, 2 pha lũy thừa. Sau khi kết thúc pha lũy thừa thứ nhất, tế bào lại mở đầu
pha tiềm phát thứ hai rồi tiếp đến là pha lũy thừa thứ hai.
* Giải thích :
- Khi sinh trưởng tế bào sẽ đồng hóa trước tiên nguồn carbon mà chúng dễ phân giải nhất (frutôzơ).
Khi được sử dụng thì chính cơ chất thứ nhất này đã kìm hãm các enzyme cần cho việc đồng hóa cơ
chất thứ hai.
- Sau khi nguồn carbon thứ nhất đã cạn thì nguồn carbon thứ hai (Sorbitol) mới có thể được cảm ứng
để tổng hợp nên các enzyme cần trong việc chuyển hóa nó.
* Là vi khuẩn chịu axit. VSV ưa axit là đòi hỏi phải sống trong môi trường axit, còn VSV chịu axit là
có thể sống sót trong môi trường axit mà không nó không ưa.
b * Do : Helicobacter pylori gây loét dạ dày có khả năng trung hoà axit dạ dày cục bộ tại vị trí của nó,
bằng cách tiết ra Bicacbonat và Ureaza (enzim chuyển hoá urê thành amôniac tạo chất kiềm trung
hòa axit).
- Vi sinh vật này thuộc nhóm vi khuẩn cổ.
- Phương thức dinh dưỡng : Quang tự dưỡng vì chúng chứa sắc tố Bacteriorhodopsin ở màng nên nó
có khả năng sử dụng ánh sáng mặt trời để tạo ATP phục vụ cho quá trình cố định CO2
c - Chúng sống được trong môi trường có nồng độ muối cao như vậy là nhờ hệ thống Pecmeaza trên
màng sinh chất. Nhờ các hệ thống bơm ion K+ hoặc các ion khác vào trong tế bào cho tới khi nồng độ
các ion trong tế bào cân bằng với bên ngoài tế bào giúp chúng vẫn lấy được nước từ môi trường cung
cấp cho tế bào.

Câu 223
Nêu các đặc điểm ở vi khuẩn giúp nó trở thành bậc thầy về khả năng thích nghi với môi trường?

- Về cấu trúc:
+ Hầu hết vi khuẩn có thành tế bào giúp nó sống được trong môi trường nhược trương mà không bị vỡ.
+ Một số vi khuẩn có roi (tiên mao) giúp nó di chuyển đinh hướng trong môi trường, có nhung mao giúp
bám dính trên bề mặt, nhung mao giới tính tạo cầu tiếp hợp.
+Một số vi khuẩn có khả năng hình thành màng nhầy giúp chống lại sự nhận ra của bạch cầu, vì thế chống
lại sự thực bào và vì thế tăng độc lực của vi khuẩn.
+ Đa số vi khuẩn có plasmid mang những gen có lợi cho vi khuẩn (kháng thuốc, chịu axit, mặn, chịu
nhiệt…) và có thể truyền gen cho nhau bằng nhiều cách như tiếp hợp, biến nạp, tải nạp.
+ Một số vi khuẩn trong điều kiện bất lợi có thể hình thành nội bào tử trong điều kiện bất lợi giúp vi
khuẩn vượt qua điều kiện bất lợi của môi trường.
+ Các vi khuẩn cổ có thành tế bào, màng sinh chất đặc trưng, có tỉ lệ G-X/A-T cao, có các protein đặc biệt
giúp chúng sống được trong các môi trường khắc nghiệt.
- Về trao đổi chất:……………………………………………………………………...
Vi khuẩn có đa dạng các kiểu trao đổi chất: quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa dị dưỡng.
Thậm chí có vi khuẩn có thể sử dụng kiểu dinh dưỡng này trong môi trường này và kiểu dinh dưỡng khác
trong môi trường khác. Chúng có thể sống được trong điều kiện có oxy hoặc không có oxy .Vì thế chúng
sống được trong nhiều môi trường khác nhau…………………………………………………………
- Về di truyền: Hệ gen vi khuẩn có một phân tử AND vì thế đột biến sẽ biểu hiện ra ngay, hơn nữa do TB
kích thước nhỏ, chưa có màng nhân nên AND dễ bị đột biến.
- Về sinh sản: ……………………………………………………………………….
+Vi khuẩn sinh sản bằng phân đôi với tốc độ rất nhanh do TB có kích thước nhỏ , trao đổi chất nhanh,
sinh sản nhanh.
Vì thế mà vi khuẩn thích nghi rất nhanh với sự thay đổi của môi trường.
Câu 224: Người ta nuôi cấy 2 chủng vi khuẩn vào hai môi trường dinh dưỡng thích hợp, trong 50ml
dung dịch nuôi cấy môi trường 1 có 107 tế bào chủng thứ nhất, 50ml dung dịch nuôi cấy môi trường
2 có 200 tế bào chủng thứ hai.
a. Số lượng tế bào của mỗi chủng vi khuẩn trong 1ml của dung dịch ban đầu là bao nhiêu?
b. Sau 6 giờ nuôi cấy người ta đếm được ở chủng thứ nhất có 8192.105 tế bào/ml, ở chủng
thứ hai có 1048576 tế bào/ml. Thời gian một thế hệ của mỗi chủng trên là bao nhiêu? Biết rằng thời
gian pha log là 7 giờ và không có pha tiềm phát.

