You are on page 1of 7

CÂU LẠC BỘ SINH HỌC ĐỀ THI THỬ CHỌN HSG QUỐC GIA THPT

MÔN THI: SINH HỌC


Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề
ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi thứ nhất : 05/11/2021
(Đề thi 06 trang)

Câu 1: (2,0 điểm)


Mọi vật chất vận chuyển ra hoặc vào nhân tế bào đều được kiểm soát rất chặt chẽ bởi hệ
thống phức hệ lỗ nhân. Bốn phân tử (A, B, C, D) phân bố ở bào tương của tế bào được khảo
sát. Hình 1 thể hiện mối tương quan giữa mức chênh lệch nồng độ của bốn phân tử A, B, C,
D ở hai bên màng nhân theo thời gian. Mức chênh lệch
nồng độ ban đầu được lựa chọn tùy ý.
a) Hãy cho biết phân tử nào (A, B, C, D) là phân tử nhỏ
hòa tan trong nước, protein trọng lượng lớn không có
tín hiệu nhập vào nhân tế bào, protein trọng lượng lớn
được vận chuyển chủ động qua lỗ nhân? Giải thích.
b) Giả sử các nhà khoa học đã thiết kế được một phân
tử lại mang cấu trúc của cả hai phân tử A và C. Vẽ lại
đồ thị của phân tử A và C vào bài làm rồi vẽ thêm đồ
thị biểu diễn mức chênh lệch nồng độ của phân tử lai
này theo thời gian trên cùng hệ trục tọa độ.
c) Hãy cho biết riboxom trên lưới nội chất hay riboxom tự do ở bào tương chịu trách nhiệm
tổng hợp protein vận chuyển vào nhân tế bào? Giải thích.
d) Quá trình vận chuyển protein vào nhân tế bào xảy ra khi protein đang được tổng hợp ở
riboxom hay sau khi hoàn tất dịch mã? Hãy cho biết sau khi protein được vận chuyển chính
xác vào nhân tế bào đoạn tín hiệu nhập vào nhân của protein có bị loại bỏ hay không? Tại
sao có thể kết luận như vậy?
Câu 2: (1,5 điểm)
a) Hoạt độ enzym có thể đại diện mức tăng tốc độ phản
ứng do enzym xúc tác. Cyclo-oxygenaza (COX) là enzym
tham gia phản ứng chuyển axit arachidonic thành
prostaglandin (PG). Hình 2.1 và hình 2.2 biểu thị mức
thay đổi hoạt độ của COX hay tốc độ tạo PG ban đầu ở
những nồng độ axit arachidonic từ 0 mM đến 25 mM
trong ba điều kiện khác nhau (1, 2 và 3).
Điều kiện 1: Đối chứng (không thêm bất kỳ chất nào
khác).
Điều kiện 2: Bổ sung thêm riêng rẽ ibuprofen (hình 2.1)
hoặc nồng độ acid arachidonic (m2) indapamide (hình
2.2).
Điều kiện 3: Tương tự điều kiện 2, sau 1 phút tạo môi
trường chỉ chứa axit arachidonic (loại bỏ hoàn toàn các
chất được bổ sung).
(1) Tốc độ phản ứng có thể được xác định theo phương
trình Michaelis - Menten: v = (Vmax x [S])/([S]+ KM), với
v là tốc độ phản ứng, Vmax là tốc độ phản ứng tối đa, [S] là nồng độ cơ chất và KM là hằng số
Michaelis - Menten. Xác định giá trị Vmax và KM của COX trong điều kiện 1 và điều kiện 2.
(2) Cơ chế nào là phù hợp với cơ chế tác dụng của ibuprofen và indapamide:
(i) ức chế COX xúc tác phản ứng hóa học nhưng không cạnh tranh với axit arachidonic.
(ii) bám vào trung tâm hoạt động (TTHĐ) của COX bằng liên kết cộng hóa trị.
(iii) bám vào TTHĐ của COX bằng liên kết hóa học yếu.
