You are on page 1of 4

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH VÒNG II LỚP 12

NĂM HỌC 2011 - 2012


MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (1 điểm)
Các câu sau đúng hay sai? Giải thích:
a. Giảm phân là sự phân bào làm giảm số lượng NST xảy ra ở giảm phân II.
b. Hiện tượng thực bào thường thấy ở vi khuẩn.
c. Trong suốt quá trình nhiễm phage (thực khuẩn thể) đến giai đoạn tổng hợp tất cả các thành phần của
phage, người ta không tìm thấy phage trong tế bào vi khuẩn.
d. Peroxysome là cơ quan con (hạt) có mặt trong các tế bào nhân chuẩn hiếu khí có vật chất di truyền riêng.
Câu 2: (1 điểm)
Em hãy thiết kế thí nghiệm tìm áp suất thẩm thấu của lá cây theo công thức:
P = C. R. T. i
Câu 3: (1 điểm)
Có ba cây với tiết diện phiến lá như nhau, cùng độ tuổi, cho thoát hơi nước trong điều
kiện chiếu sáng như nhau trong một tuần. Sau đó cắt thân đến gần gốc và đo lượng dịch tiết
ra trong một giờ, người ta thu được số liệu như sau:
Cây Số lượng nước thoát (ml) Số lượng dịch tiết (ml)
Hồng 6,2 0,02
Hướng dương 4,8 0,02
Cà chua 10,5 0,07
Từ bảng số liệu em có thể rút ra nhận xét gì?
Câu 4: (1 điểm)
o
Nghiền lá cây trong cối sứ, thêm vài giọt cồn 96 , để yên trong 15 phút, lọc và hút dịch lọc sang 3 ống
nghiệm, dịch lọc có màu xanh nâu trong ánh sáng.
- Ống nghiệm 1: Đem chiếu sáng dịch lọc đó bằng tia sáng tím thì thấy có màu đỏ.
- Ống nghiệm 2: Nhỏ vào vài giọt NaOH lắc mạnh thì thấy có màu xanh
- Ống nghiệm 3: Nhỏ 1-2 giọt HCl vào dung dịch thì thấy dung dịch có màu nâu thẫm, cho thêm vào dung
dịch vài giọt đồng axetat thì thấy dung dịch có màu xanh.
Chất nào có trong dịch lọc ? Hãy viết công thức phân tử của nó ? Hãy giải thích các hiện tượng trên ?
Câu 5: (1 điểm)
Nguyên nhân nào dẫn đến màu sắc của các nhóm sắc tố khác nhau? Đặc điểm về phổ hấp phụ của mỗi
nhóm? Vai trò của mỗi nhóm trong quang hợp như thế nào? Vì sao nói carotenoit là vệ sĩ của diệp lục?
Câu 6: (1 điểm)
Hãy thiết kế các thí nghiệm cần đặt để tìm hiểu vai trò, tính đặc hiệu và các điều kiện hoạt động của
một enzim nào đó trong quá trình tiêu hoá thức ăn.

1
Câu 7: (1 điểm)
Dựa vào cơ chế dẫn truyền hưng phấn qua xinap, hãy cho biết:
a. Cơ chế điện – hoá - điện.
b. Vận dụng cơ chế điện – hoá - điện để giải thích các ứng dụng trong y học (dùng thuốc atropine, thuốc
aminazin) và trong thú y (thuốc tẩy giun sán dipterex).
Câu 8: (1 điểm)
Trình bày các hình thức trao đổi khí từ động vật có tổ chức thấp đến động vật có tổ chức cao?
Câu 9: (1 điểm)
a. Các nhà khoa học nhận thấy chỉ khoảng 1,5% số nucleôtit trong hệ gen người tham gia vào việc mã hoá
các chuỗi pôlipeptit. Theo em số nucleôtit còn lại có thể giữ vai trò gì?
b. Các nhà khoa học phát hiện thấy một vi khuẩn đột biến có khả năng tổng hợp enzym phân giải lactoza
ngay cả khi có hoặc không có lactoza trong môi trường. Giải thích.
Câu 10: (1 điểm)
Một ARN tổng hợp nhân tạo chứa 80% ađênin và 20% uraxin. ARN này được sử dụng làm thông tin
trong một hệ tổng hợp protein vô bào. Các protein được tổng hợp chứa izôlơxin nhiều gấp 5 lần tiroxin, gấp
20 lần phenilalanin và chứa lơzin nhiều gấp 20 lần tiroxin. Những bộ ba nào là đặc trưng cho từng loại
axitamin đó?
Câu 11: (1 điểm)
Một bệnh di truyền rất hiếm gặp được qui định bởi một gen gây ra hội chứng suy giảm trí tuệ và chức
năng thận. Sơ đồ phả hệ sau là một trường hợp điển hình cho sự di truyền của gen gây bệnh này:

1 2
I

II 1 2 3 4 5 6

III 1 2 3 4 5 6 7 8

IV 1 2 3 4 5 6

Cá thể bị bệnh
Thai nhi
Hãy cho biết:
a. Alen qui định bệnh là trội hay lặn. Giải thích.
b. Gen này nằm trên NST thường hay NST giới tính? Nêu hai giả thuyết giải thích. Xác định giả thuyết hợp
lý hơn.
c. Dựa vào giả thuyết hợp lý hơn, xác định:
- Kiểu gen của những người trong phả hệ đó
- Xác suất bị bệnh của đứa trẻ sắp sinh IV.4.

