You are on page 1of 6

Đề thi HSG QG 2021-2022 lần 6 Thời gian làm bài 180 phút

Câu 1 (1.5 điểm)


A. Người ta tiến hành thí nghiệm sau:
Mẫu amylopectin được xử lí methyl hóa toàn bộ với một chất methyl hóa (methyl iodine) thế nhóm
H trong OH bằng gốc CH3, chuyển sang –OCH3. Sau đó, tất cả các liên kết glycosidic trong mẫu được thủy
phân trong dung dịch acid.
- Dựa vào lượng 2,3-di-O-methylglucose thu được, hãy chỉ ra các dạng liên kết glycosidic có trong
amylopectin và giải thích.
B. Tại sao phần lớn thuốc chữa bệnh được sản xuất dưới dạng muối?
Câu 2 (1.5 điểm)
Citrate được hình thành bởi sự ngưng tụ của acetyl-CoA với
oxaloacetate, xúc tác bởi citrate synthase:
Khi lượng oxaloacetate bão hòa, hoạt động của citrate
synthase từ mô tim heo cho thấy sự phụ thuộc theo nồng độ acetyl-
CoA, như thể hiện trong biểu đồ. Khi succinyl-CoA được thêm vào,
đường cong dịch chuyển sang phải và sự phụ thuộc rõ rệt hơn.
A. Trên cơ sở những quan sát này, đề xuất cách succinyl-CoA
điều chỉnh hoạt động của citrate synthase.
B. Citrate synthase kiểm soát cường độ hô hấp tế bào trong mô tim heo như thế nào?
Câu 3 (1.5 điểm)
Ở giai đoạn chuyển từ kỳ giữa sang kỳ sau, M-Cdk bị
bất hoạt và các NST kép bắt đầu tách thành hai NST đơn.
M-Cdk bị bất hoạt bởi phức hợp thúc đẩy kỳ sau (APC/C)
có thể bất hoạt cyclin B của M-Cdk. Bạn lấy dịch tế bào
từ trứng ếch chưa được thụ tinh. Khi nhân được thêm
vào dịch chiết thì NST của nhân sẽ chuyển ngay lập tức
thành kỳ giữa. kỳ sau và sự phân tách các NST kép có thể
được kích hoạt bằng cách bổ sung Ca2+, ion này sẽ hoạt
hoá APC/C.
Để nghiên cứu quá trình kiểm soát sự phân tách NST kép, bạn sử dụng hai dạng đột biến của cyclin
B. Cyclin BΔ90 thiếu miễn bất hoạt bởi APC/C, nhưng nó vẫn giữ được khả năng liên kết với Cdk và tạo
ra M-Cdk hoạt động. Cyclin B13-110 có miễn bất hoạt nhưng không thể liên kết với Cdk. Khi một trong
hai loại này protein được thêm một lượng lớn vào dịch chiết, mức hoạt động của M-Cdk vẫn cao sau khi
bổ sung Ca2+. Tuy nhiên, hai loại protein này khác nhau về tác động của chúng đối với sự phân tách NST
kép. Với sự có mặt của cyclin BΔ90, các NST kép phân tách bình thường; với sự có mặt của cyclin B13-
110, các NST kép không tách ra.

SH-1
A. giải thích tại sao trong hai trường hợp, M-Cdk vẫn có mức hoạt động cao sau khi được bổ sung
một lượng lớn hai loại protein đó vào (biết trong dịch tế bào vẫn có protein kiểu dại).
B. Sự phân ly của NST kép có liên quan trực tiếp tới M-Cdk không? Giải thích.
C. Mục tiêu chính của phức hợp APC/C là Cyclin B hay là protein giúp giữ hai NST đơn lại với nhau?
Giải thích.
Câu 4 (2 điểm)
Hành vi giao phối của nấm men phụ thuộc vào các pheromone liên kết với thụ thể kết cặp protein
G (GPCRs). Khi pheromone liên kết với thụ thể của tế bào nấm men kiểu dại, tế bào sẽ dừng sinh trưởng
cho tới khi gặp được đối tác để giao phối. Các đột biến nấm men ở một hoặc nhiều thành phần của
protein G có các kiểu hình đặc trưng khi có hoặc không có pheromone (Bảng dưới).

α-factor: pheromone α.

Kiểu hình
Chủng nấm men
Không có pheromone α Có pheromone α
Kiểu dại Sinh trường bình thường Không sinh trưởng
Đột biến ở α Không sinh trưởng Không sinh trưởng
Đột biến ở β Sinh trường bình thường Sinh trường bình thường
Đột biến ở ϒ Sinh trường bình thường Sinh trường bình thường
Đột biến ở α và β Sinh trường bình thường Sinh trường bình thường
Đột biến ở α và ϒ Sinh trường bình thường Sinh trường bình thường
Đột biến ở β và ϒ Sinh trường bình thường Sinh trường bình thường

A. Dựa vào bảng và hình trên, cho biết tiểu phần nào của protein G sẽ khởi phát con đường truyền
tin khi có phối tử liên kết và nêu quy trình hoạt động của protein G này.
B. Dự đoán kiểu hình của các chủng tế bào nấm men sau:
(1) Có tiểu phần α không thể thuỷ phân GTP.
(2) có tiểu phần α không liên kết với miền hoạt hoá của thụ thể
(3) có tiểu phần α không liên kết với màng tế bào.
Câu 5 (1.5 điểm)
Saxitoxin là một chất độc có thể liên kết và bất hoạt các kênh Na+ trong các tế bào thần kinh. Giả sử
rằng mỗi kênh liên kết với một phân tử độc tố, số kênh Na+ trong tế bào thần kinh sẽ bằng số phân tử
độc tố liên kết tối đa.