(iv) biến đổi cấu hình TTHĐ làm giảm khả năng xúc tác của COX? Tại sao có thể kết
luận như vậy?
b) Cơ chất của enzym X là phân tử không phân cực. Trung tâm hoạt động của enzym X cấu
tạo gồm rất nhiều axit amin alanin chứa gốc R là nhóm metyl (-CH3). Các nhà hóa sinh khảo
sát cấu trúc của hai enzym X đột biến (X1, X2) bị giảm hoạt độ xúc tác; trong đó ở vùng
trung tâm hoạt động, X1 có một axit amin alanin bị thay thế bởi axit amin lysine với gốc R là
-(CH2)4NH3+; X2 có một vài axit amin alanin bị thay thế bởi các axit amin leucine với gốc R
là nhóm isobutyl (-CH2CH(CH3)2). Hãy nêu nguyên nhân của cơ chế giảm hoạt độ xúc tác
của X1 và X2.
Câu 3: (1,5 điểm)
Trực khuẩn Bacillus cereus điển hình phân chia
tế bào trong 30 phút. Một thí nghiệm được thực
hiện để tìm hiểu một số điểm khác biệt về chu
kỳ tế bào giữa tế bào B. cereus và tế bào nấm
men.
Các nhà khoa học nuôi cấy các tế bào B. cereus
trong môi trường cơ bản. Bổ sung vào môi
trường Tế bào C Tế bào D một lượng chất đánh
dấu bromdeoxyuridin (BrdU, đồng đẳng của
thymin). Sau một phút, họ rửa sạch đánh dấu BrdU đánh dấu BrdU để loại bỏ toàn bộ BrdU
tự do rồi tiếp tục nuôi cấy. Hình 3 Sau một vài phút, các tế bào B. cereus được lấy ra khỏi
môi trường nuôi để nhuộm ADN rồi xử lý với chất nhuộm gắn đặc hiệu với BrdU. Họ phát
hiện ra bốn dòng tế bào B. cereus ngẫu nhiên (A, B, C, D) (mô tả trong hình 3) từ kết quả thí
nghiệm.
Một sinh viên thực tập đưa ra một số kết luận rút ra từ kết quả thí nghiệm. Dựa trên kiến thức
về chu kỳ tế bào, hãy cho biết mỗi kết luận của sinh viên này là đúng hay sai? Những tế bào
nào (A, B, C và D) có thể là bằng chứng ủng hộ hay bác bỏ mỗi kết luận của sinh viên này?
Giải thích.
a) Sau giai đoạn phân chia tế bào nhưng trước giai đoạn sao chép ADN của B. cereus là pha
G1.
b) Chu kỳ tế bào của B. cereus không có pha G2.
c) B. cereus chỉ có duy nhất một điểm khởi động sự sao chép ADN.
d) B. cereus không có những yếu tố kiểm soát các giai đoạn của chu kỳ tế bào.
e) B. cereus chỉ khởi động sự sao chép ADN ở một thời điểm nhất định của chu kỳ tế bào.
g) B. cereus có thể khởi động sự sao chép ADN kể cả khi chưa kết thúc chu kỳ tế bào trước
đó.
Câu 4: (1,5 điểm)
Nấm men (S. cerevisiae) có thể
chuyển hóa glucozo theo con đường
hô hấp hiếu khí hoặc lên men rượu
tùy thuộc vào điều kiện môi trường
có hay không có mặt O2. Các tế bào
nấm men được nuôi cấy trong dung dịch glucozo ở hai điều kiện khác nhau (A, B). Ở mỗi
môi trường, lượng O2 hấp thu và lượng CO2 thoát ra từ dung dịch nuôi cấy nấm men sau khi
cùng một lượng glucozo được chuyển hóa hoàn toàn được biểu thị trong bảng 1.
a) Hãy cho biết các tế bào nấm men được nuôi cấy trong mỗi điều kiện (A và B) thực hiện
chức năng chuyển hóa glucozo theo con đường nào? Giải thích và viết phương trình hóa học
ở mỗi điều kiện.
b) Cho biết mỗi phân tử glucozo chuyển hóa hiếu khí tạo ra 32 ATP nhưng chỉ tạo ra 2 ATP
khi không có mặt khí O2. Nếu có 100 đơn vị (đương lượng) ATP được tạo ra trong điều kiện
A thì có bao nhiêu đơn vị (đương lượng) ATP được tạo ra trong điều kiện B? Giải thích cách
tính.
c) Myxothiazol là chất làm mất tính chất khử của ubiquinol (QH2); rotenone là chất có khả
năng bám và bất hoạt NADH dehydrogenaza (phức hệ I) của chuỗi vận chuyển điện tử hô
hấp. Hãy cho biết mức tiêu thụ đa của nấm men được xử lý với myxothiazol có khác biệt
như thế nào so với nấm men được xử lý với rotenone? Giải thích.