2
Câu 12: (1 điểm)
Có 2 dòng ruồi dấm thuần chủng, một dòng mắt trắng, một dòng mắt nâu.
a. Cho cái mắt trắng giao phối với đực mắt nâu, ở F 1 thu được cái toàn + và đực toàn trắng. Nếu lai nghịch
thì F1 được toàn + ( + là mắt kiểu dại mắt đỏ).
Các tính trạng mắt trắng và mắt nâu là trội hay lặn? Các gen qui định chúng nằm trên NST thường hay
trên NST X ?
b. Khi thực hiện phép lai F1 x F1 đã thu được kết quả :
+ Nâu Trắng
Cái 37 12 50
Đực 39 10 48
Hãy giải thích kết quả nói trên.
Câu 13: (1 điểm)
Có hai quần thể A và B của ruồi giấm ở trạng thái cân bằng. Trong quần thể A, một locut có tần số
alen F = 0,8; f = 0,2; một locut khác có tần số alen G = 0,4; g = 0,6. Trong quần thể B, 1 locut có tần số
của alen F = 0,4; f = 0,6; một locut khác có tần số alen G = 0,9; g = 0,1.
Người ta đặt cả hai quần thể (con cái quần thể A; con đực quần thể B) cùng trong một vùng và có sự
giao phối ngẫu nhiên, tự do. Biết rằng hai locut đều độc lập.
a. Tính tần số các giao tử FG của F1.
b. Quần thể ở F2 có ở trạng thái cân bằng không?
Câu 14: (1 điểm)
Ở người, bệnh hóa xơ nang (cystic fibrosis) và alcapton niệu (alkaptonuria) đều do một alen lặn trên các
nhiễm sắc thể thường khác nhau qui định. Một cặp vợ chồng không mắc các bệnh trên đã sinh ra một người
con mắc cả hai bệnh đó.
a. Nếu họ sinh con thứ hai, thì xác suất đứa trẻ này mắc cả hai bệnh trên là bao nhiêu?
b. Nếu họ muốn sinh con thứ hai chắc chắn không mắc các bệnh trên thì theo di truyền học tư vấn có
phương pháp nào?
Câu 15: (1 điểm)
Bảng dưới đây cho thấy kích thước hệ gen và số lượng gen (tính trung bình) trên 1 triệu cặp nucleotit
trong hệ gen ở các sinh vật khác nhau. Bảng số liệu này nói lên điều gì? Hãy giải thích.

Kích thước hệ gen Số lượng gen trung bình/


Loài sinh vật
(triệu cặp nucleotit) 1 triệu cặp nucleotit
Vi khuẩn H. influenzae 1,8 950
Nấm men 12 500
Ruồi giấm 180 100
Người 3200 10

Câu 16: (1 điểm)

3
Tần số của hai alen đồng trội có cùng giá trị thích ứng trong một quần thể chuột phòng thí nghiệm là
0,55 và 0,45. Sau 5 thế hệ giá trị thích ứng thay đổi tương ứng thành 0,35 và 0,65. Hai cơ chế nào sau đây
gây nên tình trạng trên? Giải thích?
I. Đột biến điểm
II. Giao phối không ngẫu nhiên.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên (phiêu bạt di truyền)
IV. Áp lực chọn lọc tự nhiên.
Câu 17: (1 điểm)
a. Đa dạng sinh học là gì? Nêu ba nguy cơ chính mà hoạt động của con người hiện nay có thể trực tiếp gây
nên sự suy thoái đa dạng sinh học.
b. Khi một khu rừng bị cháy để lại bãi đất trống thì sau đó loài có chiến lược chọn lọc nào (K hay r) sẽ xâm
chiếm vùng đất trống đầu tiên? Nêu các đặc điểm đặc trưng khác biệt giữa các loài có kiểu tăng trưởng quần
thể theo chọn lọc K với các loài có kiểu tăng trưởng quần thể theo chọn lọc r.
Câu 18: (1 điểm)
Tại sao trong hệ sinh thái, năng lượng hóa học luôn mất đi sau mỗi mắt xích của chuỗi thức ăn?
Câu 19: (1 điểm)
Tính đa dạng về trao đổi chất ở vi sinh vật thể hiện qua các typ (kiểu) dinh dưỡng của chúng. Tên gọi của
một typ dinh dưỡng được thiết lập dựa trên những tiêu chuẩn nào? Hãy nêu các typ dinh dưỡng chủ yếu mà
em biết.
Câu 20: (1 điểm)
Mặc dầu có những sự khác biệt rõ rệt về cấu trúc giữa các sinh vật nhân chuẩn và các sinh vật nhân sơ
song giữa chúng vẫn tồn tại nhiều sự giống nhau chung cho mọi dạng sinh vật hiện đang sống trên Trái Đất
và người ta cho rằng chúng cùng có một tổ tiên chung. Dựa vào cấu trúc của tế bào vi khuẩn thật và cấu trúc
của các tế bào nhân chuẩn, em hãy chứng minh điều đó.
----------------Hết------------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!

Họ tên thí sinh.......................................................................SBD.....................................

You might also like