SH-2
Bạn ủ các tế bào thần kinh giống hệt nhau trong 8 giờ với
độc tố được đánh dấu phóng xạ ở các nồng độ khác nhau. Sau
đó, loại bỏ độc tố không liên kết và đo cường độ phóng xạ.
Bạn phát hiện ra rằng dù tăng nồng độ chất độc lên gấp nhiều
lần so với thí nghiệm thì vẫn không đạt được đến mức bão hoà
phóng xạ. Bạn thiết kế một thí nghiệm đối chứng, trong đó sự
liên kết của độc tố có đánh dấu phóng xạ được đo khi có sự
hiện diện của một lượng lớn của độc tố không được đánh dấu
phóng xạ. Kết quả của thí nghiệm được thể hiện trong hình
bên:
Biết lượng ở 100 pmol/g thì toàn bộ kênh Na+ đều được
liên kết với chất độc và 100 pmol/g = 6 x 103 phân tử chất độc.
A. Tại sao không thể đạt được điểm bão hoà phóng xạ (cường độ phóng xạ không tăng)? Mục đích
của thí nghiệm đối chứng là gì.
B. Vì sao cho rằng ở nồng độ 100 pmol/g thì toàn bộ kênh Na+ đều được liên kết với chất độc.
C. Cho rằng 1 gam sợi trục của tế bào thần kinh trên có diện tích là 6000 cm2 và giả sử kênh Na+ là
hình trụ có đường kính 6 nm, hãy tính số kênh Na+ trên một micromet vuông của sợi trục và phần bề
mặt tế bào bị kênh chiếm.
Câu 6 (1.5 điểm)
Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis là tác nhân gây
bệnh lao ở người.
A. M. tuberculosis bị bắt bởi đại thực bào. Tuy nhiên
chúng không bị thực bào mà còn nhân lên ngay trong đó.
Điều này bảo vệ vi khuẩn khỏi đáp ứng miễn dịch của tế
bào B như thế nào?
B. Người ta thực hiện thí nghiệm như sau: cho vi
khuẩn vào ống nghiệm có chứa đại thực bào lấy từ phổi
chuột, đồng thời bổ sung một lượng hạt thuỷ tinh có kích
thước tương tự vi khuẩn. Lặp lại thí nghiệm nhưng tăng
dần số lượng vi khuẩn và số hạt thuỷ tinh. Sau 4 giờ, xác định lượng hạt thuỷ tinh cũng như vi khuẩn bị
bắt. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở hình bên. Phân tích kết quả và kết luận khả năng bắt M.
tuberculosis của đại thực bào .
C. Sau khi M. tuberculosis bị “nuốt” vào trong đại thực bào do bị gói trong một cấu trúc túi gọi là
phagosome, chúng sẽ bị phân giải bởi các enzyme trong lysosome. Vi khuẩn có khả năng tiết ra một loại
glycolipid chất đầy trong lysosome từ đó ngăn chặn sự dung hợp giữa phagosome và lysosome. Giải
thích cơ chế gây bệnh của M. tuberculosis.

SH-3
Câu 7 (2 điểm)
Cohen (1975) đã nghiên cứu ảnh
hưởng của sự khô hạn đối với hàm lượng
axit abxixic (AAB) ở cây ngô trong điều kiện
đất khô hạn và đủ nước. Kết quả đo thế
nước ở lá, độ đóng khí khổng và hàm lượng
AAB trong lá cây được thể hiện ở đồ thị
hình bên.
A. Giai đoạn nào tương ứng với điều
kiện khô hạn, điều kiện đủ nước? Giải
thích.
B. Hàm lượng AAB tương quan như
thế nào với thế nước trong lá và độ đóng
của khí khổng? Giải thích.
C. Từ kết quả của thí nghiệm trên, hãy
cho biết vai trò của AAB trong đời sống
thực vật.
D. Người ta tìm được hai thể đột biến ở ngô trong đó đột biến wilty làm cây không tổng hợp được
AAB và đột biến abi làm cây không đáp ứng với AAB. Nếu dùng các cây này làm thí nghiệm thì các chỉ số
thu được sẽ thay đổi như thế nào? Xử lý AAB ngoại sinh vào mỗi cây có thu được kết quả như cây kiểu
dại không? Giải thích.
Câu 8 (1.5 điểm)
Các hình dưới đây biểu diễn: lát cắt ngang thân cây ở vị trí cách mặt đất 1,3 m (Hình 7); một phần
cấu tạo giải phẫu thân (Hình 8) và diễn biến nhiệt độ, lượng mưa trung bình năm (Hình 9) trong thời gian
sinh trưởng của một cá thể thuộc loài thông nhựa (Pinus latteri):