Câu 5: (1,5 điểm)
Để đánh giá sự phụ thuộc của quang hợp vào ánh sáng, người ta tiến hành thí nghiệm và thu
được kết quả cường độ quang hợp trung bình với các mẫu như sau: lá cây C3 (hình 4.1); tán
cây ưa bóng và tán cây ưa sáng (hình 4.2); lá, cành và tán của cùng một cây (hình 4.3).

a) Trong hình 4.1, cường độ quang hợp của mỗi pha (pha A và pha B) chịu ảnh hưởng lớn
nhất bởi yếu tố nào? Giải thích.
b) Trong hình 4.2, đường nào (D hay E) là đường biểu thị cho cường độ quang hợp của cây
ưa sáng; cây ưa bóng? Trong hình 4.3, đường nào (G, H hay K) là đường biểu thị cho cường
độ quang hợp của một lá; một cành (gồm nhiều lá); một tán cây (gồm nhiều cành, lá)? Giải
thích.
c) Tại sao trong điều kiện với ánh sáng có cường độ nhỏ hơn 250 µmol.m-2.s-1, cường độ
quang hợp biểu diễn bằng đường K (hình 4.3) cao hơn đường G và đường H nhưng trong
điều kiện cường độ ánh sáng lớn hơn 700 µm-2.s-1, cường độ quang hợp đường K lại thấp hơn
đường G và đường H?
Câu 6: (2,0 điểm)
Một nhà thực vật học đã tiến hành xác
định thế năng áp suất (ψp), thế năng
trọng lượng (ψg) và thế năng chất tan
(ψs) của dịch đất và một số vị trí (bộ
phận) trong cơ thể cây bạch đàn. Các
số liệu kết quả về ψp, ψg và ψs ở mỗi
vị trí được biểu thị trong bảng 2.
a) Hãy tính thế năng nước (ψw) của
dịch đất và từng vị trí A, B, C, D và E trên cây bạch đàn. b) Hãy cho biết mỗi vị trí A, B, C,
D và E tương ứng với vị trí nào trong số những vị trí sau đây trên cây bạch đàn: (1) mạch gỗ
của rễ, (2) không bào lông hút, (3) không bào mô giậu, (4) mạch gỗ của lá, (5) vách tế bào
mô giậu? Tại sao có thể kết luận như vậy?
c) Một thử nghiệm được thực hiện như sau: Tiến hành cắt bỏ phần gốc của một số cây rồi
đem nhúng phần thân còn cánh lá nguyên vẹn vào chậu chứa dung dịch đồng sulphat
(CuSO4) ở nồng độ gây độc. Kết quả cho thấy khi dung dịch đồng sulfate thấm qua thân cây
làm thân cây bị chết từ thấp lên cao, thấm đến lá thì cấu trúc lá cũng chết nhưng khi toàn bộ
lá đã chết thì mức chất lỏng của dung dịch đồng sulphat không còn giảm nữa. Có thể rút ra
kết luận gì từ kết quả thí nghiệm? Giải thích.
Câu 7: (2,0 điểm)
a) Các nhà thực vật học tiến hành thí nghiệm khảo sát đặc điểm ra hoa ở cây ké đầu ngựa
(Xathium sp.) ở các điều kiện chiếu sáng nhân tạo khác nhau trong nhà kính. Họ tiến hành
trồng các cây cùng giống, cùng độ tuổi ở những lỗ thí nghiệm (TN) chỉ khác nhau về chu kỳ
chiếu sáng (quang chu kỳ). Lô TN 1: 8 giờ chiếu sáng, 16 giờ ngừng chiếu sáng; Lô TN 2:
10 giờ chiếu sáng, 14 giờ trong tối; Lô TN 3: 12 giờ chiếu sáng, 12 giờ trong tối; Lô TN 4:
14 giờ chiếu sáng, 10 giờ trong tối. Họ nhận ra kết quả tỉ lệ cây ké đầu ngựa ra hoa trong lô
TN 1 và TN 2 là cao hơn (khác biệt có ý nghĩa) so với các cây ké trong lô TN 3 và TN 4.
(1) Tại sao tỉ lệ ra hoa của cây ké đầu ngựa là cao hơn rõ rệt ở lô TN 1 và TN 2?