a. Số lượng tế bào trong 1ml dung dịch của mỗi chủng tại thời điểm 0 giờ:
107
Chủng thứ nhất:  2.105
50
200
Chủng thứ 2: =4
50
- Tại thời điểm 6 giờ:
log N  log N0
Ta có N = N0.2n hay n = trong đó n là số lần phân chia của 1 tế bào trong khoảng thời
log 2
gian t; N là số tế bào thu được trong thời gian nuôi cấy t; N0 là số tế bào ban đầu.
log(8192.105 )  log 2.105
Chủng 1: n =  12
log 2
=> Số lần phân chia trong 1 giờ là 12/6 = 2
=> Thời gian 1 thế hệ của chủng 1 là 60/2 = 30 phút
log1048576  log 4
Chủng 2: n =  18
log 2
=> số l ần phân chia trong 1 gi ờ là: 18/6 = 3
=>Thời gian thế hệ của chủng thứ 2 là 60/3 = 20 phút.
(giải bằng cách khác đúng vẫn tính trọn số đi ểm)
Câu 113
a- Khi làm sữa chua vì sao sữa chuyển từ trạng thái lỏng sang đặc sệt và có vị chua?
b- Hãy giải thích hiện tượng: rượu nhẹ hoặc bia để lâu có váng trắng, vị chua và nhạt.
a - Có vị chua vì vi khuẩn lactic đã biến đường trong sữa thành acid lactic có vị chua.
- Đặc sệt do các protein phức tạp đã chuyển thành protein đơn giản dễ tiêu, sản phẩm acid và lượng
nhiệt sinh ra là nguyên nhân làm sữa đông tụ lại.
b - Rượu nhẹ hay bia để lâu ngày bị chuyển thành acid acetic tạo thành dấm nên có vị chua, nếu để
lâu acid acetic bị oxy hóa thành CO2 và H2O làm dấm bị nhạt.
- Váng trắng là do các đám vi khuẩn acetic liên kết lại
Câu 115:Cho các sản phẩm sau:
- CO2 + C2H5OH (1)
- CH3CHOHCOOH (2)
- CH3CHOHCOOH + CO2 + C2H5OH (3)
a- Viết tên các vi sinh vật tiêu biểu có khả năng tạo thành các sản phẩm đó nhờ lên men đường glucose.
b- Ở người có quá trình tạo thành (2) không? Tạo thành trong trường hợp nào?
c- Ứng dụng của quá trình (2), (3) trong đời sống?
a - (1) Nấm men rượu ( Saccharomyces cerevisiae).
- (2) Vi khuẩn lactic đồng hình ( Streptococcus và một số Lactobacillus).
- (3) Vi khuẩn lactic dị hình (Leuconostoc mesenteroides).
b - (2) quá trình lên men dị hình, ở người có quá trình này.
- Quá trình tạo acid lactic xảy ra khi cơ bắp hoạt động quá nhiều, cần năng lượng nhiều mà hô hấp
hiếu khí không đáp ứng đủ. Lên men lactic xảy ra cung cấp năng lượng giúp cơ hoạt động.
c Ứng dụng lên men lactic trong đời sống: Muối dưa cà và làm các loại rau củ khác; Ủ chua thức ăn
gia súc; Làm sữa chua, nem chua.
Câu 70: (HÀ TĨNH 2018) - vsv
a) Nấm men rượu có khả năng phân giải glucôzơ thành êtanol và khí cacbônic trong điều kiện thiếu ôxi.
Hãy viết phương trình chuyển hóa đường thành rượu.
b) Khi xử lý đột biến, người ta thu được chủng nấm men mang đột biến suy giảm hô hấp do thiếu xitôcrôm
ôxidaza - một thành phần của chuỗi vận chuyển điện tử. Việc sử dụng chủng nấm men này có ưu thế gì so với
chủng kiểu dại trong công nghệ lên men rượu? Giải thích
Nội dung
a) Phương trình lên men rượu: C6H12O6  C2H5OH + CO2 + ATP.
b) Việc sử dụng chủng nấm men đột biến có ưu thế trong việc đơn giản hóa điều kiện lên men vì
không cần phải duy trì điều kiện kị khí như đối với nấm men kiểu dại
- Nấm men là vi sinh vật kị khí không bắt buộc. Trong điều kiện thiếu O 2, nấm men sẽ lên men
rượu. Trong điều kiện có O2, nấm men sẽ tiến hành hô hấp hiếu khí. Do đó, phải duy trì điều kiện
kị khí để tiến hành lên men. Trong công nghệ lên men rượu, việc duy trì điều kiện kị khí đòi hỏi
chi phí thực hiện.
- Xitôcrôm ôxidaza là một thành phần của chuỗi vận chuyển điện tử. Nếu thiếu enzim này chuỗi
vận chuyển điện tử bị ngừng trệ. Chu trình Crep cũng bị ngừng do thiếu NAD + từ chuỗi vận
chuyển điện tử. Do đó, nấm men sẽ chuyển sang lên men rượu ngay cả khi có O 2.

You might also like