A. Hãy xác định tuổi của cây ở hình 7 dựa trên số lượng vòng gỗ hàng năm. Giải thích.
B. Quan sát hình 8, hãy phân tích ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái dẫn đến sự khác biệt về độ
dày, độ đậm nhạt của mỗi vòng gỗ, kích thước và độ dày của thành tế bào. Biết rằng, hàm lượng khoáng
trong đất ổn định theo thời gian.

SH-4
C. Vòng gỗ thứ X ở hình 7 tương đương với năm nào trong thời gian nghiên cứu? Vì sao vòng gỗ X
mỏng hơn những vòng khác?
Câu 9 (2 điểm)
A. Hệ số hô hấp là gì? Nghiên cứu hệ số hô hấp ở một số đối tượng, người ta thu được bảng số liệu
sau:

Đối tượng nghiên cứu Hệ số hô hấp

1. Các lá khác nhau có chứa nhiều đường 1,0

2. Hạt lúa mì nảy mầm 1,0

3. Hạt cây gai nảy mầm 0,65

4. Hạt cây gai chín 1,22

5. Quả táo chín 1,0

Toàn bộ 1,03

6. Quả chanh Thịt quả 2,09

Vỏ quả 0,99

Từ bảng trên, có thể rút ra những kết luận gì về hệ số hô hấp ở thực vật?
B. Một học sinh đã làm thí nghiệm nuôi cấy các đoạn cắt từ hai cơ quan khác nhau của cây đậu
tương non (ký hiệu: A và B) đều dài 10 mm trong môi trường dinh dưỡng chứa auxin (AIA) ở các nồng
độ khác nhau trong 24 giờ. Kết quả thí nghiệm được trình bày trong bảng 2
Nồng độ AIA (M)
10-10 10-9 10-8 10-7 10-6 10-5 10-4 10-3
Chiều dài đoạn cắt (mm) A 10,2 10,5 12,0 11,0 10,3 10,0 10,0 10,0
B 10,0 10,0 10,0 10,5 11,0 13,0 14,0 11,0

(1) Hãy cho biết đoạn cắt A, B được lấy từ rễ hay thân? Giải thích.
(2) 2,4-D có tác dụng hình thành mô sẹo ở nồng độ 10-6 M sau 3 tuần. Nếu dùng 2,4-D với nồng độ
10-6 M sau 3 tuần thì mô sẹo sẽ xuất hiện trên đoạn cắt của rễ hay thân? Giải thích.
(3) Từ kết quả của hai thí nghiệm trên, hãy cho biết vai trò của auxin trong đời sống thực vật.

SH-5
Câu 10 (1.5 điểm)
Ảnh hưởng của của cường độ ánh
sáng đến mức tăng trưởng chiều cao
thân và tỉ lệ sống sót loài cây C3 gồm
Myroxylon balsamum và Ceiba
pentandra được thể hiện hình bên.
Biết rằng, sau 20 tuần thí nghiệm toàn
bộ cây C. pentandra đều chết.
A. Nhận xét ảnh hưởng của cường
độ ánh sáng đến khả năng sinh trưởng
của mỗi loài.
B. Cho rằng chiều cao thân tỉ lệ
thuận với cường quang hợp. Hãy so
sánh (1) cường độ quang hợp tối đa (2) cường độ hô hấp và (3) điểm bù ánh sáng giữa hai loài.
C. Diện tích bề mặt và độ dày lá của hai loài khác như thế nào?
Câu 11 (2 điểm)
A. Giả sử có một đột biến ở kênh K+ của tế bào thần kinh dẫn đến chúng mở cùng lúc với kênh Na+.
Điều gì xảy ra với nơron nếu có kích thích? Giải thích.
B. Độc tố cá nóc là một loại độc tố thần kinh cực mạnh gây liệt cơ sau vài phút ăn cá bị nhiễm độc
tố. Hãy giải thích cơ chế gây liệt cơ của độc tố cá nóc.
C. Tại sao cùng một chất trung gian hóa học nhưng lại gây đáp ứng khác nhau ở màng sau xinap? (ví
dụ cùng là acetylcholine nhưng lại ức chế màng sau xinap ở cơ tim nhưng kích thích màng sau xinap ở tế
bào thành dạ dày).
Câu 12 (1.5 điểm)
Ảnh hưởng của một số hợp chất (có trong thức ăn được tiêu hóa
một phần) trên tuyến tụy được mô tả trong biểu đồ thanh. Hợp chất
1, 2 và 3 đại diện cho chất nào trong ba lựa chọn sau (acid, chất béo
và peptide)? Giải thích.

1 2 3

HẾT

SH-6

You might also like