(2) Nếu dùng tấm vải đen bọc một lá của cây ké đầu ngựa của lô TN 3 hoặc TN 4, những lá
khác vẫn tiếp xúc với điều kiện chiếu sáng thì những cây này có tỉ lệ ra hoa cao hơn (khác
biệt có ý nghĩa) so với các cây ké khác ở cùng lô TN. Có thể rút ra kết luận gì từ kết quả thí
nghiệm? Giải thích.
b) Phytocrom (P) có liên quan
đến sự nảy mầm của hạt rau diếp
cá. Phytocrom gồm hai cấu trúc,
mỗi loại có phổ hấp thu ánh sáng
khác nhau; và chỉ một trong hai
cấu trúc có hoạt tính sinh học.
Một thí nghiệm tìm hiểu về ảnh
hưởng của ánh sáng đỏ (bước sóng 660 nm) (R) và ánh sáng đỏ xa (bước sóng 720 nm) (FR)
lên sự nảy mầm của hạt rau diếp cá. Hình 5 biểu thị mức (tỉ lệ) nảy mầm của hạt rau diếp cá
đặt trong điều kiện tối (không có ánh sáng) (D) ở bốn thí nghiệm (1, 2, 3, 4); thời gian tối
của mỗi thí nghiệm bị ngắt quãng bởi ánh sáng R hoặc FR theo chế độ khác nhau.
(1) Loại phytocrom kích thích hạt nảy mầm chủ yếu hấp thu ánh sáng đỏ hay ánh sáng đỏ
xa? Giải thích.
(2) Tại sao phần lớn hạt rau diếp cá trong thí nghiệm 1 đều không nảy mầm?
(3) Nếu thực hiện thí nghiệm tương tự thí nghiệm 2 nhưng chiếu ánh sáng trắng thì phần
lớn hạt rau diếp cá có nảy mầm hay không? Tại sao có thể kết luận như vậy?
Câu 8 (1,5 điểm)
a) Một người khỏe mạnh có huyết áp tâm thu ở động mạch phổi là 27 mmHg, huyết áp tâm
trương là 9 mmHg; áp lực trung bình ở trong tâm nhĩ trái là 5 mmHg. Lượng O2 trong máu
động mạch phổi là 0,19 LO2/L máu, trong tĩnh mạch phổi là 0,24 LO2/L máu; tổng lượng O2
được trao đổi khí ở phổi trong mỗi phút là 250 mL. Hãy tính huyết áp trung bình ở động
mạch phổi (mmHg) và tổng sức cản của vòng tuần hoàn phổi (mmHg/L/phút) của người này.
Nêu cách tính.
b) Cossackie virus B (CVB) có thể xâm nhập và gây tình trạng viêm ở cơ tim dẫn đến các tế
bào cơ tim bị tổn thương. Người bệnh Y bị rối loạn chức năng tuần hoàn do nhiễm corsackie
virus gây viêm cơ tim nghiêm trọng. So với người khỏe mạnh bình thường, hãy cho biết giá
trị của những chỉ số sinh lý sau đây ở người bệnh Y là cao hơn, thấp hơn hay không khác
biệt đáng kể? Giải thích.
(1) Thể tích máu được tâm thất trái bơm ra động mạch chủ.
(2) Kích thước của tam thất trái ngay khi kết thúc tống máu.
(3) Thời gian dẫn truyền của xung điện ở nút nhĩ thất.
(4) Thể tích dịch lưu hành trong mạch bạch huyết.
Câu 9: (2,0 điểm)
a) Virus HIV gây hội chứng giảm đáp ứng miễn dịch ở
người do nó tiến hành chu trình nhân lên trong tế bào
T-CD4+. Hình 6 biểu thị sự thay đổi (đơn vị tương đối)
về số lượng virus HIV và các tế bào lympho T (T-CD4+,
T-CD8+) của một người nhiễm virus HIV không điều trị
trong 10 năm.
(1) Mỗi đường A, B, C là tương ứng với sự thay đổi
về số lượng virus, tế bào T-CD4+ hay T-CD8+? Tại sao?
(2) Tại sao đường A nằm ngang (không đổi) và đường
B đi xuống (giảm) trong giai đoạn từ 2 năm đến 8 năm
sau bị nhiễm HIV?
(3) Nồng độ kháng thể chống virus HIV trong máu của người này ở năm thứ 8 là cao hơn,
thấp hơn hay tương đương khác biệt không đáng kể) so với ở năm thứ 5? Giải thích.
b) Một người đàn ông 60 tuổi đến khoa cấp cứu vì đột ngột bị đau ngực trái dữ dội khi đang
nằm nghỉ. Bác sĩ đo điện tim và kết luận người này có huyết khối làm tắc nghẽn một động
mạch vành nuôi tim do bong tróc lớp nội mạc trên mảng xơ vữa của động mạch vành.
(1) Tại sao khi lớp nội mạc trên mảng xơ vữa bị bong tróc thì máu có thể đông lại (tạo
huyết khối) mặc dù không có bất kỳ nguy cơ chảy máu nào?
(2) Aspirin có thể ngăn cản tiểu cầu giải phóng thrombosan (chất gây hoạt hóa tiểu cầu).
Hãy cho biết có thể sử dụng aspirin để loại bỏ huyết khối ở động mạch vành của người này
không? Giải thích.
Câu 10: (2,0 điểm)
Người ta tiến hành “ghép đôi” giữa các cá thể chuột (hình 7) bằng cách phẫu thuật nối mạch
máu của chúng với nhau. Các chuột có kiểu gen khác nhau về các gen liên quan đến cảm
giác thèm ăn (ob, db) được ghép cặp như vậy thành bốn cặp đôi (1, 2, 3 và 4). Họ theo dõi
mức thay đổi cân nặng của chuột nghiên cứu ở thời điểm 8 tuần sau phẫu thuật so với trước
phẫu thuật; kết quả được mô tả ở bảng 3.

a) Biết rằng trong hai gen (ob, db), một gen mã hóa một loại hormon, gen còn lại mã hóa thụ
thể của hormon tương ứng. Hãy cho biết gen nào là gen mã hóa hormon, gen nào mã hóa thụ
thể? Tại sao?
b) Hormon do gen nói trên (câu a) quy định có thể là loại hormon nào: ghrelin, PYY và
leptin? Giải thích.
c) Nồng độ hormon nói trên (câu b) trong máu và cân nặng của chuột ghép đôi ở cặp đôi 4
trước phẫu thuật là cao hơn, thấp hơn hay không khác biệt so với chuột có kiểu gen ob+/ob+,
db+/db+? Giải thích.
d) Hãy giải thích kết quả thí nghiệm ở cặp đôi 2 và cặp đôi 4.
Câu 11: (1,0 điểm)
Ba noron X, Y và Z: Sợi trục của noron X có hai nhánh, một nhánh (D1) tạo synap với sợi
nhánh của noron Y, nhánh còn lại (D2) tạo synap với sợi nhánh của noron Z. Mắc điện cực
ghi điện thế màng ở gò axon noron Y và Z khi kích thích một nhánh sợi trục (D1 hoặc D2)
của noron X. Kết quả cho thấy: điện thế hoạt động ghi được ở gò axon của noron Y nhưng
không ghi bất kỳ thay đổi ở noron Z.
a) Có sự thay đổi điện thế màng ở nhánh sợi trục còn lại (không bị kích thích) của noron X
không? Tại sao?
b) Hãy cho biết điểm khác biệt nào dẫn đến kết quả thí nghiệm, nếu cho rằng kết quả thí
nghiệm là do:
(1) sai khác về chất dẫn truyền thần kinh; (2) sai khác về loại thụ thể ở màng sau synap; (3)
sai khác về kích thước của sợi nhánh? Giải thích.
Câu 12: (1,5 điểm)
Hai người phụ nữ trẻ tuổi bị rối loạn kinh nguyệt.
Bảng 4 mô tả giá trị nồng độ estradiol huyết
tương trước tiêm thuốc sau tiêm thuốc tương đối
của hai phụ nữ này trước và sau khi tiêm Đối
chúng 100 một loại thuốc có tác dụng tương tự
với LH. Bác sĩ kết luận rằng vùng dưới đồi của hai phụ nữ này đều bình thường nhưng bất
thường về hoạt động của tuyến yên hoặc buồng trứng.
a) Mỗi người phụ nữ 1 và 2 bị bất thường ở tuyến nội tiết nào? Giải thích.
b) Có thể thay thế thuốc nói trên bằng thuốc có tác dụng tương tự với FSH được không? Tại
sao?
c) Nồng độ FSH huyết tương của mỗi phụ nữ 1 và 2 trước tiêm thuốc khác biệt như thế nào
so với người khỏe mạnh bình thường?

You might also like